Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi đi lễ, mang theo một tràng hạt Mân
côi, để xin cha xứ làm phép tràng hạt này sau thánh lễ, nhưng cha xứ từ chối.
Ngài nói rằng lời ban phép lành cuối lễ là đủ cho việc làm phép tràng hạt của
tôi rồi, nên không cần làm phép lại nữa, và rằng đức tin cùa tôi cho phép tôi
tin rằng sự làm phép tràng hạt lại là không cần thiết. Bởi vì tôi vâng lời các
cha xứ của tôi, nên tôi tin ngài, và muốn đức tin của tôi là đơn giản và an
toàn như ngài mong ước. Tôi xin hỏi cha rằng liệu lời ban phép lành cuối lễ là
'đủ tốt' để làm phép cho các á bí tích chăng, ngay cả đó không phải là ý định
của tôi tại thời điểm lời ban phép lành cuối lễ được thực hiện? – Một độc giả.
Đáp: Câu trả lời vắn tắt là không được.
Lời ban phép lành cuối lễ là lời chúc lành khẩn cầu trên những người hiện diện trong thánh lễ ấy, để cho trong một cách nào đó, họ mang hoa trái của Thánh lễ theo họ và vào cuộc sống thường ngày của họ. Trong chủ định của Giáo Hội, đây là một lời ban phép lành cho con người, chứ không cho đồ vật.
Khi Giáo Hội muốn làm phép một đồ vật, Giáo Hội có các nghi thức riêng để làm như vậy. Các nghi thức ấy có sẵn trong phần III của cuốn “Sách các Phép”, có tựa đề “Nghi thức làm phép các đồ dành để tỏ lòng đạo đức và sốt sắng”, có một chương dành riêng cho việc làm phép tràng hạt Mân côi với hai nghi thức làm phép, tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít tràng hạt để được làm phép.
Trong trường hợp đặc biệt, một linh mục hay phó tế cũng có thể làm phép tràng hạt cách đơn giản như sau: "Xin Chúa chúc lành cho người sốt sắng cầu nguyện với Tràng hạt Mân Côi này, và làm phép cho tràng hạt, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần".
Nói cách khác, có nghi thức làm phép riêng cho mỗi đồ vật. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù nghi thức làm phép tràng hạt tiên liệu khả năng cử hành làm phép trong cộng đoàn, nó không bao gồm một nghi thức làm phép tràng hạt trong Thánh Lễ.
Một trường hợp ngoại lệ cho luật chung này việc Đức Thánh Cha làm phép các đồ vật. Tại các cuộc tiếp kiến chung, người ta thường thông báo chính thức rằng Đức Thánh Cha sẽ làm phép cho mọi đồ vật đạo đức do khách hành hương đem tới.
Mặc dù không có thông báo như vậy vào các dịp khác, Đức Thánh Cha cũng biết rằng nhiều người hành hương chỉ có thể tham dự một sự kiện có sự hiện diện của Ngài, và rằng họ cũng mang theo các đồ vật đạo đức để được làm phép trong giờ Kinh Truyền Tin hàng tuần, và trong các Thánh Lễ giáo hoàng. Do đó, việc làm phép các đồ vật này được đưa vào trong ý định của Ngài vào thời điểm Ngài ban phép lành. (Zenit.org 28-5-2013)
Đáp: Câu trả lời vắn tắt là không được.
Lời ban phép lành cuối lễ là lời chúc lành khẩn cầu trên những người hiện diện trong thánh lễ ấy, để cho trong một cách nào đó, họ mang hoa trái của Thánh lễ theo họ và vào cuộc sống thường ngày của họ. Trong chủ định của Giáo Hội, đây là một lời ban phép lành cho con người, chứ không cho đồ vật.
Khi Giáo Hội muốn làm phép một đồ vật, Giáo Hội có các nghi thức riêng để làm như vậy. Các nghi thức ấy có sẵn trong phần III của cuốn “Sách các Phép”, có tựa đề “Nghi thức làm phép các đồ dành để tỏ lòng đạo đức và sốt sắng”, có một chương dành riêng cho việc làm phép tràng hạt Mân côi với hai nghi thức làm phép, tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít tràng hạt để được làm phép.
Trong trường hợp đặc biệt, một linh mục hay phó tế cũng có thể làm phép tràng hạt cách đơn giản như sau: "Xin Chúa chúc lành cho người sốt sắng cầu nguyện với Tràng hạt Mân Côi này, và làm phép cho tràng hạt, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần".
Nói cách khác, có nghi thức làm phép riêng cho mỗi đồ vật. Cũng cần lưu ý rằng mặc dù nghi thức làm phép tràng hạt tiên liệu khả năng cử hành làm phép trong cộng đoàn, nó không bao gồm một nghi thức làm phép tràng hạt trong Thánh Lễ.
Một trường hợp ngoại lệ cho luật chung này việc Đức Thánh Cha làm phép các đồ vật. Tại các cuộc tiếp kiến chung, người ta thường thông báo chính thức rằng Đức Thánh Cha sẽ làm phép cho mọi đồ vật đạo đức do khách hành hương đem tới.
Mặc dù không có thông báo như vậy vào các dịp khác, Đức Thánh Cha cũng biết rằng nhiều người hành hương chỉ có thể tham dự một sự kiện có sự hiện diện của Ngài, và rằng họ cũng mang theo các đồ vật đạo đức để được làm phép trong giờ Kinh Truyền Tin hàng tuần, và trong các Thánh Lễ giáo hoàng. Do đó, việc làm phép các đồ vật này được đưa vào trong ý định của Ngài vào thời điểm Ngài ban phép lành. (Zenit.org 28-5-2013)