Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Ý nghĩa của một con số trong việc cử hành một lịch sử

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Đề tài số bẩy của các bí tích đã luôn luôn rất được thảo luận giữa các thần học gia công giáo và tin lành. Hiện nay nó được đề nghị trở lại trong các phạm trù có tính cách thần học và ít hộ giáo hơn. Thật thế, đây không phải là việc chứng minh rằng các bí tích do Chúa Kitô thành lập là bẩy, hai, hay ba, mà là trao ban một ý nghĩa tôn giáo có thể chấp nhận được cho bẩy bí tích xem ra đưa một dữ kiện toán học vào trong gia tài đức tin. Suy tư kitô đã phải đương đầu với một vấn đề tương tự, khi ghi nhận rằng số ba, trong giải thích của mầu nhiệm ba ngôi, không phải được hiểu trong nghĩa toán học và số lượng. Tuy nhiên, một suy tư loại này đã không bao giờ được thực thi liên quan tới bẩy bí tích. Mục đích chuyên biệt hơn của vấn đề này là nhận diện một tiêu chuẩn giải thích bẩy bí tích cho phép tiếp nhận chúng như là một toàn thể hiệp nhất, mặc dù chúng có tính cách đa diện. Nếu các buổi cử hành bí tích là các biến cố cứu độ, tính cách đa diện của chúng không thể được khẳng định gây hại cho sư hiệp nhất lịch sử của chúng: chúng là các biến cố đa diện về ý nghĩa và nội dung, nhưng làm thành một lịch sử duy nhất. Suy tư thần học hiện đại xem ra đã nhận diện được tiêu chuẩn giải thích thống nhất của các bí tích chính trong việc đọc hiểu biểu tượng của bẩy bí tích. Dựa trên vài chỉ dẫn kinh thánh gán cho số 7 nhiệm vụ diễn tả một cách biểu tượng sự toàn vẹn, chẳng hạn như 7 ngày của việc tạo dựng, bẩy ơn thời cứu thế vv., xem ra có thể kết luận rằng có 7 bí tích, bởi vì chúng ám chỉ tổng thể các biến cố làm thành lịch sử cứu độ trong sự hoàn toàn của nó. Thế rồi các bí tích ”không thể là nhiều hơn cũng không thể ít hơn” trong nghĩa việc thực hiện lịch sử cứu độ một cách khách quan không thể phong phú hay nghèo nàn hơn sự thực hiện được ám chỉ bởi bẩy bí tích.

Ở Lại Với Người (kỳ 21): Nghịch Lý Tin Mừng

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Các bạn trẻ thân mến,
Sự xuất hiện của Giêsu trên trần thế này như một mũi kim làm xé toạt tất cả những lề thói vốn đã quá quen thuộc với con người, đặc biệt là những người cùng thời với Ngài. Ngài đòi hỏi mọi người phải có một tinh thần mới để có thể sống trong kỷ nguyên mới mà Ngài thiết lập. Ngài muốn con người phải thay đổi não trạng vốn mang đầy những giá trị trần tục thấp kém để có thể sống thực sự trong Vườn Địa Đàng mới của Ngài. Tự bản thân Giêsu đã gồm tóm vô vàn sự lạ và là một nỗi ngạc nhiên vô cùng to lớn của con người mọi thời. Sinh ra trong cảnh khó nghèo, sống trong một gia đình nghèo, làm bạn với những người nghèo và tội lỗi, cứu chữa bệnh nhân trong ngày Sabat, đồng bàn với các kỹ nữ và thu thuế, kêu gọi các môn đệ là những người ngu muội, dốt nát và quê mùa, đi lang thang khắp nơi rao giảng, chứ không phải ngồi bệ vệ trên tòa cao. Chưa một vị Rabbi nào thực thi những điều ấy. Với cung cách kỳ lạ đó của mình, Giêsu đã thực sự chinh phục được trái tim của hàng triệu con người.

Đức Thánh Cha cổ võ các tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến chung hơn 20 ngàn tín hữu hành hương, sáng ngày 19-2-2014, ĐTC Phanxicô đã giải thích về bí tích Hòa giải và mời gọi các tín hữu siêng năng lãnh nhận bí tích này.

Trong số các tín hữu hiện diện, đông đảo nhất là các nhóm từ Italia, trong số này có 450 tham dự viên Hội nghị do cơ quan hành hương của giáo phận Roma tổ chức, 150 sĩ quan và binh sĩ thuộc trường hạ sĩ quan của Italia ở Italia, 1 ngàn tín hữu tham dự cuộc hành hương do Ngân hàng tín dụng Scafati và Cetara tổ chức. Từ các nước khác, đặc biệt có 25 LM thuộc giáo phận Meaux ở miền bắc Paris do ĐGM giáo phận hướng dẫn, 100 tín hữu từ tổng giáo phận Québec, Canada, do Đfc Cha Gérald Lacroix, hướng dẫn. Ngài sẽ được phong Hồng y vào thứ bẩy tới đây. Và rất nhiều nhóm nhỏ khác từ các nước.

Từ Ðối Diện đến Hiệp Nhất

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ba lời cầu xin đầu là ở tư thế đối diện với Chúa, nhìn Chúa để rồi nhìn mọi sự trước mặt Chúa. Ðó là qui luật của phối ảnh (perspective) trong tầm nhìn thị giác và trí tuệ của con người. Ðứa bé có thể thấy mình to lắm khi nó chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng đứng trước cha mẹ nó thấy mình thật bé nhỏ; có thể thấy chiếc xe bằng nhựa của nó là to, nhưng khi thấy chiếc xe thật thì nó thấy xe của nó là nhỏ. Nhìn cái xe đậu trước nhà, thì thấy xe nhỏ nhà to, nhưng nhìn cái nhà trước dãy núi thì lại thấy cái nhà chẳng thấm gì... Tầm nhìn của trí tuệ cũng chịu qui luật ấy. Kẻ mới biết dăm ba chữ thì hay khoe khoang, làm như mình là nhà thông thái, nhưng nhà bác học thì biết mình dốt nát vô cùng!
Khi ta thấy Chúa thật to lớn thì đặt mọi sự trước mặt Chúa, ta sẽ thấy tất cả đều bé nhỏ. Khi ta thấy Chúa thật bao la như lúc ngắm bầu trời đêm lấp lánh, ta thấy được mặt đất này chẳng thấm tháp gì! Và khi ta thấy Chúa thật cao sâu, thì dù nỗi đau có nhận chìm ta vào vực thẳm, ta vẫn thấy mình còn trong lòng bàn tay của Chúa, bởi chẳng có vực thẳm nào sâu hơn lòng Chúa.

NIỀM TIN BỊ THỬ THÁCH

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Không thể sống nếu thiếu niềm tin. Nhưng niềm tin chịu thử thách và có thể bị đánh cắp. Cuộc đời buồn như hũ nút nhưng cũng có thể tươi vui.
Ta tin vào điều tốt lành nhưng điều tốt lành luôn bị điều xấu tước đoạt. Hằng ngày, ta tin ở những điều tốt đẹp sẽ đè bẹp cái xấu; nhưng cuối ngày ta lại đắng họng, đau xót khi cái xấu đè bẹp điều tốt. Cái xấu hằng ngày nhan nhản, có muốn sống tốt lại phải xem chừng có sống được không? Ta chẳng còn biết cái tốt có thật sự là tốt, khi cái xấu luôn luôn thắng thế.
Chúa bảo Phêrô và các môn đệ: “Thầy đây, đừng sợ”, nhưng cùng lúc ấy sóng gió vẫn không ngừng phá tan yên tĩnh. Chúa nói với Phêrô: "Cứ đến! " Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su” (Mt 14, 29), nhưng cũng lúc ấy, “thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: "Thưa Ngài, xin cứu con với! " (Mt 14, 30). Niềm tin sao khó quá, muốn tin nhưng cứ mỗi lần xác tín lại chịu sự lay động, thử thách trực chờ. Cái xấu luôn chờ đợi dập tắt niềm tin mới được thắp lên, nhưng “tim đèn leo lét Chúa không nỡ thổi tắt” (Is 42, 3).

Đời tu và hạnh phúc

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Jos.Vinc. Ngọc Biển2/15/2014
Là con người, từ cổ chí kim, từ Đông chí Tây..., đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, ai ai cũng đều mong muốn mình được hạnh phúc hoặc sờ chạm thấy hạnh phúc dù chỉ một chút. Thánh Tôma Aquinô cũng đã nói: “Theo bản tính tự nhiên, tất cả mọi người đều khát mong hạnh phúc” . Chính vì thế, mà nhiều người chấp nhận đánh đổi rất nhiều để cầu mong được hạnh phúc. Ngày nay, cũng đã có nhiều người tìm ra cho mình những kỹ năng để nâng niu và nắm giữ được hạnh phúc lâu dài.

Tuy nhiên, điều họ mong muốn và tìm kiếm đó có đúng không hay chỉ là một sự mơ tưởng hoặc bị hiểu sai về hạnh phúc? Vậy hạnh phúc đích thực là gì và ở đâu?

1. Hạnh phúc là gì và ở đâu?

Thực sự câu trả lời rất khó để khẳng định đâu là hạnh phúc; ai là người được hạnh phúc, và dựa vào tiêu chuẩn nào để cho rằng mình hạnh phúc! Lại càng khó hơn khi mỗi người đều có một quan điểm hay một khái niệm để mặc định cho nó. Đôi khi dẫn đến tình trạng uốn nắn hạnh phúc theo chủ ý khách quan của mình.

Muối cho đời – ĐTGM. Ngô Quang Kiệt.

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Trong những dịp cuối năm, các bản tổng kết tình hình đều đánh giá cao những đóng góp của Giáo hội đặc biệt trong lãnh vực giữ gìn đạo đức xã hội. Nơi nào có đồng bào Công giáo sinh sống, tệ nạn xã hội không có hoặc có rất ít. Nghe những nhận định trên, tôi rất vui vì thấy anh chị em tín hữu đang sống đúng tinh thần trở thành muối cho đời như lời Chúa dạy trong bài Tin Mừng hôm nay.
Khi nói đến muối Chúa Giêsu có ý dạy các môn đệ về cách thế hiện diện trong xã hội.


Đó là một hiẹn diện khiêm nhường

Hạt muối thật bé nhỏ. Chẳng ai chú ý tới sự hiện diện của nó. Bên cạnh thịt, cá, rau cỏ, muối chỉ đóng vai phụ. Người ta trưng bày những món ăn đắt tiền. Người ta giới thiệu những món ăn cầu kỳ. Không thấy ai trưng bày muối. Chẳng có ai giới thiệu muối trong bữa tiệc lớn. Xét về giá trị kinh tế, muối chẳng đáng giá bao nhiêu. Đó là một hiện diện quên mình.
Muối có đó nhưng không ai thấy muối. Không chỉ vì muối bé nhỏ khiêm nhường mà vì muối phải tan biến đi. Phải tan biến đi muối mới có tác dụng. Muối ướp vào thịt cá mà không tan đi thì không thấm được vào thớ thịt, thớ cá, không giữ cho thịt tươi cá tốt được. Muối gia giảm vào cá kho, thịt rim, nước canh mà không tan đi thì khi ăn phải, người ta sẽ nhăn mặt bỏ đi. Chỉ khi tan biến đi, hoà tan vào thịt, cá, rau cỏ, muối mới có ích lợi. Muối phải hiện diện nhưng lại phải tiêu huỷ đi thì mới có ích.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

THÁNH MẪU HỌC

DẪN NHẬP
I. Khái niệm. Thiên Chúa Thánh Mẫu là một mầu nhiệm cần được minh giải trong Thần học, vì thế là "một phần Thần học, căn cứ trên những nguyên lý mặc khải, bàn về Ðức Trinh nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa Cứu Chuộc và Mẹ nhân loại, cùng về những đặc sủng khác của Mẹ".

NHỮNG Ý NGHĨ RỜI VỀ TÍN LÝ “MẸ MARIA ĐỒNG TRINH”

Từ rất lâu, khi nói về tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh, trừ những người Công Giáo đạo”gốc” đã tin một cách nhiệt thành, không thắc mắc, còn một số những người theo đạo “vợ” thì không tin, và đôi khi diễu  cợt với bà vợ sùng đạo về vấn đề này. Ngoài ra, những người không cùng tôn giáo, đôi khi cũng gầy ra các cuộc tranh luận mà một số người Công Giáo, vì không quen lý luận, có thể bị “bí” và chỉ trả lời được là “Giáo Hội đã dậy như vậy, thì tôi tin vậy!”

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Thiên Đàng Ở Đâu?

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Trần An Bài
 Cha Gioan Tauler, một vị linh mục đạo đức vẫn luôn cầu xin để được gặp một người chỉ dẫn cho ngài thiên đàng ở đâu. Một ngày kia, có tiếng lương tâm giục ngài ra trước cửa nhà thờ để gặp vị quân sư đó. Nhìn trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, hôi thối. Cha đến gần chào người hành khất:
- Chào ông, chúc ông may mắn.
Người ăn mày thản nhiên trả lời:
- Chào cha, tôi có bị rủi ro bao giờ đâu.
- Vậy thì xin Thiên Chúa ban cho ông mọi điều sung sướng.
- Ồ, thưa cha, đời tôi chưa bao giờ thấy khổ cả.
Cha Tauler rất ngạc nhiên về cách nói năng của người này. Cha hỏi tiếp:
- Nếu Chúa bắt ông xuống hỏa ngục, ông có buồn khổ không?
Người hành khất trả lời không cần suy nghĩ:
- Nếu Chúa làm như vậy thì tôi sẽ ôm ghì lấy Chúa và đưa Chúa xuống hỏa ngục luôn. Tôi thà ở hỏa ngục với Chúa còn hơn ở Thiên Đàng mà không có Ngài.
Vị linh mục càng ngạc nhiên hơn nữa. Cha hạch hỏi:

Hạnh Phúc Ở Đâu?

Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"

Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."

Một con yêu tinh cho ý kiến: "Chúng ta sẽ quẳng hạnh phúc lên đỉnh núi cao nhất thế giới."

Con yêu tinh khác phản đối: "Con người rất khoẻ mạnh, chuyện trèo lên đỉnh núi đối với họ không có gì là khó khăn."

Là Người Có Niềm Tin Chúa, Chúng Ta Phải Nghĩ Thế Nào Về Những Kẻ Đang Làm Sự Dữ Và Về Những Thiên Tai

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
§ Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Là người có niềm tin Chúa, chúng ta phải nghĩ thế nào về những kẻ đang làm sự dữ và về những thiên tai như bão lụt, động đất, khiến cho bao người phải chết, nhà cửa, tài sản tiêu tàn?
Hỏi: Nhân trận bão lụt khủng khiếp vừa xẩy ra ở Phi Luật Tân khiến cho hàng chục ngàn người bị giết, hàng triệu người mất nhà cửa, tài sản, xin cha giải thích vì sao có sự khốn khó như vậy cho con người
Trả lời: Tôi đã có dịp giải thích sự dữ, sự ác, sự đau khổ, nói chung, là một bí nhiệm (mystery) mà không ai có thể giải thích thỏa đáng lý do được. Những sự dữ đó vẫn thường xảy ra cho con người ở khắp mọi nơi và mọi thời đại, và người ta không có cách nào để ngăn ngừa, và tránh thiệt hại về nhân mạng và tài sản mỗi khi có thiên tai như bão lụt, động đất... xảy ra.
Thánh Augustinô (454-430) cũng đã suy nghĩ nhiều về sự kiện này, nhưng cuối cùng ngài cũng phải thú nhân như sau: "Tôi cố tìm xem do đâu mà có sự ác. Và tôi đã không tìm được câu giải đáp." (Confessions 7: 7,11)

Sống Chữ Hiếu

Chuyện xảy ra ở hành lang một bệnh viện. Cô con dâu nhăn mặt nói với chồng: “ở nhà đủ thứ phải lo, làm sao mà vô trong đây hầu ba được? Anh nói cô Năm hay cô Bảy ở không thì chia nhau vô chăm sóc ba”. Anh con trai chưa kịp trả lời thì có lẽ cô Năm hay cô Bảy gì đó đã cong môi phản đối: “Tui cũng có đủ thứ chuyện để lo chứ bộ, quên tui đi”. Một cậu con trai khác cau cau lông mày: “Nói chung là ai cũng bận hết, với lại ba mắc bệnh lây nhiễm, vô hầu ba rồi lỡ bị lây thì làm sao?”. Cô con dâu trưởng phán một câu: “Thôi khỏi bàn tán gì hết, mướn người nuôi là xong chuyện.

Tất nhiên sau đó, sự việc xảy ra đúng như hoạch định của họ. Một phụ nữ khỏe mạnh, có dáng vẻ nông dân đang nuôi một người bệnh nằm giường bên cạnh ông cụ đã chủ động đề nghị nuôi bệnh cho ông cụ luôn. Công việc tỉ mỉ, cần sự chu đáo, từ việc cho uống sữa, uống thuốc đến thay quần áo, lau người, nhưng chị vẫn làm với sự chăm chút, không để lộ bất cứ thái độ ghê tởm nào, lại còn có vẻ hiền hậu, dịu dàng như con đối với cha mẹ.

TUỔI CAO NIÊN: Thách Đố Và Ân Sủng

Lm.Dom. Đinh Viết Tiên, OP.
Nguồn: Đa Minh Việt Nam
 Trời đã vào xuân, người trẻ thì hân hoan đón nhận tuổi mới; người già lại thấy mình già đi một tuổi. Thân phận đời người, nhất là những người sống đời dâng hiến được sánh ví như cây nến lòng chiều, có toả sáng có sưởi ấm nhưng phải chấp nhận hao mòn.
Thân nến hình hài đang sám hối,
Thiêu cùng nếp cũ tháng ngày qua.
Đời lên lửa mới, vui chờ đợi
Tạ lễ hy sinh mấy chẳng vừa.
(Giêrêmi Trương Đình Hoè, OFM)

Đã nhiều lần dự lễ của các cha mới, tôi thấy ở đâu cũng tổ chức long trọng, tưng bừng với màu sắc âm thanh. Rồi đến một ngày được dâng lễ với các cha hưu vào một buổi chiều nhạt nắng. Tôi thấy khung cảnh trầm trầm khác lạ. Đoàn đồng tế, người thì ngồi xe lăn, đấng ngồi ở hàng ghế dưới, đấng đứng trên bàn thờ, ai cũng mệt mỏi. Phải, cái mệt mỏi di chứng của một đời phục vụ tận tuỵ với đoàn chiên, tận tuỵ đến hao mòn cả thân xác. Đúng là một buổi chiều đáng nhớ trong trầm lắng và bình an. Và tôi chợt nghĩ đến lễ dâng cuối đời thật tinh ròng và cao quí làm sao.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Bạn đã biết lắng nghe chưa ?

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Câu hỏi này có vẻ hơi lạ đối với bạn? Ai mà chẳng biết lắng nghe! Khoan đã, bạn đừng vội bực mình. Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Khả năng lắng nghe của bạn có ảnh hưởng rất lớn đến công việc và mối quan hệ với những người chung quanh.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang chủ trì một cuộc họp… bạn đang thao thao bất tuyệt, và khi nhìn xuống thì mọi người đang “thả hồn theo mây gió”. Người thì đang viết, người đang thảo luận, vài người đang lắng nghe bạn nhưng họ không có biểu hiện gì là hiểu bạn cả… Khi đó bạn cảm thấy thế nào?

Chúng ta nghe được bao nhiêu phần trăm điều người khác nói?

Chúng ta thường lắng nghe vì những mục đích sau: thu thập thông tin, hiểu được điều người khác muốn nói, giải trí và học hỏi.

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: tôn giáo độc thần và bạo lực

Vũ Văn An
 Theo tin của VIS (Sở Thông Tin của Tòa Thánh), ngày 16 tháng Giêng vừa qua, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã cho công bố tài liệu mới tựa là “Thiên Chúa Ba Ngôi, và Tính Đơn Nhất của Nhân Loại: Thuyết Độc Thần Kitô Giáo và Việc Nó Chống Lại Bạo Lực”, sau gần 5 năm nghiên cứu. Bản văn tài liệu này được đăng trên tập san La Civilta Cattolica, số 3926, ngày 18 tháng Giêng, 2014, là tập san thường cho công bố bản tiếng Ý các tài liệu của Ủy Ban. Và kể từ ngày 16 tháng Giêng, nó cũng đã xuất hiện trên trang mạng www.laciviltacattolica.it cũng như trên trang mạng www.vatican.va. Hiện mới chỉ có bản tiếng Ý, các bản dịch khác hiện đang được tiến hành. Tuy nhiên, một dẫn nhập tóm lược tài liệu bằng tiếng Anh đã có trên trang mạng của Tòa Thánh.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Sự huyền bí và lạ lùng của Ơn Gọi

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Khi Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên, Ngài chỉ nói: “Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư phủ lưới người”, và các ông lập tức bỏ lưới mà theo Người.  Tại sao các ông có thể trong một khoảnh khắc quyết định bỏ hết mọi sự mà theo Chúa?  Theo Phúc Âm của Thánh Matthêu (Mt 4:12-23), chúng ta có thể bàn về hai điểm: hoàn cảnh của các tông đồ và cách Chúa gọi các ông.
Hoàn cảnh của các tông đồ: Matthêu bắt đầu bằng cách nhắc tới chuyện Gioan bị bắt và lời tiên tri Isaia - “Hỡi đất Giebulun và đất Naphtali, đường dọc theo biển, bên kia sông Giođan, Galilêa của ngoại bang!  Dân ngồi trong tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; ánh sáng đã xuất hiện cho người ngồi trong bóng sự chết” (Is 9:1-2).  Lời tiên tri này nói lên cảnh đen tối của dân Chúa trong thời gian lưu đầy và Thiên Chúa hứa rằng ánh sáng hy vọng và mừng vui sẽ chiếu rực lên.  Thánh Luca lại nói rằng khi Chúa Giêsu đề nghị với Phêrô là hãy ra khơi đánh cá, ông buồn bã trả lời rằng ông đã khó nhọc suốt đêm mà chẳng bắt được gì nhưng vì vâng lời Chúa nên ông ra tay… sau khi bắt được quá nhiều cá, ông đã quỳ xuống mà nói: “Lậy Thầy, xin hãy xa con vì con là kẻ tội lỗi”; nhưng Chúa bảo ông: “Đừng sợ, từ nay ngươi sẽ bắt cá người” (Lc 5:1-10).  Những dẫn chứng này có thể diễn tả hoàn cảnh của các tông đồ là họ đã quá chán chường với quá khứ, không được thỏa mãn trong hiện tại, và tương lai thì không có hứa hẹn gì cho đáng kể; và họ đã có thể nhìn thấy một ánh sáng mới trong Chúa và họ đã có thể bỏ hết mọi sự để theo Chúa qua lời mời gọi của Ngài.

Đóa Yêu Thương

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Truyền thuyết kể rằng…

Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé 5 tuổi rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé ấy đã lấy một gáo nước to dội lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt, ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:

– Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.

Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé. Một hôm, vì thương ông, cô em hỏi:

– Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?

– Có chứ! Năm sắp hết, ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất.

Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:

– Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con cá chép này đây!

Đi Theo Chúa

Lm John Nguyễn
 " Các anh em hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá"

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Maximilian Maria Kolbe (8 tháng 1, 1894 – 14 tháng 8, 1941) là một tu sĩ Dòng Phanxicô ở Ba Lan, người đã tự nguyện chết thay cho một người bạn tù tại trại tập trung Auschwitz trong thời gian Đức chiếm đóng Ba Lan hồi Đệ Nhị Thế chiến. Ngài được phong thánh vào ngày 10 tháng 10 năm 1982 do Giáo hoàng Gioan Phaolô II, và được tôn làm thánh quan thầy của những người tù nhân, người cai nghiện, gia đình, nhà báo và các phong trào sự sống.

Năm 1939, Ðức Quốc Xã xâm lăng Ba Lan, thành phố Niepolalanów bị dội bom. Kolbe và các tu sĩ Phanxicô bị bắt vì che chở cho người Do Thái, nhưng sau đó chưa đầy ba tháng thì tất cả được trả tự do vào ngày Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Nhưng ngày 17 tháng 2 năm 1941, thì ngài lại bị bắt và giam tại nhà tù Pawiak, sau đó ngài được chuyển đến trại tập trung Auschwitz.

Giải đáp phụng vụ: Giáo dân được phép giảng trong buổi cử hành phụng vụ Lời Chúa ngoài thánh lễ không?

Nguyễn Trọng Đa1/21/2014
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi : Trong nghi thức của buổi Phụng Vụ Lời Chúa ngoài thánh lễ (vắng mặt linh mục hay phó tế), liệu một thừa tác viên giáo dân, nghĩa là một thầy đọc sách hoặc thầy giúp lễ được thiết định, có được phép giảng một bài ngắn để giải thích các bài đọc trong nghi thức này không? - S. F., Ý.

Đáp: Giáo dân có thể giảng trong một số trường hợp. Huấn thị "Redemptionis Sacramentum" của Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích năm 2004, trong số 161, nói:

"Như đã nói, với bản chất và vì tính quan trọng của nó, bài giảng được dành cho linh mục hoặc phó tế trong Thánh Lễ. Về những gì liên quan đến các hình thức giảng thuyết khác, nếu trong những hoàn cảnh đặc biệt thật sự cần thiết hay vì sự hữu ích đòi hỏi trong những trường hợp đặc biệt, giáo dân có thể được chấp nhận giảng trong nhà thờ hay trong nhà nguyện, ngoài Thánh Lễ, theo các quy tắc của giáo luật. Việc này có thể được chỉ trong những trường hợp cần thiết bổ khuyết các thừa tác viên có chức thánh quá ít trong một vài nơi; do đó, một trường hợp như thế, hoàn toàn ngoại lệ, không được phép trở nên một tục lệ thông thường, và cũng không được xem nó như là một sự thăng tiến chính thức của hàng giáo dân. Vả lại, mọi người đều phải nhớ rằng quyền ban phép chỉ thuộc thẩm quyền của các Đấng Bản Quyền sở tại mà thôi, và luôn luôn là ad actum, chứ không thuộc quyền ai khác, kể cả các linh mục hay phó tế” (Bản dịch tiếng Việt của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).

Mỉm cười để đón nhận tất cả...!!!


Sự hoán cải của Thánh Phaolô

Jos. Tú Nạc, NMS

Vào đầu thập niên 1960, Krister Stendahl, một học giả thông thái Kinh Thánh đã cải thiện và đưa ra những gì, và đã trở nên nổi tiếng vì “phép phối cảnh mới về Thánh Phao-lô.” Bài báo của ông có tựa đề “Paul and the Introspective Conscience of the West” (“Thánh Phaolô và Sự Tự vấn Lương tâm của Phương Tây” - lần đầu tiên được xuất bản bằng Anh ngữ vào năm 1963).

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Học giả Thụy Điển này bắt đầu bằng yêu sách mà những độc giả phương Tây đã phạm sai lầm trầm trọng khi nhận thức về Thánh Phao-lô chủ yếu qua thánh Augustine và Martin Luther, việc nhìn nhận sự thay đổi một lương tâm day dứt, kết án tội lỗi bởi Điều Luật. Đối với một lương tâm quảng đại đã an ủi, xoa dịu bởi Đức Ki-tô và món quà lượng thứ của Người.

Thay và đó, bình luận gia Harvard đã thuyết phục chúng ta hãy hiểu Thánh Phao-lô như có một nội tâm “tráng kiện” để ông có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng ông “hoàn thiện” trong việc thực thi Điều Luật và không lệ thuộc một cách nhu nhược trong việc tuân thủ Điều Luật (Philippians 3: 6).

Trong ánh sáng của sự cố đầy kịch tính đã diễn ra trên Damascus Road, vì đã được thuật lại ba lần trong Sách Công vụ Tông đồ (chương 9, 22, 26), chúng ta biết rằng Thánh Phao-lô đã cân nhắc sự thành tựu huy hoàng của ông như một người Do Thái công chính, nhìn lại quá khứ, được xem như “đồ bỏ” bởi lòng thương cảm với niềm tin nơi Đức Ki-tô như dân Messiah.

Phúc Âm hóa gia đình

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Xuân về càng lúc càng gần
Tết là có thật dù Xuân vô hình
Phúc Âm hóa các gia đình
Cùng nên hoàn thiện bằng Tình Giêsu

Năm 2014 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Gia Đình”, năm 2015 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Giáo Xứ Và Cộng Đoàn”, và năm 2016 là “Năm Phúc-Âm-hóa Đời Sống Xã Hội”. Đó là định hướng phụng vụ của Giáo hội.

Phúc Âm hóa là tuyền bá Phúc Âm, nghĩa là cảm hóa ai đó theo “lý tưởng” của mình (cụ thể là Công giáo), là giúp nhau sống một cách cụ thể theo Phúc Âm. Phải công nhận rằng thật độc đáo khi ai đó đã “dịch” chữ Catholicism (catholisime) thành chữ Công giáo. Nghĩa là “đạo chung” chứ chẳng của riêng ai.

Khi nói Phúc Âm hoặc Tin Mừng hay Tin Lành thì cũng giống nhau thôi. Hiểu cho đến ngọn nguồn thì chẳng có gì khác nhau. KHÁC hay GIỐNG là tại con người chứ Chúa không hề có ý đó.

Gia đình có thể ví như “tế bào gốc” trong cơ thể con người và như “viên đá góc tường” để xây dựng cộng đồng, từ đó phát triển xã hội và Giáo hội. Cái gì cũng phải vun xới, bảo vệ và canh tân thì mới càng ngày càng tốt. Vì thế, tất cả mọi thành viên gia đình đều phải không ngừng nỗ lực và tích cực xây dựng tổ ấm chung.

Sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Thế Giới truyền thông xã hội lần thứ 48

VATICAN. Sáng ngày 23-1-2014, Đức TGM Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh truyền thông xã hội, đã mở cuộc họp báo tại Vatican để công bố Sứ điệp của ĐTC Phanxicô, nhân Ngày Thế giới truyền thông xã hội lần thứ 48, sẽ được cử hành vào chúa nhật 1-6-2014, về đề tài ”Truyền thông phục vụ một nền văn hóa gặp gỡ đích thực”.

Trong sứ điệp, ĐTC đề cao tiềm năng của các phương tiện truyền thông xã hội ngày nay làm cho con người ngày càng trở nên gần gũi nhau hơn. Tuy cảnh giác về những khía cạnh tiêu cực mà các mạng truyền thông và xã hội có thể gây ra, nhưng ĐTC nhiệt liệt cổ võ các tín hữu dấn thân trong lãnh vực truyền thông, để làm chứng cho Chúa Kitô và ơn cứu độ của Chúa. Trong lãnh vực truyền thông ngày nay, các tín hữu Kitô cũng được mời gọi có những tâm tình và hành động như người Samaritano trong dụ ngôn Phúc Âm.

Sau đây là toàn văn Sứ điệp của ĐTC:

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

THIỆN CẬN

Minh Sư nói với một đệ tử sống trên mây: "Nếu con biến thầy thành một người có thẩm quyền đối với con, thì con đã làm hại chính con, vì con không nhìn xem mọi việc bằng chính đôi mắt của con."

Và nghĩ một chút, ngài nói nhỏ nhẹ: "Con cũng làm hại thầy nữa, vì con không nhìn thầy đúng như con người thực của thầy."
 Lm. Anthony de Mello, S.J.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

LẤY ÂN TRẢ OÁN

Chuyện kể : “Có hai người thổ dân Nam Phi giận ghét nhau dữ dội đến độ họ chỉ mong có dịp để “choảng nhau” cho hả cơn giận.

Ngày kia, một trong hai người đã gặp thấy một bé gái, con của kẻ thù mình trong khu rừng. Anh ta tóm lấy cô bé, rồi rút dao chặt cụt hai ngón tay của nó rồi thả cho đi. Cô bé vừa chạy về nhà vừa kêu la thảm thiết. Còn hung thủ thì vừa đi vừa la lối ra vẻ đắc chí : "Ta đã trả thù được rồi!"

Mười mấy năm trôi qua, cô bé kia nay đã lập gia đình, có chồng con và sống hạnh phúc. Bỗng một buổi chiều kia, một người hành khất xuất hiện nơi cửa xin bố thí. Bà chủ nhà trẻ nhận không khó khăn để nhận ra người hành khất đó chính là kẻ đã chặt hai ngón tay mình. Cô vội vã trở vào trong nhà tìm cách "báo thù", bằng cách bảo người giúp việc đem bánh ra cho ông ta ăn. Khi người hành khất đã ăn no, bà chủ nhà còn trao cho hắn chút tiền, đồng thời giơ bàn tay cụt hai ngón ra cho hắn xem và nói: "Tôi cũng đã trả thù được rồi! Xin Chúa chúc lành cho cả hai chúng ta!. Người hành khất xúc động khóc ròng, vì cảm phục trước tấm lòng nhân hậu của  kẻ đã bị mình gây đau khổ”.

CHUYỆN CON BƯỚM


(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
Lm Phêrô Trần Đình

“Một ngày kia, tổ kén trên cành cây hé mở một chút. Có người ngồi gần đó quan sát mấy tiếng đồng hồ thấy chú bướm đang nỗ lực chui ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu ở đầu tổ kén. Rồi bỗng nhiên chú ta bất động, như thể đã kiệt sức và không thể chui ra được nữa.

 Thế là người đàn ông quyết định giúp đỡ chú bướm. Ông lấy cái kéo và banh miệng tổ kén cho rộng ra. Chú bướm liền chui ra một cách dễ dàng. Nhưng nó chỉ là một thân nhộng trần trụi với đôi cánh nhăn nheo và khô héo như chiếc lá cây bị cháy sém dưới sức nóng của ánh mặt trời.

 Người đàn ông tiếp tục quan sát chú bướm, vì ông nghĩ rằng thế nào đôi cánh của nó cũng sẽ phát triển lớn lên để có thể nâng thân con bướm khi nó rời khỏi tổ kén. Thế nhưng cả hai điều đó đều không  xảy ra. Chú bướm dùng quãng thời gian ngắn ngủi còn lại của đời mình để trườn quanh với một tấm thân trần trụi và đôi cánh khô nhăn nheo. Nó sẽ không bao giờ có thể bay được vào khoảng trời xanh bao la vô tận.


 Điều người đàn ông tốt bụng kia không biết là miệng kén chỉ mở rất hẹp. Chính Tạo Hoá đã muốn thế và con nhộng kia cần phải nỗ lực hết mình đến kiệt sức để có thể chui ra. Và cách thiên nhiên tạo ra loài bướm là chính khi con nhộng dùng hết sức để chui ra khỏi miệng kén như vậy, cơ thể nó sẽ tiết ra một loại dịch nhờn và bơm vào đôi cánh của nó để đôi cánh sẽ lớn dần lên và chú bướm có thể tung bay vào bầu trời xanh bao la ngay khi nó rời hẳn cái kén”.

Mùa Xuân đang đến

Hoa xuân nói với Gió xuân :

 - Bác ơi, xin bác hãy dẫn cháu đi gặp mùa xuân, cháu nghe nói

   mùa xuân đẹp lắm, phải vậy không bác ?

 - Ừ ! Mùa xuân đẹp lắm cháu ạ. Nhưng khi cháu tỏa hương thơm

   cho đời, trang điểm cho đời bằng vẻ tươi tắn kiều diễm của mình,

   là cháu đã thấy mùa xuân rồi đấy .

 - Thật vậy hả bác . Cháu muốn xin mùa xuân cho cháu thêm tuổi .

 - Hãy xin cho đời mình thêm giá trị thì hơn cháu ạ .
 - Và cháu sẽ xin được mãi mãi vui tươi .

 - Cháu đang vui đấy thôi và cháu sẽ mãi mãi vui khi đem lại niềm

   vui cho người khác, cháu không thấy các thanh niên thiếu nữ

   với vẻ mặt rạng rỡ khi cầm cháu trong tay à ?

 - Tiếc thay , cháu chỉ là đồ vật .

 - Hơn thế nữa đấy, cháu còn là sự yêu thương, là lòng ân cần, là

   tình thân mà người ta gửi gắm cho nhau .
 - Nhưng dù gì thì bác cũng phải dẫn cháu đến với mùa xuân chứ ?

 - Không phải là cháu đến, mà là mùa xuân đang đến, đang đến với

   trời đất, đến với lòng cháu và lòng của mọi người .

 Một cuộc sống vui tươi sẽ đem lại niềm vui cho người khác , một

cuộc đời giá trị là cuộc đời luôn sống nâng cao giá trị của anh em

mình. Khi bạn có mùa xuân trong lòng , bạn mới có thể đem mùa

xuân đến với anh em .

THẢO KÍNH CHA MẸ

(Ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet)
(Chuyện kể mồng hai tết âm lịch)
Chuyện : Trong quyển tiểu thuyết nhan đề “Cội rễ”, tác giả E. Heili viết như sau :

Ở một bộ lạc bên Phi Châu, người thanh niên khi đến tuổi trưởng thành sẽ được gọi là “chiến sĩ”. Tuy nhiên, muốn được mang danh hiệu này, anh phải trải qua một cuộc sát hạch, thường là được thả vào rừng sâu một thời gian.

Năm ấy, có ba thanh niên đến tuổi trưởng thành và rất muốn được gọi là “chiến sĩ”. Ba chàng đã đến trình diện vị tù trưởng và được ông này bảo đi vào rừng sâu trong vòng một tháng.

Sau một tháng, ba chàng trở về trình diện tù trưởng. Vị tù trưởng chúc mừng và hỏi người thứ nhất : trong một tháng qua, anh đã làm được những gì ?. Người thanh niên thưa : Tôi đã giết được một con hổ dữ.

Tù trưởng khen “tốt” rồi bảo anh đứng sang một bên và hỏi người thứ hai : trong tháng qua, anh đã làm được những gì ?. Anh có giết được con hổ dữ nào không?. Người thanh niên đáp : thưa ngài, hổ dữ thì tôi không giết được, nhưng tôi cũng đã chém được một con trăn to.

Tù trưởng khen “tốt”, bảo anh đứng sang một bên và hỏi người thứ ba : một tháng qua, anh đã làm được những gì ?. Anh có chém được một con hổ dữ hay một con trăn nào không ?. Người thanh niên đáp : thưa ngài, hổ hay trăn thì tôi không chém được. Thế ngươi làm được gì ?. Thưa tôi kiếm được một tảng mật ong to. Tù trưởng hỏi : ngươi kiếm mật ong để làm gì ?. Người thanh niên đáp : thưa ngài, tôi có mẹ già, mà nhà tôi lại nghèo, nên tôi kiếm mật ong để cho mẹ tôi bồi dưỡng.

Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm

Phần Một

Gặp gỡ Đức Kitô:
Nền tảng của Niềm Vui Phúc Âm
 Trước hết là thành phần tác nhân của việc tân truyền bá phúc âm hóa, thành phần tác nhân phải làm sao cảm thấy niềm vui Phúc âm, ở chỗ "gặp gỡ Chúa Kitô", trong cả tâm can bên trong lẫn đời sống bên ngoài của mình,
nhờ đó họ mới có thể thực hiện những đường lối mới của việc tân truyền bá phúc âm hóa trong thế giới ngày nay của Giáo Hội, liên quan đến "3 lãnh vực chính", hay 3 thành phần chính, như đoạn Tông Huấn 14 liệt kê, đó là:

Niềm Vui Phúc Âm - về ba lãnh vực

1- "Thành phần tín hữu thường xuyên tham dự vào việc thờ phượng của cộng đồng và qui tụ vào Ngày của Chúa", và "những phần tử tín hữu hiếm tham dự vào việc thờ phượng", cả hai thành phần này đều cần đến "thừa tác mục vụ bình thường" của Giáo Hội để nhờ đó "giúp họ tăng trưởng thiêng liêng hầu có thể đáp ứng tình yêu của Thiên Chúa một cách trọn vẹn hơn trong đời sống của họ";

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Sét đánh vỡ tay tượng Chúa Giêsu khổng lồ ở Brazil

Tượng Chúa Cứu Thế nổi tiếng ở thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bị vỡ một phần trong một trận sấm chớp kinh hoàng vào tối ngày 17/1.
Giới chức Brazil cho hay ngón cái bên bàn tay phải của bức tượng đã bị sét đánh trúng và bị vỡ.
Hồi tháng trước, ngón giữa trên bàn tay phải của Tượng Chúa Cứu Thế cũng bị vỡ do bị sét đánh trúng trong một cơn giông tố.

Cơ quan quản lý tượng cho biết sẽ sớm sửa chữa bức tượng, sử dụng khối đá từng được sử dụng để xây tượng vào năm 1931.
 Ngón cái bên bàn tay phải của bức tượng đã bị vỡ.

Tượng Chúa Cứu Thế, cao 38 m, nằm trên đỉnh núi Corcovado và thường xuyên bị sét đánh.

Cơn giông tố hôm 17/1 ghi nhận số lượng tia sét kỷ lục tại Brazil kể từ nước này bắt đầu theo dõi các trận bão tố vào năm 1999. Giới chức cho tiết, nơi 40.000 tia sét đã xuất hiện trong cơn giông tố hôm thứ Năm.

Tượng được khánh thành ngày 12/10/1931 và là một trong những bức tượng Chúa Giêsu lớn nhất thế giới.

Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi

J.B. Đặng Minh An dịch1/18/2014
Hôm 16 tháng Giêng, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi sẽ được cử hành trong toàn thể Giáo Hội vào ngày 11 tháng 5 tới đây.

Sứ điệp đã được Đức Thánh Cha Phanxicô ấn ký một ngày trước đó, tức là ngày 15 tháng Giêng. 

Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi đã được Giáo Hội cử hành traong 5 thập kỷ vừa qua. Thật vậy, năm 1964, Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục đã thiết định việc cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi vào Chúa Nhật Thứ Tư Mùa Phục sinh.
Sứ điệp Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi lần thứ 51 của Đức Thánh Cha Phanxicô có chủ đề “Ơn gọi, chứng tá cho sự thật” trong đó Đức Thánh Cha yêu cầu người Công Giáo hãy "mở lòng chúng ta ra cho những lý tưởng tuyệt vời, cho những điều cao cả" với niềm tín thác rằng Chúa không bao giờ bỏ rơi công nghiệp tay Ngài là chúng ta.

Dưới đây là toàn văn sứ điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô:

Năm 2013: 10 câu Thánh Kinh được đọc nhiều nhất

Vũ Văn An1/1/2014
Ứng dụng YouVersion Bible app vừa công bố bản phân tích cuối năm 2013 của họ. Bản phân tích này cho thấy cách những người dùng ứng dụng này “cư xử” với Thánh Kinh trong năm qua ra sao: họ đã chia sẻ tất cả 68 triệu câu Thánh Kinh qua ứng dụng này. 

Nhưng câu Thánh Kinh nào được họ chia sẻ nhiều hơn cả? Đó là câu 4:13 trong Thư Philíphê: “Tôi có thể làm mọi sự nhờ Chúa Kitô, Đấng tăng sức mạnh cho tôi”.

Điều cũng đáng lưu ý, là chương Thánh Kinh được đọc nhiều hơn cả là chương 8 thư Rôma là chương được YouVersion cho hay “được đọc 4 lần mỗi giây đồng hồ trong năm 2013”. Các chương khác có hạng tiếp theo là Thư Rôma 12, Tin Mừng Mátthêu 5, thư 1Gioan 4, và thư Do Thái 12. 

I. Các câu được đọc nhiều hơn hết

* Câu của năm 2013: Thư Philíphê 4:13: Tôi có thể làm mọi sự nhờ Chúa Kitô, Đấng tăng sức mạnh cho tôi. 
* Mười câu được chia sẻ nhiều hơn cả: 

Đức Thánh Cha tố giác những tư tế hư hỏng

LM. Trần Đức Anh OP1/16/2014
VATICAN. Đức Thánh Cha tái lên tiếng tố giác những tư tế hư hỏng, thay vì trao bánh sự sống cho dân thánh của Chúa, thì lại cho những lương thực có thuốc độc!
ĐTC đưa ra nhận định trên đây trong bài giảng thánh lễ lúc 7 giờ sáng ngày 16-1-2014 tại nguyện đường nhà trọ thánh Marta ở Vatican. Chú giải bài đọc thứ I trong ngày và thánh vịnh đáp ca, kể lại sự thất trận của quân Israel trước quân Philistin, ĐTC nhận xét rằng dân Chúa thời ấy đã bỏ Chúa. Lúc ấy Lời Chúa ”khan hiếm”, Tư tế Elia già nua thì ”nguội lạnh” và các con cái của ông thì ”hư hỏng, làm dân chúng kinh hoàng và hành hạ họ”. Để chiến đấu chống quân Philistin, dân Israel dùng ”hòm bia giao ước” như một vật ma thuật, một điều bên ngoài. Và thế là họ bị thất trận, hòm bia giao ước bị địch quân chiếm. Không có niềm tin đích thực nơi Thiên Chúa, nơi sự hiện diện thực sự của Ngài trong cuộc sống.”

ĐTC nói: ”Đoạn Kinh Thánh này làm cho chúng ta suy nghĩ xem quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, với Lời Chúa như thế nào: phải chăng đó chỉ là một quan hệ hình thức, hời hợt, một quan hệ xa lạ? Lời Chúa có đi vào, có thay đổi tâm hồn chúng ta hay không, có quyền năng hay không? Nhưng tầm hồn lại khép kín đối với Lời Chúa. Điều này làm chúng ta nghĩ đến bao nhiêu thất bại trong Giáo Hội, bao nhiêu chiến bại của Dân Chúa chỉ vì họ không cảm thấy Chúa, không tìm Chúa, không để cho Chúa tìm họ! Và rồi sau khi thảm trạng xảy ra, người ta cầu nguyện: Lạy Chúa, làm sao điều ấy xảy ra được? Chúa đã làm cho chúng con bị các lân bang coi rẻ... Chúa biến chúng con thành sự nhạo cười của những dân quanh chúng con”.

Lược Sử Tổng Quát Đạo Công Giáo ở Việt Nam “Từ Khởi Thủy đến Ngày Nay”

LE CATHOLICISME AU VIỆT NAM, DES ORIGINES À NOS JOURS.
- CATHOLICISM IN VIỆT NAM, FROM THE BEGINNING UP TO NOW.

Những bước phôi phai

Như một trang tựa mở đầu cuốn sử đạo Công giáo ở Việt Nam, hai vị Thánh nhân nổi tiếng đã đặt chân lên đất nước này, trước khi những nhà Truyền giáo chính thức đến khai sáng Giáo hội Việt Nam..

Thế kỷ XIV, chân phước Odorico de Pardenone trên con đường từ Âu châu qua Trung Quốc, đã dừng chân lại ở miền Bình Định, lúc đó còn lãnh thổ Chiêm Thành dưới quyền vua Thế A Nam (1318 – 1342).

Trung tuần thế kỷ XV, Thánh Phanxicô Xaviê, quan thầy Đông phương trên con đường từ Ấn Độ qua Quảng Châu và Nhật Bản, cũng đã ghé vào bờ biển Thanh Hóa vì trú bão.


Theo nguồn sử liệu Việt Nam lần thứ nhất nói đến Đạo Thiên Chúa, thì năm Nguyên Hòa (1533), tháng ba, vua Lê Trang Tôn ra chiếu chỉ cấm đạo “Gia Tô”, do một “Dương nhân” tên là I NI Khu (tức Inigo) truyền giảng tại các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ, thuộc tỉnh Nam Định) Bắc phần.

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

BẠN LÀ MỘT CÁI CÂY CHO NGƯỜI KHÁC

Thuở xưa, có một người đàn ông không làm được điều gì to tát cả, không có tiền và chán nản. Một đêm, ông ta cuối cùng không đủ can đảm để sống thêm và đi đến một vực thẳm sửa soạn nhảy xuống.
Trước khi tự tử, ông ta khóc rất lớn và hồi tưởng tất cả những khổ nạn trong suốt cuộc đời của ông ta. Trên một tảng đá cạnh cái vực có một cây nhỏ. Sau khi nghe người đàn ông khóc lóc, kể lể, cái cây cũng khóc vô cùng thảm thiết. Khi người đàn ông thấy cái cây cũng khóc, ông ta hỏi “Cây cũng khóc hả. Có phải cây cũng chịu đựng nhiều đau khổ như tôi không?”
Cái cây nói “Tôi là một cái cây đau khổ nhất trên thế gian. Nhìn tôi đi, sống trên cái tảng đá, chỉ toàn là đá, không có đất để sinh sản và không có nước để uống. Tôi không đủ ăn suốt đời. Hoàn cảnh đau khổ này làm các cành cây của tôi khô đét và không nẩy nở được, vì thế trông tôi rất thảm não từ lúc mới sinh ra.

Gốc của tôi rất cạn làm cho tôi không đứng vững trước gió, và không thể chịu nỗi cơn lạnh trong mùa đông. Trông tôi rất yếu so với các cây khác, nhưng thật ra đời sống của tôi còn cực hơn là chết”.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Chúa nhật II TN năm A ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA

Is 49, 3.5-6; 1 Cr 1, 1-3; Ga 1, 29-34
           
Mở lại những trang sách Cựu Ước, ta thấy một số sách đã gọi  Môsê, Ðavít, các ngôn sứ và nhiều người khác là Tôi tớ của Thiên Chúa. Đặc biệt, Isaia là tác giả nói nhiều về Người Tôi Tớ
            Trong sách Isaia phần II (gồm các chương 40-55) có bốn đoạn đặc biệt nói về Người Tôi Tớ (42,1-7; 49,1-9; 50,4-9; 52,13-53,12). Bốn bài ca về Người Tôi tớ đó nhưng ta chỉ có thể hiểu được chỉ ta khi đọc trong bối cảnh của cả phần II của sách ấy.
Isaia đoạn 49 mà chúng ta vừa nghe:
Người đã phán cùng tôi: "Hỡi Israel, ngươi là tôi trung của Ta.
Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang."
Phần tôi, tôi đã nói:
"Tôi vất vả luống công, phí sức mà chẳng được gì."
Nhưng sự thật, đã có Đức Chúa minh xét cho tôi,
Người dành sẵn cho tôi phần thưởng.
Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng.
Người là Đấng nhào nặn ra tôi
từ khi tôi còn trong lòng mẹ
để tôi trở thành người tôi trung,
đem nhà Giacóp về cho Người
và quy tụ dân Israel chung quanh Người.
Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng,
và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi.
Người phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của Ta
để tái lập các chi tộc Giacóp,

để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về, thì vẫn còn quá ít.

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

Nhân chứng

(Chúa Nhật II TN, năm A)
 Nhân chứng hoặc chứng nhân là người kiên trì và trung tín làm chứng về một điều gì đó để bảo vệ Chân Lý và Công Lý, đặc biệt là làm chứng về Đức Kitô, Đấng-nhập-thể-và-nhập-thế. Chúa Giêsu ra lệnh: “KHÔNG ĐƯỢC LÀM CHỨNG GIAN” (Mt 19:18). Chính Ngài cũng đã nói rõ với chúng ta:“Việc Thiên Chúa muốn quý vị làm là tin vào Đấng mà Người đã sai đến” (Ga 6:29).
Khi hành động cũng nên lưu ý: Cứ cố gắng làm theo khả năng Chúa ban (1 Cr 3:5), đừng quá chú trọng kết quả, vì kết quả là thuộc quyền của Chúa, như Thánh Phaolô nói: “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3:6).
Thánh Phaolô xác định: “Chúng ta là tác phẩm của Thiên Chúa, chúng ta được dựng nên trong Đức Kitô Giêsu, để sống mà thực hiện công trình tốt đẹp Thiên Chúa đã chuẩn bị cho chúng ta” (Ep 2:10).
Trong “Bài Ca Thứ Nhì” của Người Tôi Trung, ngôn sứ Isaia cho biết Thiên Chúa tiếp tục nói về Đức Kitô: “Hỡi Ít-ra-en, ngươi là tôi trung của Ta. Ta sẽ dùng ngươi để biểu lộ vinh quang” (Is 49:3). Mỗi chúng ta cũng phải luôn cố gắng trở thành người tôi trung của Thiên Chúa, như ngôn sứ Isaia nói thêm: “Giờ đây Đức Chúa lại lên tiếng. Người là Đấng nhào nặn ra tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ để tôi trở thành người tôi trung, đem nhà Gia-cóp về cho Người và quy tụ dân Ít-ra-en chung quanh Người. Thế nên tôi được Đức Chúa trân trọng, và Thiên Chúa tôi thờ là sức mạnh của tôi” (Is 49:5).

Sống thật mùa Xuân

Xuân hay Tết? Tết đến hay Xuân về? Hình như Xuân đến nhanh quá khiến đất trời như ngợp Xuân!

Xuân tươi đẹp và nhẹ nhàng. Thật vậy, Xuân đẹp với ngàn sắc hoa, những màu áo rực rỡ, và nhẹ nhàng với làn gió thoảng đưa nhẹ mát rượi. Nhưng tôi vẫn thấy Xuân ồn ào với những tiếng cười vui vẻ. Xuân còn ồn ào với cõi lòng rạo rực, một loại ồn ào mầu nhiệm, một dạng ồn-ào-tĩnh.

Đất trời vào Xuân, hoa lá reo vui nhảy nhót trong nắng vàng ươm như những lời tỏ tình dễ thương. Mọi vật dù quen thuộc nhất, thì với mùa Xuân cũng trở nên tuyệt mỹ trong vẻ diệu huyền. Viên sỏi nhỏ vẫn nằm im trên đường xuyên suốt thời gian, thế mà giờ đây hình như cũng vui vẻ và nhí nhảnh như cố bé lanh chanh đang đùa vui với mùa Xuân.

Đây hàng mứt, đó hàng dưa, kia hàng hoa,… Người qua, kẻ lại, việc mua bán tấp nập. Tiếng nhạc Xuân ùa ra đường, quyện vào không khí. Ngoại cảnh bắt buộc Xuân đến? Có thể là một phần. Và một phần do chính Xuân tự nguyện đến. Xuân phải là Xuân, Xuân luôn là Xuân, Xuân mãi là Xuân. Mỗi khi vui sống là Xuân hiện diện, như người ta thường nói: “Vui như Tết”.

Xuân gợi nhiều suy tư dù Xuân không nói. Để có được mùa Xuân tươi, phải có cuộc sống đẹp và được trang điểm bằng những hạt-ngọc-yêu-thương. Má đỏ, môi hồng, còn cần phải có một trái-tim-hồng biết chia sẻ hạnh phúc và cảm thông nỗi bất hạnh của tha nhân. Cuộc đời còn đau khổ thì chưa có mùa Xuân trọn vẹn. Hãy cố gắng biến những lời chúc Xuân thành sự thật. Đừng để chúng đơn thuần chỉ là những lời chúc phát ra từ đầu môi, chót lưỡi!

LINH MỤC, ĐỨC KITÔ THỨ HAI ( ALTER CHRISTUS) , PHẢI LÀ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?

 LM . Phanxiô Xaviê Ngô Tôn Huấn
 Trong phạm vi bài viết  này, tôi không muốn đề cập nhiều đến những lý thuyết hay nền tảng thần học cũng như giáo lý của Giáo Hôi về vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội, vì thiết nghĩ các linh mục và rất nhiều giáo dân ngày nay đều biết rõ.
Điều tôi muốn nói ở đây là trong thực tế, linh mục phải hành xử thế nào để xứng đáng là hiện thân của Chúa Kitô xuyên qua chính đời sống, lời nói và việc làm  của mình trước mặt người khác;  trước hết là các  tín hữu được trao phó cho mình săn sóc và  phục vụ  về mặt thiêng liêng- và đặc biệt  sau nữa-  là trước những người chưa biết Chúa Kitô để cảm hóa và mời gọi họ nhận biết và tin Chúa Kitô  qua gương sống chứng nhân của mình. .

Với tư cách là cộng sự viên đắc lực, thân cận của Giám mục, linh mục  thi hành sứ vụ rao giảng, dạy dỗ và cai trị trong giáo hội địa phương ( tức giáo xứ, giáo Phận)  với tất cả  thành tâm , thiện chí và xác tín về chức năng và vai trò của mình được nhận lãnh từ bí tích Truyền Chức Thánh cho phép linh mục được  chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa KItô, “Thầy Cả Thượng Phẩm..theo phẩm trật Men-ki-xê-đê” (Dt 5: 10)
Trong hoàn cảnh thế giới tục hóa ngày nay, đặc biệt là ở các nước Âu Mỹ, người ta không những bị lôi cuốn bởi chủ nghĩa vật chất vô luân ( immoral materialism) mà đặc biệt còn bị ảnh  hưởng ngày một nghiêm trọng bởi trào lưu tục hóa (secularization) đưa đến thực hành vô thần (practical  atheism) , chối bỏ Thiên Chúa , “hạ bệ Kitô hóa” (de-christionization). và dửng dưng với mọi tôn giáo nói chung ( Indifference to religions).
Thực trạng này đã và  đang là một thách đố to lớn cho những ai muốn sống niềm tin có Thiên Chúa tốt lành, đã yêu thương và tha thứ cho con người nhờ công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô.

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 10/01 - 16/01/2014 –

Công Nghị tấn phong Hồng Y,
làn sóng bách hại Kitô Giáo tại Indonesia và Malaysia

 Đức Thánh Cha tiếp kiến ngoại giao đoàn

Tiếp nối truyền thống lâu đời của Tòa Thánh, lúc 11 giờ sáng thứ Hai 13 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn ngoại giao gồm đại diện của 180 quốc gia có quan hệ cấp đại sứ cùng với đại diện của chính quyền Palestine, đến chúc mừng ngài nhân dịp đầu năm mới. Đây là dịp để Đức Thánh Cha kiểm điểm tình hình thế giới đồng thời bày tỏ lập trường của Tòa Thánh đối với các vấn đề thời sự.

Sau lời chào mở đầu của vị Niên trưởng ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh, là Đại Sứ Jean-Claude Michel của Tiểu vương quốc Monaco, Đức Thánh Cha đã lên tiếng chào thăm tất cả các vị đại sứ và cám ơn vị niên trưởng ngoại giao đoàn. Ngài đã đặc biệt nhắc đến và chào mừng các vị đại sứ mới đến trình ủy nhiệm thư.

Vấn đề đầu tiên Đức Thánh Cha muốn đề cập đến là gia đình, bao gồm cả nạn thất nghiệp, nạn đói và nền văn hóa loại bỏ trong đó ngài đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng phá thai lan tràn.

3 ĐIỀU SUY NGẪM

1. Điều nên làm ngay
Trong một khoá học chuyên tu ngành tâm lý học, vị giáo sư ra đề bài về nhà:“Trong vòng một tuần, anh chị hãy đến gặp người mà mình quan tâm và nói với họ rằng anh chị yêu mến họ. Đó phải là người mà trước đây, hoặc đã lâu anh chị không nói những lời như vậy.”
Đề bài xem ra đơn giản. Thế nhưng, hầu hết cánh đàn ông trong lớp đều đã trên 30 tuổi và cảm thấy vô cùng khó khăn khi thể hiện đề bài này vì họ hiếm khi thể hiện tình cảm của mình với một ai đó.
Đầu giờ học tuần sau, vị giáo sư hỏi có ai muốn kể lại cho cả lớp nghe câu chuyện của mình hay không. Dường như ông chờ đợi một phụ nữ xung phong trả lời. Thế nhưng, một cánh tay nam giới đã giơ lên. Anh ta trông có vẻ xúc động lắm:

Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

Có một cậu bé sống cùng với cha của mình, một người làm nghề huấn luyện ngựa. Do công việc, người cha phải sống như một kẻ du mục. Ông đi từ trang trại này đến trang trại khác để huấn luyện các chú ngựa chưa được thuần hóa. Kết quả là việc học hành của cậu bé không được ổn định lắm. Một hôm, thầy giáo bảo cậu bé về viết một bài luận văn với đề tài "Lớn lên em muốn làm nghề gì?".
Đêm đó, cậu bé đã viết bảy trang giấy mô tả khát vọng ngày nào đó sẽ làm chủ một trang trại nuôi ngựa. Em diễn đạt ước mơ của mình thật chi tiết. Thậm chí em còn vẽ cả sơ đồ trại nuôi ngựa tương lai với diện tích khoảng 200 mẫu, trong đó em chỉ rõ chỗ nào xây nhà, chỗ nào đặt làm đường chạy cho ngựa.
Viết xong, cậu bé đem bài nộp thầy giáo.
Vài ngày sau, cậu bé nhận lại bài làm của mình với một điểm 1 to tướng và một dòng bút phê đỏ chói của thầy "Đến gặp tôi sau giờ học".

ĐỪNG QUÊN CÁM ƠN !

1. Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống 104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà trả lời: một là dí dỏm, hai là học biết cám ơn. Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày nào bà cũng nói nhiều nhất là hai chữ "cám ơn". Bà cám ơn chồng, cám ơn bố mẹ, cám ơn con cái, cám ơn hàng xóm láng giềng, cám ơn mọi sự quan tâm săn sóc dành cho bà, cám ơn từng ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mọi lời nói thân thiết của người khác đối với bà, mọi việc làm bình thường nhỏ nhoi dành cho bà, mọi nét mặt tươi cười hỏi thăm bà, bà đều không quên nói hai tiếng "cám ơn". Mọi người không những không ngán đối với vô số lần cám ơn hàng ngày của bà, trái lại càng gần gũi thương yêu bà, thường cảm thấy nếu mình không thương yêu bà hơn nữa, sẽ có lỗi với từng lời "cám ơn" của bà... 80 năm đã trôi qua, hai tiếng "cám ơn" khiến bà vui vẻ lâu dài, hạnh phúc lâu dài, mạng sống lâu dài, "cám ơn" có bao nhiêu, tình yêu có bấy nhiêu. Tình yêu có ngần nào, "cám ơn" có ngần nấy.

14 tấm hình của ĐGH Phanxicô chúng ta không mong mà được nhìn thấy

Tác giả: 
Jos. Tú Nạc, NMS Sưu Tầm
Chúng ta không mong mà được nhìn thấy những tấm hình này hôm qua, nhưng nó đã cho chúng ta phải suy nghĩ
 

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

ĐẠO HIẾU DƯỚI CÁI NHÌN TÂM LÝ VÀ TRUYỀN THỐNG

Trần Mỹ Duyệt
 NHỮNG NGÀY ĐẦU NĂM
TRUYỀN THỐNG HIẾU THẢO:
 Quan niệm Xã Hội :
 Theo truyền thống xã hội Việt Nam, những ngày đầu năm mới là những ngày thiêng liêng cao cả; đặc biệt, khi nói về lòng biết ơn và hiếu thảo:
 “Mùng một tết cha,
Mừng hai tết chú,
Mừng ba tết thầy.”
 Trong những ngày này, những lời chúc tốt đẹp nhất cũng được con, cháu dùng để chúc cho ông bà, cha mẹ:
 “Phúc như Đông Hải,
Thọ tựa Nam Sơn”.
 Hoặc:
           “Chúc ông, bà, cha, mẹ, sống lâu trăm tuổi”.
                                                                           
 Quan niệm Đạo Đức:

 -Cha mẹ Phật tại gia - Phật Giáo: Phật tại gia chứ không phải Phật ở chùa. Nếu con cháu đến chùa dâng hương, niệm Phật cầu phúc cho ông bà, cha mẹ mà ở nhà lại coi thường, bất kính với “phật” đang ngồi ngay trước mặt mình, thì lòng sùng mộ, và đạo hiếu ấy cần phải xét lại.

Linh mục : Mối quan hệ mật thiết với Chúa Giêsu

Đức Thánh Cha phê bình linh mục kinh tài, linh mục phô trương
Lm. Trần Đức Anh OP1/11/2014

VATICAN. ĐTC Phanxicô phê bình những LM kinh tài, phô trương không có quan hệ chân thực với Chúa Giêsu.

Ngài đưa ra lời cảnh giác trên đây trong bài giảng thánh lễ sáng 11-1-2014, tại nguyện đường Nhà Trọ thánh Marta ở nội thành Vatican . Đồng tế với ĐTC có ĐHY Angelo Bagnasco, TGM Genova, chủ tịch HĐGM Italia, và một nhóm LM thuộc quyền, trước sự tham dự của một số giáo dân.

Trong bài giảng, ĐTC diễn giải bài đọc thư nhứ I của thánh Gioan Tông Đồ và nói về quan hệ của linh mục với Chúa Giêsu. Ngài nói:
”Linh mục chân chính là người được Thiên Chúa xức dầu để phục vụ Dân Chúa, LM có mối tương quan mật thiết với Chúa Giêsu.
khi thiếu quan hệ này, thì LM trở thành người không còn được xức dầu nữa,
thành người thờ ngẫu tượng, thờ thần là cái tôi của mình.”

Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

Tương lai của các bí tích

Trên bình diện tín lý sít sao chúng ta biết các bí tích thuộc các cấu trúc nòng cốt của Giáo Hội. Ngày nay một cách tỏ tường hơn ngày xưa rất nhiều, nềm thần học không chỉ coi các bí tích là một lãnh vực nền tảng trong sứ mệnh cứu rỗi của Giáo Hội, nhưng còn như là thời điểm, trong đó Giáo Hội được sinh ra và được tổ chức một cách có cơ cấu nữa. Tuy nhiên, đàng khác cũng đúng là hiện nay, nếu người ta không gặp sự chống đối các bí tích một cách triệt để, thì ít nhất là bên trong cộng đoàn giáo hội, người ta cũng sống kinh nghiệm của một thái độ từ từ lơ là với các bí tích và không yêu chuộng thực hành việc lãnh nhận các bí tích nữa.

Kiếp nghèo

Nghe hai từ “kiếp nghèo” là thấy “oải” lắm rồi. Chẳng ai muốn “dính líu” tới nó. Nhưng cuộc đời vẫn có vô vàn kiếp nghèo ở khắp nơi trên thế giới, ngay bên chúng ta cũng vẫn có nhiều. Kiếp nghèo như một “định mệnh” mà người ta khó biến chuyển số phận, như ca dao Việt Nam nói:

Cây khô tưới nước cũng khô
Người nghèo đi tới nơi mô cũng nghèo

Bí đát quá! Cái nghèo KHÔNG LÀ TỘI nhưng là “cái vạ”, nó như quỷ ám, đeo bám người ta mà không chịu buông tha. Người ta vẫn ví von: Nghèo rớt mồng tơi, nghèo ho ra máu, nghèo lụi vô bờ, nghèo phơ tóc bạc, nghèo khạc ra khổ, nghèo bổ ngửa ra, quỷ tha ma bắt. Đúng là khổ thật, khổ quốc tế, khổ kinh niên, khổ vô duyên!

Lời nói

Ngày xưa ở 1 vùng thôn xóm kia, có 1 người thiếu phụ trẻ khá xinh đẹp. Chồng cô đi lính xa nhà, người thiếu phụ ấy phải ở nhà với mẹ chồng…Cô chăm sóc mẹ chồng và mọi chuyện trong nhà rất chu đáo. Mọi người trong vùng ai cũng thầm khen cô là người nết na…Trong vùng đàn ông yêu cô vì cô còn trẻ và xinh đẹp… Trong số đó có tên yêu cô đến điên cuồng… Nhiều lần tán tỉnh cô nhưng đều bị cô từ chối…
Hắn từ yêu hóa ra căm hận. Hắn đi rêu rao khắp làng rằng cô đã không giữ tròn trinh tiết của người vợ, là 1 người phụ nữ thiếu đức hạnh… Tin đồn cứ truyền khắp nơi trong vùng, mọi người nhìn cô với 1 ánh mắt khác đi. Rồi tin đồn cũng tới tai bà mẹ chồng của cô. Bà nghi ngờ và đối xử khác với cô… Không thể nào chịu nổi những lời gièm pha của mọi người, lại bị người thân xa cách, cô buồn lắm…

Tình Bạn

Một đôi bạn thân cùng nhau đi du lịch. Trong một lần tranh luận, họ cãi nhau, một người đã tát người kia. Người bị tát cảm thấy bị xúc phạm, không nói gì mà chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn thân của tôi đã tát tôi”.


Họ tiếp tục chuyến du lịch đến một vùng hoang vu, người bị tát suýt bị cát vùi, may mắn dược bạn cứu. Tỉnh lại, người đó lại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt của tôi đã cứu tôi”.

Đứng bên cạnh, người bạn hiếu kỳ hỏi: “Tại sao lúc mình tát cậu, cậu lại viết lên cát, bây giờ lại khắc lên đá?”

Người này trả lời: “Khi bị bạn làm tổn thương nên viết vào nơi dễ quên, gió sẽ thổi lấp đi. Ngược lại, nếu được giúp đỡ hãy nên khắc sâu trong đáy lòng. Ở nơi đó, bất cứ ngọn gió nào cũng không thể xoá lấp được.”

Giá trị của thời gian

Một kỹ sư đã tính được rằng với một thanh sắt nặng 5kg, chúng ta có thể làm được một trong các việc sau đây:

Nếu làm đinh sẽ bán được 10 USD.

Nếu làm kim may sẽ bán được 300 USD.

Còn nếu dùng làm những cái lò xo đồng hồ sẽ đem lại 25.000 USD

Mỗi ngày đều cho chúng ta 24h bằng nhau, còn sử dụng những nguyên liệu đó như thế nào, dùng chúng để làm gì là tùy thuộc chúng ta. Thời gian là một trong những thứ hiếm hoi duy nhất mà khi đã mất rồi chúng ta không thể nào tìm lại được. Tiền bạc mất đi có thể tìm lại được. Ngay cả sức khỏe nếu mất đi cũng có khả năng phục hồi được. Nhưng thời gian sẽ không bao giờ quay bước trở lại.

Một cuốn tự điển về sức khỏe

*Vài điểu nên tránh để đỡ bệnh tật*
    <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_100.htm>

    *Những thói quen rất hại cho sức khỏe*
    <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_101.htm>

    *Những thói quen nếu lạm dụng có thể không lợi mà lại hại cho sức
    ; khoẻ* <
http://www.tintuccaonien.com/docs/docs_6/6_1_124.htm>