Một buổi chiều khi đi dạo trên tầng thượng của cung điện vua David nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm. Ông sai người hỏi và biết đó là Bathsheba - vợ của Uriah- người Hittite. Một trong những tướng lãnh trung thành nhất của ông.
Qúa say mê sắc đẹp của Bathsheba. Vua David sai người đem bà đến để ân ái. Không lâu sau đó Bathsheba có thai
Nghe vậy David lập tức cho triệu tập Uriah từ chiến trường về. Với mục đích hợp thức hóa cái thai trong bụng Bathsheba vua David ban cho Uriah đêm ấy
được về nhà ngủ với vợ.
Là một tướng lĩnh trung thành Uriah trả lời vua :
Làm sao tôi có thể ăn ngủ với vợ trong sự an toàn khi mà quân lính của tôi đang ngủ ngoài đồng.
Nói xong Uriah quay trở lại chiến trường.
Thất bại lần một. Vua Vua David nghĩ tiếp đến kế hoạch lần 2.
Nhà vua ra lệnh cho Joab- người chỉ huy của Uriah :
Nhà ngươi hãy đặt Uriah lên tuyến đầu. Nơi nào trận chiến diễn ra khốc liệt nhất”.
Joab làm theo mệnh lệnh và không lâu sau thì Uriah bị tử trận.
Về phần Bathsheba, ngay sau khi mãn hạn tang chồng, bà liền chấp thuận kết hôn với vua David
Thiên Chúa đã đem con người vào đời với trái tim của một thiên thần. Nhưng trong cái vũ điệu cuồng say của thế gian con người đã để cho tội ác và thánh thiện giao thoa.
Sau đó hòng che đậy những tội lỗi xấu xa đang chất chứa đầy rẫy trong tâm hồn mình người ta bắt đầu dùng đủ thủ đoạn để xây dựng giá trị của bản thân lên trên sự lầm lẫn của tha nhân. Thậm chí sẳn sàng chà đạp lên người khác để đi. Những người càng có thế giá và quyền lực thì càng dễ giết người .
Khắp nơi . . . Khắp nơi. Khắp nơi . . gắng trên chiếc áo chùng xúng xính là những gương mặt giả thượng thu hút tầm nhìn đầy ngưỡng mộ của hầu hết giáo dân vốn không biết gì kinh thánh lại còn bị nhồi nhét cho 1 đầu rằng cha là Chúa...Linh mục là Chúa Kitô nơi trần thế.
Lúc làm ông Thầy tu. Dễ thương lắm. cha phó cũng còn dễ thương. Tới cha sứ thì hôi tanh của quyền lực bắt đầu bốc ra. Lên đến giám mục 10 người đổi tướng, đổi giọng, đổi luôn sự trịnh trọng đủ 10
Phóng lao rồi thì người ta phải theo lao. Thần tượng đã xây cho người đời ngưỡng vọng rồi người ta bắt đầu mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho những sự đổ vỡ. Chính vì lo lắng cho sự đỗ vỡ của những ngưỡng mộ ấy mà đó đây nhà nhà, người người, đấng đấng, bậc bậc suốt ngày chỉ biết cố hết sức chãi chuốc cho bộ lông của mình. Kẻ nào dù vô tình làm vấy bẩn bộ cánh của họ thì kẻ đó sẽ coi như là sống không bằng chết
Càng thế giá lớp võ ngụy trang ấy càng tinh xảo. Cuối cùng vũ khúc dịu êm của tội đã trở thành một chính lộ trãi rộng thênh thang dưới chân họ. Để rồi người ta ung dung và thản nhiên đứng trên bất công mà chúc tụng danh Chúa. Vì vậy danh Chúa ngày nay không chỉ được tôn xưng trên môi miệng của một thế lực quyền quý mà phần nhiều còn phát ra từ cung lòng của những kẻ ngạo nghễ thượng đẳng trong lớp vỏ thánh thiện nhưng vô cùng độc ác.
Hai ngàn năm trước cũng đã có những kẻ đại diện cho Thiên Chúa nhân danh Thiên Chúa mà giết chết Thiên Chúa. Hôm nay dưới tấm bình phong “làm sáng danh Chúa” biết bao nhiêu bản án bất công được đưa ra nếu không vì quyền lợi bản thân thì cũng để che đậy lòng trả thù, ghanh tỵ, gian xảo và muôn vàn điều tồi tệ từ chính tâm hồn của những kẻ nhân danh công lý mà kết án người khác.
Đó đây đầy rẫy những cái chết của Uriah chỉ vì một David nào đó phạm tội. Tôi phân tích sự kiện sau không vì trả thù hay thanh minh. Tôi chỉ muốn thực trạng này không còn tái diễn một lần nào nữa trong cộng đoàn dân Chúa. Nhục nhã, đau đớn hôm nay tôi mang là quá đủ nên đừng để ai phải đau khổ như tôi. Thánh Phao lô từng nói:
Để anh em được cứu độ tôi sẳn sàng làm tất cả dẫu có phải vào hoả ngục.
Và Đức bồ tác Địa tạng cũng nói:
Nếu hoả ngục còn có tội nhân thì không ai xứng đáng thành Phật hết.
Sau đó Ngài nguyện suốt đời ở hoả ngục để đồng hành và cứu độ cho tội nhân. Không phải vô cớ mà Thánh Gioan Tẩy giả lớn tiếng rao giảng về sự kinh hùng của toà phán xét sau cùng. Có như vậy con người ta mới lo lắng cho công việc phần rỗi của mình. Bởi vì sẽ không có một hành động nào của ta dù là nhỏ nhất mà không phải giải trình trước Thiên Chúa trong ngày phán xét sau hết. Lời tiền nhân còn đó không chỉ là lời nhắc nhở chân thành mà còn là một lời cảnh báo gay gắt:
Thiên võng khơi khơi- sơ nhi bất lậu
( Lưới trời lồng lộng thưa mà khó thoát)
Thiên chúa khi ấy cũng từng giận dữ lớn tiếng với David:
Ngươi cướp vợ người ta trong bóng tối nhưng ta sẽ cho người khác cướp vợ ngươi ngay giữa thanh thiên bạch nhật.
***
David của hôm nay
Nhận ra tôi không giống những giáo dân khác. Không thuần phục Ngài như thuần phục Chúa. Ngay lập tức Cha trung hoạt định tác chiến. Để ngăn cản tôi phát tán những sai trái của ngài ra ngoài. Đầu tiên Ngài làm tê liệt mọi khả năng của tôi “Nó là kẻ lừa đảo. Tới nhà thờ chỉ để cám dỗ các cha” – Đứa lừa đảo rồi thì nói ai mà thèm nghe nữa .
Tiếp theo Ngài sử dụng triệt để binh pháp “ Tá đao sát nhân” của Tôn tử. Ngài tiếp tục ôm trái bom ấy trao vào tay những người đàn bà quá khích rảnh rỗi thường đến thờ để buông chuyện.
Châm ngòi đốt xong trước khi bỏ chạy Ngài còn kịp nhờ đến truyền thông để xuất chiêu lần cuối. Trong vòng một ngày gần như các Linh mục trong giáo hạt nhận được tin dữ có nội dung:
Có một cô xinh xinh không có đạo thường đi đến nhà thờ đi lễ. Các cha tìm cách đuổi đi vì nó là đứa lừa đảo
Ngoài chức vụ giám đốc phụ trách ơn gọi của tổng giáo phận Sài gòn khi ấy cha Trung còn là cánh tay mặt của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Lời nói của Ngài đáng giá ngàn vàng. Cẩn thận hơn nếu Linh mục nào lên tiếng bảo vệ tôi thì lập tức tội danh trai trên gái dưới sẽ bị hình thành.
Cả giáo hạt căng lên như sắp có đổ máu. Hầu hết chưa ai biết tên tôi. Nhưng lần này hỏng hiểu sao họ không gọi tôi là “con quỷ cái” mà gọi bằng cái tên“ cái con bé xinh xinh”
***
Cũng kể từ cái ngày định mệnh đó cuộc đời tôi cũng bắt đầu bị nghiền nát bởi hai chữ “Lừa đảo” ấy
Đối tác không hợp tác. Bạn bè xa lánh. Người thân quay lưng. Kẻ xấu lợi dụng hoàn cảnh hoi của. Tôi luôn bị xỉ nhục và tấn công trước cộng đoàn. Tôi đến Tân Mỹ đi lễ cha Đạm đuổi ra vì những cảnh báo của cha Trung. Tôi trốn lên tận Châu Nam Cha xứ cũng đóng cửa không cho vào.
Tôi lên tới Đàlạt giáo dân đi du lịch nhìn thấy liền chuyển tiếp lời cảnh báo ấy.
Tôi không đếm hết những đau đớn và nhục nhã mà các linh mục và giao dân đã gây ra cho tôi. Uất hận trong tôi dâng tới tột đỉnh. Rất nhiều lần tôi quyết định tự sát và để lại thư tuyệt mệnh cho cả thế giới biết sự tàn ác của các Ngài. Nhưng nhìn hai trẻ thơ vô tội không nơi nương tựa tôi đành gạt căm hờn sống tiếp.
Bởi vậy Đức Phật từng khẳng định:
Những người tự sát không phải vì họ không muốn sống mà vì những người xung quanh không muốn cho họ sống.
***
Có một điều kỳ lạ là trong tận cùng của đau khổ và cô đơn ấy tôi lại say mê Thánh lễ như một con nghiện. Dù bị đánh đánh đập, dù bị xỉ nhục, bị tấn công đủ kiểu tôi vẫn không thể không đến nhà thờ.
Cũng có một điều kỳ lạ nữa hàng chục lần tôi bị tấn công nhưng khi tay họ đưa đến mặt tôi thì họ lại tự buông tay xuống rồi lầm lũi bỏ đi.
Để tôi sợ và mọi giá phải rời nhà Thờ Ngài bắt Hội đồng giáo xứ thành lập 2 đội vệ binh. Tôi là người công giáo duy nhất đi lễ lúc nào cũng có 2 hàng cận vệ theo hầu.
Muốn tiếp tục đến với Thánh lễ tôi chỉ còn một con đường duy nhất là của tiếp tục đến Hạnh Thông Tây. Biết chắc rằng ở đó tôi sẽ gặp những sự tấn công tàn khốc. 7 ngàn chiến binh cuồng nhiệt đang được điều hành bởi một tướng lãnh đầy mưu mô và uy thế. Nhưng tôi quyết định:
Ai xô tôi ngã chỗ nào tôi sẽ đứng dậy ngay nơi ấy
Liên tục . . . Liên tục. . . .
Cứ lễ ra là tôi bị chặn đầu đánh. Có hôm họ thuê cả gian hồ. Họ còn cho chụp ảnh tôi dán khắp nơi.
***
Có một điều Ngài không lường trước. Ngài vu khống tôi là kẻ lừa đảo nhưng suốt gần 1 năm không thấy ai tìm tôi đòi nợ nên đã có lác đác vài cụ già tìm đến xin lỗi:
bà không muốn nhưng vì cha xúi bà đánh con.
Nhiều cụ ông thì có giúp sức trong vai trò truyền thông cũng vậy. Ông cụ nói mà tôi thấy thương vô cùng. Ông nói:
ông có biết gì về con đâu mà cứ ai hỏi thì ông lại chỉ “ Đấy! Cái con bé xinh xinh đấy”
Thương ông tôi đùa:
Con không giận ông đâu. Chỉ cần ông gọi con là con bé xinh xinh ông đánh, mắng con con cũng chịu.
Thú thật nếu tôi không yêu giáo hội thì hồ xơ vụ án của tôi và ngài có mặt trên tòa. Một người am hiểu pháp luật như tôi dễ gì Ngài thắng được.
Nói thì nói vậy thôi chứ khi bị xâm hại dù là thể xác hay tinh thần thì con người ta đều như đạp chân vào tổ kiến. Cảm giác đầu tiên là hoảng loạn và kinh hoàng. Nội tâm bị xáo trộn và đe doạ. Tâm hồn bị xé nát và hoen ố.
Sự độc ác của kẻ tấn công đã ăn sâu vào cái tôi thâm sâu của họ. Khi đó những quan niệm về đạo đức như từ tâm, quảng đại, yêu thương . . . đều bị thử thách. Lúc bấy giờ những cơn cám dỗ như trả thù, uất hận . . . liên tục kéo về trong tôi
Sứ điệp mùa chay 2001 Đức Thánh Cha Gioan Phao lô II nói:
Khi một người bị tổn thương người ấy sẽ bị cám dỗ là đầu hàng cơ chế tâm lý của sự tự ái và trả thù bất chấp cả lời mời gọi của Chúa Giêsu
Nhiều lần tôi muốn chạy đến xỉ vả Ngài một trận thậm tệ. May thay tôi là tân tòng. Tôi biết Chúa 3 năm còn hơn hai mươi năm tôi sống trong giáo lý nhà Phật. Lời khuyên “ Thanh minh là hèn nhát ”. đã níu chân tôi đứng lại
Phương châm sống của tôi “ Người có chí phải biết vượt lên hoàn cảnh. Tự khẳng định mình chính là sự bình thản ”
Nhưng tôi không phải là Thánh nhân. Hành động không đòi hỏi quyền lợi của tôi khi ấy chỉ là hành vi dồn nén tâm lý. Cho nên việc không chạy đến mắng cho các Ngài một trận nó chỉ có giá trị giúp tôi chôn chặt thù hận mà thôi.
Từ đó tôi nhìn tất cả linh mục và giáo dân bằng ánh mắt phòng thủ, căm thù, khinh rẻ và cả ghê tởm nữa.
Khi nghe Linh mục giảng tôi thấy dối trá. Khi thấy giáo dân đọc kinh tôi bịt tai. Tôi không dám và thề sẽ không bao giờ giới thiệu một ai vào gíao hội. Với tôi từ giây phút ấy sân nhà thờ như một hoả ngục đầy sự ác độc và tàn nhẫn. Tôi được biết chính xác là không dưới hàng chục linh mục đã nhanh chân ôm lấy trái bom của cha Trung và cha Quyên rồi lao đi như một kẻ tử đạo cuồng tín để rãi những độc dược ấy lên giáo dân và các linh mục khác ( Trong đó có cha Đạm, cha Ân bạn cha Quyên, cha Hải bạn cha Trung . . .).
Đau lòng hết chỗ nói
Cứ thế người đạo đức thì cầu nguyện. Người yếu đuối cả tin thì căm hận, chửi bới. Còn giáo dân thì ai mà đếm cho hết nỗi những con người bị Ngài làm cớ cho vấp phạm.
Bởi vậy Thư 1 Phêrô đã từng nhắc nhỡ:
Chịu nhục vì danh Chúa là có phúc . . . nhưng đừng ai khổ vì tội giết người, trộm cắp, gian ác, vu khống, bất lương và dây mình vào việc người khác
Trạng thái tinh thần tôi bị đe doạ ngiêm trọng. Sân nhà thờ cứ căng lên như để chuẩn bị đổ máu. Tôi quyêt định viết cho Đức Hồng y Phạm Minh Mẫn một bức thư với nội dung phán xét tôi xin các Ngài nhường quyền cho Thiên chúa. Nếu tôi là lẻ lừa đảo hãy trao tôi cho pháp luật hiện hành. Xin các Ngài đừng làm cớ cho giáo dân vấp phạm nữa.
Đức Hồng y về xứ yêu cầu cha Trung 4 vấn đề:
1- Lục hết thế giới xem thử có nơi nào có cái nhà thờ phụ như ông không
2- Viết đơn từ hết chức vụ quan trọng mà cha Trung đang giữa trong đó chức vụ giám đốc phụ trách ơn gọi của cả tổng giáo phận Sài gòn
3- Treo chén 6 tháng rồi tiếp tục hoàn thành công trình nhà thờ phụ đang xây dỡ dang và món nợ tương đương 20 tỷ bây giờ trước khi trao nhà xứ cho Lm khác xong về coi nhà hưu trí cho mấy cha già
4- Yêu cầu cha quản hạt tập trung khoảng 40 Lm cho giáo dân xưng tội
Yêu cầu thứ 4 của Đức Hồng y bị thất bại. Muốn đứng ra làm trung gian giải quyết một vấn đề nào đó thì yêu cầu đầu tiên là phải bảo đảo quyền lợi của đôi bên. Gíao dân họ đâu ý thức được họ có tội đâu mà xưng. Gía như lúc ấy Đức Hồng y yêu cầu cha Trung có một lời xin lỗi công khai thì mọi chuyện có thể dừng lại. nhưng treo chén thì treo trong phòng kín. từ chức thì chỉ lãnh đạo biết
Vì vậy sau buổi làm việc đó của đức hồng y chiến tranh trong sân nhà thờ vẫn tiếp tục diễn ra.
Nếu cho tôi làm gíam khảo trong cuộc sát hạch văn hóa tôi sẽ chấm văn hóa ứng xử của lãnh đạo tôn giáo Việt nam là zêrô.
Từ những sự kiện xảy trên chính cuộc đời mình và những gì tôi tận mắt thấy. thì Gíao dân dốc cạn mồ hôi, nước mắt. Lục phủ, ngũ tạng héo khô theo ngày tháng để bán mặt cho đất bán lưng cho trời góp nhặt từng đồng từng cắt mà nuôi các Ngài không chỉ vinh thân mà còn phì gia. Nhưng sau khi mài mòn đủng quần trong các học viện, chủng viện chẳng biết các Ngài đã học gì ở đó nhưng sự lễ độ càng ngày càng mất đi. xin lỗi và cảm ơn là 2 cụm từ dần dần biến mất trong từ điển sống của Lm và tu sĩ. Hàng lọat điều tra về sai phạm của hàng giáo phẩm chỉ cần tôi đưa cho pháp luật thì chí ít công an cũng vào cuộc, Nhưng chưa bao giờ tôi nhận được bất cứ phản hồi nào từ các Ngài.
Hôm nay tôi buộc phải đưa ra tất cả sự thật này trên trang xã hõi là vì không 1 lần nào Hội đồng Gíam mục Việt nam phản hồi những phản ánh của tôi nói riêng và của giáo dân nói chung. Đức tổng Năng còn lên cung thánh giảng ra rả rằng giáo dân là đồ xấu xa chỉ thích nói xấu các Cha.
Chì cần 2 tiếng rằng chúng tôi đã nhận được phản ánh của các con trong cái văn hóa giao tiếp tối thiểu các Ngài cũng không có.
Khi tôi trình bày cho các tổng quyền ở nước ngoài thì lập tức họ vào cuộc. Thư cảm ơn tôi có chữ ký của tổng quyền, phó tổng quyền và cả thư ký tổng quyền. Còn hàng giáo phâm Viẹt nam ư. Gíao dân đâu cần tra hình bức cung các lãnh đạo tôn gáio. Chỉ cần 2 tiếng xin lỗi khi trót làm sai thôi là giáo dân mát ruột lắm rồi. Đứa cháu nội của anh trai tôi 2 tuổi nó nói câu đó hàng ngày. học hành nhiều như các Ngài làm gì mà văn hóa đó cũng không làm được. Địa chỉ ủy ban công lý và hòa bình của hội đồng giám mục Việt nam là địa chỉ ma. đơn gởi đến đó bị nuốt mất hết. Hỏi đức Cha Hợp lại xem . Bao nhiêu năn làm chủ tịch ủy ban hòa bình và công lý của Việt nam Ngài có lần nào đánh vần thử hai từ công lý không. mà ko có công lý là không có hòa bình. Các Ngài xem đàn chiên của mình như đồ cặn bã không đáng để trả lời khi mà cơm của họ các Ngài vẫn còn đang ăn trong kẻ răng. Tuổi của họ đáng cho các Ngài gọi bằng cha băng mẹ. Hành động đó không phải là vô ơn và vô văn hóa thì gọi là gì.
Truyền thống chay tịnh nhà Phật có bốn loại thức ăn phải kiêng khem:
1-Đoàn thực:
Là loại thức ăn vào miệng có tác dụng nuôi dưỡng bệnh tật.
2- Xúc thực: Con người có 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Chúng tiếp xúc với sắc, thanh ,vị, xúc và pháp. Tiếp xúc đó sẽ đưa vào cơ thể những độc tố như: sợ hãi, căm thù hay bạo động
3- Niệm thực:
Là khát khao không có lợi như: Danh lợi, tài sắc hay quyền lực.
Nhưng điều mà những bậc tu hành cần chú ý nhất đó là món ăn thứ tư:
4- Thức thực:
Sự sống con người là biểu hiện của thức. Hàng ngày ta phải trãi qua những hoạt động như thấy, nghe, suy tư, tưởng tượng. . .
Ở đó có thể là buồn, vui hay hận thù. . .
Ta cần phải hết sức ý thức để tránh nạp vào cơ thể những tham, sân, si, giãi đãi, phóng giật. Vì không kẻ thù nào hại ta nhanh bằng chính tư tưởng tham dục, và đố kỵ trong chính ta.
Cho nên rất dễ để ta trở thành kẻ dối trá khi hàng ngày ta rao giảng về một tình yêu mà bản thân lại tự dùng những mũi dao vu khống, xét đoán, tham lam, ghanh tỵ, thù oán, vô minh mà đâm sâu vào tâm thức chính mình.
Trong bát chánh đạo nhà Phật thì chánh ngữ được xem là quan trọng nhất. Trong chánh ngữ có chánh tư duy và ái ngữ.
Trong đó:
Tư duy là một thứ “ Ngôn ngữ thầm trong tâm”. Nó được ví như một con tằm bự đang giấu mình trong kén tự mình nói mình nghe. Nếu tư duy chánh thì Ngôn ngữ và hành động chánh ngược lại tâm tà thì ý cũng tà.
Còn ái ngữ là:
Không được nói dối để mưu cầu danh lợi, tài lộc hay sự kính phục.
Không nói lời gây chia rẽ và căm thù.
Không loan truyền những tin mà mình không biết chắc.
Không phê bình và lên án những điều mình không biết rõ.
Ngoài ra còn phải can đảm nói ra sự thật về những bất công mà mình nhìn thấy.
Kinh Tạp A Hàm đã định nghĩa ngắn gọn về chánh ngữ qua 4 đặc tính:
Không nói dối (vọng ngữ)
Không nói hai lưỡi ( lưỡng thiệt)-
Không ác khẩu.
Và không nói thêu dệt.
Nên phàm ai không làm được bốn đặc tính trên thì làm người thường còn không xong nói gì làm nhà tu đức.
Tác giả: Maria Phan Thị Kim Thoa