Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Tại sao phải thờ Thánh Giá Chúa Kitô?

Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang

Hỏi 8:
 Thưa cha, tại sao lại phải thờ Thánh Giá Chúa giống như thờ Chúa?
Ẩn Danh

Đáp:
 Thiên Chúa đã cấm chúng ta không được tôn thờ các ảnh tượng (xem Xh 20:4f) coi như những vị thần giống Thiên Chúa. Giáo Hội, qua các Công Đồng Nicea II và Trent, căn cứ vào mầu nhiệm Nhập Thể, đã biện minh cho việc tôn kính các ảnh tượng thánh: Khi người ta tôn kính một ảnh tượng, người ta tôn kính vị có hình ảnh đó. Sự tôn kính các ảnh tượng chỉ là một sự cung kính chứ không phải là sự tôn thờ, vì sự tôn thờ chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.

Áp dụng vào Thập Giá Chúa Kitô hay Thánh Giá, trong phụng vụ dùng chữ thờ kính Thánh Giá. Theo Thánh Tôma Tiến sĩ, việc tôn thờ này là tương đối. Lý do sự tôn thờ này không nằm trong các đối tượng vật chất nhưng trong ngôi vị của Đức Kitô mà Thánh Giá phản ảnh hay tượng trưng. Dù tương đối, việc thờ phượng này cũng là sự tôn thờ đích thật vì cùng đích cũng là qui về ngôi vị thiên linh của Đức Kitô (xem Sum. Theo. III, 25, 3 & 4).
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Có được thắp nhang cho người quá cố, và niệm Phật?

Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang

Hỏi 7:
Chào Qúy Cha, Qúy Thầy và Qúy Bạn! Kính chúc Qúy Cha, Qúy Thầy, Qúy Bạn luôn tràn đầy Ân Sủng, Bình An và nhiều sức khỏe trong công việc Phục Vụ. Con có thắc mắc nay xin được hướng dẫn giải đáp. Con làm trong Công ty nên thường xuyên đi thăm viếng các Đám Tang của thân nhân các Anh Chị Em cùng làm trong Công ty. Thường các Nhà Hiếu hay để một bàn thờ Phật một bên và ảnh của Người quá cố cùng quan tài một bên. Khi vào thăm viếng họ thường đưa nhang để Lễ Phật trước và thắp nhang vái Người quá cố sau. Con thường thắp nhang vái Người quá cố và bỏ qua bàn thờ Phật. Có một chị cùng cơ quan đã vái bàn thờ Phật và nói đã hỏi một Linh mục nào đó và được phép làm việc đó. Con nghĩ Phật là một Con Người rất đáng kính trọng qua cuộc sống thánh thiện của Người, và việc thắp nhang vái để tỏ lòng tôn kính cũng là một việc bình thường. Vậy xin cho con hỏi việc thắp nhang vái Phật như vậy có được phép hay không để con có thể chia sẻ với các chị em người Công giáo khi tham gia thăm viếng Người quá cố. Con xin hết lòng cám ơn.
CYC-CYC Anna Trang

Đáp:
Chị Anna Trang thân mến,
Cám ơn Chị đã nêu lên vấn nạn rất thực tế trong môi trường đa dạng của người tín hữu ngày nay. Vấn nạn của Chị là người Công Giáo có được phép niệm Phật hay thắp hương bái Phật không?

Coi bói có tội không?

Hỏi 6:
Thưa cha, coi bói bài có tội không? Con thấy mấy cha bảo là coi bói theo chỉ tay là khoa học, nên không có tội.
Phạm thị Tuyết Nhung
 Đáp:
Chị Tuyết Nhung thân mến,

Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mọi hình thức bói toán đều bị cấm: như nhờ đến ma quỷ, Satan, gọi hồn người chết, hoặc các cách thực hành khác nhằm “vén màn” để biết tương lai. Việc tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, phân tích các điềm trời và các quẻ… đều hàm ý muốn thống trị và vượt trên thời gian, vượt trên lịch sử và vượt trên con người, đồng thời muốn chiếm được sự đồng tình của những quyền lực bí ẩn. Những điều này trái nghịch với sự tôn trọng và cung kính mà chúng ta phải dành cho một mình Thiên Chúa (xem GLCG 2116). Còn việc xem chỉ tay hay tướng mạo, không tin vào một quyền lực bí ẩn ngoài Thiên Chúa, mà chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, quan sát của mình hay của người khác có tính cách hoàn toàn khoa học thì không mắc tội gì.
Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Năm người giúp cho tôi tự biết mình

Ronald Rolheiser, 9-29-2014

Dù được lớn lên trong một gia đình và cộng đoàn yêu thương, an toàn, và được giáo dưỡng, nhưng một trong những ký ức lớn nhất thời thơ ấu và niên thiếu của tôi là niềm khắc khoải, có thể nói là bất mãn. Cuộc đời tôi dường như quá nhỏ bé, quá hạn chế, và xa cách với những gì quan trọng trên thế giới. Tôi luôn mãi khát khao được kết nối hơn nữa với đời và sợ rằng những người khác không cùng cảm nhận như vậy và tôi, theo cách này cách khác, đơn độc và không lành mạnh trong nỗi khắc khoải bứt rứt của mình.

Ngay khi học xong cấp trung học, tôi vào Dòng Hiến sĩ, mang theo nỗi khắc khoải của mình, mà thậm chí, khi đã sống trong đời tu trì, tôi lại thấy càng lo lắng và xấu hổ hơn vì đã có nỗi bứt rứt đó. Tuy nhiên trong nửa năm đào tạo đầu tiên ở tập viện, chúng tôi được gặp một hiến sĩ truyền giáo xuất chúng tên là Noah Warnke, người đã được nhận vô số giải thưởng dân sự cũng như giáo hội vì các thành tựu của mình và ai ai cũng tôn trọng cha. Cha bắt đầu bài nói với các tập sinh chúng tôi bằng cách hỏi những câu này:  “Các con có bồn chồn khắc khoải không? Có cảm thấy bị cô lập trong nhà tu này không? Có cảm thấy cô đơn và bị tách biệt khỏi thế giới hay không?” Chúng tôi, ai cũng gật đầu thưa có, và cha nói một lời đánh động thật chính xác: “Tốt, các con nên cảm thấy khắc khoải. Chúa ơi, các con hẳn phải giật mình, tất cả các con đều mang dòng máu đỏ bừng bừng đầy năng lượng, và các con lại rúc vào đây tránh xa mọi sự! Nhưng thế là tốt, lòng khắc khoải đó là một cảm giác tốt, và như thế là các con lành mạnh! Nỗi niềm khắc khoải loại bỏ tính ương ngạnh, và đáng để chúng ta đi cả quãng đường dài vì điều đó!” Đây là lần đầu tiên trong đời tôi, có một người hợp lý hóa cho cảm giác của tôi. Tôi cảm thấy như thể mình vừa mới biết mình vậy: “Mày có giật mình không? Tốt quá, mày lành mạnh!”

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

PHÂN BIỆT PHÉP LẠ VÀ SỰ LẠ

Hỏi 5:
Thưa Cha, con ở miền Cao Nguyên VN, xin hỏi Cha là làm sao để phân biệt được phép lạ và sự lạ. Có bao nhiêu phép lạ Chúa làm trong phuc Âm? Kính chúc Cha năm mới mạnh khỏe và đầy ơn Thánh Thần Chúa. 
Trần Qúy

Đáp:
Anh Trần Quý thân mến,

Người ta dùng từ ngữ sự lạ để nói về những sự việc hay hiện tượng khác thường, khó hay không thể hiểu, nhưng chưa biết rõ nguyên nhân nào gây nên những hiện tượng lạ ấy. Có thể một hiện tượng là sự lạ đối với người này nhưng có thể không lạ đối với người khác. Còn khi dùng tới chữ phép lạ một cách nghiêm chỉnh thì phải hiểu là sự lạ ấy do sự can thiệp đặc biệt khác thường của Thiên Chúa.

Theo truyền thống, phép lạ là một dấu siêu nhiên do Thiên Chúa thực hiện cho vinh danh Chúa và phần rỗi nhân loại. Vì là một dấu nên phải được nhận thức bởi giác quan, thực hiện trong trật tự siêu nhiên, do quyền năng của Thiên Chúa trên luật tự nhiên. Để nhận một việc là phép lạ cần phải được quyền bính Giáo Hội xác nhận.

Trong Phúc Âm Chúa làm rất nhiều phép lạ không ai đếm kể được. Sau đây tôi xin liệt kê một số phép lạ.

ĂN CHAY CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO

Hỏi 4:
Thưa Cha, theo con biết, đạo Hồi ăn chay 1 tháng, đạo Phật ăn chay trường, còn đạo Công Giáo chỉ ăn chay có 2 ngày. Mấy thằng bạn làm cùng hãng hỏi con rằng tại sao đạo của mày lại ăn chay sơ sài như vậy, sợ có qúa dễ không? Theo Cha con phải trả lời ra sao? Đa tạ Cha. Con ở Đàlạt.
Lê Thanh Bình

Đáp:
Anh Lê Thanh Bình thân mến,

Thời Chúa Giêsu, cũng đã có những người thắc mắc tại sao các môn đệ của Chúa không ăn chay giống như các môn đệ của Gioan Tiên Hô hay của nhóm Biệt phái. Chúa Giêsu không chủ trương rằng các môn đệ của Ngài không phải ăn chay, nhưng Ngài chữa cho các ông vì chưa đến lúc phải ăn chay (xem Mt 9:14-15). Chúa trao truyền Tin Mừng cho Giáo Hội để Giáo Hội quản lý kho tàng ấy cách thánh thiện.

Đã quan hệ tình dục, có thể đi tu?

Hỏi 3:

Xin cha vui lòng cho con hỏi: Một người thanh niên đã từng quan hệ tình dục với người khác (lỗi giới răn thứ 6 ). Về sau người thanh niên này có ý định đi tu. vậy thưa cha như vậy có được không ? Vì trước mặt Chúa như vậy là không còn trong sạch nữa . Xin chân thành cám ơn cha.
Trần Thụy

Đáp:
Ông Trần Thụy quí mến, cám ơn ông đã nêu lên thắc mắc hữu ích. Chúa không bao giờ cho phép con người phạm tội chống lại những giới răn của Ngài nhưng sau khi con người hối hận trở về với Ngài qua Bí tích Hòa giải thì Ngài tha thứ ngay và tha hết. Về trường hợp người thanh niên Ông nhắc tới trong vấn nạn, có thể không thể được nhận vào vì lý do khác như đã lập gia đình hợp pháp mà hiện còn đang có nghĩa vụ với gia đình, hay vì không thể chấp nhận đời sống độc thân, chứ không phải chỉ vì đã phạm tội (dù tội lỗi giới răn thứ sáu) mà không được đi tu.

Giải Đáp và Hướng Dẫn:
Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Bổn đạo mới, đặt vòng, xưng tội, xin ý kiến.

Hỏi :

Thưa Cha, con là một tân tòng, vì hòan cảnh gia đình, con phải dùng phương pháp nhân tạo để kế họach hóa gia đình (đặt vòng); nếu con không tháo vòng, khi con xưng tội, con có được chịu lễ không? Xin cám ơn Cha . 
Minh Loan
Đáp:

Chị Minh Loan thân mến, như Chị đã biết, việc dùng phương pháp nhân tạo để kế hoạch hóa gia đình là điều “xấu tự bản chất” (GLCG 2370) hay trái luân lý. Nếu cố tình thực hiện việc đó là mắc tội. Nếu đã mắc tội mà muốn rước lễ thì phải xưng tội trước. Nhưng khi xưng tội phải thật lòng thống hối và quyết tâm chừa cải. Khi đã quyết tâm chừa thì phải tìm mọi cách trong khả năng để phục hồi lại tình trạng trước khi vi phạm, nghĩa là phải lấy vòng xoắn ra. Khi xưng tội hãy theo lời chỉ dẫn của Cha giải tội.

Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Lập gia đình rồi ly dị, có được chịu lễ không?

Hỏi 1:

 Con có chị bạn không có đạo, gặp một anh có đạo và chị ta theo đạo. Hai anh chị lập gia đình với nhau theo phép đạo hẳn hoi, chung sống với nhau được 7 năm, được hai đứa con, 6 tuổi và 2 tuổi. Anh chồng đi làm lại quen một cô khác thế rồi về kêu chị vợ ly dị, đồng ý cho chị nuôi hai đứa con, đuổi mẹ con về ở với mẹ vợ. Chị vợ đành chấp nhận, nhưng khi ra tòa án thì anh ta lại giành bắt hết các con. Cãi đi cãi lại tòa trả đơn (!) không xử. Anh đến trường bắt cóc đứa con nhỏ nhưng về đâu có nuôi được ngày nào, toàn gửi người này người nọ…Con xin hỏi: nếu chị vợ muốn giữ đạo, có thể rước lễ được không? Vì anh chị đã ra tòa ly dị? Chân thành cám ơn Cha.
NTNM

Đáp:

Chị NTNM thân mến, tôi có thể tóm lại vấn nạn cách đơn giản là: “Khi người ta ra tòa ly dị có được rước lễ nữa không?”
Theo nguyên tắc chung: tất cả mọi người đã được chịu phép rửa tội, nếu không bị luật ngăn cấm, đều có thể và phải được rước lễ (xem GL số 912). Trong một số trường hợp, Luật của Giáo Hội đã xác định những hạn chế và ngăn cấm việc rước lễ. Ta có thể nêu lên những trường hợp sau: