Hiển thị các bài đăng có nhãn PHỤNG VỤ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHỤNG VỤ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

Các điều kiện để lãnh nhận ân xá

  Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

 Chung quanh vấn đề ân xá, chúng tôi nhận được một số thắc mắc như sau: Đâu là những đòi hỏi/điều kiện để được hưởng ân xá?  Có những trường hợp nào hoặc dịp đặc biệt nào và kèm theo thi hành công việc nào để có thể lãnh nhận ân xá? Phải làm gì để thỏa mãn điều kiện cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng ( ĐGH)? Bài viết này nhằm giải đáp những câu hỏi trên bằng cách tập trung trình bày và diễn giải các điều kiện để lãnh nhận ân xá.

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Chân Phước Elisabetta Vendramini (1790-1860)

Cuộc đời của chân phước Elisabetta đã được hướng dẫn bởi câu phúc âm “Tình yêu Ðức Kitô đã thúc giục chúng ta tiến bước” (2Cr. 5,14).

Sinh ở Bassano del Grappa gần Treviso, khi 27 tuổi Elisabetta từ chối lời cầu hôn và nhất quyết giúp người nghèo bớt đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Năm 1820, ngài khởi sự làm việc trong một cô nhi viện ở tỉnh nhà và gia nhập dòng Ba Phanxicô vào năm sau đó.

Sau khi di chuyển đến Padua năm 1828, ngài tiếp tục phục vụ các trẻ em cô nhi. Vào năm 1830, ngài thành lập tu hội Các Chị Em Dòng Ba Phanxicô của Thánh Elizabeth Hung Gia Lợi. Cho đến khi từ trần, Elisabetta đã hướng dẫn tu hội này trong việc giáo dục cũng như chăm sóc người già, trẻ mồ côi và người đau yếu. Ngài luôn luôn kết hợp sự đau khổ của chính ngài với sự đau khổ của Ðức Kitô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

Tại sao trước đây Giáo hội Công giáo cấm ăn chay vào ngày thứ năm?

Thời Giáo Hội sơ khai, mỗi ngày Thứ Năm là một ngày đại lễ bắt buộc, không có ăn chay.

Trong một thời gian dài, Giáo Hội Công giáo đã sống và kinh qua nhiều truyền thống nhỏ lẻ khác nhau. Một truyền thống đã ảnh hưởng đến cách thức ăn chay của người Công giáo (Mùa Chay) là từ sự liên hệ Thánh Kinh với các ngày THỨ NĂM.

Theo truyền thống này, Giáo Hội Công giáo luôn cử hành lễ Chúa Thăng Thiên vào THỨ NĂM (40 ngày sau Lễ Phục Sinh). Điều này đã dẫn đến một truyền thống về ngày THỨ NĂM thời Giáo Hội sơ khai, THỨ NĂM là một ngày vui trọng đại nhằm tôn vinh sự thăng thiên của Chúa Giêsu.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Những lời nguyện của linh mục trong thánh lễ mà bạn không thể nghe thấy

Trong phần lớn lịch sử Giáo hội, có nhiều lời nguyện của linh mục trong thánh lễ mà cộng đoàn không nghe thấy. Đây không phải bởi không có micro hay bởi các linh mục quay mặt về phía nhà tạm như nghi thức cũ.
Ngay cả thời nay, trong thánh lễ hậu Công đồng Vatican II, khi các linh mục quay mặt về phía giáo dân và phần lớn phụng vụ có thưa đáp, vẫn có những lời nguyện của linh mục mà cộng đoàn không nghe thấy.

Phân biệt dầu được làm phép và dầu được thánh hiến

Có người sẽ nói rằng: việc “xức dầu” là của các đấng, các bậc, còn mình là giáo dân, phân biệt chi cho mệt. Thoạt nghe, cũng có lý, nhưng nếu, không phải vất vả lắm, cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian, mà có thể tích lũy thêm được một ít hiểu biết về truyền thống, về đời sống đức tin của Hội Thánh, thì thiết nghĩ, bỏ công một chút để tìm hiểu về các loại “dầu” được dùng trong Phụng Vụ, cũng là một việc đáng làm, nên làm, nhất là trong bầu khí của những ngày Tuần Thánh.

Lá đã làm phép có được bỏ đi không?

Chào cha, vào Mùa Chay khi tham dự Lễ Lá, mỗi giáo dân được phát cho 1 lá dừa đã làm phép. Xin hỏi là lá ấy mang về nhà và khô héo và con muốn bỏ đi. Vậy cách nào bỏ lá ấy đi cho đúng cách? Cám ơn cha. Chúc cha an mạnh.

Lá đã làm phép có được bỏ đi không

Bạn thân mến,

Như chúng ta đã biết, Chúa Nhật lễ lá được cử hành trước ngày Chúa Nhật Phục Sinh, mở đầu Tuần Thánh. Cả bốn sách Tin Mừng đều đề cập đến sự kiện này (Mc11,1-11, Mt21,1-11, Lc 19,28-44, Ga12,12-19) về việc Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem vào những ngày trước khi chịu khổ hình. Chúa Giêsu vốn nghèo khó, nhưng vì là Thiên Chúa, đã long trọng vào thành Giêrusalem trên lưng lừa để đi vào đền thờ, các môn đệ đi bên cạnh, dân chúng từ con nít tới người lớn tự động trải áo trên đường để kính trọng Chúa, họ cũng bẻ những chiếc lá, cành cây vẫy vẫy như để hoan hô (Hosana), tung hô Chúa như một vị Vua theo phong tục của họ.

Ủy ban Phụng tự: Chữ đỏ cho các nghi lễ Tuần Thánh 29/03/2023

 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

ỦY BAN PHỤNG TỰ

PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

WHĐ (29.3.2023) – Theo lời nhắc nhở của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông Thư Desiderio Desiravi, Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam mong muốn trình bày một số lưu ý trích nguồn từ các Quy chế, Quy tắc và Luật chữ đỏ của Sách lễ Rôma để giúp Dân Chúa chuẩn bị tham dự bước vào cử hành phụng vụ Tuần Thánh năm nay.

Người đọc sách Thánh trong Thánh Lễ

Người đọc Sách Thánh hay còn được gọi là độc viên Sách Thánh là người thi hành tác vụ công bố Lời Chúa (qua các Bài đọc) trong Thánh lễ. Đây là một ơn gọi được Thiên Chúa kêu mời dành cho những người có tố chất và khả năng nói - đọc trước công chúng để họ trở thành tác viên phụng vụ trong chức năng công bố Lời Chúa. Họ có sứ mạng làm cho Thiên Chúa hiện diện đối với cộng đoàn trong phần Phụng vụ Lời Chúa. Họ có thể là người lãnh tác vụ đọc sách hoặc là người đã được chọn lựa, huấn luyện và chỉ định làm độc viên Sách Thánh. Họ thuộc về một đội hay một nhóm những người chuyên đọc Sách Thánh của cộng đoàn hay giáo xứ, chứ không phải bị chỉ định đột xuất.1

1] Những đòi hỏi và chuẩn bị công bố Lời Chúa

RƯỚC LÁ HAY RƯỚC CHÂU CHẤU?


Chúa nhật Lễ Lá, là ngày mà Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người, đông đảo dân chúng ra đón Người, tay cầm nhành lá và reo hò: “Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô trên các tầng trời!”

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

7 quan niệm truyền thống và ý nghĩa biểu tượng của Chúa Nhật Lễ Lá


Chúa Nhật Lễ Lá đánh dấu sự khởi đầu của Tuần Thánh, là tuần cuối cùng cho việc chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Trong nghi lễ Phụng vụ Roma, việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá có các truyền thống mang đặc nét riêng, nên nó khác hẳn với các Thánh Lễ Chúa Nhật khác.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Áo lễ hồng chúa nhật Laetare, chúa nhật vui mừng trong Mùa Chay

fr.aleteia.org, Angélique Provost

Đã đi qua được một nửa Mùa Chay, để sống phần còn lại Mùa Chay tốt nhất, Giáo hội đã dự trù cho chúng ta: Vui mừng ngày chúa nhật Laetare. 

Đó là ngày chúa nhật hân hoan. Laetare nói lên niềm hân hoan ngay bài ca nhập lễ: “ Mừng vui lên Giêrusalem hỡi! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng yêu mến thành! Các bạn đang sầu khổ, nào hón hở reo mừng và hân hoan tận hưởng nguồn an ủi chứa chan”.

Buộc trưng Thánh Giá Chúa chịu nạn không? Nói thêm về giếng rửa tội

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Ý nghĩa chữ IHS trên bánh lễ


Chắc đã có lần bạn từng thắc mắc khi thấy chữ IHS trên bánh lễ, tại bàn thờ hay nhà tạm Thánh Thể. Những chữ đó là viết tắt của các từ nào và có nghĩa là gì.

 Có nhiều cách giải thích tùy theo ngôn ngữ bạn chọn. Theo tiếng Việt sẽ là Jêsu Hằng Sống. Theo tiếng La tinh, sẽ là Jesus Hominum Salvator, nghĩa là Chúa Giêsu Đấng cứu độ nhân loại.

Còn có cách giải thích khác nữa, là do các chữ La tinh In Hoc Signum (Vincit) trong chuyện hoàng đế Constantin, hoặc theo chữ viết Hi lạp thì thuần túy là chữ viết tắt Danh của Chúa Giêsu.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?

Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất định? Các linh mục giải tội giải quyết như thế nào?

Linh mục Gianni Cioli, giáo sư thần học luân lý, trả lời:

Tại sao các thừa tác viên đọc sách không đọc số chương và câu khi đọc Lời Chúa trong Thánh Lễ?

 Một bạn trẻ đã đến gặp tôi và hỏi: Thưa Cha, tại sao người Công giáo không đọc các chương và câu khi họ đọc Lời Chúa trong Thánh lễ? Sau đó cậu ta tiếp tục: Mục sư của con nói với con rằng, bởi vì người Công giáo không muốn mọi người biết Kinh thánh và biết sự thật, đó là lý do tại sao họ không đọc số chương và số câu. Tôi quay sang bạn trẻ ấy và mỉm cười. Sau đó, tôi nói với cậu ta, nếu con biết câu trả lời rồi tại sao con còn hỏi Cha? Cậu ta đáp lại rằng bởi vì câu trả lời của vị Mục sư không thuyết phục cậu ta.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?

      Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất định? Các linh mục giải tội giải quyết như thế nào?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Một cặp vợ chồng chưa kết hôn xin rửa tội cho con của họ được không?

Thông thường, tại các giáo xứ, có các cặp vợ chồng chưa kết hôn xin rửa tội cho một đứa trẻ. Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này? 

Tôi tin rằng ngày nay ở các giáo xứ thường có những cặp vợ chồng đang sống chung, chưa kết hôn, xin phép rửa cho con của họ. Tôi tự hỏi, trong trường hợp này, phải xử lý thế nào cho đúng: chắc chắn vì lợi ích của đứa trẻ, việc rửa tội cho nó là đúng đắn, nhưng cha mẹ không buộc phải cưới nhau sao?

Cha Valerio Maurio, giáo sư thần học bí tích trả lời.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

NGUỒN GỐC CỦA CHẦU LƯỢT TỪ ĐÂU ?

1. "Chầu lượt" được bắt nguồn từ đâu, và từ khi nào ạ?

2. Chầu lượt ra đời trong hòan cảnh nào? 

3. Ngoài ý nghĩa, tôn thờ Thánh Thể, Chầu lượt con mặc lấy ý nghĩa của việc hội nhập văn hóa hay không? 

4. Hình thức sinh hoạt Chầu lượt, nhất là ở miền Bắc.

Thánh Thể, Chầu Thánh Thể, Chầu liên tiếp, Chầu lượt, Kiệu Thánh Thể… Riêng về việc Chầu Lượt mà Anh nêu thắc mắc, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Chữ “Amen” có nghĩa là gì?

Ý nghĩa chữ Amen thì rất cụ thể, rất đặc biệt mà không một ngôn ngữ có từ tương đương. Amen là tiếng hêbrơ được dùng từ rất xưa. Về mặt ngôn từ học, amen đến từ chữ aman mà người ta dùng để làm mạnh lên hay để xác nhận các lời nói. Ý nghĩa của nó có thể diễn tả là “sự thật là như vậy” hay “được ghi nhận như vậy”.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

Tại sao người Công giáo quỳ gối trong Kinh Tin kính vào ngày 25 tháng 3

 Giáo hội Công giáo Rôma hướng dẫn các tín hữu quỳ gối trong Kinh Tin kính vào ngày lễ Truyền tin, ngày 25 tháng Ba.

Trước Công đồng Vatican II, mọi người đều phải quỳ gối khi đọc Kinh Tin kính trong thánh lễ. Việc này diễn ra không chỉ ngày 25 tháng 3, mà còn vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng.