Hiển thị các bài đăng có nhãn THẦN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THẦN HỌC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Chúa Giêsu hiện diện bao lâu trong Bánh Thánh sau khi ta rước lễ?

Gia sản quý báu nhất mà Giáo Hội Công Giáo có được chính là bí tích Thánh Thể - là chính Chúa Giêsu ẩn mình trong chất thể bánh rượu. Chúng ta xác tín, "Trong bí tích Thánh Thể cực trọng hiện diện "mình và máu, cùng với linh hồn và thần tính, của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và vì vậy, Đức Kitô được ẩn chứa cách đúng đắn, chân thật và bản thể." (Giáo lý điều 1374)

Sự hiện diện này của Chúa Kitô không chấm dứt ngay lập tức khi ta rước lễ. Giáo lý dạy thêm rằng "Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể bắt đầu vào thời điểm truyền phép và kéo dài bao lâu chất thể Bánh Rượu còn tồn tại." (Giáo lý điều 1377)

Vậy điều đó có ý nghĩa thế nào với chuyện ta rước Người vào miệng? Sự hiện diện thật sự của Người trong cơ thể ta sẽ kéo dài bao lâu?

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

Tòa giải tội kín đáo đã có từ khi nào?

Tòa giải tội kín đáo chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 16. Chúng ta có được một chỗ cách ly kín đáo như vậy là nhờ vị thánh Hồng y người Ý, Charles Borromée, mà Giáo hội mừng kính vào ngày 4-11. 

 Anna Ashkova

Dù ngày nay không còn được dùng nhiều nữa, tòa giải tội vẫn là một phần không thể thiếu của lịch sử Giáo hội Công giáo. Khi nhắc đến bí tích hòa giải, người ta hay liên tưởng tới cái buồng nhỏ đó, phải không? Chưa kể đến phim điện ảnh và phim truyền hình nhiều tập thường làm cho nó nổi bật lên khi có những cảnh xưng tội. Nhưng tòa giải tội cách ly kín đáo này ra đời cũng chưa lâu lắm. Nó mới chỉ được tạo ra vào thế kỷ thứ 16. Quả vậy, cho đến thời điểm đó, việc xưng tội được thực theo nhiều cách khác nhau.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

Tìm Hiểu Biểu tượng Kitô

Biểu tượng Đức Kitô là cách kết hợp các mẫu tự để hình thành cách viết tắt Thánh Danh Đức Giêsu Kitô, thường dùng làm biểu tượng của Kitô giáo. Một trong các biểu tượng Đức Kitô cổ xưa nhất là Chi-Rho (☧) – gồm chữ Chi (Χ) và chữ Rho (Ρ) của Hy ngữ chồng lên nhau, nghĩa là Χριστός (Đức Kitô). Biểu tượng này có trên quân kỳ phò Đạo Chúa (labarum military standard), hoàng đế Constantine I (cai trị những năm 306-337) đã sử dụng quân kỳ này từ năm 312. Biểu tượng IX hoặc XI dùng hai chữ đầu của Thánh Danh Giêsu Kitô theo Hy ngữ là Ἰησοῦς (ὁ) Χριστός – viết hoa ἸΗΣΟῦΣ (ὁ) ΧΡΙΣΤΌΣ, biểu tượng ΙΗ dùng hai chữ đầu của Thánh Danh Giêsu theo Hy ngữ là Ιησουσ – viết hoa ΙΗΣΟΥΣ.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

Lịch sử và ý nghĩa Thập Giá

1. Lịch sử về hình phạt thập giá

Theo các nghiên cứu, hành hình thập tự giá bắt nguồn từ thời đế chế Assyria, vào khoảng năm 8.000 trước Công nguyên (TCN). Lúc đó, cây thập tự giá được dùng để treo nạn nhân và bỏ mặc họ trong tình trạng bị nhục nhã trước đám đông. Khi thành phổ cổ đại Nineveh được khai quật vào năm 1847, một trong những phát hiện nổi tiếng nhất chính là tìm được thư viện dưới thời vua Assurnasirpal II (883-859 TCN). Vị vua này đã ghi lại cách thức mình đối xử với những tù binh trong chiến trận: “Ta dựng một cây cột chống lên cửa cổng thành của hắn, và róc hết da của những kẻ cầm đầu, rồi phủ da bọn chúng lên khắp cây cột… Một số tên ta xiên chúng lên cọc, và một số tên khác ta trói xung quanh cột. Ta dựng một cây cột treo tù binh sống, và một cây cột toàn đầu lâu, và ta mang thủ cấp của chúng đi diễu hành quanh thành phố”.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

ĐIỀU GÌ XẢY RA VỚI THÁNH GIÁ?


1. CHÚA GIÊSU VÁC LOẠI THẬP GIÁ GÌ?

Trong Phúc Âm, các Thánh sử ghi lại rất ít về con đường Chúa Giêsu vác Thập Giá lên Núi Sọ. Các Thánh Mátthêu, Thánh Máccô và Thánh Luca cho biết rằng có lúc Chúa Giêsu không vác nổi Thập Giá nên phải có người vác đỡ. Thánh Máccô cho biết: “Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu” (Mc 15:21).

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

LỊCH SỬ VIỆC HÌNH THÀNH KINH TIN KÍNH (CREDO)

Kinh Tin Kính là bản tóm lược chính thức của niềm tin tôn giáo. Kinh Tin Kính Kitô giáo đã có một lịch sử lâu dài và đôi khi phức tạp. Từ những lời dạy căn bản trong thời các thánh Tông Ðồ, qua sự phát triển của những câu hỏi khuôn mẫu cho việc tuyên xưng đức tin trong phép rửa tội, đến những tuyên ngôn trưởng thành trong các công đồng như Nicaea, Constantinople I, và kinh Tinh Kính của các Thánh Tông Ðồ.

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

“TÔI TIN KÍNH ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN”

 WHĐ (24.02.2023) - Vị mục tử nào nói: “Tôi tin Chúa Thánh Thần”, nên tự hỏi mình một số câu hỏi cơ bản để khám phá hoạt động của Thánh Thần nơi các tín hữu của mình.

Hồn ma và Giáo Hội Công giáo


Có lẽ một số người vội vã nhạo báng ý tưởng này là tưởng tượng hay dị đoan. Nhưng sự tin tưởng vào hồn ma thì phổ quát trong mọi văn hóa kể từ khi lịch sử được ghi chép lại, và một phần nó được dựa vào rất nhiều tường thuật rằng, thực sự, người sống đã gặp gỡ các hồn ma (ghost). Trước các hiện tượng có thực này, người Công giáo không thể dễ dàng bỏ qua tình trạng ấy.

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2022

Chúa Thánh Thần Là Ai?

Đề tài này trình bày theo dàn ý sau: (1) Ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm Ba Ngôi, (2) Thần học về Chúa Thánh Thần, (3) Những đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần, (4) Tạm Kết.

I. Ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần

1. Ngôi vị là gì?

Tại sao Chúa Thánh Thần lại được tượng trưng bằng chim bồ câu?

Hôm nay là lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống. Trong các bức ảnh được trưng bày trong nhà thờ hoặc trên áo lễ mà linh mục mặc khi cử hành thánh lễ, người ta vẽ hay thêu hình một chim bồ câu để tượng trưng cho Chúa Thánh Thần. Tại sao Chúa Thánh Thần lại được tượng trưng bằng một chim bồ câu? Hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?

HỒNG Y LÀ AI VÀ CÓ CHỨC NĂNG GÌ ?

Nhân biến cố Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đột nhiên loan báo thoái vị ngày 11 tháng 2 vừa qua  hoàn toàn vì lý do sức khỏe, và các Hồng Y dưới 80 tuổi sắp họp Mật Nghị (Conclave) để bầu Tân Giáo Hoàng cho Giáo Hội, tôi xin được trả lời  chung những câu hỏi của nhiều đôc giả về vai trò và trách nhiệm của tước vị Hồng Y trong Giáo Hội Công Giáo La Mã  như sau:

Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

DẤU NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT CHÚA THÁNH THẦN?

Điều răn II trong kinh Mười điều răn: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”. Nhưng nguyên văn: “Ngươi không được tạc tượng, vẽ hình bất cứ vật gì ở trên trời cao, cũng như dưới đất thấp, hoặc ở trong nước phía dưới mặt đất, để mà thờ” (Xh 20, 4).1. 

CÁC ĐẶC SỦNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN

Cha Robert DeGrandis được Chúa Thánh Thần tác động và ngài đã đi khắp nơi trên thế giới để rao truyền Lời Chúa; đồng thời cha nhân danh Chúa Giêsu để chữa lành các bịnh tật, phần xác cũng như phần tâm linh cho nhiều người.

Cha Degrandis xin chúng ta đọc Lời Chúa là Lời Hằng Sống và chữa lành mọi bịnh tật. Chúa Thánh Thần thực hiện nhiều sự lạ lùng. Muốn đón nhận Đặc Sủng của Chúa Thánh Thần thì cần làm những điều sau đây:

Có bao nhiêu ơn Chúa Thánh Thần?


“Từ gốc tổ Giessê sẽ đâm ra một nhánh nhỏ, từ cội rễ ấy sẽ mọc lên một mầm non. Thần khí Giavê sẽ ngự trên vị này: thần khí khôn ngoan và minh mẫn, thần khí mưu lược và dũng mãnh, thần khí hiểu biết và kính sợ Giavê. Lòng kính sợ Giavê làm cho Người hứng thú”.
 Trong tuần lễ chuẩn bị lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, các tín hữu đọc kinh cầu xin bảy ơn Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần chỉ ban bảy ơn thôi hay sao? Còn các đặc sủng Thánh Linh thì xếp ở chỗ nào?

SỰ KHÁC NHAU GIỮA TƯỢNG CHỊU NẠN VÀ CÂY THÁNH GIÁ TRƠN

 Đâu là sự khác nhau giữa Cây thánh giá có hình Chúa Giêsu (quen gọi là Tượng chịu nạn) và Cây thánh giá không có hình Chúa Giêsu trên đó (tạm gọi là Cây thánh giá trơn)?

Tượng chịu nạn biểu lộ việc Chúa Kitô bị đóng đinh, trong khi cây thánh giá trơn, chỉ là cây gỗ trơ trọi. Giáo hội Công giáo luôn sử dụng Tượng chịu nạn; Chính Thống giáo và Giáo hội Đông phương cũng vậy.

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi

“Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”

I. Giới Thiệu:

“Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”

“Ðức tin công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu” (Giáo lý Công Giáo, số 266).

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nền tảng căn bản đức tin Kitô giáo. Tất cả mọi tín lý đều từ đó mà ra, và tất cả rồi sẽ quy tụ về mầu nhiệm căn bản này.

LỄ CHÚA BA NGÔI - SỰ DUY NHẤT CỦA BA NGÔI

 Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi gợi lên cho ta sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa trao ban cho nhau làm nảy sinh sự duy nhất của chủ thể Thiên Chúa tối cao. Ði vào ý nghĩa của các bài đọc để tìm ra sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.

I. SỰ DUY NHẤT CỦA BA NGÔI THIÊN CHÚA: Ta chỉ có thể hiểu được sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, nếu dựa vào tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa truyền đạt cho nhau và dưới ánh sáng của mạc khải, của lòng tin. Xưa nay, các nhà chú giải, các nhà thần học, các giáo lý viên đã bàn cãi sôi nổi về vấn đề Thiên Chúa Ba Ngôi.

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ GÌ?

Thờ ngẫu tượng là thần tượng, là sùng bái ai đó hoặc cái gì đó ngoài Thiên Chúa. Có lần Richard Baxter nói: "Hầu như không thể tin được bao nhiêu lần ma quỷ đã lợi dụng khi nó làm cho tội lỗi thành vấn đề tranh cãi: một số thuộc về trí óc, một số thuộc về thứ khác; bạn thuộc ý kiến này, còn tôi thuộc ý kiến kia". Không gì rõ ràng hơn khi chúng ta tranh luận về việc dùng ảnh tượng khi cầu nguyện.

Thánh Gioan cảnh báo hãy xa tránh ngẫu tượng, vì có thể các Kitô hữu không muốn làm vậy: "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần!" (1 Ga 5:21). Chúng ta nên phân biệt những kiểu thờ ngẫu tượng. Với tôi, tôi hiểu thờ ngẫu tượng là đặt một thụ tạo vào chỗ mà chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng. Điều này xảy ra khi chúng ta dùng hình ảnh trong khi cầu nguyện, nhưng không dính líu tới ảnh tượng. Thờ ngẫu tượng khác hơn thế.

Các Tông đồ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần ở địa điểm nào?

Các Tông đồ có thể đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần ở “lầu trên” hoặc trong đền thờ Giêrusalem. 

Sách Công vụ Tông đồ kể rằng các Tông đồ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần. Tuy nhiên, vị trí chính xác của biến cố quan trọng này không được chỉ ra rõ ràng, và nhiều học giả kinh thánh đã tranh luận về nơi có thể đã xảy ra biến cố đó. 

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

NHIỆM VỤ CỦA THIÊN THẦN BẢN MỆNH

Hãy tưởng tượng bạn có một vệ sĩ luôn ở bên cạnh bạn. Vệ sĩ này làm mọi công việc của một vệ sĩ bình thường như bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm, khỏi bị tấn công, luôn giữ cho bạn an toàn. Nhưng vệ sĩ đặc biệt này còn làm hơn như thế: hướng dẫn luân lý, thêm sức mạnh, đưa đến ơn gọi cuối cùng trong cuộc sống này.

Nhưng chúng ta không cần tưởng tượng nữa, bởi vì chúng ta đã có một vệ sĩ như vậy, đó là Thiên Thần Bản Mệnh (TTBM). Sự hiện hữu của các ngài được Kinh Thánh đề cập, cả Công giáo và Tin Lành đều tin có thiên thần.

Thiên Chúa trao ban cho mỗi người một vệ sĩ tâm linh, nhưng chúng ta thường không mấy quan tâm đến thiên thần bản mệnh của mình. Các thiên thần làm gì cho chúng ta? Đây là nhiệm vụ của các ngài:

1. NGĂN CHẶN MA QUỶ

Đôi khi chúng ta coi việc quyết định luân lý là cuộc tranh luận giữa lời tỉ tê dụ dỗ của ác thần và lời khôn ngoan của thiên thần. Có chân lý này: Theo Thánh TS Thomas Aquinô, một trong các vai trò của TTBM là chống lại ma quỷ (Tổng Luận Thần Học, Phần 1, Vấn đề 113, Bài 2-6).