Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Chân Phước Elisabetta Vendramini (1790-1860)

Cuộc đời của chân phước Elisabetta đã được hướng dẫn bởi câu phúc âm “Tình yêu Ðức Kitô đã thúc giục chúng ta tiến bước” (2Cr. 5,14).

Sinh ở Bassano del Grappa gần Treviso, khi 27 tuổi Elisabetta từ chối lời cầu hôn và nhất quyết giúp người nghèo bớt đau khổ về thể xác cũng như tinh thần. Năm 1820, ngài khởi sự làm việc trong một cô nhi viện ở tỉnh nhà và gia nhập dòng Ba Phanxicô vào năm sau đó.

Sau khi di chuyển đến Padua năm 1828, ngài tiếp tục phục vụ các trẻ em cô nhi. Vào năm 1830, ngài thành lập tu hội Các Chị Em Dòng Ba Phanxicô của Thánh Elizabeth Hung Gia Lợi. Cho đến khi từ trần, Elisabetta đã hướng dẫn tu hội này trong việc giáo dục cũng như chăm sóc người già, trẻ mồ côi và người đau yếu. Ngài luôn luôn kết hợp sự đau khổ của chính ngài với sự đau khổ của Ðức Kitô và Ðức Mẹ Sầu Bi.

Tại sao trước đây Giáo hội Công giáo cấm ăn chay vào ngày thứ năm?

Thời Giáo Hội sơ khai, mỗi ngày Thứ Năm là một ngày đại lễ bắt buộc, không có ăn chay.

Trong một thời gian dài, Giáo Hội Công giáo đã sống và kinh qua nhiều truyền thống nhỏ lẻ khác nhau. Một truyền thống đã ảnh hưởng đến cách thức ăn chay của người Công giáo (Mùa Chay) là từ sự liên hệ Thánh Kinh với các ngày THỨ NĂM.

Theo truyền thống này, Giáo Hội Công giáo luôn cử hành lễ Chúa Thăng Thiên vào THỨ NĂM (40 ngày sau Lễ Phục Sinh). Điều này đã dẫn đến một truyền thống về ngày THỨ NĂM thời Giáo Hội sơ khai, THỨ NĂM là một ngày vui trọng đại nhằm tôn vinh sự thăng thiên của Chúa Giêsu.

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

THÁNH ANTONINUS VÀ BẠN CỦA NGƯỜI.

Thánh Antoninus là một vị Tổng Giám Mục có tiếng của địa phận Florence, người kể lại câu chuyện của một người đàn ông rất sùng đạo đã chết, người này là bạn rất tốt của dòng Dominican, nơi mà Thánh Antoninus đã sống. 

Sau khi người này chết, bao nhiêu thánh lễ và lời cầu nguyện đều đổ xuống cho linh hồn ông ta. 

Thánh Antoninus rất buồn phiền vì sau một thời gian đã dài, linh hồn khốn khổ đó hiện về với một sự đau đớn khôn tả. 

Quyển Kinh Thánh Hebrew hoàn chỉnh cổ nhất

Codex Sassoon, bản sách chép tay Kinh Thánh Hebrew hoàn chỉnh và cổ nhất thế giới, đang trong quá trình lưu chuyển qua bảo tàng một số nước trước khi lên kệ đấu giá của Nhà Sotheby (trụ sở chính ở London, Anh) vào tháng 5 tới.

 Cách đây khoảng 1.100 năm, một người chép sách ở nơi ngày nay là Israel hoặc Syria bắt đầu ngồi xuống viết một bản thảo đặc biệt. Với tổng cộng 400 tờ giấy da thuộc khổ lớn, quyển sách chứa đựng bản thảo hoàn chỉnh của Kinh Thánh Hebrew (chiếm phần khá lớn nội dung của Cựu Ước). Ngôn ngữ trên các trang giấy là kiểu chữ hình vuông, tương tự như trong các cuộn giấy cói chép kinh Torah của Do Thái giáo ngày nay.

Những lời nguyện của linh mục trong thánh lễ mà bạn không thể nghe thấy

Trong phần lớn lịch sử Giáo hội, có nhiều lời nguyện của linh mục trong thánh lễ mà cộng đoàn không nghe thấy. Đây không phải bởi không có micro hay bởi các linh mục quay mặt về phía nhà tạm như nghi thức cũ.
Ngay cả thời nay, trong thánh lễ hậu Công đồng Vatican II, khi các linh mục quay mặt về phía giáo dân và phần lớn phụng vụ có thưa đáp, vẫn có những lời nguyện của linh mục mà cộng đoàn không nghe thấy.

Phân biệt dầu được làm phép và dầu được thánh hiến

Có người sẽ nói rằng: việc “xức dầu” là của các đấng, các bậc, còn mình là giáo dân, phân biệt chi cho mệt. Thoạt nghe, cũng có lý, nhưng nếu, không phải vất vả lắm, cũng chẳng mất bao nhiêu thời gian, mà có thể tích lũy thêm được một ít hiểu biết về truyền thống, về đời sống đức tin của Hội Thánh, thì thiết nghĩ, bỏ công một chút để tìm hiểu về các loại “dầu” được dùng trong Phụng Vụ, cũng là một việc đáng làm, nên làm, nhất là trong bầu khí của những ngày Tuần Thánh.

ĐGH Phanxicô ban phép lành cho vệ tinh phóng lời của ngài vào không gian

Đức Thánh Cha Phanxicô, thứ Tư, sẽ ban phép lành cho một vệ tinh mà sẽ phóng những lời của ngài vào không gian vào ngày 10 tháng Sáu.

 “Spes Satelles,” tiếng Latinh có nghĩa là “Vệ tinh Hy vọng,” sẽ được phóng bằng một hoả tiễn cất cánh từ Căn cứ Lực lượng Không gian Vandenberg ở California.

 Theo Vatican, vệ tinh thu nhỏ sẽ chứa một bản sao của cuốn sách ghi lại phép lành urbi et orbi của Đức Thánh Cha ngày 27 tháng Ba năm 2020, giữa đại dịch COVID-19, ngài đã ban phép lành cho thế giới từ Công trường Thánh Phêrô với dòng chữ “Lạy Chúa, xin Chúa ban phước lành cho thế giới, ban sức khỏe cho thể xác chúng con và an ủi tâm hồn chúng con.”

NHỮNG NẤM MỒ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

1. Từ một tài liệu của Bộ Truyền thông

Cách đây ít tháng, tôi đi họp Bộ Truyền thông của Tòa thánh. Một trong những việc của Hội nghị là thảo luận về một Tài liệu hướng dẫn của Bộ Truyền thông về mạng xã hội. Điều làm tôi thắc mắc là tài liệu nói về mạng xã hội nhưng khung dẫn dắt suy tư lại là dụ ngôn Người Samari nhân hậu (Lc 10,29-37). Dụ ngôn này có liên quan gì đến mạng xã hội? Khi đọc kỹ, tôi khám phá hai điều quan trọng:

Tòa Thánh sẽ phóng một vệ tinh vào không gian

cath.ch, I.Media, 2023-03-27

Ngày thứ hai 27 tháng 3, Tòa Thánh thông báo ngày 10 tháng 6 năm 2023, một tên lửa SpaceX Falcon 9 sẽ cất cánh từ căn cứ Vandenberg, California với một vệ tinh nhỏ mang sứ mệnh không gian của Vatican trên tàu. Dự án, được gọi là ‘Spei Satelles’ – Vệ tinh của Hy vọng, trong tiếng la-tinh – sẽ mang theo một “quyển sách nano” bài phát biểu của Đức Phanxicô và phát các đoạn trích bài phát biểu này bằng tín hiệu radio như một “dấu hiệu của hy vọng”.

Lá đã làm phép có được bỏ đi không?

Chào cha, vào Mùa Chay khi tham dự Lễ Lá, mỗi giáo dân được phát cho 1 lá dừa đã làm phép. Xin hỏi là lá ấy mang về nhà và khô héo và con muốn bỏ đi. Vậy cách nào bỏ lá ấy đi cho đúng cách? Cám ơn cha. Chúc cha an mạnh.

Lá đã làm phép có được bỏ đi không

Bạn thân mến,

Như chúng ta đã biết, Chúa Nhật lễ lá được cử hành trước ngày Chúa Nhật Phục Sinh, mở đầu Tuần Thánh. Cả bốn sách Tin Mừng đều đề cập đến sự kiện này (Mc11,1-11, Mt21,1-11, Lc 19,28-44, Ga12,12-19) về việc Chúa Giêsu tiến vào thành Jerusalem vào những ngày trước khi chịu khổ hình. Chúa Giêsu vốn nghèo khó, nhưng vì là Thiên Chúa, đã long trọng vào thành Giêrusalem trên lưng lừa để đi vào đền thờ, các môn đệ đi bên cạnh, dân chúng từ con nít tới người lớn tự động trải áo trên đường để kính trọng Chúa, họ cũng bẻ những chiếc lá, cành cây vẫy vẫy như để hoan hô (Hosana), tung hô Chúa như một vị Vua theo phong tục của họ.

Ủy ban Phụng tự: Chữ đỏ cho các nghi lễ Tuần Thánh 29/03/2023

 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

ỦY BAN PHỤNG TỰ

PHỤNG VỤ TUẦN THÁNH

WHĐ (29.3.2023) – Theo lời nhắc nhở của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Tông Thư Desiderio Desiravi, Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam mong muốn trình bày một số lưu ý trích nguồn từ các Quy chế, Quy tắc và Luật chữ đỏ của Sách lễ Rôma để giúp Dân Chúa chuẩn bị tham dự bước vào cử hành phụng vụ Tuần Thánh năm nay.

Người đọc sách Thánh trong Thánh Lễ

Người đọc Sách Thánh hay còn được gọi là độc viên Sách Thánh là người thi hành tác vụ công bố Lời Chúa (qua các Bài đọc) trong Thánh lễ. Đây là một ơn gọi được Thiên Chúa kêu mời dành cho những người có tố chất và khả năng nói - đọc trước công chúng để họ trở thành tác viên phụng vụ trong chức năng công bố Lời Chúa. Họ có sứ mạng làm cho Thiên Chúa hiện diện đối với cộng đoàn trong phần Phụng vụ Lời Chúa. Họ có thể là người lãnh tác vụ đọc sách hoặc là người đã được chọn lựa, huấn luyện và chỉ định làm độc viên Sách Thánh. Họ thuộc về một đội hay một nhóm những người chuyên đọc Sách Thánh của cộng đoàn hay giáo xứ, chứ không phải bị chỉ định đột xuất.1

1] Những đòi hỏi và chuẩn bị công bố Lời Chúa

Đọc Kinh Thánh là... để biết?

Việc đọc Kinh Thánh hiện là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, việc đọc sách của anh ấy có thực sự được trả lại lợi ích gì về mặt tâm linh hay không đó lại là một vấn đề khác ! "Hồi tưởng niệm 1600 năm mất của thánh gieronimo (340 - 390) linh mục, tiến sĩ hội thánh, thần thánh cha phanxico ban hàng thư scripturae sacrat ảnh hưởng (lòng yêu mến kinh thánh). Tông thư này gửi đến mọi ki tô hữu, nhất là những ki tô hữu giáo dân việt nam vì rất ít giáo dân vn quan tâm đến việc tìm hiểu, học hỏi và truyền bá tựa tựa tựa tựa tựa tựa Tựa lưng tựa vào kho trong kho, kho trong kho kho tàn.

RƯỚC LÁ HAY RƯỚC CHÂU CHẤU?


Chúa nhật Lễ Lá, là ngày mà Giáo Hội tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để hoàn tất mầu nhiệm Vượt Qua của Người, đông đảo dân chúng ra đón Người, tay cầm nhành lá và reo hò: “Hoan hô Con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Hoan hô trên các tầng trời!”

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

CHA VIANNEY CẦU NGUYỆN XIN ƠN HÓAN CẢI TỘI NHÂN


Cha Vianney ngủ rất ít và cầu nguyện rất nhiều. 


Một ông nhà gần nhà thờ có tính tò mò. Sáng nào ông cũng ngó qua coi ông cha mới này làm gì. 


Một buổi sáng kia không nhịn được, ông theo rình coi khi thấy ánh đèn cầy leo lét đi từ nhà xứ xuyên qua nghĩa trang âm u vào trong nhà thờ. 

7 quan niệm truyền thống và ý nghĩa biểu tượng của Chúa Nhật Lễ Lá


Chúa Nhật Lễ Lá đánh dấu sự khởi đầu của Tuần Thánh, là tuần cuối cùng cho việc chuẩn bị mừng Đại Lễ Phục Sinh. Trong nghi lễ Phụng vụ Roma, việc cử hành Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Lá có các truyền thống mang đặc nét riêng, nên nó khác hẳn với các Thánh Lễ Chúa Nhật khác.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Chúa Giêsu hiện diện bao lâu trong Bánh Thánh sau khi ta rước lễ?

Gia sản quý báu nhất mà Giáo Hội Công Giáo có được chính là bí tích Thánh Thể - là chính Chúa Giêsu ẩn mình trong chất thể bánh rượu. Chúng ta xác tín, "Trong bí tích Thánh Thể cực trọng hiện diện "mình và máu, cùng với linh hồn và thần tính, của Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô, và vì vậy, Đức Kitô được ẩn chứa cách đúng đắn, chân thật và bản thể." (Giáo lý điều 1374)

Sự hiện diện này của Chúa Kitô không chấm dứt ngay lập tức khi ta rước lễ. Giáo lý dạy thêm rằng "Sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể bắt đầu vào thời điểm truyền phép và kéo dài bao lâu chất thể Bánh Rượu còn tồn tại." (Giáo lý điều 1377)

Vậy điều đó có ý nghĩa thế nào với chuyện ta rước Người vào miệng? Sự hiện diện thật sự của Người trong cơ thể ta sẽ kéo dài bao lâu?

BIỂU TƯỢNG CỦA CÁC TÁC GIẢ TIN MỪNG

Theo truyền thống, các hình ảnh sau đây biểu tượng cho 4 tác giả Tin Mừng: con người tượng trưng cho Thánh Matthêô; sư tử có cánh tượng trưng cho Thánh Marcô; con bò có cánh tượng trưng cho Thánh Luca và con đại bàng đang bay đại diện cho Thánh Gioan.

Áo lễ hồng chúa nhật Laetare, chúa nhật vui mừng trong Mùa Chay

fr.aleteia.org, Angélique Provost

Đã đi qua được một nửa Mùa Chay, để sống phần còn lại Mùa Chay tốt nhất, Giáo hội đã dự trù cho chúng ta: Vui mừng ngày chúa nhật Laetare. 

Đó là ngày chúa nhật hân hoan. Laetare nói lên niềm hân hoan ngay bài ca nhập lễ: “ Mừng vui lên Giêrusalem hỡi! Tề tựu cả về đây, hỡi những ai hằng yêu mến thành! Các bạn đang sầu khổ, nào hón hở reo mừng và hân hoan tận hưởng nguồn an ủi chứa chan”.

Buộc trưng Thánh Giá Chúa chịu nạn không? Nói thêm về giếng rửa tội

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Ý nghĩa chữ IHS trên bánh lễ


Chắc đã có lần bạn từng thắc mắc khi thấy chữ IHS trên bánh lễ, tại bàn thờ hay nhà tạm Thánh Thể. Những chữ đó là viết tắt của các từ nào và có nghĩa là gì.

 Có nhiều cách giải thích tùy theo ngôn ngữ bạn chọn. Theo tiếng Việt sẽ là Jêsu Hằng Sống. Theo tiếng La tinh, sẽ là Jesus Hominum Salvator, nghĩa là Chúa Giêsu Đấng cứu độ nhân loại.

Còn có cách giải thích khác nữa, là do các chữ La tinh In Hoc Signum (Vincit) trong chuyện hoàng đế Constantin, hoặc theo chữ viết Hi lạp thì thuần túy là chữ viết tắt Danh của Chúa Giêsu.

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

GÓC KHUẤT ĐỜI TU SĨ

Ngày hăm hở vào dòng tu, hẳn các thầy không nghĩ tới cảnh hấp tấp chở bà bầu đi đẻ, toát mồ hôi moi băng vệ sinh kẹt dưới bồn cầu hay bò xuống sàn lau phân của con lỡ rơi ra nền trung tâm thương mại sáng loáng…

                                           ++++

Camillo là dòng tu có tôn chỉ chăm sóc bệnh nhân nghèo khổ “với tình yêu của một bà mẹ chăm sóc đứa con duy nhất  của mình trong lúc đau ốm ”. Chính vì vậy, có lẽ bất kỳ một thanh niên nào khi bước chân vào cánh cửa nhà dòng này đã có ý nguyện phục vụ người nghèo và người bệnh.

Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?

Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất định? Các linh mục giải tội giải quyết như thế nào?

Linh mục Gianni Cioli, giáo sư thần học luân lý, trả lời:

Ai gộp Thánh Kinh lại với nhau?

Nếu Mátthêu, Máccô, Luca và Gioan đã viết bốn sách Tin Mừng, và Phaolô đã viết hầu hết các thư, vậy ai là người biên tập bản cuối cùng thành cuốn sách mà ngày nay chúng ta gọi là Thánh Kinh? Như đã đề cập trong Câu 17, Cựu Ước thành hình từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ II trước Công Nguyên (250- 100 TCN) khi bản Bảy Mươi được công bố. Vua Ptolemy II Philadelphus của Ai Cập (309-246 TCN)  đã xây một thư viện vĩ đại tại Alexandria và đã quyết định hoàn thành bộ sưu tập của mình với bản dịch tiếng Hy Lạp của bộ Thánh Kinh Do Thái [dịch từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp]. Vào thời đó, hai phần ba đến ba phần tư số người Do Thái trên phần đất của họ  bị phân tán (gọi là Diaspora[1]) trong thời Babylon chiếm đóng (586 TCN). Hầu hết người Do Thái không còn dùng tiếng Do Thái cổ nữa, vì ngôn ngữ chung lúc bấy giờ là tiếng Hy Lạp. Vua Ptolemy đã yêu cầu hơn 70 học giả khởi đầu công việc chuyển ngữ [bộ Thánh Kinh] từ tiếng Do Thái sang tiếng Hy Lạp. Công việc này mất hơn 70 ngày. Ấn bản một tập ấy gồm 46 quyển, trong đó có 39 quyển nguyên gốc được viết bằng tiếng Do Thái và 7 quyển được viết bằng tiếng Hy Lạp, vì các thánh ký đã sống trong thời gian bị đô hộ và các ngài chỉ thông thạo tiếng Hy Lạp.

Giờ Thánh Là Gì?

Có thể tìm thấy nguồn gốc của giờ thánh tại thời điểm Chúa Giêsu Kitô trong Vườn Giêtsêmani, khi Ngài yêu cầu các môn đệ của mình tỉnh thức cầu nguyện với Ngài. Họ ngủ thiếp đi, và trong Tin Mừng Mt 26:40, Chúa Giêsu khiển trách họ rằng: “Anh em không thể thức nổi với Thầy một giờ sao? Hãy tỉnh thức và cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ; tinh thần thì hang hái, nhưng xác thịt thì yếu đuối”.

Rút ống thở ôxy có tội không?

Một bạn hỏi tôi rằng: “Do kinh tế gia đình rất khó khăn, nên việc chi trả tiền chữa ung thư cho con không đủ khả năng. Nên đứa con đó đã nói với gia đình rút ống oxy ra, thấy vậy người nhà đã đành chịu rút ống oxy và đứa con đó đã chết ngay khi rút ống oxy ra. Vậy gia đình người này có bị mắc tội giết người không?

Câu trả lời của tôi là: Không mắc tội. Bởi vì gia đình không thể giữ ống thở oxy cho con do thiếu tiền; chứ không phải họ cố tình rút ống thở để đứa con chết.

Tại sao các thừa tác viên đọc sách không đọc số chương và câu khi đọc Lời Chúa trong Thánh Lễ?

 Một bạn trẻ đã đến gặp tôi và hỏi: Thưa Cha, tại sao người Công giáo không đọc các chương và câu khi họ đọc Lời Chúa trong Thánh lễ? Sau đó cậu ta tiếp tục: Mục sư của con nói với con rằng, bởi vì người Công giáo không muốn mọi người biết Kinh thánh và biết sự thật, đó là lý do tại sao họ không đọc số chương và số câu. Tôi quay sang bạn trẻ ấy và mỉm cười. Sau đó, tôi nói với cậu ta, nếu con biết câu trả lời rồi tại sao con còn hỏi Cha? Cậu ta đáp lại rằng bởi vì câu trả lời của vị Mục sư không thuyết phục cậu ta.

Tòa giải tội kín đáo đã có từ khi nào?

Tòa giải tội kín đáo chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 16. Chúng ta có được một chỗ cách ly kín đáo như vậy là nhờ vị thánh Hồng y người Ý, Charles Borromée, mà Giáo hội mừng kính vào ngày 4-11. 

 Anna Ashkova

Dù ngày nay không còn được dùng nhiều nữa, tòa giải tội vẫn là một phần không thể thiếu của lịch sử Giáo hội Công giáo. Khi nhắc đến bí tích hòa giải, người ta hay liên tưởng tới cái buồng nhỏ đó, phải không? Chưa kể đến phim điện ảnh và phim truyền hình nhiều tập thường làm cho nó nổi bật lên khi có những cảnh xưng tội. Nhưng tòa giải tội cách ly kín đáo này ra đời cũng chưa lâu lắm. Nó mới chỉ được tạo ra vào thế kỷ thứ 16. Quả vậy, cho đến thời điểm đó, việc xưng tội được thực theo nhiều cách khác nhau.

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

Chữ INRI nghĩa là gì?

Các chữ cái thường tìm thấy trên đỉnh thánh giá và được lấy ra từ Kinh Thánh.

Ba Tin mừng đầu tiên của Matthêu, Maccô, Luca thuật lại rằng sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá, những người lính đã đặt lên đầu anh ta lời buộc tội chống lại anh ta: Đây là Jesus, Vua của người Do Thái. (Mt 27:37).

Linh mục ra việc đền tội dựa theo tiêu chuẩn nào?

      Tôi muốn hỏi một điều luôn khiến tôi thắc mắc: khi bạn đi xưng tội, có tiêu chuẩn nào, theo đó, các tội đã phạm tương ứng với một số việc đền tội nhất định? Các linh mục giải tội giải quyết như thế nào?

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023

CHA PHANXICÔ XAVIÊ TRƯƠNG BỬU DIỆP, MÁNG THÔNG ƠN CHÚA

Trong tương lai, có lẽ những người viết sử sẽ nói về Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp như một hiện tượng rất đặc biệt: một linh mục sống và làm việc ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, lại trở thành người được rất nhiều người biết đến và yêu mến.

Không chỉ người Công giáo nhưng rất nhiều anh chị em ngoài Công giáo cũng biết và yêu mến cha Diệp. Người ta còn bảo nhau nếu là người ngoài Công giáo đến xin ơn, sẽ được cha Diệp ưu tiên hơn.

Không chỉ người Việt trong nước mà cả Việt kiều từ nhiều phương trời xa xôi cũng lặn lội đến tận Tắc Sậy để kính viếng cha.

Một cặp vợ chồng chưa kết hôn xin rửa tội cho con của họ được không?

Thông thường, tại các giáo xứ, có các cặp vợ chồng chưa kết hôn xin rửa tội cho một đứa trẻ. Chúng ta phải làm gì trong trường hợp này? 

Tôi tin rằng ngày nay ở các giáo xứ thường có những cặp vợ chồng đang sống chung, chưa kết hôn, xin phép rửa cho con của họ. Tôi tự hỏi, trong trường hợp này, phải xử lý thế nào cho đúng: chắc chắn vì lợi ích của đứa trẻ, việc rửa tội cho nó là đúng đắn, nhưng cha mẹ không buộc phải cưới nhau sao?

Cha Valerio Maurio, giáo sư thần học bí tích trả lời.

Tìm Hiểu Biểu tượng Kitô

Biểu tượng Đức Kitô là cách kết hợp các mẫu tự để hình thành cách viết tắt Thánh Danh Đức Giêsu Kitô, thường dùng làm biểu tượng của Kitô giáo. Một trong các biểu tượng Đức Kitô cổ xưa nhất là Chi-Rho (☧) – gồm chữ Chi (Χ) và chữ Rho (Ρ) của Hy ngữ chồng lên nhau, nghĩa là Χριστός (Đức Kitô). Biểu tượng này có trên quân kỳ phò Đạo Chúa (labarum military standard), hoàng đế Constantine I (cai trị những năm 306-337) đã sử dụng quân kỳ này từ năm 312. Biểu tượng IX hoặc XI dùng hai chữ đầu của Thánh Danh Giêsu Kitô theo Hy ngữ là Ἰησοῦς (ὁ) Χριστός – viết hoa ἸΗΣΟῦΣ (ὁ) ΧΡΙΣΤΌΣ, biểu tượng ΙΗ dùng hai chữ đầu của Thánh Danh Giêsu theo Hy ngữ là Ιησουσ – viết hoa ΙΗΣΟΥΣ.

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

NGUỒN GỐC CỦA CHẦU LƯỢT TỪ ĐÂU ?

1. "Chầu lượt" được bắt nguồn từ đâu, và từ khi nào ạ?

2. Chầu lượt ra đời trong hòan cảnh nào? 

3. Ngoài ý nghĩa, tôn thờ Thánh Thể, Chầu lượt con mặc lấy ý nghĩa của việc hội nhập văn hóa hay không? 

4. Hình thức sinh hoạt Chầu lượt, nhất là ở miền Bắc.

Thánh Thể, Chầu Thánh Thể, Chầu liên tiếp, Chầu lượt, Kiệu Thánh Thể… Riêng về việc Chầu Lượt mà Anh nêu thắc mắc, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Chữ “Amen” có nghĩa là gì?

Ý nghĩa chữ Amen thì rất cụ thể, rất đặc biệt mà không một ngôn ngữ có từ tương đương. Amen là tiếng hêbrơ được dùng từ rất xưa. Về mặt ngôn từ học, amen đến từ chữ aman mà người ta dùng để làm mạnh lên hay để xác nhận các lời nói. Ý nghĩa của nó có thể diễn tả là “sự thật là như vậy” hay “được ghi nhận như vậy”.

Lịch sử và ý nghĩa Thập Giá

1. Lịch sử về hình phạt thập giá

Theo các nghiên cứu, hành hình thập tự giá bắt nguồn từ thời đế chế Assyria, vào khoảng năm 8.000 trước Công nguyên (TCN). Lúc đó, cây thập tự giá được dùng để treo nạn nhân và bỏ mặc họ trong tình trạng bị nhục nhã trước đám đông. Khi thành phổ cổ đại Nineveh được khai quật vào năm 1847, một trong những phát hiện nổi tiếng nhất chính là tìm được thư viện dưới thời vua Assurnasirpal II (883-859 TCN). Vị vua này đã ghi lại cách thức mình đối xử với những tù binh trong chiến trận: “Ta dựng một cây cột chống lên cửa cổng thành của hắn, và róc hết da của những kẻ cầm đầu, rồi phủ da bọn chúng lên khắp cây cột… Một số tên ta xiên chúng lên cọc, và một số tên khác ta trói xung quanh cột. Ta dựng một cây cột treo tù binh sống, và một cây cột toàn đầu lâu, và ta mang thủ cấp của chúng đi diễu hành quanh thành phố”.

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2023

Tại sao người Công giáo quỳ gối trong Kinh Tin kính vào ngày 25 tháng 3

 Giáo hội Công giáo Rôma hướng dẫn các tín hữu quỳ gối trong Kinh Tin kính vào ngày lễ Truyền tin, ngày 25 tháng Ba.

Trước Công đồng Vatican II, mọi người đều phải quỳ gối khi đọc Kinh Tin kính trong thánh lễ. Việc này diễn ra không chỉ ngày 25 tháng 3, mà còn vào các ngày Chúa nhật và lễ trọng.

Tại sao ông Giuse được gọi là công chính?

“Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1,19).

Công chính:

1/ Những ai chủ trương ông đã nghi ngờ bà Maria ngoại tình thì giải thích “công chính” theo nghĩa là tôn trọng luật pháp (công minh chính trực). Nếu người vợ (dù chỉ mới đính hôn) phạm tội ngoại tình, thì chồng buộc phải từ hôn (xc. Đnl 22, 23-27). Ông ta có quyền lựa chọn một trong hai thủ tục như đã nói. Trường hợp này, ông Giuse chọn thủ tục tư riêng, bởi vì không muốn làm mất thanh danh của vợ. Như vậy, ông vừa tuân hành luật pháp, vừa tôn trọng sự công bằng với bà vợ (xét vì ông chưa nắm vững các tình tiết của câu chuyện).

Kinh Thánh Tân Ước ( Khái quát)

Kinh Thánh Tân Ước là phần cuối của bộ Kinh Thánh Công Giáo bao gồm 27 cuốn sách được viết và hoàn chỉnh bởi các Thánh Tông Đồ và cộng sự của các ngài, được hình thành trong nửa cuối thế kỷ đầu tiên sau biến cố Chúa Giáng Sinh.

ĐIỀU GÌ XẢY RA VỚI THÁNH GIÁ?


1. CHÚA GIÊSU VÁC LOẠI THẬP GIÁ GÌ?

Trong Phúc Âm, các Thánh sử ghi lại rất ít về con đường Chúa Giêsu vác Thập Giá lên Núi Sọ. Các Thánh Mátthêu, Thánh Máccô và Thánh Luca cho biết rằng có lúc Chúa Giêsu không vác nổi Thập Giá nên phải có người vác đỡ. Thánh Máccô cho biết: “Lúc ấy, có một người từ miền quê lên, đi ngang qua đó, tên là Simôn, gốc Kyrênê. Ông là thân phụ hai ông Alêxanđê và Ruphô. Chúng bắt ông vác thập giá đỡ Đức Giêsu” (Mc 15:21).

5 TÊN GỌI VÀ BIỂU TƯỢNG KHÁC NHAU CỦA TUẦN THÁNH


Mùa Chay là khoảng thời gian phong phú và tuyệt vời của năm Phụng vụ. Khi hướng đến niềm vui của Lễ Phục sinh, Giáo hội gọi tuần cuối cùng của Mùa Chay bằng nhiều tên khác nhau nhằm nêu bật những chủ đề đa dạng của việc suy niệm. Có thể kể đến 5 tên gọi và biểu tượng khác nhau của tuần cuối cùng này như sau:

Mặt nhật?


Gắn liền với việc chầu Thánh Thể, vật dụng dùng trong phụng vụ này đã có từ thời Trung Cổ.

Các hình thức biểu tỏ ra niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, đã phát triển qua dòng thời gian. Một trong những tiến triển đó là việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ và bên ngoài nhà tạm. Để cho việc cử hành phụng thờ này được thuận tiện, người ta đã dùng tới một vật dụng phụng vụ gọi là “mặt nhật”.

Tại sao người Công giáo Roma quỳ gối trong Thánh lễ?


Tư thế vật lý này là một tư thế cổ xưa, được các Kitô hữu sử dụng ngay từ lúc khởi đầu.

Đối với người Công giáo Roma, quỳ gối là một trong những cử chỉ cầu nguyện thể chất đặc biệt nhất trong khi cử hành Thánh lễ. Thực tế, trong nhiều thế kỷ, các tín hữu giáo dân theo Nghi thức Rôma đã quỳ gối hầu như suốt thời gian của Thánh lễ.

Bạn nên cúi đầu hay ngước nhìn lúc nâng cao Mình và Máu Thánh Chúa trong Thánh lễ?

Dù bạn có làm gì đi chăng nữa, hãy cân nhắc thi hành với lòng cung kính khi Chúa Giêsu hiện diện nơi bánh và rượu đã được truyền phép.


Trong một Thánh lễ theo Nghi thức Công giáo Rôma, việc truyền phép bánh và rượu được ghi dấu cách đặc biệt bằng việc nâng cao bánh thánh và chén thánh, thường đi kèm với tiếng chuông.

Ngoài ra, thường có một khoảng thời gian thinh lặng ngắn, khi linh mục không còn nói bất kỳ lời nào và chỉ đơn giản là nâng bánh thánh hoặc chén thánh lên cho mọi người xem thấy. Sau mỗi lần nâng cao như thế, linh mục sẽ bái gối.

Sự khác biệt giữa Vatican và Tòa thánh


Hai từ thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng không mang cùng ý nghĩa. Vatican là Quốc gia nhỏ nhất thế giới, Tòa Thánh là nhân vị đạo đức của giáo hoàng và Giáo triều. Nếu Vatican không còn thì Tòa thánh vẫn sẽ tồn tại!

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO


Người ta phải gọi Giáo Hội nguyên thủy của Chúa Kitô là CÔNG GIÁO để phân biệt khỏi những giáo phái tân lập. (Dĩ nhiên khi lập ra một giáo phái mới, các vị cải cách luôn bảo giáo phái mình mới là nguyên thủy, là chân chính).

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Câu chuyện cuộc đời Đức Hồng Y Văn Thuận: non scholae sed vitae discitur



Stéphanie, ofm

Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Đức Cha Văn Thuận, Giám Mục Giáo Phận Nha Trang từ năm 1967 được Á Thánh Đức Giáo Hoàng Phaolo VI chọn làm Tổng Giám Mục Phó của Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh, khi đó còn là Sài Gòn. Rất ý nghĩa khi vị Tân Chức đã từng chọn khẩu hiệu giám mục của mình Gaudium et spes - Vui mừng và hy vọng, là chính đầu đề của Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay được Công Đồng Vatican II công bố gần 10 năm trước (7 tháng 12 năm 1965). Chỉ vài tháng sau khi được bổ nhiệm, vào ngày 15 tháng 8 năm 1975, ngài bị bắt cầm tù cho đến gần 13 năm sau mới được tự do. Đây là môt sự kiện quá đau đớn đến nỗi đã có thể cướp mất khỏi sứ vụ giám mục cũng như cuộc đời của Đức Cha Văn Thuận niềm vui và hy vọng là chính biểu tượng giám mục của ngài.

Truyền thống kính thánh Giuse vào thứ tư hàng tuần bắt đầu từ đâu?

Dành một ngày trong tuần cho vị thánh thúc giục chúng ta xin ơn chết lành trong giờ sau hết.

Theo truyền thống cổ xưa, Giáo hội dành mỗi ngày trong tuần cho việc sùng kính đặc biệt, thứ Tư là ngày dành riêng kính Thánh Giuse.

Từ buổi khởi đầu của Kitô giáo, Chúa nhật là ngày của Chúa, được thánh hiến cho Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết vào ngày đó.

Tại sao ngày thứ bảy được dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria?


Qua nhiều thế kỷ, Giáo hội đã tôn vinh Mẹ Thiên Chúa vào các ngày Thứ bảy. Sự kiện này có từ thời Trung cổ.

Trong Giáo hội Công giáo, Thứ bảy là những ngày đặc biệt phụng vụ dành riêng kính Đức Trinh nữ Maria. Hầu hết các ngày Thứ bảy trong năm, các linh mục có thể dâng thánh lễ tạ ơn để tôn vinh Đức Trinh Nữ Maria và Phụng vụ các Giờ kinh có bộ kinh nguyện và các bài đọc riêng có thể được đọc để tôn vinh Mẹ.

Thánh Giuse bao nhiêu tuổi khi Chúa Giêsu sinh ra?


Thánh Giuse là một người góa vợ hay là một thanh niên gầy gò?

 Kinh thánh không kể cho chúng ta nghe nhiều về Thánh Giuse. Ngài được Tin mừng mô tả cách đơn giản như là “chồng của Đức Maria”, một người “thợ mộc” (Mt 1,19), và là “người công chính” (Mt 1,19).  Tuổi tác và cái chết của ngài cũng không được nói đến. Tuy nhiên, một số truyền thống giúp làm sáng tỏ vấn đề và đưa ra một số điểm có thể nghiên cứu.

SỬ DỤNG LỄ PHỤC MÀU HỒNG CHO LỄ CƯỚI ĐƯỢC KHÔNG?

     


 Lm. Giuse Phạm Đình Ái, SSS

Hỏi: Rất nhiều linh mục mặc áo lễ màu hồng để cử hành lễ cưới (cử hành bí tích hôn phối trong Thánh Lễ), vậy thực hành này có đúng không?

Đáp: Thưa không, ngoại trừ lễ cưới trùng với Chúa nhật thứ III mùa Vọng (Gaudete) và Chúa nhật thứ IV mùa Chay (Laetare). Đây là một vài lý do:

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2023

Ý nghĩa của Tên Thánh Giuse JOSEPH


J: Justice (Công chính)

O: Obedient (Vâng phục)

S: Silent (Thinh lặng)

E: Exemple (Mẫu gương)

P: Patient (Kiên nhẫn)

H: Humble (Khiêm tốn)

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Chiếc nhẫn cưới của Đức Trinh Nữ Maria và bức tranh bất hủ đã tái hợp ở Perugia, Ý Đại Lợi


Nghệ sĩ người Ý Pietro Perugino đã bất tử hóa màn cầu hôn của Đức Trinh Nữ Maria và Thánh Giuse. Ở trung tâm của bức tranh là một chiếc nhẫn thạch anh Calcedonian, theo truyền thống được cho là nhẫn cưới của Maria.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

TÀI LIỆU - THÁNH GIUSE

Theo sử sách, Thánh Giuse sinh tại Belem năm 90 trước Công Nguyên, và qua đời ngày 20 tháng 7 năm 18 sau Công Nguyên.1 Ngài được tôn kính trong các giáo hội Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Nguyên Thủy, Chính Thống Đông Phương và Tin Lành. Lễ kính ngày 19 tháng 3 với tước hiệu Giuse Bạn Đức Maria, và ngày 1 tháng 5 với tước hiệu Giuse Thợ. Ngài được tôn nhận là quan thầy của các giáo hội Croatia, Đại Hàn, Việt Nam   và nhiều giáo hội địa phương khác. Đặc biệt, Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 1870 tôn nhận là Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Khởi đi từ sự phát triển và nghiên cứu về Thánh Mẫu Học, từ năm 1950, Khoa Giuse Học cũng được khai mở và nghiên cứu rộng rãi. 2,3

Thánh Giuse bổn mạng người ngủ


Trong kinh cầu thánh Giuse, sau khi đã nêu lên các chức vụ mà Người đảm nhận trong tương quan với Mẹ Maria và với Chúa Giêsu (từ số 4 đến số 8), cũng như tuyên dương các nhân đức của Người (từ số 9 đến số 16), Giáo hội kêu cầu Người như là mẫu gương cho giới lao động và gia trưởng (số 17 và 18), và kẻ bảo trợ (bổn mạng, quan thầy) của người sống trinh khiết cũng như những người lập gia đình; những người lầm than cơ cực, những người bệnh tật ốm đau, những người lâm tử, và kết thúc với danh hiệu là “bổn mạng của Hội thánh”. Chắc chắn là không ai dám kêu cầu Người như là bổn mạng của những người ngủ, bởi vì thường cái ngủ mang nghĩa tiêu cực. Kinh thánh, đặc biệt là Tân ước, đầy những lời cảnh báo các tín hữu hãy tỉnh thức, chứ đừng mê ngủ, kẻo khi Chúa quang lâm họ sẽ không được vào dự tiệc (xem các dụ ngôn trong chương 24-25 của Matthêu). Ngủ tượng trưng cho tối tăm, chết chóc, hình ảnh của tội lỗi; đang khi các tín hữu là con cái của sự sáng, cần phải tỉnh thức hoạt động.

THÁNH GIUSE, CÀNH HUỆ TRẮNG


Nhìn ngắm Thánh Cả Giuse, ai trong chúng ta cũng nhận ra cành huệ trắng trên tay Ngài cầm. Cành huệ trắng biểu trưng cho tâm hồn thanh sạch được tôn phong cho Ngài với những ý nghĩa mà chúng ta có thể chia sẻ trong bài viết này.

Tại sao thánh Giuse già vậy?


Tại nhiều nhà thờ, người ta trưng bày ảnh của thánh Giuse để tôn kính vị đã được Chúa chọn làm cha nuôi của đức Giêsu. Nhưng mà tại sao hầu như hết các bức tranh đều vẽ thánh Giuse như ông cụ già? Thánh Giuse được bao nhiêu tuổi khi Chúa Giêsu ra đời?

TẠI SAO ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ?


Đi Đàng Thánh Giá là truyền thống cổ xưa của Giáo hội Công giáo có từ thế kỷ IV, khi các tín hữu hành hương tới Thánh Địa.

Cũng như các truyền thống khác của Công giáo, Đàng Thánh Giá có ý nghĩa sâu sắc và phong phú, nhưng có thể chúng ta không nhận ra tầm quan trọng và không biết cách liên kết với cuộc sống hàng ngày. Đây là 8 lý do chúng ta nên đi Đàng Thánh Giá.