Nhớ lại cái ngày cha Lê Minh Trung chánh xứ Hạnh Thông Tây – Gò vấp thông báo xây nhà thờ phụ. Nghe xong tôi bật cười rồi vội vàng xin lỗi Chúa.
Nhà thờ sao có chính và phụ?! Vậy có bao nhiêu Chúa?! Chúa nào cao trọng hơn?!
Bao hoang mang chưa giải toả tôi lại xót xa khi nghe Ngài nói xây nhà thờ phụ chỉ để kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ. ( Thực tế thì nhà thờ đã có gần 150 năm) Nhìn bảng kế hoạch đầu tư tôi biết kinh phí phải trên 10 tỷ. (năm 2010) Hôm nay theo lạm phát thị trường khoảng 100 tỷ
Bởi vậy mới nói xưa nay quyền lực mà nằm trong tay kẻ thiếu đạo đức thì chắc chắn sẽ trở thành mầm họa. Người ta luôn nghĩ rằng mình tài giỏi hơn người khác để tự cho mình cái quyền ưu tiên quyết định những điều ảnh hưởng đến quyền lợi chung mà không cần thông qua ai. Điều này rất dễ đưa họ đến chỗ phục vụ cho chính cái tôi sai lầm của họ. Người đời vẫn quen gọi đó là thái độ độc tài.
Đến ngày đặt viên đá đầu tiên . . .
Nhìn nét rạng rỡ trên gương mặt của mấy ngàn giáo dân tôi trộm nghĩ:
Giáo dân cả xứ sẽ được vào nước trời trừ tôi ra!.
Vì họ đã trở nên quá đơn sơ và bé nhỏ. Khi mà một phụ nữ sớm gánh vác gia đình trong buổi khủng hoảng kinh tế thị trường như hôm nay tôi đã nhìn thấy sức nặng hàng trăm tỷ đè trên đầu họ. Vậy mà họ cứ cười ngây ngô theo nụ cười cha sở, vui theo sở thích của Ngài. Họ không sớm vào nước trời sao được khi mà Chúa nói “Anh em hãy trở nên như trẻ thơ”.
( Nhưng sao tôi vẫn thấy họ tội nghiệp và đáng thương hơn tôi.)
Từ hôm đó . . .
Trong Thánh lễ vang lên lời mời gọi. Ngoài cung thánh cha sở chỉ định trực tiếp. Ở giáo khu bác ái về tận nhà.
Ngài tận dụng tất cả các ngóc ngách uy tín tôn giáo để thu gom bằng đủ số tiền xây nhà thờ phụ ấy.
Một tháng sau ngày mở móng . Có tiếng một ông trùm :
Đã có người sợ cứ gặp mặt là cha hỏi tiền nên đi lễ nơi khác.
Bốn cụ bà đã « Thất thập cổ lai hy » nói chuyện với nhau. Một cụ hỏi :
Mấy hôm nay cha có « Dzí » mấy bà tiền xây nhà thờ không ?
Hai cụ đáp :Có chứ sao khỏi.
Giọng còn lại buồn bã run run thều thào nói:
Tôi hỏng có tiền nên tôi « Né ổng » ổng hỏng thấy tôi.
Chưa hết. . .
Không ai chăm sóc giáo dân tốt như cha sở của tôi. Từ những gương mặt trẻ thơ của mấy ngàn con người trong ngày đặt viên đá đầu tiên.
Vậy mà … Nửa năm sau . . .
Họ trở thành người lớn. Thay thế nụ cười hồn nhiên ngày nào là tiếng thở dài não ruột. Tôi chợt nghĩ:
À! Trẻ thơ bây giờ cũng đã biết trăn trở rồi đây ?!
Rồi những trưởng bối lần lượt vắng mặt. Có người đi lễ mà lén lén lút lút như đi ăn trộm. Lễ xong là đi như bay về nhà.
Đến khi nghe cha Trung nói « Tìm ông trùm khó hơn tìm kim. Họ sợ cha đòi tiền tiết kiệm giáo khu” Tôi mới hiểu nguyên do.
Tiếp đến . . .
Tôi cùng một số giáo dân quyên góp ủng hộ một nhà thờ ở miền tây bị hỏa hoạn. Nhà thờ cháy đến mức cha xứ ở đó không còn cái áo lễ để mặc. Vậy mà giữa sân Thánh đường tôi nghe cha Trung quát lớn:
Nhà thờ họ cháy giáo xứ họ lo can chi đến mình.
Tôi chợt hỏi trong mắt Ngài Chúa nhiều đến vậy sao. Chúa xứ tôi có nhà chính giờ còn được xây thêm nhà phụ. Chúa ở nơi nào đó có nhà không biết giữ cháy ráng chịu?! Sao chỗ nào trong nhà thờ tôi cũng thấy Ngài treo hàng chữ « Gíao hội Màu nhiệm – Hiệp thông và Sứ vụ » thật to.
Rồi cái lần chúng tôi cùng cha Quyên tổ chức đi thăm trại cùi. Nhìn mọi người cứ lén la lén lút mà tôi đau lòng. Họ không tốt đến mức « Tay trái không được biết việc tay phải làm » mà vì họ đang sợ Cha sở. Vì Ngài đã thông báo:
Nhà thờ phụ đang xây cấm không làm bác ái bất cứ chỗ nào.
Một chị nói với cha phó:
Cha thấy ai ngu như chồng con không?
Sao vậy? Vị linh mục trẻ tuổi hỏi lại.
Lúc lên đưa tiền cho cha giúp người cùi con dặn ổng núp đừng cho cha Sở thấy. Nhưng chẳng những ổng để Ngài bắt được mà còn khai hết. Báo hại chiều đó con phải mang vào cho cha sở mấy triệu nếu không con chết chắc với ổng.
Một chút bất nhẫn bắt đầu hình thành trong con người tôi. Nhưng một kẻ tân tòng như tôi biết gì đúng, gì sai khi trước mắt tôi là một linh mục và bao nhiêu người lớn hơn tôi rất nhiều về tuổi đời lẫn tuổi đạo.
Rất nhiều lần trước đó khi gặp rắc rối trong đời sống đức tin tôi liền tìm đến các thầy cả Êli xin dạy cách nghe tiếng Chúa. Nhưng thú thật hầu hết lời của các cha linh hướng đều không giống lời Chúa nên lần này tôi chọn cách lục tung Kinh Thánh lên để tìm lời giải đáp từ Chúa.
Kinh thánh nói rằng:
Một lần . . .
Sau khi đưa hòm bia Thiên Chúa về Giêrusalem vua David định xây đền thờ xứng đáng cho Chúa ngự. Nhưng qua Nathan Chúa phán:
Chúa không cần ông ưu đãi mà chính Người mới ưu đãi ông. Người chọn ông từ kẻ chăn chiên lên làm thủ lãnh và ban cho ông một dòng dõi trường tồn
Để kêu gọi dân Chúa một đời sống nội tâm sâu sắc hơn là hình thức tôn thờ bên ngoài Thiên Chúa đã từng từ chối đền thờ như thế. Điều này được thể hiện rỏ hơn qua việc Người không chấp nhận cho Itraen làm ra cờ quạt, ảnh tượng và phù điêu để chứng tỏ họ thuộc về Người.
Mặc khác . . .
Từ lúc rời Ai cập chúa chưa bao giờ ngự một chỗ cố định. Người vốn là một Thiên Chúa hùng mạnh, hằng sống và đặc biệt không lệ thuộc vào ai. Một Thiên Chúa ban ơn lành và sống theo ý mình. Một Thiên Chúa can thiệp vào lịch sử. Một Thiên Chúa nhổ và trồng. Một Thiên Chúa từng giải phóng dân ra khỏi Ai cập thì chắc chắn không thể là một Thiên Chúa bị ràng buộc vào nơi thờ phụng. Với Người chỉ có danh hiệu “ Giavê ”mà Người ban tặng mới chính thực là một bảo đảm cứu độ - Một hạnh phúc viên mãn - Một vinh dự cao cả cũng như một sứ mệnh đòi buộc của nhân loại.
Và rồi . . . .
Lịch sử các tiên tri cũng đã khẳng định lại điều đó khi Êzêkích và Giêrêmia đã dành gần hết sự nghiệp của mình để loan báo việc Giêrusalem và đền thờ sẽ bị tàn phá.
Đúng như lời các ông nói điều đó đã xảy ra một cách bi đát. Nhưng cho đến khi dân Chúa bị lưu đày vào chốn không có đền thờ thì các tiên tri lại mạnh mẽ loan báo cho họ biết là Thiên chúa đang ở giữa họ.
Rỏ ràng rằng dân Chúa mới là nơi Chúa ngự chứ không phải đền thờ.
Cuối cùng . . .
Lời tuyên bố sẽ đập đền thờ rồi xây lại nội trong 3 ngày của Chúa Giêsu đã nối dài thái độ các tiên tri và hoàn tất ý nguyện đó của Thiên Chúa.
Mặc dù sau đó. . .
Vào thế tỷ XVI - khoảng 1517. ĐGH Leo X ban hành ơn xá cho những ai dâng tiền xây dựng đền thánh Phêrô. Nhân sự kiện này vị giảng thuyết dòng Đaminh thời danh là john Tetzed đã liệt kê tội thành danh sách cộng với bảng tương ứng giữa tội và ơn đáp trả. Ơn này phụ thuộc vào số tiền dâng cúng.
Nhiều người cho đó là nguyên nhân để Luther viết 95 thệ phản. Vị Thầy dòng nhân đức này quá đau lòng cho thực tế đó nên dẫn đến việc ông ly khai khỏi gíao hội công giáo. Chính Gíao hoàng Leo X đã mồi lửa cho Luther nổ phát súng đầu tiên mở màn cho cuộc chiến tranh tôn giáo. Tấm áo nguyên tuyền của Chúa Kitô đã bị nhuốm màu và xé toạt loang lỗ cũng bởi từ nguyên nhân sâu xa là đền thờ
Nhưng . ...
Sau biến cố Luther. Ngày 16/07/1562 Công đồng Trento đã chấn chỉnh lại những lạm dụng ấy.
Năm 1567 Đức Gíao Hoàng Pi-us V hủy bỏ hết những ơn xá liên quan đến tiền bạc và vật chất dâng cúng.
Muốn nhận ơn xá phải xóa sạch tội. Ơn xá hoàn toàn không phải tha tội
***
Trong những cơn xuất thần của mình Êdêkien đã nhìn thấy vinh quang Thiên Chúa rời bỏ Đền Thờ Giêrusalem (11: 32-33) đến bên bờ sông Cơva nơi dân chúng đang sống cảnh lưu đày (1: 1). Cũng chính khi ấy ông thoáng thấy hình thức phụng tự tinh thần. Đó là hình thức Đức Chúa đích thân hiện diện ở giữa dân Ngài. Ở đâu dân Chúa hiện diện ở đó có Thiên Chúa với dân mình để cùng chia sẻ cảnh lưu đày khổ cực với họ. Dân Chúa mới thực sự là Đền Thờ của Thiên Chúa (X. Ed ch. 37-38)
Thánh Phao-lô cũng từng khẳng định cộng đoàn Kitô hữu mới là nhà của Thiên Chúa. Ngài ví mỗi nhà rao giảng là một viên đá xây lên tòa nhà của Thiên Chúa chứ không phải gạch đá hay bê tông. (x.1Cr 3: 9b-11, 16-17)
Thánh Phê-rô cũng nói:“Hãy để Thiên Chúa dùng anh em như những viên đá sống động mà xây nên ngôi Đền Thờ thiêng liêng” (x.1P 2: 5).
Hay:
Nào anh em chẳng biết rằng anh em là Đền Thờ của Thiên Chúa, và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong anh em sao?”
Nếu đọc kỹ bản văn thì thánh Phao-lô không dùng từ “hieron” theo nghĩa đơn thuần “nơi thánh”, nhưng từ “naos” theo nghĩa “nơi cực thánh” của Đền Thờ. Có nghĩa với Ngài mỗi dân Chúa là một “thánh điện” hay “cung thánh”. mà Thiên Chúa ngự. Nhưng ngày nay đền thờ Thiên Chúa trong con mắt của hầu hết Lm là nhà thờ xây bằng cát, đá. Bê tông.
Hàng loạt chiêu bài đưa ra nhằm đủ mọi cách moi bằng được tiền của dân Chúa xây nhà thờ. Có nhiều Lm số tuổi Lm mới có 5 tuồi mà đã xây được 3 cái nhà thờ to đùng. Phần lớn xây thì ít mà cất thì nhiều.
Nào là Chúa sẽ trả công bội hâu cho những ai đóng tiền xây nhà thờ
Nào là viên đá vàng viên đá xanh
Nào là . . .. Nào là ....
Cuối cùng tôi đã tìm được câu trả lời tôi đúng hay cha Trung đúng.
Nhưng càng nhận ra sự thật thì tình yêu tôi dành cho giáo dân ít hiểu biết cứ như được nhân đôi.
Cho đến ngày kia . . .
Nhìn những bà mẹ chạy hoảng loạn trong sân nhà thờ tay cầm đơn xin giảm tiền học gíao lý cho con. Khi mà trường đời đang đóng 500ngàn/1 năm/ 1 học sinh thì Ngài thu tiền học sinh học giáo lý tới 100.000đ/tháng/1học sinh. Gấp đôi trường học ngoài đời.
Chưa kể bao giờ cũng vậy ngày khai giảng « Trường đời » luôn song hành với ngày khai giảng « Trường đạo » thì Gò vấp khi ấy là một quận mới thành lập. Hầu hết là dân di cư với cuộc sống cư chưa an, nghiệp chưa lạc. Cái khổ đó ai đã từng tha phương cầu thực rồi thì sẽ biết.
Khi ấy tôi còn nhút nhát lắm. Cách duy nhất là tôi đến tìm Ngài đừng truy cùng diệt tận những gia đình không có tiền đóng tiền học giáo lý cho con. Tôi sẽ chịu trách nhiệm cho họ về số tiền ấy.
Ngài không chỉ kịch liệt phản đối mà còn quát tôi rằng:
Làm vậy sẽ duy trì thói quen coi « Trường đời » trọng hơn « Trường đạo »
Tôi không dám cãi Ngài nhưng lẫm bẫm một mình :
Họ hỏng có tiền cha hà !
Tôi không ngờ câu nói ấy đã trở thành đại họa cho cuộc đời tôi. Cuộc chiến đầu tiên của tôi và lãnh đạo tôn giáo bắt đầu. Không nồng nặc mùi bom đạn và thuốc súng nhưng nó ầm ĩ không khác gì những trận mưa bom:
Nó là đứa lừa đảo. Đánh đuổi nó đi. Đừng cho nó đi lễ nữa
Thế là lần đầu tiên tôi bị đuổi khỏi nhà thờ . . . . .