Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC

Xin cha giải đáp những thắc mắc sau đây :
1- Anh chị em Tin Lành thường phê phán  Công Giáo  về những việc mà họ cho là không có nguồn gốc Kinh Thánh như:  Hỏa  ngục, luyện ngục,  sự sống lại của thân xác con người, lễ Misa, Đức Mẹ lên Trời cả hồn xác….xin cha cho biết phải trả lời họ thế nào ?
2- Trước khi cử hành Thánh lễ, có nghi thức sám hối xin Chúa thương tha tội lỗi để xứng đáng dâng và tham dự Thánh lễ. Như vậy , nghi thức này có tha hết mọi tội nặng nhẹ hay không ?
 Trả lời :
1-  Tôi đã có đôi lần nói rõ là các nhánh Tin Lành ( Protestants) nói chung chỉ dựa vào Kinh Thánh ( Sola Scriptura) để giảng đạo và phê bình Giáo Hội Công Giáo về những điều họ cho là không có nguồn gốc Kinh Thánh.
Thí dụ, họ nói không tìm được đâu ra danh xưng “ Công Giáo = Catholicism " trong Kinh Thánh, nên họ không công nhận Giáo Hội Công Giáo có căn bản Kinh Thánh.

Khóa hội học về Tòa Trong

Linh Tiến Khải3/25/2014
Khóa hội học về Tòa Trong
Phỏng vấn Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải của Tòa Thánh
Trong các ngày 24 đến 28-3-2014 Khóa hội học về Tòa Trong được tổ chức tại Roma với sự tham dự của 500 người, gồm các linh mục và đại chủng sinh sắp được thụ phong linh mục. Khóa học do Tòa Ân Giải của Tòa thánh tổ chức nhằm mục đích giúp các tham dự viên đào sâu Bí tích Hòa Giải. Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải đã khai mạc khóa hội học.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y dành cho phóng viên Roberto Piermarini của đài Vaticăng, về khóa học này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Piacenza, Giáo Hội hay nói về sự hoán cải và lòng thương xót, và mời gọi tín hữu trở về với Chúa. Đây là đề tài được ưa thích của việc giảng dậy trong Mùa Chay. Làm thế nào để thực hiện điều đó?

Giải đáp phụng vụ: Trộn tro của nhiều người chết được không?

Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward Mc Namara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Có hợp pháp để hòa trộn tro của một số người chết và đặt các tro này trong một chiếc bình cho một lễ tang không? Giáo Hội có các qui định nào về trường hợp này không? - W. G., Denver, Colorado, Mỹ.

Đáp: Cho đến khi Bộ Giáo luật năm 1983 được công bố, việc hỏa táng là không một sự lựa chọn cho người Công Giáo nói chung.

Việc hỏa táng đã được phổ biến trong thời La Mã cổ đại, nhưng các Kitô hữu, cũng như hầu hết người Do Thái trước họ, tin sự sống lại của người chết và ưa thích việc an táng hơn. Việc thực hành Kitô giáo này cũng được củng cố bởi niềm tin vào sự thánh hóa thân xác như là đền thờ của Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội và được nuôi dưỡng bởi phép Thánh Thể.

Nhân quả

Kinh thánh có nhiều chuyện để bàn luân, phân tích và suy tư. Đặc biệt là những chuyện và những dụ ngôn được sử dụng trong Mùa Chay. Càng đọc càng bị thu hút, càng thấy thú vị, càng thấy chí lý. Vui có, buồn có; nhẹ có, mạnh có; êm có, đau có. Cảm xúc biến đổi liên tục. Nhưng phải can đảm mới dám đọc tiếp. Kinh thánh hầu như có đủ mọi chuyện xảy ra trong đời thường. Đúng là Lời Chúa ứng nghiệm!
Chúng ta thường nghe nói “luật nhân quả”. Người ta cũng có ý tương tự khi nhắc tới câu “ác giả, ác báo”. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít nhắc tới câu này, có lẽ người ta ít biết hoặc ít quan tâm vì đó là câu Hán-Việt, “khó hiểu” hơn quốc ngữ. Cả hai cách nói đều ám chỉ cái xấu, ám chỉ những người sống độc ác, làm điều xấu, thì rồi sẽ bị quả báo. Hoặc người ta cũng nói: “Trời có mắt”. Tất nhiên cũng có “nhân quả tốt” hoặc “nhân quả xấu”.

Tam Điểm - Hội Kín Thợ Xây Trật Tự Thế Giới Mới

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 Trên thế giới ngày nay, chúng ta đang chứng kiến thấy những hiện tượng hay những trào lưu như toàn cầu hóa, hòa đồng tôn giáo, ly dị phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, hôn nhân đồng tính v.v. Có thể nói, tất cả đều do mưu đồ lịch sử (conspiracy of history) của một tổ chức xuất phát ở Anh quốc từ năm 1717, được gọi là Hội Kín (theo ý nghĩa của chữ Lodge) hay Hội Thợ Nề (Masonry / Masonic / Mason) hoặc Tam Điểm (theo ý nghĩa dưới đây).

Căn cứ vào những gì được biết về tổ chức này, có thể nói Tam Điểm là một Hội Kín Thợ Xây Trật Tự Thế Giới Mới. Hình ảnh tiêu biểu cho tổ chức này có thể được thấy nơi tờ 1 dola Mỹ, đó là hình ảnh vẽ được cho là của tam điểm hay từ tam điểm hoặc theo tam điểm, một hình vẽ về một kim tự tháp ở giữa sa mạc, nhưng lại là một kim tự tháp chưa hoàn thành, và ở trên góc đỉnh của kim tự tháp này có một con mắt.

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39)
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Nói rõ hơn: Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình. Như thế, Chúa Giêsu có dạy các môn đệ “ghét” bản thân họ đâu. Đúng hơn, phải yêu mình, hơn nữa, yêu mình còn là chuẩn mực để so sánh: yêu người thân cận như yêu chính mình. Phải nhấn mạnh như thế vì xem ra một số Kitô hữu hiểu lầm rằng Chúa dạy phải yêu thương tha nhân và phải ghét chính mình!
Lại thêm một hiểu lầm nữa khi nghĩ rằng, tưởng cái gì khó khăn chứ còn yêu mình thì quá dễ! Thực ra suy nghĩ đó chỉ là cái nhìn ở bề mặt chứ không phản ánh hoàn toàn thực tế. Biết bao lần trong cuộc đời, xuất hiện trong tâm trí ta những tiếc nuối: Giá mà mình có được chiều cao lý tưởng của anh chàng kia! Giá mà mình có được nước da trắng hồng của cô hoa khôi nọ! Giá mà mình được sinh ra trong gia đình danh giá đó! Giá mà mình được nổi tiếng như thế!... Rất nhiều và rất nhiều những thứ “giá mà”. Và hàm ẩn bên trong những “giá mà” đó là gì? Lại chẳng phải là sự phủ nhận chính mình, không chấp nhận con người thật của mình hay sao? Rồi từ đó là đủ thứ mặc cảm tự ti xen lẫn tự tôn, rồi ghen tị, giận dỗi, oán hờn, trách móc, có khi cả cuộc đời không thoát ra được.

ĐEM YÊU THƯƠNG VÀO NƠI OÁN THÙ

Tôi đã định chia sẻ với mọi người thật nhiều về một câu chuyện tôi gặp được ở một làng quê êm ả phía bắc Việt Nam, một làng quê có đời sống xã hội và đời sống đạo đầy nét tinh khôi mà tôi đã được trải nghiệm trong một chuyến đi công việc ngắn ngày. Những người dân quê mộc mạc, những sinh hoạt kinh sách rân ran các khu ngõ ban đêm, những hình ảnh các bạn trẻ và thiếu niên đầy ắp sân Nhà Thờ mỗi tối để học bổn, để tập hát, để đọc kinh, những hình ảnh bà mẹ già oằn lưng trên những luống rau sân nhà nhưng miệng vẫn lẩm bẩm lời kinh Mai Khôi… Anh em ở tại chỗ nói với tôi: “Ở đây không bao giờ mất cắp, chỉ có một lần nhà kia có quả bầu bị cắt mất một nửa, có lẽ do bọn trẻ nó nghịch”.

Hôm ấy, hôm ở Xứ Đạo miền quê ầy, sau bài đọc một trong Thánh Lễ, bài đáp ca có lời của Chúa nói với mọi người: “Chớ đem thần lạ về nhà, thần ngoại bang chớ hề cúng bái”. ( Đáp ca ngày thứ sáu sau Chúa Nhật III Mùa Chay, Thánh Vịnh 80 ).

Ðược Gọi Sống Với Chúa

Người tông đồ là kẻ được Chúa kêu gọi, chứ không tự mình chọn Chúa. Người tông đồ còn là kẻ được gọi sống với Chúa, chứ không phải chỉ biết một cách trừu tượng những giáo huấn của Ngài mà thôi. Cần phải có kinh nghiệm sống cá nhân, thân thiết, giữa Chúa, Ðấng kêu gọi, và người được gọi. Cần phải có một sự chia sẻ hoàn toàn số phận của Chúa. Ðặc điểm này được nhắc đến một cách nổi bật trong bài tường thuật của phúc âm theo thánh Gioan chương 1, câu 35-40 như sau:
Mở đầu bài tường thuật việc Chúa kêu gọi hai môn đệ Gioan và Anrê, phúc âm theo thánh Gioan nhắc đến chi tiết: Chúa Giêsu đi ngang qua đấy. Chi tiết này cũng được các phúc âm theo thánh Marcô, Luca, Matthêu nhắc đến nhiều lần (Mt 4,18.20.22; Mc 1,16; Lc 9,57; Jn 1,39). Chúa Giêsu đi ngang qua nơi cuộc sống của người Chúa muốn gọi theo Ngài. Chúa xuất hiện một cách bất ngờ, không báo trước và cũng không dừng lại lâu. Ngài đi ngang qua và kêu gọi. Chúa đến tìm các đồ đệ, nhưng một cách bất ngờ, không hẹn trước và đi qua mau, không nài nỉ dừng lại lâu. Do đó giây phút Chúa đến kêu gọi phải là giây phút quý giá, ngắn ngủi, cần phải mau mắn quyết định vì dịp may qua rồi không còn trở lại nữa!