(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet) |
Đề tài số bẩy của các bí tích đã luôn luôn rất được thảo luận giữa các thần học gia công giáo và tin lành. Hiện nay nó được đề nghị trở lại trong các phạm trù có tính cách thần học và ít hộ giáo hơn. Thật thế, đây không phải là việc chứng minh rằng các bí tích do Chúa Kitô thành lập là bẩy, hai, hay ba, mà là trao ban một ý nghĩa tôn giáo có thể chấp nhận được cho bẩy bí tích xem ra đưa một dữ kiện toán học vào trong gia tài đức tin. Suy tư kitô đã phải đương đầu với một vấn đề tương tự, khi ghi nhận rằng số ba, trong giải thích của mầu nhiệm ba ngôi, không phải được hiểu trong nghĩa toán học và số lượng. Tuy nhiên, một suy tư loại này đã không bao giờ được thực thi liên quan tới bẩy bí tích. Mục đích chuyên biệt hơn của vấn đề này là nhận diện một tiêu chuẩn giải thích bẩy bí tích cho phép tiếp nhận chúng như là một toàn thể hiệp nhất, mặc dù chúng có tính cách đa diện. Nếu các buổi cử hành bí tích là các biến cố cứu độ, tính cách đa diện của chúng không thể được khẳng định gây hại cho sư hiệp nhất lịch sử của chúng: chúng là các biến cố đa diện về ý nghĩa và nội dung, nhưng làm thành một lịch sử duy nhất. Suy tư thần học hiện đại xem ra đã nhận diện được tiêu chuẩn giải thích thống nhất của các bí tích chính trong việc đọc hiểu biểu tượng của bẩy bí tích. Dựa trên vài chỉ dẫn kinh thánh gán cho số 7 nhiệm vụ diễn tả một cách biểu tượng sự toàn vẹn, chẳng hạn như 7 ngày của việc tạo dựng, bẩy ơn thời cứu thế vv., xem ra có thể kết luận rằng có 7 bí tích, bởi vì chúng ám chỉ tổng thể các biến cố làm thành lịch sử cứu độ trong sự hoàn toàn của nó. Thế rồi các bí tích ”không thể là nhiều hơn cũng không thể ít hơn” trong nghĩa việc thực hiện lịch sử cứu độ một cách khách quan không thể phong phú hay nghèo nàn hơn sự thực hiện được ám chỉ bởi bẩy bí tích.
Dầu sao đi nữa vẫn luôn luôn phải thiết định tương quan khiến cho bẩy bí tích là một sự toàn vẹn thống nhất và không phải là bẩy biến cố cứu độ độc lập với nhau. Khía cạnh này của vấn đề, nói cho cùng, trong qúa khứ cũng đã biết tới vài cố gắng giải quyết. Chẳng hạn những gì đã được làm để thiết lập một trật tự nào đó của các biến cố bí tích đã là một nỗ lực giải thích thống nhất rồi. Do đó đã nảy sinh ra hai trật tự: một trật tự được thiết lập theo tiêu chuẩn phẩm giá, để bí tích Thánh Thể lên tột đỉnh, trong nghĩa nó bao gồm sự hiện diện thực sự của tác giả ơn thánh, chứ không phải chỉ có ơn thánh mà thôi; trật tự thứ hai được thiết định theo tiêu chuẩn sự cần thiết, đặt bí tích Rửa Tội lên hàng đầu, vì để có thể lãnh nhận bí tích Thánh Thể trước hết tín hữu phải được Rửa Tội để trở thành con cái Chúa và chi thể mình mầu nhiệm Chúa Kitô là Giáo Hội.
Tuy nhiên, đây là các nỗ lực không thỏa mãn hoàn toàn: tường trình các bí tích khác nhau theo một trật tự của phẩm gía hay của sự cần thiết chắc chắn là một kiểu phân tích thống nhất các biến cố bí tích rồi, nhưng các tiêu chuẩn được dùng, tuy có khách quan và không giả tạo, lại khá ngoại tại đối với bản chất đích thật của biến cố bí tích.
Ngày nay người ta biết tới nhiều nỗ lực khác nữa, chưa hoàn toàn lột được nõi tủy bản chất của các bí tích, nhưng phải thừa nhận công trạng của chúng, vì đã nhận diện được các tiêu chuẩn giải thích thống nhất, phát xuất một cách trực tiếp từ bản chất sâu xa của sự kiện bí tích. Đại để có thể gộp chung các cố gắng nói trên vào hai phạm trù tương xứng với hai tâm thức, hay hai phương pháp thần học khác nhau. Phương pháp thứ nhất được đại diện bởi các thần học gia nhất quyết trung thành với một đòi hỏi trật tự có hệ thống, phương pháp thứ hai được đại diện bởi các thần học gia tin rằng cần phải đóng khung đòi buộc hệ thống vào bên trong một viễn tượng lịch sử. Đối với các thần học gia thuộc nhóm thứ nhất nhiệm cuộc bí tích là chính việc hiện thực lịch sử cứu độ do hoạt động của các bí tích, và có thể được diễn tả trong các phạm trù đồng tâm. Như Chúa Kitô là trung tâm điểm chung quanh Người toàn dữ kiện đức tin phát triển và được tổ chức, cũng thế bí tích trung tâm, phong phú hơn trong biểu tượng và khách quan hơn trong việc thực hiện cộng đoàn mới của ơn cứu độ là bí tích Thánh Thể. Tới lượt mình, bí tích Thánh thể thực hiện một cộng đoàn được cấu trúc có cơ cấu được diễn tả ra trong bẩy hình thức và phương pháp khác nhau như là bẩy bí tích.
Trong viễn tượng này bí tích Thánh Thể không chỉ trở thành điểm quy chiếu và mục đích, mà cũng là thực tại loại suy của mọi bí tích. Còn hơn thế nữa, vì ý niệm bí tích không đi trước mà phát xuất từ việc phân tích các dữ kiện bí tích riêng rẽ - chính mạc khải gợi ý cho điều lệ của phương pháp này - bí tích Thánh Thể sẽ trở thành tiêu chuẩn giải thích mọi bí tích khác và của chính ý niệm bí tích nữa. Hướng đi này chắc chắn là có giá trị, và có người tìm cách hay ít nhất cầu mong rằng toàn khảo luận thần học về các bí tích được cấu trúc trên nền tảng của đòi buộc phải có hệ thống này, nhưng nó cũng có các hạn hẹp của nó.
Tính cách trung tâm của bí tích Thánh Thể là điều không cần thảo luận rồi: nó như là điểm chín mùi nhất của một sự hiện hữu, là thời điểm trao ban ý nghĩa cho mọi thời điểm khác đi trước nó. Và cũng giống như một người muốn ý thức được trong hình thái thích hợp tầm quan trọng hay tính cách định đoạt của các giai thoại khác nhau ghi dấu một cuộc sống, phải nhìn chúng thụt lùi về đàng sau, cũng vậy bí tích Thánh Thể là thời điểm cứu độ lịch sử cho phép trông thấy trong sự trong sáng ý nghĩa mọi can thiệp bí tích cứu độ khác. Tuy nhiên, không thể chối cãi được rằng chính sự trưởng thành đó chỉ có thể hiểu được, nếu được coi như là việc hiện thực tất cả các lời hứa và các tiềm lực chứa đựng trong trong các thời điểm hiện sinh đi trước và chuẩn bị nó. Còn hơn thế nữa, để có thể xác định một cách chính xác xem một sự trưởng thành có thật sự là trưởng thành hay không, thì cẩn phải thiết định cho tới điểm nào việc thực tại hóa trung thành của các khả thể hiện thực, mà một cuộc sống chứa đựng trước ngay từ đầu. Ngoài ra, nếu chúng ta muốn chấp nhận sự kiện kinh thánh miêu tả ơn cứu độ và chính các biến cố bí tích trong các từ của giao ước và của sự gặp gỡ liên bản vị giữa Thiên Chúa và con người, chúng ta không được quên rằng, nếu bí tích Thánh Thể, trong mọi trường hợp, là tuyệt đỉnh của sáng kiến bí tích cứu độ tự do của Thiên Chúa, thì nó sẽ chỉ trở thành tột đỉnh câu trả lời tự do của con người, khi nó sẽ là một việc thực tại hóa trung thành ơn gọi mà tín hữu nhân được trong bí tích Rửa Tội. Và nếu bí tích Thánh Thể là bí tích có thể nói với chúng ta một cách tốt đẹp hơn mọi bí tích khác ý nghĩa của hoạt động cứu độ, mà Thiên Chúa đặt để trong chính bí tích Rửa Tội, chắc chắn để thiết định xem sự đáp trả của con người có thích hợp với bí tích Thánh Thể hay không, thì tôi phải quy chiếu về ý nghĩa của bí tích Rửa Tội.
Chính vì các lý do sau cùng này mà chúng ta cho rằng tiêu thuẩn lịch sử thích hợp hơn tiêu chuẩn hệ thống hóa trong việc đọc hiểu thống nhất bẩy bí tích. Thật vậy, cả số bẩy trong sự toàn vẹn của nó cũng là một hợp đề biểu tượng của các chặng bắt buộc và của các cấu trúc nòng cốt của lịch sử cứu độ.
Điểm thứ bốn cần khai triển ở đây đó là tính cách bí tích và sự liên hiệp thông. Trong niềm hăng say đại kết thời hậu Công Đồng Chung Vaticăng II cũng đã nảy sinh vấn đề liên hiệp thông, nghĩa là vấn đề của khả thể và ý nghĩa các buổi cử hành bi tích, đặc biệt là bí tích Thánh thể, giữa các tín hữu kitô thuộc các Giáo Hội khác nhau. Khuynh hướng cử hành liên kitô này đua nở khắp nơi, vì lý do cảm xúc nhiều hơn, đã làm nảy sinh ra nhiều vấn nạn trên bình diện kỷ luật và nhất là trên bình diện thần học. Vấn đề của sự hiệp thông giữa các tín hữu kitô là một vấn đề phức tạp, vì xem ra có thể nhận diện các lý do có nền tảng vừa bênh vực một giải pháp tích cực vừa bệnh vực một giải pháo tiêu cực của vấn đề. Tuy nhiên, trước khi đưa ra một giải pháp đề nghị, tưởng nên đương đầu với đề tài của sự liên hiệp thông trong một viễn tương vào theo một ý nghĩa rộng rãi hơn.
Trước hết các bí tích như là cuộc gặp gỡ. Khi miêu tả các buổi cử hành bí tích như là diễn lại bí nhiệm các biến cố lớn của lịch sử cứu độ, nền thần học hiện đại đã có thể nói tới các bí tích một cách dễ dàng, cả như là sự gặp gỡ nữa. Nhưng cả từ quan niệm này, việc đọc hiểu chú ý hơn tới phong trào biểu tượng bí tích giúp có các chỉ dẫn giúp miêu tả một cách tích cực sự sâu xa và năng động của cuộc gặp gỡ, nhằm cứu cuộc gặp gỡ khỏi nguy cơ của một giải thích duy chủ thể thuần túy, hay của một giải thích huyền thoại hóa một cách nguy kịch. Thật vậy, cuộc gặp gỡ bí tích không bao giờ chỉ là cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người riêng rẽ, và cũng không bao giờ chỉ là một gặp gỡ được giải quyết sâu xa trong tinh thần. Nhưng nó được thực hiện trên ba bình diện: nó là một cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người, bên trong một cộng đoàn nhân loại được tụ tập và canh tân trong Chúa Kitô, để canh tân lịch sử và vũ trụ. Đối với tín hữu khẳng định nơi các bí tích xảy ra một cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa với con người phải là điều đương nhiên. Nhưng trong một thời gian rất lâu suy tư thần học cũng như giáo huấn và việc giảng dậy giáo lý đã làm cho sự chú ý ngừng lại trên các hiệu qủa hơn trên cuộc gặp gỡ, nghĩa là trên sự công chính hóa hơn là trên chính cuộc gặp gỡ. Mặc dù sự công chính hóa và ơn cứu độ mà Thiên Chúa cống hiến cho con người trong các bí tích có thể được miêu tả như là việc thanh tẩy khỏi tội lỗi và siêu nhiên hóa con người qua ơn thánh, nhưng không thể chối cãi được rằng chính các ơn khách quan đó lại phục vụ một cuôc gặp gỡ liên chủ thể và cá nhân giữa Thiên Chúa và con người. Nhưng đây chính là điểm cần được minh giải, tại sao một cuộc gẵp gỡ liên bản vị giữa Thiên Chúa và con người phải được thực hiện trong bối cảnh của việc cử hành.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1190)
Linh Tiến Khải