Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

ĐIỂM KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG VÀ TIN LÀNH

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo (Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã (Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGHỀ TƯỚNG SỐ, CHIÊM TINH, KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN VỚI NGƯỜI NGỒI ĐỒNG NGỒI BÓNG!

... Tôi viết chứng từ này trước tiên như một giải tỏa tâm linh, giúp tôi tìm lại quân bình sau những tháng ngày chìm ngập trong bóng tối thâm-u của âm-phủ và của lầm lạc. Tiếp đến, tôi viết vì biết rõ sẽ được tiếp nhận, được lắng nghe và được hội nhập vào đại gia đình Tín Hữu Công Giáo luôn chuyên chăm cầu nguyện. Tôi viết với đôi hàng nước mắt tuôn chảy đầm đìa. Nếu quí vị có thể nhìn trái tim tôi thì hẳn sẽ trông thấy rõ lòng tôi tràn đầy thống-hối ăn-năn. Tôi ý thức sâu xa về tội lỗi tôi đã phạm. Giờ đây ước nguyện thâm sâu nhất của tôi là tìm cách giúp đỡ tất cả. Tôi kêu gọi mọi người hãy tránh xa thật xa và đừng bao giờ tìm cách đi vào các lãnh vực bí-ẩn mờ-ám của phù-thủy, bói-toán, chiêm-tinh và cầu-cơ.

Thứ Bảy Tuần II MC .Lk 15:1-3, 11-32.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tình thương tha thứ của Thiên Chúa

Khi chúng ta nghe Chúa Giêsu đòi hỏi phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những người đã xúc phạm đến chúng ta; nhiều người đã lắc đầu và chép miệng than: Khó quá! Làm sao thực hiện nổi? Chắc chắn Thiên Chúa không đòi con người làm những gì quá sức mình. Để giúp con người làm được điều này, Thiên Chúa ban ơn thánh và mời gọi con người nhìn lại mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay giúp con người nhận ra tình thương tha thứ của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của con người đã xúc phạm đến Ngài. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Micah xin Thiên Chúa nối lại mối liên hệ của Ngài với Israel sau Thời Lưu Đày. Điều này chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được, vì mọi con dân Israel đã xúc phạm đến Ngài. Để thực hiện điều đó, Thiên Chúa phải chà đạp tội lỗi dưới chân hay quăng chúng xuống đáy biển. Trong Phúc Âm, Thánh-sử Luca viết lại cho chúng ta một câu truyện tuyệt vời về tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng tha thứ vô điều kiện và phục hồi quyền làm con, khi một người ăn năn trở lại.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Vấn đề cầu nguyện

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Cầu nguyện là điều rất cần, vì đó là phương thế giúp chúng ta không bị sa chước cám dỗ (Mc 14:38; Lc 22:40; Lc 22:46). Cầu nguyện còn làm cho chúng ta được “nâng cao”. Nhà vật lý kiêm toán học André-Marie Ampère (1775-1836) nói: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện”. Nhà vật lý kiêm toán học Blaise Pascal (1623-1662) nói: “Con người vĩ đại khi họ cầu nguyện”. Họ là phàm nhân mà còn nói được như vậy đấy!
140314001Các môn đệ không biết cầu nguyện thế nào cho đúng, thế nên họ xin Sư Phụ Giêsu dạy cách cầu nguyện, Ngài bảo “đừng lải nhải” (Mt 6:7), và Ngài dạy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13). Nhưng Ngài “láy” thêm câu này: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6:14-15).
Ai cũng phạm tội nên ai cũng cần được tha thứ. Nhưng chúng ta được tha thứ ít hay nhiều là tùy vào mức độ chúng ta tha thứ cho tha nhân. Đó là “thước đo” chuẩn nhất mà Chúa Giêsu đưa ra.

Lệ kinh

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Có nhiều dạng kinh nguyện, có nhiều cách cầu nguyện. Một trong các cách đó là “lệ kinh”, những lời kinh đẫm đầy nước mắt vì ăn năn, sám hối, đau khổ,… Lệ kinh rất thích hợp với tinh thần của Mùa Chay Thánh.
Trong tâm tình sám hối, Lm Ns Văn Chi (*) đã trải niềm tâm sự qua bài Thánh ca “Giọt Lệ Trong Lời Kinh”. Giai điệu và tiết tấu của bài này không cầu kỳ nhưng vẫn có thể thu hút lòng người, và có điều gì đó khiến cõi lòng chùng xuống, lắng đọng,…
“Giọt Lệ Trong Lời Kinh” được tác giả lồng trong nhịp 4/4. Cả bài là những lời van xin tha thiết, là lời cầu nguyện chân thành, với niềm mong ước được “nên người” như Chúa muốn.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Phép lạ Thánh Thể Lanciano

Thánh Tích Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano
1. Khái quát về phép lạ và một số nghiên cứu khoa học
 Câu chuyện xảy ra tại Lanciano, một thành phố cổ vùng Frentani nước Ý cách nay đã 12 thế kỷ. Nơi đây vẫn hiện đang lưu giữ một chứng từ của một trong những phép lạ liên quan đến Thánh Thể.
Vào thế kỷ thứ 8, một ngày nọ, trong ngôi Nhà Thờ bé nhỏ kính thánh Legonziano ở Lanciano, một đan sĩ dòng thánh Basilio, trong lúc cử hành Thánh Lễ, sau khi đọc lời truyền phép, tự nhiên cha thấy thoáng một chút hoài nghi về sự hiện diện đích thực của Mình và Máu Thánh Đức Giêsu trong hình Bánh và Rượu. Vậy là, trong phút chốc, tấm Bánh trắng trong tay cha đã biến thành một miếng Thịt sống, và Rượu trong Chén Thánh đã trở nên Máu tươi dưới dạng 5 hòn đông đặc lớn nhỏ khác nhau. Mãi cho đến hôm nay, Mình và Máu Thánh Đức Giêsu vẫn được lưu giữ trọn vẹn.
Mình Thánh lúc bình thường trong Nhà Thờ có màu nâu nhạt, khi đem ra ánh sáng mặt trời, thì thấy hồng tươi lên. Còn Máu Thánh vón cục giờ đây đã ngả sang màu đất son pha chút vàng. Cả hai Di Tích Thánh lúc ban đầu được đặt trong một Nhà Tạm bằng ngà tuyệt đẹp. Sau đó một thời gian, Mình Thánh được đặt trong một Chén Thánh quý bằng bạc, còn Máu Thánh thì cất trong một cái liễn lớn bằng pha lê.

Con Người

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
 “Khi các ông giương cao Con Người lên, bấy giờ các ông sẽ biết là Tôi Hằng Hữu, và biết tôi không tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng Chúa Cha đã dạy tôi thế nào, thì tôi nói như vậy” (Ga 8:28).
Trong các Phúc âm nhất lãm (Synoptic Gospels) cũng như trong Phúc âm theo thánh sử Gioan, 3 lần Chúa Giêsu nghiêm túc nói tiên tri về cuộc thương khó của Ngài (Ga 3:14; 8:28; 12:32). Nhưng cuộc thương khó trong Phúc âm theo thánh Gioan là duy nhất nhắc đến việc Chúa Giêsu nói về việc Ngài chịu đóng đinh bằng từ ngữ “nâng lên”, ám chỉ câu chuyện con rắn đồng bị treo trên cây cột (Ds 21:4-9; x. Ga 3:14). Các hình ảnh này mạc khải ý nghĩa Mầu nhiệm Vượt qua của Ngài. Tại sao Chúa Giêsu chọn hình ảnh lạ và gây bối rối? Ds 21:4-9 và Ga 8:21-30 mời gọi chúng ta suy niệm vấn đề này.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Sử dụng tâm lý học trong đào tạo linh mục – tu sĩ

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương3/5/2014

Trước đây, Giáo Hội “sợ khoa học”, vì thế, cũng “sợ môn tâm lý học”. Thái độ đó đã thay đổi từ Công Đồng Vatican II khi Giáo Hội nhìn nhận vai trò của môn tâm lý học trong việc đào tạo linh mục: “Các tiêu chuẩn giáo dục Kitô giáo phải được nghiêm chỉnh tuân hành và bổ túc cách thích đáng nhờ việc sử dụng các phát minh mới mẻ của khoa tâm lý và khoa sư phạm lành mạnh. Vì thế, một nền giáo dục khéo tổ chức cũng phải nhằm huấn luyện cho các chủng sinh đạt được mức trưởng thành nhân bản cần thiết” (OT 11). Đây là sự mới mẻ của Công Đồng. Khoa tâm lý học chân chính và khỏe mạnh sẽ là một sự trợ giúp đáng kể cho công cuộc đào tạo linh mục trong Giáo Hội.

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma, - ĐTC Phanxicô được đề cử lãnh giải Nobel Hòa Bình

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
1. Thứ Tư Lễ Tro tại Rôma
Lúc 4:30 chiều thứ Tư 5 tháng Ba, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu sám hối từ nhà thờ thánh Anselmo của dòng Biển Đức tới đền thờ thánh nữ Sabina của dòng Đa Minh.

Đi trong đoàn rước với Đức Thánh Cha, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục trong giáo triều Rôma, đông đảo tu sĩ dòng Biển Đức và Đa Minh, trong đó có 2 vị Tổng quyền của 2 dòng này. Trên quãng đường dài 500 mét, các vị vừa đi vừa hát kinh cầu các thánh, và thánh ca thống hối.

TRUYỀN THÔNG

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Tôi ghi lại đây cho bạn một vài suy nghĩ về sự truyền thông, cũng có thể hữu ích cho bạn.
Khi ta muốn truyền thông cho người khác một tâm tình, một tư tưởng, một sự hiểu biết... thì ta phải biết rõ mình muốn gì: muốn truyền thông hay muốn phô trương chính mình. Người ta rất dễ rơi vào thái độ muốn phô trương sự hiểu biết của mình hơn là làm cho người khác cảm nhận, tiếp thu được điều mình muốn truyền thông. Qua ngôn ngữ, hình ảnh... ta phải làm sao cho người nghe, người xem quên ta đi mà chỉ chú ý tới chính cái ta muốn truyền đạt thôi.

GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Chúa nhựt thứ nhất Mùa Chay năm A
Lời Chúa: Mt 4,1-11

“ Sau khi chịu phép rửa, Đức Giêsu được Thần Khí dẫn vào hoang địa, để chịu quỷ cám dỗ”. Thánh Matthêu muốn nói gì? Trong nhiều bản dịch, Thần Khí dẫn vào hoang địa được dịch là đẫy vào hoang địa. Hai cách nói khác nhau. Chúng ta không chú ý đến những chi tiết ngữ học đó mà chỉ xét đến ý nghĩa của câu chuyện Thánh Kinh mà Giáo Hội muốn chúng ta suy nghĩ thôi.
Vào hoang địa để chịu cám dỗ? Đây phải chăng là một chương trình đã được ấn định sẵn? Chúng ta không biết như thế nào,nhưng điều chúng ta suy nghĩ là tại sao Ngài phải chịu thử thách như thế?

Mùa Chay, tập sống tĩnh lặng và cô tịch

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Thiên Triệu
CN, 02/03/2014 - 17:53

“Bấy giờ Chúa Giêsu được dẫn vào hoang địa để chịu ma quỷ cám dỗ” (Mt 4,1)
Tin Mừng Chúa nhật I Mùa Chay – dù là của Matthêu, Luca, Marcô – luôn luôn là trình thuật Chúa Giêsu được dẫn vào hoang địa. Như thế đã rõ, Mùa Chay là mùa “vào sa mạc”.
Sa mạc ở đây không phải là nơi của cát trắng và nóng cháy. Trong tiếng Hi Lạp, từ heremon có nghĩa là nơi thanh vắng và yên tĩnh. Đây chính là nơi Chúa Giêsu lui vào để sống suốt 40 đêm ngày trước khi thi hành sứ vụ công khai. Đây chính là nơi Người tìm đến từ sáng sớm để cầu nguyện (Mc 1,35). Thánh Luca còn kể rằng khi Chúa Giêsu tuyển chọn 12 tông đồ, Người cần có thời giờ suy nghĩ về sự chọn lựa này và Người đã lên núi (Lc 6,12). Núi là nơi thanh vắng và yên tĩnh.

Ðôi Mắt Người Nghèo, Ðôi Mắt Người Yêu

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Chắc nhiều lần bạn đã qua gần những bãi rác, bạn đã thấy những người đàn ông, đàn bà, trẻ em ăn mặc rách rưới, mặt mũi chân tay lem luốc, tay xách cái bao bố, tay cầm cây sắt, vừa đi vừa bới, đôi mắt chăm chú tìm những thứ gì còn có thể bán được cho tiệm ve chai: nào sắt vụn, dép cũ, ve chai... và họ sống nhờ những thứ tìm ở các đống rác.

Một Sự Nghịch Lý

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
(Lc 14,25-33)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Con đường theo Chúa vốn đầy những nghịch lý. Một trong những cái nghịch lý ấy là điều kiện để theo Chúa.
Chúa đưa ra ví dụ người xây tháp, ông vua ra trận. Làm gì thì cũng phải tính xem mình có đủ sức hoàn thành không đã. Nhưng kết luận làm ta chưng hửng và há miệng suy nghĩ: "Cũng giống như thế, ai trong các ngươi không từ bỏ hết mọi của cải thì không thể làm môn đệ ta". Trước đó, Chúa đã nói đến phải từ bỏ những người ruột thịt và chính mạng sống mình.

SỐNG CHỮ NHẪN


(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Tích xưa kể rằng: Hàn Tín thời Hán Cao Tổ, thuở hàn vi phải đi câu cá đổi gạo mà ăn.  Thế mà có những lúc không đủ ăn.  Có bà thợ giặt cảm thương đã mời Hàn Tín đến dùng cơm tại nhà.  Hàn Tín đi đâu cũng mang thanh gươm kè kè bên mình.

Một hôm, có tên đồ tể Ác Thiểu muốn hạ nhục Hàn Tín, chận đường thách:

Ý nghĩa của một con số trong việc cử hành một lịch sử

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Đề tài số bẩy của các bí tích đã luôn luôn rất được thảo luận giữa các thần học gia công giáo và tin lành. Hiện nay nó được đề nghị trở lại trong các phạm trù có tính cách thần học và ít hộ giáo hơn. Thật thế, đây không phải là việc chứng minh rằng các bí tích do Chúa Kitô thành lập là bẩy, hai, hay ba, mà là trao ban một ý nghĩa tôn giáo có thể chấp nhận được cho bẩy bí tích xem ra đưa một dữ kiện toán học vào trong gia tài đức tin. Suy tư kitô đã phải đương đầu với một vấn đề tương tự, khi ghi nhận rằng số ba, trong giải thích của mầu nhiệm ba ngôi, không phải được hiểu trong nghĩa toán học và số lượng. Tuy nhiên, một suy tư loại này đã không bao giờ được thực thi liên quan tới bẩy bí tích. Mục đích chuyên biệt hơn của vấn đề này là nhận diện một tiêu chuẩn giải thích bẩy bí tích cho phép tiếp nhận chúng như là một toàn thể hiệp nhất, mặc dù chúng có tính cách đa diện. Nếu các buổi cử hành bí tích là các biến cố cứu độ, tính cách đa diện của chúng không thể được khẳng định gây hại cho sư hiệp nhất lịch sử của chúng: chúng là các biến cố đa diện về ý nghĩa và nội dung, nhưng làm thành một lịch sử duy nhất. Suy tư thần học hiện đại xem ra đã nhận diện được tiêu chuẩn giải thích thống nhất của các bí tích chính trong việc đọc hiểu biểu tượng của bẩy bí tích. Dựa trên vài chỉ dẫn kinh thánh gán cho số 7 nhiệm vụ diễn tả một cách biểu tượng sự toàn vẹn, chẳng hạn như 7 ngày của việc tạo dựng, bẩy ơn thời cứu thế vv., xem ra có thể kết luận rằng có 7 bí tích, bởi vì chúng ám chỉ tổng thể các biến cố làm thành lịch sử cứu độ trong sự hoàn toàn của nó. Thế rồi các bí tích ”không thể là nhiều hơn cũng không thể ít hơn” trong nghĩa việc thực hiện lịch sử cứu độ một cách khách quan không thể phong phú hay nghèo nàn hơn sự thực hiện được ám chỉ bởi bẩy bí tích.

Ở Lại Với Người (kỳ 21): Nghịch Lý Tin Mừng

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Các bạn trẻ thân mến,
Sự xuất hiện của Giêsu trên trần thế này như một mũi kim làm xé toạt tất cả những lề thói vốn đã quá quen thuộc với con người, đặc biệt là những người cùng thời với Ngài. Ngài đòi hỏi mọi người phải có một tinh thần mới để có thể sống trong kỷ nguyên mới mà Ngài thiết lập. Ngài muốn con người phải thay đổi não trạng vốn mang đầy những giá trị trần tục thấp kém để có thể sống thực sự trong Vườn Địa Đàng mới của Ngài. Tự bản thân Giêsu đã gồm tóm vô vàn sự lạ và là một nỗi ngạc nhiên vô cùng to lớn của con người mọi thời. Sinh ra trong cảnh khó nghèo, sống trong một gia đình nghèo, làm bạn với những người nghèo và tội lỗi, cứu chữa bệnh nhân trong ngày Sabat, đồng bàn với các kỹ nữ và thu thuế, kêu gọi các môn đệ là những người ngu muội, dốt nát và quê mùa, đi lang thang khắp nơi rao giảng, chứ không phải ngồi bệ vệ trên tòa cao. Chưa một vị Rabbi nào thực thi những điều ấy. Với cung cách kỳ lạ đó của mình, Giêsu đã thực sự chinh phục được trái tim của hàng triệu con người.

Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung hơn 20 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 19-2-2014, ĐTC Phanxicô đã giải thích về bí tích Hòa giải và mời gọi các tín hữu siêng năng lãnh nhận bí tích này.

Trong số các tín hữu hiện diện, đông đảo nhất là các nhóm từ Italia, trong số này có 450 tham dự viên Hội nghị do cơ quan hành hương của giáo phận Roma tổ chức, 150 sĩ quan và binh sĩ thuộc trường hạ sĩ quan của Italia ở Italia, 1 ngàn tín hữu tham dự cuộc hành hương do Ngân hàng tín dụng Scafati và Cetara tổ chức. Từ các nước khác, đặc biệt có 25 LM thuộc giáo phận Meaux ở miền bắc Paris do ĐGM giáo phận hướng dẫn, 100 tín hữu từ tổng giáo phận Québec, Canada, do Đfc Cha Gérald Lacroix, hướng dẫn. Ngài sẽ được phong Hồng y vào thứ bẩy tới đây. Và rất nhiều nhóm nhỏ khác từ các nước.

Từ Ðối Diện đến Hiệp Nhất

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ba lời cầu xin đầu là ở tư thế đối diện với Chúa, nhìn Chúa để rồi nhìn mọi sự trước mặt Chúa. Ðó là qui luật của phối ảnh (perspective) trong tầm nhìn thị giác và trí tuệ của con người. Ðứa bé có thể thấy mình to lắm khi nó chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng đứng trước cha mẹ nó thấy mình thật bé nhỏ; có thể thấy chiếc xe bằng nhựa của nó là to, nhưng khi thấy chiếc xe thật thì nó thấy xe của nó là nhỏ. Nhìn cái xe đậu trước nhà, thì thấy xe nhỏ nhà to, nhưng nhìn cái nhà trước dãy núi thì lại thấy cái nhà chẳng thấm gì... Tầm nhìn của trí tuệ cũng chịu qui luật ấy. Kẻ mới biết dăm ba chữ thì hay khoe khoang, làm như mình là nhà thông thái, nhưng nhà bác học thì biết mình dốt nát vô cùng!
Khi ta thấy Chúa thật to lớn thì đặt mọi sự trước mặt Chúa, ta sẽ thấy tất cả đều bé nhỏ. Khi ta thấy Chúa thật bao la như lúc ngắm bầu trời đêm lấp lánh, ta thấy được mặt đất này chẳng thấm tháp gì! Và khi ta thấy Chúa thật cao sâu, thì dù nỗi đau có nhận chìm ta vào vực thẳm, ta vẫn thấy mình còn trong lòng bàn tay của Chúa, bởi chẳng có vực thẳm nào sâu hơn lòng Chúa.

NIỀM TIN BỊ THỬ THÁCH

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Không thể sống nếu thiếu niềm tin. Nhưng niềm tin chịu thử thách và có thể bị đánh cắp. Cuộc đời buồn như hũ nút nhưng cũng có thể tươi vui.
Ta tin vào điều tốt lành nhưng điều tốt lành luôn bị điều xấu tước đoạt. Hằng ngày, ta tin ở những điều tốt đẹp sẽ đè bẹp cái xấu; nhưng cuối ngày ta lại đắng họng, đau xót khi cái xấu đè bẹp điều tốt. Cái xấu hằng ngày nhan nhản, có muốn sống tốt lại phải xem chừng có sống được không? Ta chẳng còn biết cái tốt có thật sự là tốt, khi cái xấu luôn luôn thắng thế.
Chúa bảo Phêrô và các môn đệ: “Thầy đây, đừng sợ”, nhưng cùng lúc ấy sóng gió vẫn không ngừng phá tan yên tĩnh. Chúa nói với Phêrô: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su” (Mt 14, 29), nhưng cũng lúc ấy, “thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! " (Mt 14, 30). Niềm tin sao khó quá, muốn tin nhưng cứ mỗi lần xác tín lại chịu sự lay động, thử thách trực chờ. Cái xấu luôn chờ đợi dập tắt niềm tin mới được thắp lên, nhưng “tim đèn leo lét Chúa không nỡ thổi tắt” (Is 42, 3).

Đời tu và hạnh phúc

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Jos.Vinc. Ngọc Biển2/15/2014
Là con người, từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây..., đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ai ai cũng đều mong muốn mình được hạnh phúc hoặc sờ chạm thấy hạnh phúc dù chỉ một chút. Thánh Tôma Aquinô cũng đã nói: “Theo bản tính tự nhiên, tất cả mọi người đều khát mong hạnh phúc” . Chính vì thế, mà nhiều người chấp nhận đánh đổi rất nhiều để cầu mong được hạnh phúc. Ngày nay, cũng đã có nhiều người tìm ra cho mình những kỹ năng để nâng niu và nắm giữ được hạnh phúc lâu dài.

Tuy nhiên, điều họ mong muốn và tìm kiếm đó có đúng không hay chỉ là một sự mơ tưởng hoặc bị hiểu sai về hạnh phúc? Vậy hạnh phúc đích thực là gì và ở đâu?

1. Hạnh phúc là gì và ở đâu?

Thực sự câu trả lời rất khó để khẳng định đâu là hạnh phúc; ai là người được hạnh phúc, và dựa vào tiêu chuẩn nào để cho rằng mình hạnh phúc! Lại càng khó hơn khi mỗi người đều có một quan điểm hay một khái niệm để mặc định cho nó. Đôi khi dẫn đến tình trạng uốn nắn hạnh phúc theo chủ ý khách quan của mình.

Muối cho đời – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Trong những dịp cuối năm, các bản tổng kết tình hình đều đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội đặc biệt trong lãnh vực giữ gìn đạo đức xã hội. Nơi nào có đồng bào Công giáo sinh sống, tệ nạn xã hội không có hoặc có rất ít. Nghe những nhận định trên, tôi rất vui vì thấy anh chị em tín hữu đang sống đúng tinh thần trở thành muối cho đời như lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Khi nói đến muối Chúa Giêsu có ý dạy các môn đệ về cách thế hiện diện trong xã hội.


Đó là một hiẹn diện khiêm nhường

Hạt muối thật bé nhỏ. Chẳng ai chú ý tới sự hiện diện của nó. Bên cạnh thịt, cá, rau cỏ, muối chỉ đóng vai phụ. Người ta trưng bày những món ăn đắt tiền. Người ta giới thiệu những món ăn cầu kỳ. Không thấy ai trưng bày muối. Chẳng có ai giới thiệu muối trong bữa tiệc lớn. Xét về giá trị kinh tế, muối chẳng đáng giá bao nhiêu. Đó là một hiện diện quên mình.
Muối có đó nhưng không ai thấy muối. Không chỉ vì muối bé nhỏ khiêm nhường mà vì muối phải tan biến đi. Phải tan biến đi muối mới có tác dụng. Muối ướp vào thịt cá mà không tan đi thì không thấm được vào thớ thịt, thớ cá, không giữ cho thịt tươi cá tốt được. Muối gia giảm vào cá kho, thịt rim, nước canh mà không tan đi thì khi ăn phải, người ta sẽ nhăn mặt bỏ đi. Chỉ khi tan biến đi, hoà tan vào thịt, cá, rau cỏ, muối mới có ích lợi. Muối phải hiện diện nhưng lại phải tiêu huỷ đi thì mới có ích.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

THÁNH MẪU HỌC

DẪN NHẬP
I. Khái niệm. Thiên Chúa Thánh Mẫu là một mầu nhiệm cần được minh giải trong Thần học, vì thế là "một phần Thần học, căn cứ trên những nguyên lý mặc khải, bàn về Ðức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa Cứu Chuộc và Mẹ nhân loại, cùng về những đặc sủng khác của Mẹ".

NHỮNG Ý NGHĨ RỜI VỀ TÍN LÝ “MẸ MARIA ĐỒNG TRINH”

Từ rất lâu, khi nói về tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh, trừ những người Công Giáo đạo”gốc” đã tin một cách nhiệt thành, không thắc mắc, còn một số những người theo đạo “vợ” thì không tin, và đôi khi diễu  cợt với bà vợ sùng đạo về vấn đề này. Ngoài ra, những người không cùng tôn giáo, đôi khi cũng gầy ra các cuộc tranh luận mà một số người Công Giáo, vì không quen lý luận, có thể bị “bí” và chỉ trả lời được là “Giáo Hội đã dậy như vậy, thì tôi tin vậy!”