Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Sống thật mùa Xuân

Xuân hay Tết? Tết đến hay Xuân về? Hình như Xuân đến nhanh quá khiến đất trời như ngợp Xuân!

Xuân tươi đẹp và nhẹ nhàng. Thật vậy, Xuân đẹp với ngàn sắc hoa, những màu áo rực rỡ, và nhẹ nhàng với làn gió thoảng đưa nhẹ mát rượi. Nhưng tôi vẫn thấy Xuân ồn ào với những tiếng cười vui vẻ. Xuân còn ồn ào với cõi lòng rạo rực, một loại ồn ào mầu nhiệm, một dạng ồn-ào-tĩnh.

Đất trời vào Xuân, hoa lá reo vui nhảy nhót trong nắng vàng ươm như những lời tỏ tình dễ thương. Mọi vật dù quen thuộc nhất, thì với mùa Xuân cũng trở nên tuyệt mỹ trong vẻ diệu huyền. Viên sỏi nhỏ vẫn nằm im trên đường xuyên suốt thời gian, thế mà giờ đây hình như cũng vui vẻ và nhí nhảnh như cố bé lanh chanh đang đùa vui với mùa Xuân.

Đây hàng mứt, đó hàng dưa, kia hàng hoa,… Người qua, kẻ lại, việc mua bán tấp nập. Tiếng nhạc Xuân ùa ra đường, quyện vào không khí. Ngoại cảnh bắt buộc Xuân đến? Có thể là một phần. Và một phần do chính Xuân tự nguyện đến. Xuân phải là Xuân, Xuân luôn là Xuân, Xuân mãi là Xuân. Mỗi khi vui sống là Xuân hiện diện, như người ta thường nói: “Vui như Tết”.

Xuân gợi nhiều suy tư dù Xuân không nói. Để có được mùa Xuân tươi, phải có cuộc sống đẹp và được trang điểm bằng những hạt-ngọc-yêu-thương. Má đỏ, môi hồng, còn cần phải có một trái-tim-hồng biết chia sẻ hạnh phúc và cảm thông nỗi bất hạnh của tha nhân. Cuộc đời còn đau khổ thì chưa có mùa Xuân trọn vẹn. Hãy cố gắng biến những lời chúc Xuân thành sự thật. Đừng để chúng đơn thuần chỉ là những lời chúc phát ra từ đầu môi, chót lưỡi!

LINH MỤC, ĐỨC KITÔ THỨ HAI ( ALTER CHRISTUS) , PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?

 LM . Phanxiô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 Trong phạm vi bài viết  này, tôi không muốn đề cập nhiều đến những lý thuyết hay nền tảng thần học cũng như giáo lý của Giáo Hôi về vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội, vì thiết nghĩ các linh mục và rất nhiều giáo dân ngày nay đều biết rõ.
Điều tôi muốn nói ở đây là trong thực tế, linh mục phải hành xử thế nào để xứng đáng là hiện thân của Chúa Kitô xuyên qua chính đời sống, lời nói và việc làm  của mình trước mặt người khác;  trước hết là các  tín hữu được trao phó cho mình săn sóc và  phục vụ  về mặt thiêng liêng- và đặc biệt  sau nữa-  là trước những người chưa biết Chúa Kitô để cảm hóa và mời gọi họ nhận biết và tin Chúa Kitô  qua gương sống chứng nhân của mình. .

Với tư cách là cộng sự viên đắc lực, thân cận của Giám mục, linh mục  thi hành sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và cai trị trong giáo hội địa phương ( tức giáo xứ, giáo Phận)  với tất cả  thành tâm , thiện chí và xác tín về chức năng và vai trò của mình được nhận lãnh từ bí tích Truyền Chức Thánh cho phép linh mục được  chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa KItô, “Thầy Cả Thượng Phẩm..theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” (Dt 5: 10)
Trong hoàn cảnh thế giới tục hóa ngày nay, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ, người ta không những bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa vật chất vô luân ( immoral materialism) mà đặc biệt còn bị ảnh  hưởng ngày một nghiêm trọng bởi trào lưu tục hóa (secularization) đưa đến thực hành vô thần (practical  atheism) , chối bỏ Thiên Chúa , “hạ bệ Kitô hóa” (de-christionization). và dửng dưng với mọi tôn giáo nói chung ( Indifference to religions).
Thực trạng này đã và  đang là một thách đố to lớn cho những ai muốn sống niềm tin có Thiên Chúa tốt lành, đã yêu thương và tha thứ cho con người nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô.

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/01 - 16/01/2014 –

Công Nghị tấn phong Hồng Y,
làn sóng bách hại Kitô Giáo tại Indonesia và Malaysia

 Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn

Tiếp nối truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, lúc 11 giờ sáng thứ Hai 13 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Đây là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn. Ngài đã đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình ủy nhiệm thư.

Vấn đề đầu tiên Đức Thánh Cha muốn đề cập đến là gia đình, bao gồm cả nạn thất nghiệp, nạn đói và nền văn hóa loại bỏ trong đó ngài đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng phá thai lan tràn.

3 ĐIỀU SUY NGẪM

1. Điều nên làm ngay
Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà:“Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".

ĐỪNG QUÊN CÁM ƠN !

1. Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả lời: một là dí dỏm, hai là học biết cám ơn. Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ "cám ơn". Bà cám ơn chồng, cám ơn bố mẹ, cám ơn con cái, cám ơn hàng xóm láng giềng, cám ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cám ơn từng ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mọi lời nói thân thiết của người khác đối với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng "cám ơn". Mọi người không những không ngán đối với vô số lần cám ơn hàng ngày của bà, trái lại càng gần gũi thương yêu bà, thường cảm thấy nếu mình không thương yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời "cám ơn" của bà... 80 năm đã trôi qua, hai tiếng "cám ơn" khiến bà vui vẻ lâu dài, hạnh phúc lâu dài, mạng sống lâu dài, "cám ơn" có bao nhiêu, tình yêu có bấy nhiêu. Tình yêu có ngần nào, "cám ơn" có ngần nấy.

14 tấm hình của ĐGH Phanxicô chúng ta không mong mà được nhìn thấy

Tác giả: 
Jos. Tú Nạc, NMS Sưu Tầm
Chúng ta không mong mà được nhìn thấy những tấm hình này hôm qua, nhưng nó đã cho chúng ta phải suy nghĩ
 

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

ĐẠO HIẾU DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LÝ VÀ TRUYỀN THỐNG

Trần Mỹ Duyệt
 NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM
TRUYỀN THỐNG HIẾU THẢO:
 Quan niệm Xã Hội :
 Theo truyền thống xã hội Việt Nam, những ngày đầu năm mới là những ngày thiêng liêng cao cả; đặc biệt, khi nói về lòng biết ơn và hiếu thảo:
 “Mùng một tết cha,
Mừng hai tết chú,
Mừng ba tết thầy.”
 Trong những ngày này, những lời chúc tốt đẹp nhất cũng được con, cháu dùng để chúc cho ông bà, cha mẹ:
 “Phúc như Đông Hải,
Thọ tựa Nam Sơn”.
 Hoặc:
           “Chúc ông, bà, cha, mẹ, sống lâu trăm tuổi”.
                                                                           
 Quan niệm Đạo Đức:

 -Cha mẹ Phật tại gia - Phật Giáo: Phật tại gia chứ không phải Phật ở chùa. Nếu con cháu đến chùa dâng hương, niệm Phật cầu phúc cho ông bà, cha mẹ mà ở nhà lại coi thường, bất kính với “phật” đang ngồi ngay trước mặt mình, thì lòng sùng mộ, và đạo hiếu ấy cần phải xét lại.

Linh mục : Mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha phê bình linh mục kinh tài, linh mục phô trương
Lm. Trần Đức Anh OP1/11/2014

VATICAN. ĐTC Phanxicô phê bình những LM kinh tài, phô trương không có quan hệ chân thực với Chúa Giêsu.

Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng 11-1-2014, tại nguyện đường Nhà Trọ thánh Marta ở nội thành Vatican . Đồng tế với ĐTC có ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, chủ tịch HĐGM Italia, và một nhóm LM thuộc quyền, trước sự tham dự của một số giáo dân.

Trong bài giảng, ĐTC diễn giải bài đọc thư nhứ I của thánh Gioan Tông Đồ và nói về quan hệ của linh mục với Chúa Giêsu. Ngài nói:
”Linh mục chân chính là người được Thiên Chúa xức dầu để phục vụ Dân Chúa, LM có mối tương quan mật thiết với Chúa Giêsu.
khi thiếu quan hệ này, thì LM trở thành người không còn được xức dầu nữa,
thành người thờ ngẫu tượng, thờ thần là cái tôi của mình.”

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tương lai của các bí tích

Trên bình diện tín lý sít sao chúng ta biết các bí tích thuộc các cấu trúc nòng cốt của Giáo Hội. Ngày nay một cách tỏ tường hơn ngày xưa rất nhiều, nềm thần học không chỉ coi các bí tích là một lãnh vực nền tảng trong sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội, nhưng còn như là thời điểm, trong đó Giáo Hội được sinh ra và được tổ chức một cách có cơ cấu nữa. Tuy nhiên, đàng khác cũng đúng là hiện nay, nếu người ta không gặp sự chống đối các bí tích một cách triệt để, thì ít nhất là bên trong cộng đoàn giáo hội, người ta cũng sống kinh nghiệm của một thái độ từ từ lơ là với các bí tích và không yêu chuộng thực hành việc lãnh nhận các bí tích nữa.

Kiếp nghèo

Nghe hai từ “kiếp nghèo” là thấy “oải” lắm rồi. Chẳng ai muốn “dính líu” tới nó. Nhưng cuộc đời vẫn có vô vàn kiếp nghèo ở khắp nơi trên thế giới, ngay bên chúng ta cũng vẫn có nhiều. Kiếp nghèo như một “định mệnh” mà người ta khó biến chuyển số phận, như ca dao Việt Nam nói:

Cây khô tưới nước cũng khô
Người nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo

Bí đát quá! Cái nghèo KHÔNG LÀ TỘI nhưng là “cái vạ”, nó như quỷ ám, đeo bám người ta mà không chịu buông tha. Người ta vẫn ví von: Nghèo rớt mồng tơi, nghèo ho ra máu, nghèo lụi vô bờ, nghèo phơ tóc bạc, nghèo khạc ra khổ, nghèo bổ ngửa ra, quỷ tha ma bắt. Đúng là khổ thật, khổ quốc tế, khổ kinh niên, khổ vô duyên!

Lời nói

Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…

Tình Bạn

Một đôi bạn thân cùng nhau đi du lịch. Trong một lần tranh luận, họ cãi nhau, một người đã tát người kia. Người bị tát cảm thấy bị xúc phạm, không nói gì mà chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi”.


Họ tiếp tục chuyến du lịch đến một vùng hoang vu, người bị tát suýt bị cát vùi, may mắn dược bạn cứu. Tỉnh lại, người đó lại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt của tôi đã cứu tôi”.

Đứng bên cạnh, người bạn hiếu kỳ hỏi: “Tại sao lúc mình tát cậu, cậu lại viết lên cát, bây giờ lại khắc lên đá?”

Người này trả lời: “Khi bị bạn làm tổn thương nên viết vào nơi dễ quên, gió sẽ thổi lấp đi. Ngược lại, nếu được giúp đỡ hãy nên khắc sâu trong đáy lòng. Ở nơi đó, bất cứ ngọn gió nào cũng không thể xoá lấp được.”

Giá trị của thời gian

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.

Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Một cuốn tự điển về sức khỏe

*Vài điểu nên tránh để đỡ bệnh tật*
    <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_100.htm>

    *Những thói quen rất hại cho sức khỏe*
    <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_101.htm>

    *Những thói quen nếu lạm dụng có thể không lợi mà lại hại cho sức
    ; khoẻ* <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_124.htm>

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014

Bẩy mối tội đầu

Vũ Văn An
 Một trong những chủ đề phổ thông nhất để sách vở khai triển về luân lý là Bẩy Mối Tội Đầu. Bảng liệt kê các mối tội đầu do các đan sĩ Đông Phương soạn thảo này quả đã trở nên một dụng cụ chính xác để chẩn đoán tác phong con người, đến nỗi chính các người vô thần cũng đã phải đọc các sách loại này và viết ra chúng nữa. Một trong những người này chính là nhà nhân bản học Henry Fairlie. Ông chọn chủ đề này không những vì kính trọng các bậc đan sĩ thời xưa, mà còn vì thấy những cài nhìn thông sáng của các ngài mang lại nhiều ích lợi thực tế.

Giải đáp phụng vụ: Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?

Nguyễn Trọng Đa
Nguon: Vietcatholic New
G iải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Đâu là vị trí thích hợp nhất cho việc tiếp nhận bánh và rượu của đoàn rước dâng lễ vật: trước bàn thờ, bờ ngăn cung thánh, hoặc một vị trí khác? - A. F., Novara, Ý.

Đáp: Việc rước dâng lễ vật được mô tả trong nhiều tài liệu. Sách Lễ Nghi Giám Mục mô tả nghi thức trong số 145:

"Xong lời cầu chung, Giám Mục ngồi, đội mũ mitra. [...]. Các Phó tế và các tá viên đem khăn thánh, khăn lau chén, chén thánh và Sách lễ đặt trên bàn thờ.

Lòng bao dung

Ta bắt gặp công thức của luật báo thù : "Mắt đền mắt, răng đền răng". Người ta xúc phạm đến tôi bao nhiêu, tôi phải làm lại cho người đó bấy nhiêu.
Kẻ lý luận như thế là dựa trên sự công bằng, nhưng đây là sự công bằng theo mức độ của loài người. Luật trả thù này đã được ghi chép thành văn trong bộ luật của vua xứ Babylon năm 1750 TCN. Trong Bộ Ngũ Kinh, người ta cũng có thể đọc thấy vài công thức của luật trả thù này, và đó là sự bất toàn của Luật Môsê thời Cựu Ước.

Niềm tin thương mại

§ Lm Jos Tạ Duy Tuyền
Ca dao có câu: Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Câu ca ngàn đời này ca ngợi công lao của cha mẹ lớn như trời biển, khi sinh thành và dưỡng dục con cái nên người. Và cũng từ đó giáo dục cho các thế hệ sau phải biết: “Một lòng thờ mẹ, kính cha - cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”.

10 tôn tượng Chúa Jesus nổi tiếng nhất thế giới

LEISURE & TRAVEL
 
***

1. Christ the Redeemer, Rio de Janeiro, Brazil – The most famous statue of Jesus is also considered the largest Art Deco statue in the world. It is the 5th largest statue of Jesus in the world with a height of 30 metres (98 ft) – not including its 8 metres (26 ft) pedestal. The statue’s arms stretch 28 metres (92 ft) wide. It is located at the peak of the 700-metre (2,300 ft) Corcovado mountain. The statue has become an icon for Rio de Janeiro and Brazil’s most famous monument. It was constructed between 1926 and 1931.

Most Famous Jesus Statues: Christ the Redeemer, Rio de Janeiro, Brazil
Most Famous Jesus Statues: Christ the Redeemer, Rio de Janeiro, Brazil

Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Nền thần học bí tích

Với loạt bài về bí tích Sám Hối hay bí tích Giải Tội hoặc bí tích Hòa Giải chúng ta đã kết thúc phần tìm hiểu một trong các phương thế hữu hiệu, mà Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội đặt để trong tầm tay của chúng ta để giúp chúng ta trưởng thành trong cuộc sống đức tin đức cậy và đức mến. Ba bí tích khai tâm là bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể cho phép con người gia nhập gia đình Giáo Hội là thân mình mầu nhiệm của Chúa Kitô. Khi lớn lên, nếu tín hữu lựa chọn sống đời hôn nhân, tình yêu của họ được Thiên Chúa chúc lành với bí tích Hôn Phối, cột buộc họ với nhau trong sự chung thủy cho tới chết. Là nam giới nếu muốn sống ơn gọi linh mục, sau thời gian huấn luyện và chuẩn bị với các năm học triết học và thần học, tín hữu lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh và trở thành Linh Mục.

Nỗi ân hận muộn màng

Anh Hai là con trai duy nhất mà 30 tuổi vẫn độc thân nên ba má tôi sốt ruột lắm. Hồi đó, tới tuổi băm mà “chưa có gì” thì thế nào cũng xảy ra nhiều suy diễn kiểu như “chắc thằng đó kỹ tính quá”. Đàn ông con trai mà bị mang tiếng kỹ tính thì coi như… hết cứu.

Giáo hoàng Francis là nhân vật của năm

Tạp chí Time vừa bình chọn Giáo hoàng Francis là nhân vật của năm với lời ca ngợi rằng chỉ trong 9 tháng đứng đầu giáo hội Công giáo, ông đem đến tiếng nói nhận thức mới. 


giao-hoang-4833-1386774379.png
Giáo hoàng Francis trên trang bìa tạp chí Time. Ảnh: Time

Giải đáp phụng vụ: Xin nói rõ về màu của áo choàng, khăn vai, và cho biết qui định về ban phép lành

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi 1: Liệu được phép sử dụng áo choàng tím và khăn vai tím khi chầu Thánh Thể trong mùa Vọng và Mùa Chay không, hay là luôn luôn phải dùng áo choàng trắng và khăn vai trắng?

DUNG MẠO ĐỨC KITÔ

Thánh Gioan Tiền Hô là một vị tiên tri cương trực.  Ngài không hề run sợ trước thế lực, cường quyền. Ngài chỉ quan tâm một điều: làm chứng cho chân lý.  Khi Hêrôđê Antipas cướp vợ của người anh, thánh nhân đã không ngần ngại lên tiếng công kích hành động vô luân của nhà vua.  Vì thế mà thánh nhân bị bắt giam trong ngục Machéronte.  Khi bị giam trong ngục, thánh nhân vẫn theo dõi những hoạt động của Chúa Giêsu.  Hôm nay thánh nhân sai môn đệ đến hỏi Chúa Giêsu một câu hỏi gây ngỡ ngàng cho ta: "Ngài có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải chờ đợi một Đấng khác?"

TÌNH HUYNH ĐỆ, NỀN TẢNG VÀ LÀ CON ĐƯỜNG DẪN TỚI HÒA BÌNH - DTC Phanxico 1-1-2014

Trong sứ điệp Ngày Thế Giới Hòa Bình đầu tiên của mình, tôi ước ao gửi đến mọi người, cá nhân cũng như các dân tộc, ước mong về một đời sống được đổ đầy với niềm vui và hy vọng. Trong trái tim của mỗi người nam và người nữ luôn thường trực một nỗi khao khát về một đời sống sung mãn, bao gồm khao khát không thể kìm nén được về tình huynh đệ vốn là điều lôi kéo chúng ta đến với người khác và giúp chúng ta đối xử với họ không như là kẻ thù hay người đối địch, nhưng như là anh chị em được đón nhận và ôm ấp.

CÓ ĐƯỢC BIẾN LỄ TANG THÀNH LỄ CƯỚI HAY LỄ PHONG THÁNH KHÔNG ?

 Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

 Tôi phải viết bài này vì đã được chứng kiến một vài  việc xét thấy không phù hợp với giáo lý và niềm tin của Giáo Hội về việc cử hành  lễ tang ( funeral mass) cho ai  đã ly  trần . Tôi cần nói để giáo dân khỏi hoang mang khi có thể còn phải chứng kiến một việc tương tự  không phù hợp với văn hóa Việt Nam và  quan trọng hơn là giáo lý của Giáo Hội về việc cầu nguyện cho những người đã chết.

Im Lặng & giải thoát

 .. Có hai dạng im lặng, im lặng bên ngoài và im lặng bên trong.

 Người khác đang lên án, phê bình và chỉ trích nhưng mình không nói lời nào, cái miệng không phân bua, không cần giải thích, đây gọi là im lặng bên ngoài. Tuy nhiên, im lặng bên ngoài nhưng trong lòng dậy sóng, trong lòng đang lên kế hoạch tấn công, chờ cơ hội để thực hiện cuộc tấn công của mình.

THĂM MẸ LA VANG

Địa lý xa, không gian cũng xa nhưng lòng không hề xa Mẹ. Tuy xa đó nhưng lòng luôn hướng về Mẹ La Vang bởi Mẹ La Vang - Mẹ Việt Nam - luôn thương đoàn con Việt.
            Mỗi khi có thể, tôi thu xếp ra thăm Mẹ.
            Khởi đầu ngày mới bằng cơn mưa nhẹ, lòng thầm thì nguyện xin với Mẹ rằng khi con đến đất của Mẹ xin cho ngớt mưa để chuyến hành hương được trọn vẹn. Thầm thĩ với Mẹ như thế và quả thật, khi vừa đến Linh Địa cơn mưa như ngừng hẳn.

BA NGỌN NẾN LUNG LINH

Hc 3, 2-6.12-14; Cl 3, 12-21; Mt 2, 13-15.19-23
Lễ Thánh Gia
  Ngày hôm nay, chúng ta trở về với gia đình nhỏ bé ngày xưa ở làng quê Nadaret.
            Thánh Matthêu đã ghi lại những sự kiện thật không thể thật hơn của gia đình nhỏ bé Nadaret. Nhìn vào bức tranh của gia đình này, ta thấy sao mà vất vả quá, sao mà khổ quá.
            Ngay từ ngày mới cất tiếng khóc chào đời thôi, hai ông bà chạy vạy hết chỗ này đến chỗ kia để tìm một nơi sinh con cho gọi là đàng hoàng một chút nhưng không được. Tất cả những quán trọ đã khước từ lời khẩn cầu của hai ông bà. Cuối cùng phải sinh con ở nơi hang đá máng cỏ.

Theo ánh sao

(Lễ Hiển Linh)

Ngày nay gọi là lễ Hiển Linh, ngày xưa gọi là lễ Ba Vua. Thực ra không chỉ có 3 người mà nhiều người, họ không phải là những Quốc vương mà là các đạo sĩ, các nhà thông thái, các chiêm tinh gia, họ từ Đông phương xa lắc xa lơ đi theo dấu Ánh Sao Lạ dẫn đường đến Belem để diện kiến chính Vương Nhi Giêsu và Song Thân của Ngài. Ngôi Hai đã hóa thành nhục thể, làm người để chia ngọt sẻ bùi với thân phận con người của chúng ta. Chúa hứa ban Ngôi Con từ mấy ngàn năm trước và nay đã hiện thực. Quả thật, đó là “độc chiêu” mà Chúa dùng để tỏ mình ra cho muôn dân.

Độc ác và vô tội

Sau lễ Giáng Sinh, Giáo hội kính nhớ các Thánh Anh Hài, những “thánh nhí tử đạo” vì Chúa Hài Đồng. Lễ các Thánh Anh Hài gợi suy tư về hai thái cực đối nghịch nhau: Sự độc ác và sự vô tội.

Thánh sử Mát-thêu cho biết: Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. Rồi vua phái các vị ấy đi Bêlem và dặn rằng: “Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người” (Mt 2:8). Nói năng xem chừng tốt bụng lắm, thế nhưng lại chỉ là mưu thâm quỷ kế mà thôi!

Hiện tượng Phanxicô, vị Giáo hoàng làm xoay chuyển thế giới

Thụy My

Mới cách đây chưa đầy một năm chưa ai biết đến, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trở thành một nhân vật được đông đảo người trên thế giới mến chuộng, thậm chí đã tạo nên một làn sóng ái mộ, dù là người Công giáo hay ngoại đạo. Nhật báo Le Figaro nhận xét, ngay cả Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị trước đây cũng không tạo được vầng hào quang toàn cầu nhanh chóng như thế.

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Giáng Sinh nhiệm màu (Truyện ngắn)

24 tháng chạp. Trời đã bắt đầu ngả tối và đường phố đã thưa thớt bóng người. Mọi người phần lớn đã trở về nhà để sửa soạn đón mừng ngày lễ sinh-nhật nổi tiếng nhất thế-giới, ngày Chúa Giê-Su ra đời để cứu thế.
Giờ này chỉ còn một thằng bé, khoảng chừng mười-mười hai tuổi, mặt mày lem luốc, trên người vỏn vẹn có chiếc áo thun và cái quần xà-loỏng cũ rách, lê bước chân nặng chĩu, chập chờn như một bóng ma ngoài đường phố.

Những điều chưa biết về Chúa giáng sinh

ROB KERBY


1. Không có phòng trọ? Đức Thánh Giuse và Đức Maria bị chủ nhà trọ nhẫn tâm từ chối vì thấy Đức Maria sắp lâm bồn, thế nên Thánh Gia phải lặn lội ra chốn đồng hoang? Câu “hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ” (Lc 2:7) thường được hiểu theo nghĩa là Đức Thánh Giuse và Đức Maria không thể tìm được khách sạn hoặc nhà nghỉ tròng thành phố. Nhưng điều này rất khả nghi. Belem là một ngôi làng nhỏ không có những con đường lớn. Do đó nhà nghỉ của du khách chắc là không có.

LỄ CHÚA GIÁNG SINH Lễ ban ngày.

Lời Chúa: Ga 1,1-18

Trong thánh lễ đêm và thánh lễ rạng đông, Giáo Hội muốn chúng ta nhìn Chúa Giêsu ra đời trong thân phận một trẻ em sơ sinh nghèo khổ, trong thánh lễ nầy, Giáo Hội dạy chúng ta nhìn Chúa Giêsu nhập thể trong vẻ đẹp huy hoàng của Ngôi Lời Hằng Sống, trong nguồn sống thần linh của Ngài.
Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, là Ngôi Lời của Chúa Cha. Từ Ngôi Lời làm cho chúng ta khó hiểu, vì Ngài là một Ngôi Thiên Chúa Hằng Hữu. Chúng ta có thể nói Ngài là Lời phát ra từ Thiên Chúa vô hình. Lời nói của Thiên Chúa không như lời nói của chúng ta. Lời của Thiên Chúa chính là Người Con Một Hằng Hữu.Thư gởi cho tín hữu Do thái nói: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa phán dạy chúng ta qua Thánh Tử”. Thánh tử chính là Lời Thiên Chúa nói với chúng ta.

Lễ Chúa Giáng Sinh Lễ đêm

Lời Chúa: Lc 2,1-14.

Đêm nay là đêm thánh vì “Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người”.Thiên Chúa là Đấng thánh, Ngài đến thánh hóa trần gian: “Đoàn dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng, đám người sống trong bóng tối nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi”.Ánh sáng đó chính là sự thánh thiện tuyệt vời của Ngài. Ánh sáng đó sẽ là hạnh phúc của chúng ta.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Tình Hoa Kinh Thánh

Lm Nguyễn Tầm Thường, SJ
Trung Tâm Truyền Hình Quang Khải, Ðài Loan
Thôi trăng ạ trăng ơi đừng quyến luyến
Lệnh ban rồi giã từ thôi trăng ơi
Tình của ta là tình đất tình trời
Ta ôm mộng giang tay vòng thế giới
Hỡi trăng ơi, trăng ơi đừng chờ đợi
Một chuyến đi chuyến định mệnh cuộc đời
Giơ tay vẫy không bao giờ trở lại
Thôi trăng ạ, trăng ơi đừng chờ đợi

Quê Hương Và Tin Mừng

(Những bài Suy Niệm Và Cầu Nguyện

của Linh Mục Nguyễn Tầm Thường, SJ.)
Lá thư cuối cùng của Anh tôi nhận được vào khoảng tháng Mười năm 1983. Tháng Mười ở quê nhà thì thường hay có những trận mưa lớn. Mưa bất chợt. Thư của Anh đã làm tôi nhớ về những trận mưa đó. Thư của Anh cũng đem đến cho tôi những sợi mưa buồn. Buồn vì biết Anh không còn ở căn nhà đó nữa. Tôi đã mất liên lạc với Anh từ độ ấy. Sau những ngày thăm hỏi, hôm nay tôi được biết Anh đã qua đời ở một họ đạo nhỏ rất xa xôi, mãi tận miệt rừng Tràm.

Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013

Niềm vui Phúc Âm

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
 Một bài báo của BBC ngày 27-11-2013, tựa đề “Giáo hoàng kêu gọi cải cách Giáo Hội”, đã viết về Tông huấn “Niềm vui Phúc Âm”: “Trong tông huấn, Giáo hoàng Francis nói ngài mong muốn Giáo hội ‘bầm dập, tổn thương và bụi bặm trên đường phố còn hơn là một Giáo hội không khoẻ khoắn do nằm trong vỏ ốc và cứ khư khư giữ lấy sự bình an cho bản thân.” Tôi nhớ đến bài thơ “Lời Dâng” bài số 8, Tagore viết: “Mặc áo hoàng tử, đeo ngọc quý quanh cổ, con sẽ mất hết hứng thú lúc chơi đùa; áo làm vướng vít từng bước chân đi.”

Mùa Vọng

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
 Đặc tính Mùa Vọng nhấn mạnh tới hai điều cơ bản: Dọn mình đón nhận Chúa Giáng Sinh và đón chờ ngày Chúa Quang Lâm. Với hai điều cơ bản này đều nhắc tới một thái độ sống duy nhất tỉnh thức và cầu nguyện. Một vài tìm hiểu về chữ “vọng”.


Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Quà tặng tâm hồn

Ngày xửa ngày xưa, có hai ông cháu nhà kia sống nghèo khổ trong một túp lều, khó khăn lắm mới đủ cái ăn cái mặc. Đứa cháu thường hay tủi thân vì không có quần áo đẹp như bọn trẻ cùng xóm lại hay bị bọn chúng giễu cợt. Nhất là mỗi dịp Giáng sinh, chẳng bao giờ có một cây thông hay một món quà nào trong túp lều cả!

Bao giờ Chúa đến ?

TƯƠNG LAI XA HAY GẦN ?

Ngôn ngữ nhân loại khá mơ hồ, không thể chính xác. Thậm chí cũng chỉ là tương đối trong sự chính xác. Ví dụ: Hẹn gặp nhau lúc 7 giờ, có ai đến đúng 7 giờ chưa? Thì tương lai có tương lai gần và tương lai xa, nhưng thế nào là xa và thế nào là gần? “Sẽ xảy ra” và “sắp xảy ra” đều là tương lai, nhưng “sẽ” là bao lâu và “sắp” là chừng nào? Thật là khó xác định!

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 22/11 -28/11/2013
  Bế Mạc Năm Đức Tin,
 1. Công bố Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô
Kính thưa quý vị và anh chị em,

Sáng thứ Ba 26 tháng 11 tại Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã có cuộc họp báo giới thiệu Tông Huấn đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề là Evangelii Gaudium, nghĩa là Niềm Vui Phúc Âm. Tài liệu dày 224 trang này phác thảo tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về một Giáo Hội truyền giáo, một Giáo Hội "lúc nào cũng phải mở cửa". Đức Giáo Hoàng đã đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm truyền giáo, hòa bình, thuyết giáo, công bằng xã hội, gia đình, tôn trọng sáng tạo, đức tin và chính trị, phong trào đại kết, đối thoại liên tôn, và vai trò của phụ nữ và của giáo dân trong Giáo Hội.

GỢI Ý SUY NIỆM LỜI CHÚA

Chúa nhựt thứ nhứt mùa Vọng năm A
Lời Chúa: Mt 24,37-44.

Ý định của Thiên Chúa là cứu vớt tất cả mọi người và Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước”. Vì thế mà trong mùa Vọng, Giáo Hội khuyên giục chúng ta hãy cầu xin: “Lạy Chúa, xin hãy đến”.
Trần gian hứa hẹn bao nhiêu hạnh phúc, nhưng chúng ta vẫn thất vọng.Chỉ có hạnh phúc Chúa hứa mới  làm cho lòng chúng ta sung mãn.

Lễ Thánh Anrê Tông Đồ (Ngày 30 tháng 11)

Bài đọc: Rom 10:9-18; Mt 4:18-22.

1/ Bài đọc I: 9 Nếu miệng bạn tuyên xưng Đức Giê-su là Chúa, và lòng bạn tin rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì bạn sẽ được cứu độ.
10 Quả thế, có tin thật trong lòng, mới được nên công chính; có xưng ra ngoài miệng, mới được ơn cứu độ.
11 Kinh Thánh nói: Mọi kẻ tin vào Người sẽ không phải thất vọng.

Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại sao nhà tạm lại để trống?

Nguyễn Trọng Đa 11/26/2013
 Giải đáp phụng vụ: Trong Thánh Lễ đại triều của Giám Mục, tại sao nhà tạm lại để trống?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

THA THỨ

Một thiền sinh hỏi: "Thua su phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, nguời yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?"

THÁNH THỂ - TIN MỪNG VÀ QUÀ TẶNG CỦA THIÊN CHÚA CHO THẾ GIỚI

Lm. Giuse Trần Đình Long
 “Một đời sống không thể hoàn toàn mang tính cách Thánh Thể,
trừ phi đời sống này được dâng hiến cho Thiên Chúa và tha nhân”
 Thánh Thể Trở Thành Tin Mừng

NHỮNG NGỌN NÚI

Lễ Chúa Giêsu Vua
Dịp Đại Hội Quốc Tế Giới Trẻ tại Rio Brazil, tôi đi hành hương lên ngọn núi Corcovado cao 704m, kính viếng bức tượng Cristo Redentor - Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Vua dang tay đứng trên đỉnh núi cao.

Chuyện nén bạc

Một bữa nọ, sau khi ông Da-kêu được Chúa Giêsu gọi xuống khỏi cây sung, ông đã mau mắn thú tội với Chúa Giêsu, rồi xin được đền tội ngay lập tức: “Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn” (Lc 19:8). Chúa Giêsu vui mừng nói công khai cho mọi người biết: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất” (Lc 19:9-10). Rồi tiện dịp, Ngài kể thêm một dụ ngôn...

Bẩy mối tội đầu

Vũ Văn An
 Một trong những chủ đề phổ thông nhất để sách vở khai triển về luân lý là Bẩy Mối Tội Đầu. Bảng liệt kê các mối tội đầu do các đan sĩ Đông Phương soạn thảo này quả đã trở nên một dụng cụ chính xác để chẩn đoán tác phong con người, đến nỗi chính các người vô thần cũng đã phải đọc các sách loại này và viết ra chúng nữa. Một trong những người này chính là nhà nhân bản học Henry Fairlie. Ông chọn chủ đề này không những vì kính trọng các bậc đan sĩ thời xưa, mà còn vì thấy những cài nhìn thông sáng của các ngài mang lại nhiều ích lợi thực tế.

Giải đáp phụng vụ: Tiếp nhận Bánh và Rượu ở vị trí nào?

Nguyễn Trọng Đa
Nguon: Vietcatholic New
 Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hệ lụy

Mấy ngày trung tuần tháng 11-2013, thông tin đại chúng – từ báo in tới internet – đều “sốt” với “tin nóng” về một cô bảo mẫu đã làm chết một cháu bé mới 18 tháng tuổi tên Đỗ Nhất Long (con đầu lòng của vợ chồng trẻ người Nghệ An) tại một nhà trẻ ở Thủ Đức. Cô “bảo mẫu” gây án là Hồ Ngọc Nhờ, 18 tuổi, người Cần Thơ.

CHÚA CÓ CÔNG BẰNG KHÔNG ?

Phan sinh Trần
 Ngày nọ , có một Anh Thanh Niên trong giáo xứ đi tĩnh tâm về thì gặp Cha Xứ ở sân nhà thờ: “ Chào Anh T, anh đạo đức , sốt sắng nhỉ” . Anh T cười và nhã nhặn : “ Thưa Cha chưa biết được chung cuộc, người đầu bảng lại bị Chúa cho đứng cuối,coi chừng đến ngày chung cuộc Cha ngó xuốngdưới chỗ đó (hỏa ngục), thấy rõ con ở trong đám đông dưới nơ, rồi cha nói : “ Ô kìa , T sao mày ở dướiđó dzậy!!! Lúc đóthì làm sao ăn nói đây”.

Vạch trần khuôn mặt “Cái Tôi” vừa “bí” vừa “hiểm”…

Lung Linh

Trước hết Tamlinhvaodoi xin chân thành cảm ơn những góp ý về “Cái Tôi” khiến cho “Cái Tôi” trở nên phong phú và thú vị hơn…
Bây giờ Taminhvaodoi xin phép được vạch mặt “Cái Tôi” vừa bí vừa hiểm.

Vương quốc Đức Kitô

ĐTGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nghe bài Tin Mừng hôm nay, có lẽ nhiều người thắc mắc: Giáo Hội có nhầm không? Ngày lễ Chúa làm Vua mà lại đọc bài tường thuật cái chết tủi nhục của Chúa. Thật khó hiểu.

Sự tích Hoa Hồng

Ngày xửa ngày xưa thật xưa lắm, có một quốc vuơng ở tận phương trời xa xôi bên một khu rừng rộng lớn và rậm rạp. Vương quốc nầy sống thật hòa bình và yên vui sau một thời gian dài triền miên người dân phải đấu tranh để dành quyền độc lập. Và vị anh hùng chỉ huy người dân của quốc gia này đã được dân chúng tôn lên làm vị vua đầu tiên.

NĂM ĐỨC TIN : TRÁCH NHIỆM NGÔN SỨ CỦA NGƯỜI TÔNG ĐỒ VÀ CỦA NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 Năm Đức Tin sắp kết thúc vào ngày 24 tháng  11 này, xin được  nói lại những đòi  hỏi của đức tin đối với mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội đang sống  và đương đầu với những thách đố của  thế giới quá  tục hóa ngày nay.

Tử đạo ngày nay

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
 Tử đạo là hành vi liên tục chết đi cho chính mình và sống lại trong Chúa Kitô. Đây là một lời mời gọi cụ thể mỗi ngày trong cuộc sống người Kitô hữu, xuất phát từ lời mời gọi: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống vì Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy.” (Mt 16,25).

Vai trò của thầy cô giáo Công giáo trong Giáo hội và xã hội hôm nay

Inhaxiô Đặng Phúc Minh
 Đặt vấn đề
 Đây là đề tài rộng, chúng tôi, với khả năng hạn hẹp, không có tham vọng trình bày một cách đầy đủ, ngọn ngành, từ tổng quát đến chi tiết vấn đề nêu trên. Nhưng vấn đề trên lại là một thực tại, chúng ta, những thầy cô giáo đang từng ngày từng giờ sống với nó, ta không thể chối bỏ và tránh né nó được.

Ý nghĩa của đức tin: đúng và sai

Lm. Robert Barron
Lm. Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ
 Nhà thần học Tin Lành Paul Tillich có lần đã nói rằng “đức tin” là từ bị hiểu sai nhiều nhất trong từ vựng tôn giáo. Về điểm này, càng ngày tôi càng tin rằng ông ấy đúng. Sở dĩ tôi tin chắc như thế là vì rất thường xuyên gặp thấy trên diễn đàn internet của tôi những lời châm biếm về đức tin của các tín hữu nghiêm túc.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

MỤC TỬ TRUNG TÍN

Fr. Huynhquảng
 Những người lớn tuổi tại các nước phát triển, ví dụ như các nước Âu Mỹ, thường dễ dàng bị cho là “gánh nặng” cho xã hội, thậm chí có những người con coi cha mẹ già là gánh nặng cho cuộc đời thanh xuân của mình. Đời sống các ông cụ bà lão tại các nhà dưỡng lão trở nên nổi ám ảnh cho nhiều người trẻ phương tây. Sợ phải cô đơ, sợ bị bỏ rơi, sợ bị quên lãng đã dần dần hình thành lối suy nghĩ định hướng cuộc đời của một số bạn trẻ

Cuộc đua

Cuộc đời có nhiều cuộc đua, với các mức độ khác nhau, về tinh thần hoặc thể lý: Thi học kỳ, thi tốt nghiệp, thi đại học, thi tuyển tay nghề, thi tuyển công chức, thi tiếng hát truyền hình, thi sáng tác ca khúc hoặc thơ văn, thi người dẫn chương trình, thi làm người mẫu, thi hoa hậu, thi chạy đường dài, thi chạy đường ngắn, thi chạy marathon, thi bơi lội, thi nấu ăn, thi đô vật, thi đua xe đạp, thi hát thánh ca, thi giáo lý,…

Lời khuyên của Chúa về Ngày Cánh Chung theo Thánh Luca

Rev. JP Minh Vũ
 Chương 21 trong Phúc Âm theo Thánh Luca nói về ngày Cánh Chung.  Để hiểu rõ phần này, chúng ta phải nhận diện những điểm sau đây: (1) Chúa Giêsu đã tiên đoán về việc Thành Thánh Giêrusalem bị tàn phá 20 năm trước khi chuyện đó xẩy ra và Thánh sử Luca viết về việc này 50 năm sau khi Chúa đã tiên đoán;

Trắc nghiệm đức tin (Lc 21,5-19)

Thiên Phúc
 Một hôm vua Ai Cập đang đứng chiêm ngưỡng những công trình mà ông cho xây dựng tại thành phố Êliôpôli, bỗng có cụ già râu tóc bạc phơ không biết từ đâu tới đã cười ngạo nghễ và thách thức nhà vua:

Vua không ngai

(Chúa nhật XXXIV TN, năm C, lễ Thiên Vương Kitô)
 Trên đầu Thập giá, nơi Chúa Giêsu bị đóng đinh, có ghi bảng bằng tiếng Híp-ri, La-tinh và Hy-lạp: INRI – Jesus Nazarenus Rex Judaeorum – Giêsu Nadarét là Vua dân Do Thái. Thấy vậy, các thượng tế của người Do Thái nói với ông Philatô: “Xin ngài đừng viết: Vua dân Do Thái, nhưng viết: Tên này đã nói: Ta là Vua dân Do Thái”. Tuy nhiên, ông Philatô trả lời: “Ta viết sao, cứ để vậy!” (Ga 19:22). Vô tình mà chính họ lại tôn vinh tử tội Giêsu là Vua. Thế mới độc đáo!

Tháng các linh hồn - Sống để làm gì ?

Giuse Thẩm Nguyễn
Trong một xã hội được coi là văn minh tiến bộ nhất như Hoa Kỳ hiện nay, người ta vẫn không tìm được hạnh phúc thật. Tôi nói hạnh phúc thật là để phân biệt với hạnh phúc ảo, môt thứ hạnh phúc như ngây ngất khi hút thuốc phiện, như lâng lâng trong cơn say, như chạy trốn một sự thật bằng cách cố quên ...

Bài học về thứ không mua được bằng tiền

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia. Anh ta bèn nài nỉ:

Bản chất của nhân đức

Vũ Văn An
 Trong các dòng sau đây, ta sẽ xem sét điều tất cả chúng ta đều quan tâm, cách này hay cách khác, đó là nhân đức. Từ ngữ này có lẽ làm ta hơi bối rối, thậm chí bất lợi nữa, vì nghe ra nó cổ lỗ làm sao, thuộc loại răn đời thế nào ấy.

Nền thần học bí tích

Với loạt bài về bí tích Sám Hối hay bí tích Giải Tội hoặc bí tích Hòa Giải chúng ta đã kết thúc phần tìm hiểu một trong các phương thế hữu hiệu, mà Chúa Giêsu và Mẹ Giáo Hội đặt để trong tầm tay của chúng ta để giúp chúng ta trưởng thành trong cuộc sống đức tin đức cậy và đức mến.

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Sự Sống Đời Đời

Lm. John Nguyễn
 Theo quy luật của kiếp nhân sinh, con người được sinh ra, lớn lên, già yếu, bệnh tật và chết đi. Không ai có thể thoát khỏi vòng quy luật này. Tuy nhiên, người ta vẫn đặt câu hỏi. Sau khi chết con người sẽ đi về đâu?

Điều Răn Thứ Bốn - Đạo Thờ Ông Bà

Lm. Nguyễn Hữu Thy
 „Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, như Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, đã truyền cho ngươi, để được sống lâu, và để được hạnh phúc trên đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Đnl. 5,16)

Bác ái chuyên chế hay tự do ?

Bác ái là yêu thương mọi người, không trừ ai. Chuyên chế là độc đoán, áp đặt, như người ta thường nói “quân chủ chuyên chế”. Bác ái mà sao lại chuyên chế? Đó mới là vấn đề!

SỐNG NHƯ NGÀY SAU ĐANG SỐNG

M. Hoàng Thị Thùy Trang.
 Nói về sự sống đời sau, có lẽ không một người nào hiện diện trên thế giới này mà không đặt dấu hỏi. Từ khi có ý thức, biết suy tư về con người và cuộc đời, người ta đã bắt đầu suy tư về sự tồn tại của bản thân và thế giới.

Vatican II dưới nhãn quan Yves Congar

Vũ Văn An
 Yves Congar là một linh mục Dòng Đa Minh, được coi như một trong các thần học gia sáng chói nhất của Công Giáo trong thế kỷ 20. Nổi tiếng vì các công trình về Giáo Hội học, ngài dựa vào các nguồn Thánh Kinh, giáo phụ và Trung Cổ để lên sức sống lại cho ngành học này. Vốn là người cổ vũ rất sớm phong trào đại kết, ngài gây ảnh hưởng lớn đối với Vatican II.

Đối thoại năm Đức Tin : Đi đạo là bất hiếu với cha mẹ ?

Lm. Đan Vinh
VẤN ĐỀ 21 A :Đi đạo là bất hiếu đối với cha mẹ, vì phải bỏ việc cúng giỗ, thờ kính cha mẹ mà một người con hiếu thảo không thể không chu toàn.
TRẢ LỜI :

I .BỔN PHẬN HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CHA MẸ LÀ GÌ ?

TỰ HỦY

Anmai, CSsR
Lúc thư giãn, anh em ngồi lại với nhau bên ly trà, ly cà phê và nói chuyện trên trời dưới đất cho vui. Mấy ngày nay thời sự nóng lên bởi những cơn bão lớn đang đổ vào và gây thiệt hại nhiều về người và của đặc biệt ở Miền Trung đất nước. Cạnh nước ta, nhiều người Philippines đã chết cũng như nhiều người đang sống trong cảnh cùng cực bởi hậu quả của cơn bão dữ. Và gần đây, thời sự khá nóng về chuyện oan sai án trái cho một người để người đó phải ngồi tù mãi đến 10 năm ...

Hình Ảnh Mẹ Trong Tim

Mẹ - một tiếng gọi vô cùng thân thương và tràn trề cảm xúc. Tôi tin là trên đời này, không còn từ nào có thể khiến người ta dễ dàng rơi nước mắt cho bằng từ này. Những bài ca về mẹ, những vần thơ hay bức tranh về mẹ luôn để lại trong lòng độc giả những cảm xúc bâng khuâng, những nỗi niềm khó tả, những hối hận vì thời gian qua mau, những nỗi tiếc thương không tên nào đấy.

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Định mệnh xoắn lấy hai gia đình Ngô Đình Diệm và Võ Nguyên Giáp

 Giám mục Giuse Võ Đức Minh
Bố của ông Võ Nguyên Giáp là cụ Võ Nghiễm chịu nhiều ơn của gia đình cụ Ngô Đình Khả, bố của ông Ngô Đình Diệm.
 
 Ít ai để ý là cháu ruột của ông Võ Nguyên Giáp (kêu ông Giáp bằng chú) là đương kim giám mục Công giáo ở Nha Trang, là giám mục Giuse Võ Đức Minh. Thân phụ của giám mục Võ Đức Minh là anh ruột của ông Võ Nguyên Giáp, bố mẹ của giám mục Võ Đức Minh đều theo Công giáo và cư ngụ ở miền Nam sau 1954. Không rõ là giám mục Võ Đức Minh có về Hà nội viếng tang chú mình là ông Võ Nguyên Giáp vừa qua hay không?

Các thành tựu và thách đố của Vatican II về Thánh Kinh

Vũ Văn An
 Ngày 18 tháng Mười Một năm 2015 sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm công bố Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải Thiên Chúa” tức Hiến Chế Dei Verbum. Văn kiện này là một trong bốn đại hiến chế của Công Đồng Vatican II (1962–65). Năm nay, ngày 4 tháng Mười Hai sẽ là ngày kỷ niệm 50 năm hiến chế đầu tiên trong số bốn hiến chế này, đó là Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh. Vào dịp này, chắc chắn sẽ có rất nhiều bài báo đề cập tới phụng vụ. Còn đối với văn kiện về mạc khải, cho tới nay, nó chỉ thu hút được một số lượng thảo luận khá khiêm tốn, dù vốn được coi như một hiến chế có tính khai phá nhất (seminal) trong mọi văn kiện của Công Đồng.

Giải đáp phụng vụ: Giờ chầu Thánh Thể được thực hiện như thế nào?

Nguyễn Trọng Đa
Vietcatholic News
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi : Trong chủng viện của chúng tôi, mỗi lần chúng tôi tổ chức Giờ chầu Thánh Thể, thì Giờ này thường diễn tiến như sau: 1) Đặt Mình Thánh Chúa, hát bài O Salutaris Hostia, kinh mở đầu, 2) đọc các kinh khác, như Phụng Vụ Các Giờ Kinh, lần chuỗi, thánh ca, 3) hát Tantum Ergo, Lời nguyện Thánh thể, phép lành với Mình Thánh Chúa, cất Mình Thánh Chúa vào nhà chầu, hát bài kết thúc. Một số trong chúng tôi thích có một Giờ chầu đơn giản, thinh lặng vào buổi sáng, không có thêm các kinh nguyện. Liệu làm như thế được không, hoặc liệu đưa thêm vào vài việc đạo đức hay kinh nguyện khác có được không? - S. M. , Canada.

Có một cái nhìn như thế (Lc 19, 1-10)

Thiên Phúc
Nhiều đệ tử đang theo học Thiền định dưới sự hướng dẫn của thiền sư Sengai. Một người trong bọn họ thường hay thức dậy ban đêm, vượt tường ra phố để dạo mát cho thoả thích.

CÔNG CHÍNH HÓA NHỜ ƠN CỨU ĐỘ

M. Hoàng Thị Thùy Trang
 Xã hội thời nào cũng vậy, người ta dễ dàng xem thường, kết án và đôi khi còn loại trừ những người được gọi là “tội lỗi”. Điều đó thật ra cũng dễ hiểu, vì chẳng ai thích dung túng kẻ có tội cả. Thế nhưng, chỉ vì quá khắt khe cho những hành vi tội lỗi của người khác mà nhân loại dễ dàng quên đi sự thật bản thân mình, hay nói đúng hơn là sự thật của cả thế giới. Làm người ai lại chẳng bất toàn? Nếu thế giới có được một người công chính, có lẽ con người đã không bất  hạnh như hiện nay.

Mầu nhiệm sự gian ác

Đó là cách nói của Thánh Phaolô: “Mầu nhiệm của sự gian ác đang hoành hành” (2 Tx 2:7). Nhận định này có từ hai ngàn năm trước, và ngày nay lại càng ứng nghiệm hơn! Đó là “tên gian ác xuất hiện là do tác động của Satan, có kèm theo đủ thứ phép mầu, dấu lạ, điềm thiêng, và đủ mọi mưu gian chước dối, nhằm hại những kẻ phải hư mất, vì đã không đón nhận lòng yêu mến chân lý để được cứu độ” (1 Tx 2:9-10).

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

ĐỜI SAU KHÁC ĐỜI NÀY CN 32 C

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 Ðức Cha Fulton J. Sheen trong tác phẩm "Trên đỉnh caoThập Giá" đã kể rằng: Sau khi bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Ðịa Ðàng và gánh chịu hình phạt lao dịch, A-đam đã phải vất vả khổ cực tìm kiếm của ăn. Một lần kia, trên đường ra nương rẫy, A-đam vấp phải thân xác bất động của A-ben. A-đam nâng dậy vác con lên vai đưa về nhà đặt trong vòng tay E-và. Ông Bà lay gọi nhưng A-ben không đáp trả. Trước đây A-ben là đứa con ngoan, lanh lợi, không có trầm lặng như vậy. Ông Bà nâng tay A-ben lên, bàn tay lại rơi xuống đất bất động, trước đây A-ben không hề như thế. Ông Bà nhìn vào đôi mắt của con: lạnh lùng, trắng dã, vô tư một cách bí mật, trước đây đôi mắt của A-ben có vô tình như vậy bao giờ đâu. Ông Bà kinh ngạc, nỗi kinh ngạc tăng dần lên. Thế rồi hai Ông Bà chợt nhớ lời Thiên Chúa: "Ngày nào ngươi ăn trái cây này, ngươi sẽ phải chết".

Suy tư Tháng Các Linh Hồn: Ý nghĩa của sự chết

Lm. Nguyễn Hữu Thy
Quyền lực của sự chết thì vô hình. Nó biến đi, rồi lại xuất hiện. Lúc ẩn lúc hiện, nó luôn theo đuổi và đồng hành với con người trong mọi bước đường: lúc quá đói, lúc quá no, lúc đau ốm bệnh hoạn, lúc khỏe mạnh, và ở trong gia đình, ở trên các trục giao thông, ở các bệnh viện, ở trên rừng, ở dưới biển.

NĂM ĐỨC TIN : Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA SỰ ĐAU KHỔ

 Lm. PX. Ngô Tôn Huấn
 Đau khổ  là một thực tế hiển nhiên trong đời sống của con người, dù có niềm tin hay không .
Đây là một thực trạng  mà không ai có thể phủ nhận hay tránh được trong cuộc sống trên trần gian này.Nào đau khổ vì bệnh tật, vì nghèo đói, vì bất công xã hội,  vì thiên tai, động đất, bão lụt. Nào đau khổ vì bị tù đầy, tra tấn, bị kỳ thị và  bách hại ( dân thiểu số Kitô Giáo bên Arap Saudi, Iran, Seria và Ai Cập) bị khinh chê  và cô lập ( dân Untouchable bên Ấn Độ). Sau hết, đau  khổ lớn lao nhất là chết chóc đau thương.
Vì đâu có đau khổ ?

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Kéo và đẩy

Kéo và đẩy là hai động tác trái ngược nhau. Ở các cửa kính (công ty, bệnh viện, phòng mạch, thẩm mỹ viện, nhà hàng, tiệm bán trang phục,...), chúng ta thường thấy ghi Pull (kéo) và Push (đẩy). Kéo luôn khó hơn đẩy, vì khi kéo phải dùng nhiều sức hơn khi đẩy.

Chữ PHÚC

Chữ PHÚC (Phước) là biểu tượng của sự may mắn, niềm sung sướng, thường dùng là Hạnh Phúc. Từ lâu, người Á Đông đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ Phúc, như ngày nay người ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, kiến trúc, và cả trên y phục.

NHỮNG HẸN HÒ XINH XẮN

Lm Trần Đình Long
 Hồi tháng rồi ở khu phố nọ, có một đám tang nghèo nàn đơn sơ, không kèn không trống, không cờ quạt, không vòng hoa liễn trướng. Đó là đám hiếu của một cụ ông, là bố của một linh mục, vừa được Chúa gọi về.

TÌNH NGƯỜI CÓ CÒN KHÔNG ?

(Trích tập san GHXH tập 10)
Mẩu Bút Chì
 “Tự một mình, có công lý thôi chưa đủ. Thật vậy, công lý có thể phản bội chính mình trừ khi nó biết mở ra cho một sức mạnh sâu xa hơn, là bác ái” (TLHT, 203).
Vào thập niên 1980, lúc ấy tôi còn nhỏ, Việt Nam đói nghèo xác xơ. Tại quê tôi, nhiều gia đình phải ăn bánh gói làm từ khoai mì với nhân hạt mít. Ăn như thế triền miên, có khi còn đói ròng đói rã.

THA NHÂN LÀ HỎA NGỤC: LÀM SAO HÓA GIẢI?

(Trích tập san GHXH tập 10)
Minh Hiền
 Từ “NGƯỜI KHÁC LÀ HỎA NGỤC”...
“Tha nhân là hỏa ngục” là câu nói nổi tiếng của triết gia hiện sinh Jean-Paul Sartre người Pháp thế kỷ 20.
Đôi khi tôi cũng tức giận vợ con, đồng nghiệp, đồng đạo. Lúc ấy thấy họ dễ ghét nhường bao. Tức họ quá, tôi phạm tội chửi thề. Có khi tức khí cành hông, tôi xuất chưởng ra chiêu "thượng cẳng chân hạ cẳng tay".

Một Mai Tôi Sẽ Chết, Trên Đường Về Cõi Hết...'

Tôi vừa đi bệnh viện thăm một người anh em Linh Mục, vốn là một bác sĩ lâu năm trong nghề. Ngài từng chăm sóc cho biết bao nhiêu người tại bệnh viện, nhưng lần này thì chính ngài lại được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI

                                                          Anmai, CSsR
 Đời người ! Nghĩ cũng lạ ! Có ngày bước vào trần đời ắt có ngày phải ra đi hay gọi là ngày chết. Ngài sinh ra, ngày bước vào đời có đó nhưng ngày chấm hết cuộc đời này không ai biết trước được. Chuyện sống chuyện chết là chuyện của Đấng tạo hóa, thụ tạo chỉ việc vui vẻ sống ngày nào hưởng ngày đó tùy vào đấng nhào nắn ra mình thôi.

Về nơi tĩnh lặng

Lm. Giuse Hoàng Kim Toan
 Bên cạnh cuộc sống ồn ào, vội vã, có người về nơi tĩnh lặng, những vành khăn tang, những tiếng kèn đồng đưa tiễn, những lời kinh chen lẫn tiếng ồn ào của xe cộ, những chiếc máy phát âm thanh, những tiếng rao, cười nói. Người yên lặng ra đi như gợi lại một lời Chúa bảo các Tông đồ: "Chính anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." (Mc 6,31).

BÍ QUYẾT NÊN THÁNH LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 Năm phụng vụ diễn tả lịch sử cứu độ và tuyệt đỉnh của lịch sử này là cuộc Vượt Qua của Chúa Giêsu Kitô.
 Năm phụng vụ có năm mùa nhưng tựu trung chỉ mừng một mầu nhiệm duy nhất- mầu nhiệm cứu độ : Chúa Giêsu Kitô đã chết và đã sống lại vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta.

NẾU CHỈ CÒN LỄ TẠI NGHĨA TRANG - 2/11.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An
 Tôi chọn bài hát “Nếu chỉ còn một ngày để sống” của Nhạc sĩ Hoài An với những ca từ gợi ý để suy niệm trong thánh lễ tại nghĩa trang tối nay.

Bóng câu

Chỉ khi nào phàm nhân khả dĩ “nhìn thấy” Sự Thật thì mới thực sự được hưởng tự do đích thực, vì Chúa Giêsu bảo: “SỰ THẬT SẼ GIẢI PHÓNG ANH EM” (Ga 8:32). Một trong những chân-lý-bất-biến đó là “sự chết”. Có sinh ắt có tử, như có mở đầu thì có kết thúc! Chết cũng là giải thoát, như Thánh Phaolô nói: “Sống là Đức Kitô, và chết là một MỐI LỢI” (Pl 1:21).

THÁNG MƯỜI MỘT, NGHĨ SUY VỀ CÁI CHẾT

                                                 Jos.Vinc. Ngọc Biển
 Tháng Mười Một lại về, trong tâm trí bạn và tôi.  Tháng Mười Một là tháng mà Giáo Hội mời gọi ta hãy suy nghĩ về cái chết của mình và tha nhân. Khi ta suy nghĩ về sự chết, ta sẽ nhận ra sự yếu đuối của thân phận con người, sự mong manh và tính bất định của sự sống. Như vậy, khi suy nghĩ về sự chết thì cũng là lúc ta suy nghĩ về sự sống. Bởi vì nhờ suy nghĩ về sự chết mà ta có thể sống tốt cũng như hài hòa hơn trong các mối tương quan với tha nhân, đồng thời thêm xác tín mạnh mẽ vào sự sống trường sinh mai hậu. Nhà thơ R.Tagore đã viết thật chí lý khi ông dám chấp nhận cái chết là một sự thật: