Giáo hội Công giáo Rôma hướng dẫn các tín hữu quỳ gối trong Kinh Tin kính vào ngày lễ Truyền tin, ngày 25 tháng Ba.
Trước Công đồng Vatican II, mọi người đều phải quỳ gối khi đọc Kinh Tin kính trong thánh lễ. Việc này diễn ra không chỉ ngày 25 tháng 3, mà còn vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng.
Những năm sau Công đồng, Giáo hội nới rộng luật lệ, nhưng vẫn phải cúi mình sâu khi đọc Kinh Tin kính, cũng như quỳ gối vào hai ngày của lịch phụng vụ.
Quy chế Tổng quát Sách lễ Rôma giải thích ngắn gọn về việc này.
Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân (số 68), mọi người đứng. Khi tới câu: "Bởi phép Chúa Thánh Thần..", mọi người đều cúi mình sâu; nhưng trong lễ Truyền Tin và lễ Giáng Sinh, thì mọi người quỳ gối” (số 137).
Thói quen cúi mình trước những lời trên khiến chúng ta nghĩ đến việc Nhập thể, nó thể hiện lòng tôn kính đối với mầu nhiệm Thiên Chúa mặc lấy xác phàm.
Tuy nhiên, Giáo hội muốn nhấn mạnh mầu nhiệm này hơn nữa vào hai ngày của lịch phụng vụ [Truyền Tin và lễ Giáng Sinh ] nhằm hướng về biến cố lịch sử đó.
Biểu tượng quỳ gối
Về mặt lịch sử, hành động bái gối xuất phát từ nghi thức hoàng gia, thời trung cổ, và được thực hiện khi một vị vua hay người thuộc giới quý tộc hiện diện. Đó là dấu chỉ của sự tôn trọng cũng như cam kết phục vụ.
Qua thời gian, Kitô giáo đã áp dụng phong tục này và đưa nó vào phụng vụ theo nghi lễ Rôma vào thế kỷ 16. Đầu gối bên trái luôn được dùng để bày tỏ sự tôn kính đối với vị vua, và do đó để phân biệt với cách dùng theo phong tục của kitô giáo, trong nhà thờ các tín hữu sẽ bái bằng gối phải trước mặt Thiên Chúa.
Quỳ gối khi đọc Kinh Tin kính, người Công giáo thực hiện một hành vi chạm đất, nhắc nhở họ về thực tại của mầu nhiệm Nhập thể, nơi đó Thiên Chúa “đã xuống thế” và đã bước đi giữa chúng ta.
Quỳ gối là một thực tại nhắc nhở về chân lý thiêng liêng, đánh thức tâm hồn chúng ta qua những lời mà chúng ta đang nói trong Thánh lễ.
Tác giả bài viết: G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ
Tags: giải đáp phụng vụ, Võ