Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê - Dòng Tên Việt Nam - 19 đường 5 - Kp.2 - P.Linh Trung - Thủ Đức - Tp.HCM, thần học, triết học, tâm lý, kinh thánh, cầu nguyện, các vấn đề của cuộc sống, linh đạo, nhóm mục vụ, mục vụ...
Hiển thị các bài đăng có nhãn CẦU NGUYỆN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CẦU NGUYỆN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021
Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018
NHỮNG KINH NGUYỆN GIẢI THOÁT
(Của lễ điển Hy-lạp Kirie eleison.)
Kirie eleison. Lạy Thiên Chúa, Chúa chúng con, là vua muôn đời, toàn năng, dũng lực. Chúa là Đấng đã làm nên mọi sự và là Đấng biến đổi mọi sự theo thánh ý Chúa. Chúa là Đấng xưa ở Babylon đã biến đổi những ngọn lửa của "lò lửa nóng hơn gấp bảy lần" thành làn sương mát và đã che chở cứu thoát ba trẻ em thánh thiện. Chúa là lương y, là nhà trị liệu cho linh hồn chúng con. Chúa là Đấng Cứu Chuộc cho những người chạy đến cùng Chúa. Chúng con nài van Chúa hãy cất đi sức mạnh, trục xuất và xua đuổi mọi mưu mô, sự hiện diện và quyền lực của ma quỷ; mọi ảnh hưởng sự dữ, mọi hoạt động xấu xa, hoặc bùa-nhìn (the evil eye) và những hành động ác ôn nhằm chống lại các tôi tớ Chúa... Ở nơi nào có sự tị hiềm và ác tâm, xin Chúa cho chúng con đầy tràn lòng nhân ái, nhẫn nại, chiến thắng, và tình yêu thương. Ôi lạy Chúa, Chúa là Đấng yêu thương nhân loại, chúng con nài xin Chúa hãy giơ bàn tay quyền năng và cánh tay uy dũng cao cả ra để giúp đỡ chúng con. Hãy cứu giúp chúng con, những người đã được dựng nên theo hình ảnh của Chúa; hãy sai thiên thần hoà bình xuống trên chúng con, để che chở hồn xác chúng con. Để ngài xua đuổi và chế ngự mọi quyền lực sự dữ, mọi nọc độc hoặc ác tâm do những con người đầy lòng ghen ghét thối nát trù yểm chúng con. Khi đó, dưới sự chở che của quyền phép Chúa chúng con có thể hát lên trong tâm tình tri ân: "Chúa là Đấng cứu độ con, con còn sợ chi ai? Con sẽ không sợ sự dữ bởi vì Chúa ở với con, lạy Thiên Chúa của con, là sức mạnh của con, là Chúa quyền năng của con, Chúa của hoà bình, là Cha muôn thuở."
Vâng, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy thương xót chúng con, những hình ảnh của Chúa và hãy cứu thoát các tôi tớ Chúa... khỏi mọi đe doạ hoặc điều tai hại từ quỷ ma, và bảo vệ chúng bằng cách nâng chúng con lên trên mọi sự dữ. Chúng con cầu xin nhờ lời cầu bầu của Đức rất thánh vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, các tổng thần sáng láng và tất cả các thánh của Chúa. Amen.
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
NƠI TIẾNG CƯỜI KHÔNG TẮT
Có rất nhiều nỗi buồn và không ít nỗi đau trong cuộc sống, nhưng cũng có rất nhiều niềm vui lại ùa về khỏa lấp tất cả. Cuộc sống là vậy, ngày nắng ngày mưa, tiếng cười và nước mắt luôn đan xen, chan hòa lẫn nhau, không thể phân định đâu dài đâu ngắn. Thế nhưng, có một niềm vui bất tận, niềm vui vĩnh cửu duy nhất trong cuộc đời này. Cho dầu thánh giá, đau khổ có tràn lan, nhưng nếu đã đạt được niềm vui phục sinh viên mãn, thì nỗi đau có đau đến bao nhiêu, nỗi nhớ có dài, có sâu rộng đến đâu cũng chỉ là giai đoạn, niềm vui lúc này đã trở thành vô cực rồi.
Cuộc vui hùng tráng đến mấy rồi cũng hết, người ta có cười mãi được đâu. Rồi cũng sẽ phải đến lúc khóc, đâu đó những hạnh phúc vụn vắn lai mau chóng phải qua đi. Mấy ai cười được mãi cho đến hết cuộc đời này, nếu như ấy không phải là tiếng cười từ Thiên Chúa.
Cuộc vui hùng tráng đến mấy rồi cũng hết, người ta có cười mãi được đâu. Rồi cũng sẽ phải đến lúc khóc, đâu đó những hạnh phúc vụn vắn lai mau chóng phải qua đi. Mấy ai cười được mãi cho đến hết cuộc đời này, nếu như ấy không phải là tiếng cười từ Thiên Chúa.
Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014
Vấn đề cầu nguyện
(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet) |
140314001Các môn đệ không biết cầu nguyện thế nào cho đúng, thế nên họ xin Sư Phụ Giêsu dạy cách cầu nguyện, Ngài bảo “đừng lải nhải” (Mt 6:7), và Ngài dạy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13). Nhưng Ngài “láy” thêm câu này: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6:14-15).
Ai cũng phạm tội nên ai cũng cần được tha thứ. Nhưng chúng ta được tha thứ ít hay nhiều là tùy vào mức độ chúng ta tha thứ cho tha nhân. Đó là “thước đo” chuẩn nhất mà Chúa Giêsu đưa ra.
Lệ kinh
(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet) |
Trong tâm tình sám hối, Lm Ns Văn Chi (*) đã trải niềm tâm sự qua bài Thánh ca “Giọt Lệ Trong Lời Kinh”. Giai điệu và tiết tấu của bài này không cầu kỳ nhưng vẫn có thể thu hút lòng người, và có điều gì đó khiến cõi lòng chùng xuống, lắng đọng,…
“Giọt Lệ Trong Lời Kinh” được tác giả lồng trong nhịp 4/4. Cả bài là những lời van xin tha thiết, là lời cầu nguyện chân thành, với niềm mong ước được “nên người” như Chúa muốn.
Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014
Từ Ðối Diện đến Hiệp Nhất
(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet) |
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ba lời cầu xin đầu là ở tư thế đối diện với Chúa, nhìn Chúa để rồi nhìn mọi sự trước mặt Chúa. Ðó là qui luật của phối ảnh (perspective) trong tầm nhìn thị giác và trí tuệ của con người. Ðứa bé có thể thấy mình to lắm khi nó chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng đứng trước cha mẹ nó thấy mình thật bé nhỏ; có thể thấy chiếc xe bằng nhựa của nó là to, nhưng khi thấy chiếc xe thật thì nó thấy xe của nó là nhỏ. Nhìn cái xe đậu trước nhà, thì thấy xe nhỏ nhà to, nhưng nhìn cái nhà trước dãy núi thì lại thấy cái nhà chẳng thấm gì... Tầm nhìn của trí tuệ cũng chịu qui luật ấy. Kẻ mới biết dăm ba chữ thì hay khoe khoang, làm như mình là nhà thông thái, nhưng nhà bác học thì biết mình dốt nát vô cùng!
Khi ta thấy Chúa thật to lớn thì đặt mọi sự trước mặt Chúa, ta sẽ thấy tất cả đều bé nhỏ. Khi ta thấy Chúa thật bao la như lúc ngắm bầu trời đêm lấp lánh, ta thấy được mặt đất này chẳng thấm tháp gì! Và khi ta thấy Chúa thật cao sâu, thì dù nỗi đau có nhận chìm ta vào vực thẳm, ta vẫn thấy mình còn trong lòng bàn tay của Chúa, bởi chẳng có vực thẳm nào sâu hơn lòng Chúa.
Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013
CẦU NGUYỆN SỐNG ĐỘNG
Khổng Nhuận
Cầu nguyện là một trong những phương thế tuyệt vời để tiến vào vùng trời Tâm linh
Tuy nhiên, người ta có 2 quan niệm về Cầu nguyện
I. Cầu nguyện theo lối nhìn cũ: Thiên Chúa ở ngoài ta
Thường thường, chúng ta tin rằng Chúa ở trên cao, vì vậy chúng ta thường nhắc nhở nhau rằng: Hãy siêng năng cầu nguyện bằng cách tạm dành một vài giây phút xuất thế để nâng tâm hồn lên tới Chúa.
CẦU NGUYỆN TÍN THÁC VÀ KIÊN TRÌ
Lm Giacobe Tạ Chúc
Ai cũng biết mỗi một tôn giáo đều có cách thức cầu nguyện riêng, phù hợp với gíao lý của mình. Là người Công giáo, ai mà không biết hoặc đã từng được dạy về cầu nguyện. Hằng ngày trong các sinh hoạt Giáo xứ, Hội đoàn, các gia đình luôn có những giờ cầu nguyện. Thánh Vịnh 63 dạy:
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013
CON SƯ TỬ CẦU NGUYỆN
Linh mục Phêrô Trần Đình
Trong quyển sách nhan đề “Vui sống với nụ cười”, Linh mục Bel San Louis, svd kể câu chuyện như sau :
Chuyện : Một người bị con sư tử hung dữ đuổi theo sau. Trong cơn tuyệt vọng, người ấy cầu nguyện cùng Chúa rằng : “Lạy Chúa, con xin Chúa một điều duy nhất là làm sao cho con sư tử được biết Chúa, có đạo và sống tốt lành để nó tha chết cho con”.
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013
Ý Nghĩa của sự Cầu Nguyện
Thích Viên Giác
I. LỜI MỞ ĐẦU
Cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần của con người , một nhu cầu chính đáng . Trước hết là giải toả các ức chế tâm lý do ápp lực của hoàn cảnh , của thất vọng trong tình cảm , những bức xúc trong các mối quan hệ xã hội . Thứ đến cầu nguyện là thể hiện các ước mơ , niềm hy vọng của con người về đời sống hiện thực hay lý tưởng , dù sao cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm , nghĩa là khi một người chấp tay , cúi đầu trước bàn thờ Phật , Thánh , lòng họ trở nên khiêm hạ ,
I. LỜI MỞ ĐẦU
Cầu nguyện là một nhu cầu tinh thần của con người , một nhu cầu chính đáng . Trước hết là giải toả các ức chế tâm lý do ápp lực của hoàn cảnh , của thất vọng trong tình cảm , những bức xúc trong các mối quan hệ xã hội . Thứ đến cầu nguyện là thể hiện các ước mơ , niềm hy vọng của con người về đời sống hiện thực hay lý tưởng , dù sao cầu nguyện vẫn là một biểu hiện của thiện tâm , nghĩa là khi một người chấp tay , cúi đầu trước bàn thờ Phật , Thánh , lòng họ trở nên khiêm hạ ,
Ngài Ðã Nói Gì Trên Ðường Ði?
(Những
bài Suy Niệm Và Cầu Nguyện
của
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường, SJ.)
Theo Phúc Âm thánh Máccô, những lời giảng hệ trọng mà Chúa mạc
khải cho các môn đệ của Ngài đều xảy ra trong lúc đi đường. Chỉ khi bắt đầu lên
đường về Jerusalem chịu tử nạn, Chúa mới nói rõ cho môn đệ biết sứ mạng của
Ngài như thế nào. Ðây là sơ đồ những gì đã xẩy ra trên đường Jerusalem những
ngày đó:
- Phêrô tuyên tín Ðức Kitô là Con Thiên Chúa (8,27-30).
Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013
Giới Thiệu
(Những
bài Suy Niệm Và Cầu Nguyện
của
Linh Mục Nguyễn Tầm Thường, SJ.)
Mục đích của giới thiệu là để biết nhau. Muốn giới thiệu về
một người thì phải biết về người đó. Tùy theo mối liên hệ giữa hai người mà mức
độ biết về nhau nhiều hay ít. Nếu không biết rõ về một người thì có thể giới
thiệu sai về người ấy. Trong cuộc sống xã giao hàng ngày, giới thiệu là điều
rất thường tình. Có khi nào Phúc Âm cũng đề cập đến vấn đề giới thiệu?
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)