Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

THÁNH AUGUSTINE – CUỘC ĐỜI VÀ TÔN GIÁO


Jos. Tú Nạc, NMS
Thánh Augustine là một trong những nhà triết học và thần học đầu tiên của Thiên Chúa giáo và là biểu tượng hàng đầu trong giáo hội Bắc Phi. Ngài đã có ảnh hưởng sâu sắc về sự phát triển kế thừa tư tưởng và văn hóa Tây Phương. Hai tác phẩm được tán tụng nhất là Confessions (Lời thú tội) và City of God (Thành phố của Chúa) thuộc thể loại tự truyện hư cấu (Semiautobiography) của Ngài, một tầm nhìn của lịch sử Ki-tô giáo.

Augustine sinh tại Thagaste ở Numidia, nay là một phần của Algeria. Thân phụ của Ngài thuộc dòng dõi quí tộc, mất vào khoảng năm 371, ông là một người tà đạo (sau đó gia nhập Ki-tô giáo). Nhưng thân mẫu của Ngài, Monica, một Ki-tô hữu mộ đạo, người mà đã gắng công không mệt mỏi cho sự hoán cải của con trai mình, và là người mà đã được Giáo Hội Công giáo phong thánh – Thánh nữ Monica. Khi còn là một cậu bé, Ngài được theo học văn hóa Latin và sau đó đến Carthage để nghiên cứu mỹ từ học, nơi mà Ngài đã trở thành thầy giáo. Ở tuổi hai mươi, Ngài đã quay lưng lại với việc dưỡng dục Ki-tô giáo của mình. Ngài đã khước từ bởi những giới luật về thái độ ứng xử của nó. Nhưng không bao giờ Ngài đoạn tuyệt nó.
Tại Carthage, Ngài đã trở nên đam mê triết học sau khi đọc Hortensius của Cicero. Ngài đã cân nhắc việc trở thành một Ki-tô hữu, nhưng đã thử nghiệm một số hệ thống triết học cuối cùng trước khi bước vào Giáo Hội. Được chín năm, từ năm 373 đến năm 382 Ngài đã tôn sùng triệt để hệ thống học thuyết tôn giáo Manichaean (Manichaeism: a syncretistic, dualistic religious system, originated in the 3rd c. A. D. by Mani ‘Manichaeus’, combining Zoroastrian, Gnostic, and pagan elements – c. 216 – 276), một thứ triết lý lưỡng diện Ba Tư sau đó có xu hướng lộng hành trong Đế quốc La Mã Tây phương. Với nguyên lý căn bản về sự xung đột giữa thiện và ác của nó cùng sự khẳng định về sự giải thích Kinh Thánh hữu lý, học thuyết hệ tôn giáo Manichaean thoạt đầu dường như phù hợp với Augustine với sự từng trải của ông và trang bị giả thuyết có vẻ như tin cậy nhất để xây dựng một hệ thống triết học và đạo đức. Hơn nữa qui ước đạo đức của nó nghiêm ngặt đến độ bực mình. Sau đó Augustine đã ghi lại trong Confessions của mình: “Cho tôi sự tinh khiết và tiết chế dục vọng, nhưng bây giờ thì không.” Đã tỉnh ngộ vì không có khả năng xảy ra về sự hài hòa những giáo điều Manichaeist, Augustine đã từ bỏ triết lý này và quay sang chủ nghĩa hoài nghi.
Khoảng năm 383 Augustine rời Carthage tới Rome, nhưng một năm sau Ngài đi Milan với tư cách là một giáo viên mỹ từ học. Ở đó, Ngài đã chịu ảnh hưởng của trường phái triết học Tân Plato và đồng thời gặp được giám mục của Milan – Thánh Ambrose, lúc đó danh tiếng nhất ở Ý. Augustine lập tức bị lôi cuốn trở lại Ki-tô giáo và dâng hiến quãng đời còn lại của mình hoạt động cho chân lý. Cùng với người con hoang của mình, Ngài đã được giám mục Ambrose làm phép rửa vào Đêm trước Lễ Phục Sinh năm 387. Ngài đã được thụ phong linh mục năm 391, và trở thành giám mục của Hippo Regius năm 395. Ở đó, Ngải đã để lại 35 năm là vị lãnh đạo uyên bác của Thiên Chúa giáo Phi Châu cho đến lúc Ngài qua đời vào ngày 28 tháng Tám, năm 430.
Là giám mục, Augustine có nhiều cuộc tranh luận với những thành viên Donatist (after Donatus, bishop of Casae Nigrae, founder of sect/ a member of a North African Christian sect formed in the 4th c., holding extremely rigorous views concerning purity and sanctity) và những người theo hệ tôn giáo Pelagian. Những thành viên Donatist là những người ly khai đã tin rằng họ là những người thuộc giáo hội đích thực duy nhất, và rằng những nghi lễ tôn giáo không hợp lệ trừ khi được thực hiện bởi các giáo sỹ vô tội. Augustine đã đáp lại rằng sự hợp nhất là đánh giá Ki-tô giáo một cách đúng đắn và rằng những nghi lễ tôn giáo đã lệ thuộc vào Đức Ki-tô và không dựa trên những thiết lập của con người. Hệ tôn giáo Pelagian là một phong trào cải cách đứng đầu bởi một tu sỹ người Anh đương thời, người mà đã chối bỏ niềm tin về tội nguyên thủy. Những thành viên Pelagian tin rằng không người nào có thể được miễn xá hoàn toàn không hội đủ điều luật của Thiên Chúa, nhấn mạnh tầm quan trong của sự tha thứ còn tùy vào hành vi kiểm soát. Trong quá trình đấu tranh, Augustine đã phát triển những giáo lý của mình về tội nguyên thủy và sự độ lượng thiêng liêng, đứng giữa hai cực Pelagian và Manichaeian. Để chống lại giáo điều Pelagian, Ngài đã giữ vững lập trường rằng vì tội nguyên thủy thuộc bản tính loài người hoàn toàn không có khả năng để thay đổi; không người nào được hoàn toàn tha thứ để kiềm chế những động cơ thúc đẩy của con người mà không có quà tặng của hồng ân Thiên Chúa. Chống lại hệ tôn giáo Manichaeian, Ngài đã hùng biện vị trí của sự tha thứ còn tùy vào việc hợp tác với sự độ lượng, khoan dung.
Triết lý của Augustine luôn luôn thực tế, được đúc kết từ những kinh nghiệm cá nhân của chính bản thân Ngài. Với Ngài, Ki-tô giáo là một triết lý đích thực, Chân Lý là thứ nhất, và Thiên Chúa là Chân Lý. Sự sở hữu của Chân Lý là hạnh phúc, và điều đại phúc là được hưởng Chân Lý, nên nghi vấn Chân Lý là nghi vấn về sự khôn ngoan. Những Nhà Kinh Điển hoài nghi, những người mà tin rằng sự khôn ngoan bao gồm tri thức mà chúng ta không có thể am hiểu điều gì đó, đã đưa ra câu hỏi “làm thế nào một người trở nên khôn ngoan,” đối với Augustine, để trở nên khôn ngoan người ta phải khát khao sự khôn ngoan mà người ta trống vắng. Nhưng sự khao khát hàm ý tri thức của điều khát khao. Vậy khát vọng của sự khôn ngoan ngụ ý thiếu thốn sự khôn ngoan và sở hữu sự khôn ngoan trong cùng lúc. Augustine đã trả lời bằng hai cách; Câu trả lời thứ nhất là, theo mô thức Cartesian (form of René Descartes or his philosophical or his mathematical ideas), Si fallor, Sum (Nếu tôi không thỏa mãn, tức tôi còn khao khát), cách trả lời thứ hai rút ra từ Isaiah 7: 9, “trừ phi bạn tin, bạn sẽ không hiểu.” Duy chỉ có niềm tin cung cấp nền tảng từ những điều nghi vấn về sự khôn ngoan bắt đầu, bởi vì niềm tin là sự hiểu biết và sự không hiểu biết; nó cho phép gắn bó với điều được biết nếu có thể, và cho phép khát khao để gắn bó với điều chưa thỏa mãn.
Một số yếu tố căn bản của học thuyết Plato có thể được tìm thấy trong De Trinitate (Thiên Chúa Ba Ngôi) của Ngài. Thế giới quan của Ngài là Plato, có thế giới bên trong và thế giới bên ngoài, bậc thấp và bậc cao, trong sáng và dễ hiểu, và thuộc thể xác và tinh thần. Để trở thành khôn ngoan đòi hỏi một sự chuyển động của tâm hồn hướng nội và hướng thượng trước Thiên Chúa, và sự cởi mở tâm hồn đối với chân lý mà ở đó cung cấp ảo tưởng tinh thần được thanh tẩy bởi niềm tin. Đề tài của Ngài thuộc về thần học trên thế giới và trong con người hơn hẳn thánh kinh của Plato, bởi cho phép Ngài được ngưỡng mộ thế giới vật chất với sự tôn sùng mà một thành viên Plato không thể. Giáo điều của Ngài về tội lỗi như không có gì, một sự riêng tư, dị biệt cả hai tư tưởng Plato và Manichaean.
Những tư tưởng của Ngài về sự Hiện Thân đã đánh đổ những người theo chủ thuyết Plato. Những hình ảnh thiêng liêng trong con người bị xấu đi bởi tội lỗi, làm đảo lộn trật tự thiêng liêng. Nó được khôi phục bởi Ngôi Lời mà được bù đắp tính tự trọng bởi loài người, sự bất tuân bởi qui phục, khôi phục sự sống bởi cái chết cam chịu, và sự vô tội bởi sinh ra từ những hậu quả của tội lỗi, hiện thân Ngôi Lời là Con Đường trở lại cho con người đến Ngôi Lời – Người là Chân Lý, và Con Đường dẫn đến Đức Ki-tô phục sinh – Người là sự sống. Sự khôi phục đến từ hồng ân Thiên Chúa, và ân huệ thiêng liêng được thể hiện cho chúng trong khoan dung độ lượng thiêng liêng, phản ứng nhân loại là phản ứng nhân từ, bác ái. Nguyên tắc đạo đức của Ngài phát triển sự khoan dung độ lượng trước sức mạnh tâm hồn, và trạng thái quan hệ cá nhân về tình yêu trước nguyên tắc trừu tượng.
Sự thành công của Augustine trong sự hiệp nhất Ki-tô giáo đã cho phép nó trở thành tín ngưỡng của Âu Châu thời trung cổ, và sáng tạo một triết lý mà vẫn không thay đổi căn bản Ki-tô giáo Tây Phương, cả hai Thiên Chúa giáo La Mã và Tin Lành, tự bao giờ.