Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỨC MARIA. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ĐỨC MARIA. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Tại sao ngày thứ bảy được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria?


Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã tôn vinh Mẹ Thiên Chúa vào các ngày Thứ bảy. Sự kiện này có từ thời Trung cổ.

Trong Giáo hội Công giáo, Thứ bảy là những ngày đặc biệt phụng vụ dành riêng kính Đức Trinh nữ Maria. Hầu hết các ngày Thứ bảy trong năm, các linh mục có thể dâng thánh lễ tạ ơn để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và Phụng vụ các Giờ kinh có bộ kinh nguyện và các bài đọc riêng có thể được đọc để tôn vinh Mẹ.

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2023

ĐỪNG LÚC NÀO XA RỜI MẸ MARIA


Đây là lời khuyên của thánh Bernađô : “Hãy yêu mến Mẹ Maria”.

Khi nguy hiểm, khi mất niềm tin, khi gặp khó khăn, hãy nhớ đến Mẹ, gọi tên Mẹ.

Đừng để tên Mẹ xa rời môi miệng bạn.

Đừng để tên Mẹ rời xa khỏi lòng bạn.

Hãy tin chắc chắn được Mẹ trợ giúp qua lời bạn cầu xin.

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Tại sao Tháng Năm được coi là Tháng Đức Mẹ?

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Bà. Tại sao vậy? Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài Tháng Năm (tục gọi là Tháng Hoa) và Tháng Mười (Tháng Mân Côi), tại vài nơi, người ta còn dâng Tháng Tám kính Trái Tim Mẹ, và Tháng Chín để kính Bảy Sự Đau Đớn Đức Mẹ.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, O.P.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

ĐỨC MẸ FATIMA

Mỗi nơi Mẹ Maria hiện ra đều mang một dấu ấn và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi  mỗi người suốt thể kỷ này tới thế kỷ kia.Ngôn ngữ loài người không gì có thể diễn tả hết về người Mẹ. Danh xưng Mẹ vẫn là từ ngữ hợp với tâm tình của con người nhất. Nói đến Mẹ, tự nhiên con người ai cũng cảm thấy như có một cái gì đó dâng đầy con tim,tràn ngập tâm hồn con người. Hôm nay, mừng kính Đức Mẹ Fatima, mãi muôn đời nhân loại sẽ khôngbao giờ quên sứ điệp của Mẹ đã nói với Lucia, Jacinta và  Phanxicô trên đồi Cova da Iria ngày 13 tháng 10 năm 1917.

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Lễ Đức Mẹ Thánh Thể - 13/5

Bạn có biết, trong số rất nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ trong năm, có một ngày được dành để kính tước hiệu Đức Mẹ Thánh Thể. Càng bất ngờ hơn, ngày đó lại trùng với lễ kính một tước hiệu nổi tiếng khác của Đức Mẹ - ngày 13 tháng 5.

Tại sao phải đến với Mẹ Maria trong khi chúng ta đã có Chúa Giêsu?

Cách đây vài năm, tôi có một cuộc thảo luận với một người bạn theo Tin lành về việc người công giáo dâng mình cho Đức Maria. Tôi giải thích rằng về cơ bản đó chỉ là một cách nói theo nghĩa chúng tôi phó thác bản thân cho Đức Mẹ và đặt mình dưới sự bảo trợ của Mẹ để Mẹ có thể dạy chúng tôi nên thánh như Mẹ.

Để giúp bạn của tôi hiểu rõ điều này, tôi đã dùng một ví dụ về môn bóng rổ. Tôi đã nói rằng nếu bạn muốn trở thành cầu thủ bóng rổ giỏi, thì bạn phải học từ người giỏi nhất. Nếu có thể, bạn nên đến gặp cầu thủ bóng rổ giỏi nhất mọi thời đại, Michael Jordan, anh ấy có thể giúp bạn nhiều hơn bất kỳ ai trên trái đất này.

5 điểm quan trọng để sùng kính và yêu mến Đức Mẹ đúng nghĩa hơn

 Kể từ khi Thánh Gioan Tông Đồ rước Mẹ Maria về nhà mình sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn, vô số người Kitô hữu cũng đã noi theo để rước Mẹ về nhà mình. Tuy vậy, lòng sùng kính chân thật với Đức Mẹ Maria không dễ và nhiều khi người ta đã chỉ dừng lại ở sùng kính bề ngoài. Quả thật, nhiều người hăm hở dựng tượng Đức Mẹ, gắn đèn cắm hoa phủ đầy bàn thờ, hay lần chuỗi Mân Côi thỉnh thoảng, nhưng không thật sự đến gần Mẹ để được Mẹ dẫn đến gần Chúa.

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ?

Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài tháng Năm (tục gọi là tháng hoa) và tháng Mười (tháng Mân côi), tại vài nơi, người ta còn dâng tháng Tám kính Trái tim Mẹ, và tháng Chín để kính bảy sự đau đớn Đức Mẹ. Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Lịch sử, ý nghĩa và lòng tôn kính Đức Mẹ trong tháng 5

Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ.

Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc –Trung –Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.

Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mân Côi; rồi những bài thánh ca hết sức dễ thương được cất lên để ton vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Ý NGHĨA BỨC LINH ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP



Linh ảnh (icon) là một dụng cụ Thiên Chúa dùng để nói với con người. Nó tiếp tục con đường Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể làm người, để qua Ngài, Thiên Chúa tiếp tục ngỏ lời với con người. Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như chúng ta có hiện nay mang những yếu tố của một truyền thống đã có từ trước, đó là truyền thống Đức Trinh Nữ Thương Khó (qua những biểu tượng của đồi Calvary), Đức Trinh Nữ Hodigitria (Mẹ Chỉ Đường Của Chúa Giêsu), và Đức Trinh Nữ Eleusa (Đấng Cảm Thương).

Ý NGHĨA BỨC ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

 Ý nghĩa bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

 Trong các Thánh đường thường có bàn thờ Đức Mẹ Maria với bông hoa nến cháy sáng gần như đêm ngày. Cung cách lòng đạo đức này thể hiện nếp sống đức tin của con người. Vì thế, tùy theo tập tục lòng sùng kính của người giáo dân xứ đạo mà tượng Đức Mẹ nào được đặt dựng ra để tôn kính, như đức Mẹ ban ơn lành, đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức mẹ sầu bi…

LỄ ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA

Trong số tất cả các tước hiệu được gán cho Đức Maria, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa ”Theotókos” cao cả và vinh quang nhất.

Là Mẹ Thiên Chúa đã là lý do sự hiện hữu của Mẹ và là lý do của tất cả các đặc ân và các ơn thánh mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Đối với chúng ta tước hiệu này chứa đựng tất cả Mầu Nhiệm Nhập Thể, là nguồn gốc các lời chúc tụng của Mẹ và niềm vui của chúng ta. Trong Giáo Hội theo lễ nghi Latinh lễ trọng này được cử hành như lễ vọng chiều ngày 31 tháng 12, và ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ nghi Ambrosiano lễ được cử hành ngày Chúa Nhật cuối cùng của mùa Vọng, tức Chúa Nhật thứ IV. Trong các truyền thống lễ nghi Siriac và Bisantine lễ được cử hành ngày 26 tháng 12, trong khi lễ nghi copte cử hành ngày 16 tháng Giêng.

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

LỄ MẸ MÂN CÔI: XIN VÂNG (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Vì vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu đã vui lòng xuống thế làm người. Hôm nay, khi Đức Mẹ nói tiếng “Xin Vâng” với thiên thần, Đức Giêsu cũng nói “Xin Vâng” với Chúa Cha. Với hai tiếng “Xin Vâng”, Đức Mẹ khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Sau hai tiếng “Xin Vâng”, Ngôi Hai xuống thế làm người, tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
0

XIN VÂNG

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Lc 1,26-38

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

Đức Maria – Người Nữ Thánh Thể

“Chúa Kitô là tấm bánh được gieo vào cung lòng trinh nữ Maria, được dậy men trong xác thân của Mẹ Maria, được nhào luyện trong sự thương khó, được nung nấu trong lò luyện mồ, được lưu trữ trong Giáo Hội, được phơi bày trên bàn thờ để thành bánh trời cho mọi người hằng ngày.” (Peter Chrysologus). Chính vì thế mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể.” Bởi vì, nơi Mẹ chất chứa mầu nhiệm của Đức tin, Mẹ là ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Nơi Mẹ chan hòa tình yêu, một tình yêu dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha.
Vì lẽ đó, chúng ta cùng tìm hiểu về Mẹ Maria kính yêu của chúng ta, để yêu mến Mẹ nhiều hơn và cùng Mẹ tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

I. Đức Maria, Người nữ của niềm tin

Đức Maria luôn tin tưởng vào Chúa một cách tuyệt đối. Chính Thánh Augustino chứng nhận “Mẹ đã cưu mang Lời của Thiên Chúa trước khi cưu mang Đấng Cứu Thế”.
Thật vậy, Mẹ đã tin lời sứ thần truyền như là Lời Chúa phán cùng Mẹ, sẽ được thực hiện: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần truyền.” (Lc 1,38)
Nhờ Đức tin mà Mẹ nhận ra rằng Con Mẹ sinh ra sẽ là Đấng Cứu Thế. Với đức tin, Mẹ đã dấn bước theo sát Chúa Kitô trong suốt hành trình sứ vụ, trên con đường núi Sọ và can đảm đứng dưới chân Thập giá.
Do đó, khi nói về đức tin của Mẹ Maria, Thánh Alphongso đồng ý với Cha Suarez khi nói: “Rất thánh Đồng trinh Maria đã có đức tin hơn tất cả mọi người và thiên thần. Mẹ đã nhìn Con mình trong máng cỏ Belem và tin Người là Đấng Tạo hóa của vũ trụ”.

Thắc mắc về tước hiệu Mẹ Thiên Chúa trong các anh em Tin lành

Lịch sử giáo Hội cho thấy tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria vẫn được mọi người chấp nhận. Tới năm 429, Giám mục Nestoriô dấy lên lạc thuyết nói rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị riêng biệt, và Đức Maria chỉ là Mẹ của ngôi vị loài người mà thôi. Năm 431, lạc thuyết này bị công đồng Ephêsô lên án và không còn thấy tái hiện trong Kitô giáo cho tới sau thời kỳ giáo phái Tin Lành ra đời. Sự kiện có những anh em Tin lành không nhìn nhận Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa là một sự xa rời căn bản của Kinh thánh và các Giáo phụ. Bởi vì điều ấy hàm ý rằng Chúa Giêsu chẳng phải là Thiên Chúa hoặc là nơi Ngài có hai ngôi vị riêng biệt.

1-Sự cần thiết nêu lên những lý chứng:

Anh em Tin lành viện lẽ rằng Đức Maria chẳng có thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vì Chúa Giêsu là một ngôi vị duy nhất (Công đồng Ephêsô, x Denziger-Schonmetzer 250). Chúng ta nói một kẻ được sinh ra, mà không nói bản tính được sinh, hay thân xác được sinh. Chẳng hạn, cha mẹ không sinh ra linh hồn chúng ta, vì chúng ta lãnh nhận linh hồn trực tiếp từ Thiên Chúa, cha mẹ chỉ sinh chúng ta phần xác. Thế nhưng người ta không nói “mẹ tôi chỉ sinh ra thân xác tôi”, mà nói “mẹ tôi sinh ra tôi”.

Thánh Anphongsô và Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa

Người ta nói rằng câu chuyện về ơn gọi của mỗi người rất khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: sự can thiệp mạnh mẽ và có tính quyết định của Đức Maria. Tuy nhiên, trong số các thánh, có những người sống mối tương quan với Đức Maria – Mẹ Đức Giêsu, một cách hết sức mật thiết, hơn cả tình cảm giữa một người con đối với một người mẹ. Trong số “những vị thánh của Đức Maria”, chắc chắn chúng ta có thể kể đến thánh Anphongsô. Trong tư tưởng luân lý, thần học và đời sống thiêng liêng của ngài, không có sự coi nhẹ vai trò trung tâm của con người Đức Giêsu Kitô. Rõ ràng “Kitô học” chính là trọng tâm tư tưởng của ngài.

Thánh Anphongsô tin rằng bởi vì Thiên Chúa đã ban Đức Giêsu cho chúng ta qua Đức Maria, cho nên con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến với Đức Giêsu là đi qua Đức Maria. Thực tế, thánh Anphongsô hoàn toàn “thuộc về Đức Maria” bởi vì ngài cũng hoàn toàn thuộc về “Đức Kitô”. Đó là nhận định nền tảng trước tiên để có thể nói về thánh Anphongsô và Đức Maria.

Đức Maria trong Mầu Nhiệm Cứu Độ

Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể
Thánh sử Luca ghi lại: (Lc 1, 26-28) 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”

“Vui lên” là lời đầu tiên sứ thần chào Đức Maria. Đây là sứ điệp tình thương, là tin vui cho toàn thể nhân loại qua biến cố thụ thai và sinh hạ của Đấng Cứu Thế. Qua lời sứ thần, Thiên Chúa đã gọi Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa đã chủ động đổ tràn ân phúc trên Đức Maria không phải là một ưu đãi cá nhân, nhưng là để biến Mẹ trở nên như máng thông ơn cho nhiều người. Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Đây là một ơn ban của Thiên Chúa trên Mẹ Maria, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng đổ tràn ân phúc trên toàn thể nhân loại trong Người Con mà Mẹ cưu mang trong lòng.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

THÁNH MẪU HỌC

DẪN NHẬP
I. Khái niệm. Thiên Chúa Thánh Mẫu là một mầu nhiệm cần được minh giải trong Thần học, vì thế là "một phần Thần học, căn cứ trên những nguyên lý mặc khải, bàn về Ðức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa Cứu Chuộc và Mẹ nhân loại, cùng về những đặc sủng khác của Mẹ".

NHỮNG Ý NGHĨ RỜI VỀ TÍN LÝ “MẸ MARIA ĐỒNG TRINH”

Từ rất lâu, khi nói về tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh, trừ những người Công Giáo đạo”gốc” đã tin một cách nhiệt thành, không thắc mắc, còn một số những người theo đạo “vợ” thì không tin, và đôi khi diễu  cợt với bà vợ sùng đạo về vấn đề này. Ngoài ra, những người không cùng tôn giáo, đôi khi cũng gầy ra các cuộc tranh luận mà một số người Công Giáo, vì không quen lý luận, có thể bị “bí” và chỉ trả lời được là “Giáo Hội đã dậy như vậy, thì tôi tin vậy!”

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

THĂM MẸ LA VANG

Địa lý xa, không gian cũng xa nhưng lòng không hề xa Mẹ. Tuy xa đó nhưng lòng luôn hướng về Mẹ La Vang bởi Mẹ La Vang - Mẹ Việt Nam - luôn thương đoàn con Việt.
            Mỗi khi có thể, tôi thu xếp ra thăm Mẹ.
            Khởi đầu ngày mới bằng cơn mưa nhẹ, lòng thầm thì nguyện xin với Mẹ rằng khi con đến đất của Mẹ xin cho ngớt mưa để chuyến hành hương được trọn vẹn. Thầm thĩ với Mẹ như thế và quả thật, khi vừa đến Linh Địa cơn mưa như ngừng hẳn.