Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

QUÁN TRỌ TIỆN NGHI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 11)

Khác với mọi hành trình thường diễn ra trong đời sống của con người. Theo Chúa là một hành trình khó khăn và vô cùng cam go. Ở đó con người muốn dấn thân phải thật sự can đảm. Vì chọn Chúa là đồng nghĩa với việc phải từ bỏ tất cả. Thách đố hơn khi Chúa còn cảnh báo đó là con đường hẹp khó đi hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim.

Dẫu vậy nhưng sau lời mời gọi ấy vẫn có rất nhiều những dấu chân theo Chúa còn in lại dưới ngòi bút của các Thánh sử. Khi thì là đám đông ồn ào nhốn nháo. Lúc lại là những bước chân lặng lẽ âm thầm.

NHỮNG LỚP GIÁO LÝ CẤP TỐC (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 10)

Là con trai của Amốc – Isaia sinh ra trong một gia đình hoàng gia ở Giêrusalem trước Chúa Giêsu khoảng 8 thế kỷ. Ông được kêu gọi làm ngôn sứ vào năm 18 tuổi cùng lúc với sự kiện vua  Útdigiahu băng hà

 Isaia không chỉ là vị ngôn sứ có những phát ngôn dũng cảm mà còn là người được Thiên Chúa đặt kính viễn vọng vào mắt để nhìn thấy trước những gì sẽ xảy ra trong tương  lai. Khi vương quốc phía bắc Samaria đang sụp đỗ dưới sức tiến công của người Asuaria. Ngoài việc loan báo niềm hy vọng về Đấng Cứu Thế Isaia còn khẳng định « Những ai còn sót ở Sion và Giêrusalem sẽ được gọi là Thánh. Vinh quang của vương quốc tương lai chỉ được mặc khải cho số nhỏ những người thoát khỏi tai biến.”.

ƠN TA ĐỦ CON DÙNG (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 4)

(Chúa hiện ra với tôi lần thứ nhất)

Trong muôn hình vạn trạng của tội ác thì giết người là nghiêm trọng nhất. Có người chết vì tay sát thủ. Có sinh linh mất sự sống từ trong bụng mẹ. Rồi thì những người phải chết vì sự thỏa mãn quyền lực & tham vọng của người khác như các Thánh anh hài. Nhưng nói xấu là cách giết người tàn bạo và dã man nhất. Vì nó bắt nạn nhân chết dần chết mòn trong đau đớn & nhục nhã.

Trong trận cuồng  phong cuả Gíao dân và cha Trung tôi như một con chiên non lạc bầy run rẫỵ giữa cánh rừng  già trong  một chiều mùa đông bão táp. Một con chiên thất thiểu bước những bước chân cô đơn và đau khổ.

CẠM BẪY CỦA VUA DAVID (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 8)

Một buổi chiều khi đi dạo trên tầng thượng của cung điện vua David nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm. Ông sai người hỏi và biết đó là Bathsheba - vợ của Uriah- người Hittite. Một trong những tướng lãnh trung thành nhất của ông.

Qúa say mê sắc đẹp của Bathsheba. Vua David sai người đem bà đến để ân ái. Không lâu sau đó Bathsheba có thai

Nghe vậy David lập tức cho triệu tập Uriah từ chiến trường về. Với mục đích hợp thức hóa cái thai trong bụng Bathsheba vua David ban cho Uriah đêm ấy 

ĐỀN THỜ (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 7)

Nhớ lại cái ngày cha Lê Minh Trung chánh xứ Hạnh Thông Tây – Gò vấp thông báo xây nhà thờ phụ. Nghe xong tôi bật cười rồi vội vàng xin lỗi Chúa.

  Nhà thờ sao có chính và phụ?! Vậy có bao nhiêu Chúa?! Chúa nào cao trọng hơn?!

 Bao hoang mang chưa giải toả tôi lại xót xa khi nghe Ngài nói xây nhà thờ phụ chỉ để kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ. ( Thực tế thì nhà thờ đã có gần 150 năm) Nhìn bảng kế hoạch đầu tư tôi biết kinh phí phải trên 10 tỷ. (năm 2010) Hôm nay theo lạm phát thị trường  khoảng 100 tỷ 

TỬ ĐẠO THỜI 4.0 (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 6)

Ngày  . . .. tháng . . . . năm ...

Hôm ấy chiều thứ 6 cuối cùng của  mùa chay. Dân Chúa toàn cầu long trọng đại lễ tưởng niệm ngày Chúa chịu nạn. Dưới chân nhà thờ chánh toà Nha Trang tôi cũng đang hoà mình vào dòng người tìm kiếm lịch sử ấy.

Suốt cả buổi chiều tôi hoang mang cực độ. Dòng người đã lần lượt đi hết 14 chặng đường đồi sọ mà tôi không nghe người ta nói gì đến Chúa Giêsu.

ĐƯỜNG HẦM SILÔÊ MÀ TÔI PHẢI ĐI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 5)

Người ta sẽ trao ban cho người mình yêu thứ gì cao quý nhất. Với Chúa Giêsu thì ngoài nước Thiên đàng Người chỉ còn kho tàng Thánh giá. 

Kho tàng Thánh giá Chúa ban cho tôi

ĐƯỜNG  HẦM SILÔÊ MÀ TÔI PHẢI ĐI

Kinh thánh thuật lại rằng sau khi trét bùn lên mắt anh mù thuở lọt lòng Chúa Giêsu liền bảo anh hãy đến hồ Siloe mà rửa.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

CHỨNG NHÂN VỚI ĐỨC TIN CON NGƯỜI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 4)

Ai trong chúng ta cũng biết đức tin là nguồn ân sủng thiêng liêng. Nhưng trước những trận cuồng phong của gian nan thách đố đời thường đức tin chỉ như một cánh diều nhỏ mỏng manh trước gió. Mấy ai dám cho rằng  mình đủ sức mạnh và bản lĩnh để giữ sợi dây diều kia sao cho khỏi đứt. Tôi cũng không  ngoại lệ - một phiên bản của dân Israel ngày nào luôn luôn nghi ngờ Giavê. 

Xưa nay đức tin và sự tín nhiệm luôn cùng một cội nguồn. Không ai trong chúng ta không  từng  là một Toma để cần cho mình những dấu chứng  hiển hiện. Máu  các Thánh tử đạo và đời sống chứng nhân của người đi trước với tôi cũng chính là những lỗ đinh mà hàng ngày Chúa cho chúng ta thọc vào để thấy và để tin.

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

SỨC MẠNH CỦA CƠM ÁO GẠO TIỀN VỚI ĐỨC TIN (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 3)

Để sở hữu được bộ lông cực đẹp của loài sói Bắc cực người Eskimô  đã  có một cái bẫy chó sói rất độc đáo.

Đầu tiên người thợ săn mài một con dao thật sắc, lưỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Xong họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại.

 Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.

Đợi đêm tối họ đem dao ra cắm ngoài cánh đồng tuyết

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 2)

Chuyện kể về hành trình tìm hạnh phúc của ba lữ khách. Một hôm họ thấy một vị đạo sĩ vừa chạy vừa la thất thanh:

Thần chết! Thần chết! Tôi vừa gặp được thần chết.

Quá tò mò họ yêu cầu vị đạo sĩ dắt dùm đi xem. Vào tới cửa một hang sâu  đạo sĩ chỉ một kho tàng lớn đang được chôn giấu rồi ông lại vừa chạy vừa la thất thanh: Thần chết! Thần chết! 

Ba người còn lại vội gom vàng bỏ vào bao. Thấy đói một người đi mua thức ăn. Thức ăn về tới nơi cũng là lúc ông lìa trần vì hai người kia đã âm mưu hại ông. Giờ của cải được chia đều 1-1. Nhưng hai người còn lại cũng không ngờ rằng trong thức ăn có độc vì người đi mua cũng đã âm mưu giết họ.

LINH MỤC CỦA CHÚA ( Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 1)

Bước chân đầu tiên của tôi trên cánh đồng cỏ Gíao hội

Cánh cửa tòa án đóng sầm lại như tống khứ một con người bất hạnh ra đường. Thế là hết, mọi thứ đã kết thúc...

Tài sản tôi chia được trong lần ly hôn này là một lời hứa. Hằng năm người chồng tôi sẽ cùng tôi về Nha Trang thăm lại người mẹ già và giữ kín bí mật phiên tòa hôm ấy.

  Tôi quyết định bỏ việc ở Khu chế xuất Tân Thuận ra đi tìm một cuộ sống mới. Hành trang tôi mang theo gồm những đắng cay, tủi nhục và một hồi ức đau thương

TÌNH BẠN

 Trước khi chết tôi muốn nói hết những gì thật nhất. Mong các bạn xem tất cả những gì từ hôm nay tôi nói là như một lời trăn trối tôi xin gởi lại những người đã đi qua đời tôi

TÌNH BẠN

     Chuyện rằng ngày ấy Thỏ và Gấu rất thân nhau. . .

     Một lần trong cùng cuộc hành trình do bất đồng quan điểm Gấu tát vào mặt Thỏ một cái. Thỏ lặng lẽ ngồi xuống ghi lên cát dòng chữ:

      Hôm nay Ngày . . . tháng . . . năm anh Gấu đã tát Thỏ.

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

30/5/2021 THÁNH GIÁO HOÀNG GRÊGÔRIÔ VII - Lễ kính

Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô VII là Giáo hoàng thứ 157 của Giáo hội, có vai trò rất lớn đối với lịch sử Giáo hội Công giáo. Đức Grêgôriô VII là nhân vật tiêu biểu của việc cải cách và đã có công phục hưng tinh thần đạo đức của hàng giáo sĩ và tranh đấu cho tự do của Giáo hội.

Tục danh của ngài là Hildebrand, sinh năm 1015 tại Sovana miền Toscane, trong một gia đình trung lưu nước Ý. Từ thời niên thiếu, ngài đã sống trong bầu khí tu viện và nhờ trí thông minh, lòng đạo đức, đã thu lượm nhiều kết quả tốt đẹp.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Bài giảng Lễ Chúa Ba Ngôi)

Nhân danh Chúa Ba Ngôi đối với tôi không chỉ là một vinh dự, mà còn là một sứ mạng, đó là làm cho vinh quang Chúa tỏ rạng trong mọi nơi mọi lúc của cuộc sống. Mỗi khi đi đến đâu, tôi làm cho hình ảnh Thiên Chúa rạng rỡ nơi gương mặt và cuộc đời của tôi. Lời nói của tôi là lời của Chúa; việc làm của tôi là việc làm của Chúa.

31/05/2021 - ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BET .Lễ kính

Đây là một ngày lễ được thiết lập trễ, trong khoảng thế kỷ 13 hay 14. Ngày lễ này được thiết lập trong toàn Giáo Hội để cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chỉ mới đây, ngày cử hành lễ được ấn định theo sau Lễ Truyền Tin vào tháng Ba và trước lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào tháng Sáu.

    Cũng như mọi lễ khác về Ðức Maria, lễ này có liên hệ chặt chẽ với Ðức Giêsu và công trình cứu chuộc của Người. Các nhân vật chính trong cuộc thăm viếng (xem Luca 1:39-45) là Ðức Maria và bà Êlidabét. Tuy nhiên, tiềm ẩn ở đằng sau là Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ðức Giêsu đã làm Gioan Tẩy Giả nhẩy lên vì vui mừng -- niềm vui cứu độ của Ðấng Thiên Sai. Ngược lại, bà Êlidabét được tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất lời ca tụng Ðức Maria -- mà những lời này còn vang vọng qua các thế hệ.

Dùng IPad Để Đọc Tin Mừng Trong Thánh Lễ Được Không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của "Quy chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma" sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách Tin Mừng? - H.A., Lashibi, Ghana

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có từ thế kỷ XI, nhưng mãi đến thế kỷ XVI, việc sùng kính này vẫn chỉ là riêng tư, thường gắn liền với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đầu tiên được cử hành vào ngày 31-8-1670 tại Rennes, Pháp quốc, nhờ nỗ lực của Thánh Jean Eudes (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lan truyền đi nhiều nơi, nhưng mãi đến khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque thị kiến, lòng sùng kính Thánh Tâm mới lan rộng toàn cầu.

Trong những lần thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarette Marie Alacoque và mặc khải Thánh Tâm là chủ yếu: Thánh Tâm Chúa Giêsu có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa, nguồn gốc lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày nay.

Trong lần thị kiến đó, Chúa Giêsu yêu cầu Thánh nữ Margarette Marie Alacoque xin giáo quyền cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là hiện thân không chỉ là trái tim về thể lý mà còn là tình yêu thương dành cho nhân loại.

Khi bệnh nhân không còn ý thức liệu việc xức dầu có hiệu lực?

Các bí tích hoặc phép lành khi được ban cho người không còn ý thức liệu có hiệu lực không? Có thể xức dầu cho bệnh nhân trong tình trạng hôn mê không?

 H: Các bí tích hay phép lành được ban cho một người không còn ý thức như vậy có giá trị không? Nếu một người đang hôn mê hoặc ở trong trạng ái an thần, linh mục có thể ban bí tích xức dầu cho bệnh nhân này không? Bệnh nhân có được tha mọi tội của mình, như thể đã được xưng tội, nếu gia đình xin điều đó khi biết rằng điều này đáp ứng ước muốn của bệnh nhân?