Ngày . . .. tháng . . . . năm ...
Hôm ấy chiều thứ 6 cuối cùng của mùa chay. Dân Chúa toàn cầu long trọng đại lễ tưởng niệm ngày Chúa chịu nạn. Dưới chân nhà thờ chánh toà Nha Trang tôi cũng đang hoà mình vào dòng người tìm kiếm lịch sử ấy.
Lời ban tổ chức cứ đều đều cất lên:
Chặng thứ nhất :....Lạy mẹ dấu yêu.
Chặng thứ hai : Lạy mẹ dấu yêu.
Chặng thứ ba : Cũng lại lạy mẹ dấu yêu
Cứ thế người ta tha thiết gọi Đức mẹ trong cái ngày tưởng niệm cái chết của Chúa Giêsu. Câu từ lủng củng, ý nghĩa rời rạc. Tôi thấy đau lòng hết chỗ nói.
Có thể nói không yêu kính Đức mẹ thì không thể là một Kitô hữu đích thực. Nhưng dù lòng mến đó có nhiều đến đâu cũng không thể đặt Mẹ cao trọng hơn Chúa. Tôi tin chắc đây là điều làm đẹp lòng Mẹ nhất.
Nguyện vọng này đã được Mẹ bày tỏ rõ ràng trong tiệc cưới Cana “Hãy làm theo những gì Chúa Giêsu chỉ bảo”.
Trên danh nghĩa là mẹ phần xác của con Thiên Chúa nhưng suốt thời gian tại thế chưa bao giờ Mẹ bước ra khỏi thân phận nô tỳ của Chúa. Hình ảnh người thiếu nữ Sion cuối đầu Vâng phục trong ngày truyền tin đã khẳng định Mẹ lúc nào cũng muốn tan chảy ra trong bàn tay quang phòng của Chúa chứ không bao giờ muốn khẳng định mình. Tôi chắc chắn hôm nay trong ngày toàn cầu long trọng đại lễ tưởng niệm ngày Chúa chịu nạn Mẹ cũng không muốn hình ảnh Chúa Giêsu bị lu mờ trong lòng nhân loại để cho chân dung mình thêm đậm nét hơn.
Tôi gởi trăn trở này cho cha Duy.- Cha phó chánh tòa. Sau khi truyền đạt lại cha Sỹ- tổng đại diện giáo phận Nha Trang Ngài đã mang về tặng tôi một đáp án. Cha Sỹ bảo rằng:
Vì đài Đức mẹ đang xây dở dang lợi dụng hôm nay có nhiều giáo dân đi nên nói về Đức mẹ để đánh động lòng họ lấy tiền xây đài Đức mẹ.
Ngoài hai tiếng “ Chúa ơi!” Tôi chẳng biết nói gì hơn nữa.
***
Hôm nay . . . ngày . . . tháng . . . năm
Trời xui đất khiến gì bỗng dưng tôi sang Phước Hải đi lễ. Chủ tế là cha Cần Phó giám đốc đại chủng viện Sao biển. Cái nôi khai sinh tất cả Linh mục trong giáo phận Nha Trang và cả giáo phận bạn nữa. Bài Tin mừng hôm ấy thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu gọi Phêrô mổ bụng cá lấy tiền đóng thuế.
Cha Cần căn dặn Gíao dân khi còn sống Chúa Giêsu rất trọng thuế hội đường nên mới kêu Phê rô mổ bụng cá lấy tiền đóng thuế. Thuế hội đường ngày ấy và hình thức tiền bỏ giỏ trong Thánh lễ ngày nay ngang nhau. Nên dù không ai bắt buộc nhưng những người đi lễ phải ý thức điều Chúa muốn mà bỏ thật nhiều tiền vào giỏ.
Qủa thật trong bối cảnh nền văn minh vật chất đang chế ngự muốn hay không con người vẫn rất dễ cuốn theo chiều gió. Từ đó dẫn theo những thoái hoá căn để trong chính cộng đoàn người công giáo. Cho nên rất dễ hiểu vì sao các ngôn sứ xưa thường lên án gay gắt những lễ nghi phụng tự vụ hình thức độc chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng dân Chúa. Đó là thứ lễ nghi không đi đôi với đời sống đạo đức mà chỉ chú trọng đến tiền và của lễ.
Chúa Giêsu từng gay gắt cảnh báo :
Khốn cho những kẻ coi vàng, lễ vật trọng hơn bàn thờ và Thánh điện.
Tác giả Saint Exupery đã dí dỏm:
Được phú bẩm cho chút trí tuệ và quyền hạn con người đã làm nên những điều điên dại khiến các thiên thần cũng phải rơi lệ.
***
Rồi hôm nay Ngày .... tháng ...năm
Trong bế tắc của bệnh tật tôi lân la vào các cơ sở bác ái công giáo với hy vọng tìm mái ấm cho con. Ở đó tôi đã phát hiện một sự bất công kinh khiếp mà các em mồ côi đang phải gánh chịu ngay chính trong ngôi nhà của con cái Chúa.
Trong tôi diễn ra một cuộc chiến. Tôi muốn lên tiếng bảo vệ các em nhưng lại sợ khi phơi bày tiêu cực kia tôi sẽ thành kẻ bêu xấu giáo hội.
Trăn trở mãi và cuối cùng tôi quyết định làm một Samuen lên đường đi tìm Thầy Cả Êli xin dạy cách nghe tiếng Chúa.
Qua người thân bỏ ngõ tôi đến gặp cha Thành. Linh hướng của các thầy ở đại chủng viện Sao biển. Sau khi nghe tôi trình bày Ngài bảo rằng :
Không cần lên tiếng vì Chúa Giêsu không yêu trẻ mồ côi. Nếu yêu chúng Người đã bảo tiền biệt phái lớn hơn đồng bạc kẻm của bà goá nghèo để lấy tiền mà nuôi chúng.
Chúa Giêsu không yêu trẻ mồ côi sao !?
Không thương chúng sao Người còn đồng hoá mình với Chúng ?!
Người nói : “ Này là mình Thầy!” cũng là Người nói: “Khi Ta đói ngươi không cho Ta ăn!” kia mà. Chẳng những vậy Người còn trịnh trọng tuyên bố :
Ai đụng đến chúng là đụng đến Ta.
Hôm ấy tôi ra về khi gánh thêm trên lưng một dấu chấm hỏi to tướng?
Cha là Chúa?? Có thật cha và Chúa giống nhau?!
***
Hôm nay Ngày . . . tháng . . . năm
Trong thánh lễ ở nhà thờ Hạnh thông Tây- Gò vấp tôi nghe Cha Trung và Cha Quyên thông báo:
Có người vào nhà xứ lấy cắp giấy, yêu cầu ban trật tự đuổi khỏi nhà thờ. Và những người bị đuổi hãy thông cảm cho họ vì họ làm theo lệnh của các cha.
Nghe thấy sợ và đau lòng. Đuổi người sao. Lấy cắp giấy có lớn lắm không. Có đáng trừng phạt như vậy không. Lệnh các cha đuổi người ắt nhiên là phải có người cụ thể. Ai cấm được miệng lưỡi những người bảo vệ rằng:
Ông A...... ăn cắp nên bị các cha đuổi ra khỏi nhà thờ.
Liệu họ có dám đi lễ với nỗi nhục đó không. Con cháu họ sẽ ra sao với cộng đoàn trong sự khinh khi của mọi người dành cho người thân của họ.
Bao nhiêu người sẽ bỏ nhà thờ vì sự kiện này. Cuối cùng thì bao nhiêu con người sẽ rời xa Chúa. Rùng mình không dám nghĩ nữa. Phải làm sao ngăn các Ngài lại đây. Tôi đánh liều một mua sim khuyến mãi rồi nhắn tin nặc danh:
Thưa cha! Chúa nói nếu anh em trót phạm tội thì hãy cố mà che giấu để bảo vệ danh dự cho họ. Việc khuyên giải phải bằng bác ái yêu thương chứ không phải quở mắng kiêu căng. Bất chấp khó khăn phải tận tình khuyên nhủ và dâng họ lên cho lòng nhân hậu Chúa. Chẳng phải cuối cùng cũng là người mục tử lên đường đi tìm chiên lạc hay sao. Hy vọng các cha đừng đuổi giáo dân ra khỏi nhà thờ nữa. Xưa nay miệng con người luôn là phương tiện truyền đạt hiệu quả nhất mà không công nghệ thông tin nào sánh bằng :
Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Biết bao nhiêu phán xét, nhận định đã được đưa ra ngay trong cộng đoàn dân Chúa để cho bao nhiêu con người phải rơi vào tình trạng tuyệt vọng.
Một kết luận vô tình của ta có thể gây ra hiệu ứng lớn cho người khác.
***
Cứ thế không biết từ bao giờ Thánh lễ đã làm cho tôi ko còn bình an. Lời Chúa tôi đọc thong Thánh kinh khác hẳn với lời Chúa qua môi miệng hàng ngày của các nhà rao giảng.
Xưa vì muốn khẳng định mình mà ông bà nguyên tổ bị đuổi ra khỏi vườn diệu quang nơi con người được yêu thương và nuông chiều hết mực. Để rồi họ phải lang thang thất thiểu kéo theo lịch sử của cả một nhân loại đọa đày. Thì ngày nay trong dòng lịch sử đương đại những con người tự cao tự đắc đang cố gắng chứng minh mình kia cũng tạo nên quá nhiều nghiệp chướng và những thành quả cay đắng cho đồng loại.
Những tan hoang đổ vỡ của tháp Babel. Những nỗi trôi chìm khuất của đại hồng thủy. Những thiêu đốt của Sôđôma và muôn vàn tai ương khác cũng khởi nguyên từ lòng kiêu căng, bất phục tùng và dốt nát của con cháu Eva
Trong thao thức ấy tôi thấy thương cho giáo dân. Chúa nói:
“Ai yêu mến Thầy phải giữ Lời Thầy” Và chỉ “ Ai giữ lời cha Ta trên trời người đó mới là cha mẹ và anh chị em ta” . Hôm nay khắp nơi Lời Chúa đã trở thành công cụ kiếm tiền của các nhà Rao giảng thì giáo dân sống đạo bằng cách nào cũng chết. Tôi tự phong cho những cái chết đáng thương ấy là những kẻ tử đạo thời 4.0
***
Nhìn lại một chút lịch sử hình thành của những người tử đạo.
Xưa vì ý định rao truyền tình yêu Thiên Chúa xuống cho loài người. Biết bao nhiêu sinh mạng đã ngã xuống. Các tiên tri đã phải chạy thoát thân bởi sự săn đuổi của các lãnh đạo tôn giáo. Sau đó Chúa Giêsu cũng chịu chung số phận với các tiên tri. Cùng với họ Người đi vào lịch sử 2000 năm và luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu cho lý tưởng đồng thời mời gọi các môn đệ nhập cuộc chống lại quyền lực sự dữ.
Dẫu vậy nhưng Người vẫn không ngừng cảnh báo bất kỳ ai đáp lại lời mời gọi dấn thân chắc chắc sẽ phải chịu bách hại. Chính bản thân Người cũng bị các luật sĩ khước từ, bị phản bội và bị bán đứng. Rồi bị xỉ nhục, bị đánh đòn, bị khạt nhổ, bị toàn quyền Roma lên án tử hình và cuối cùng bị đóng đinh vào thập giá vì một tội duy nhất là rao giảng Tin mừng.
Hình ảnh cái chết của Người trong tay thế gian là hình ảnh của những người bị bách hại trong lòng thế hệ đầy tội lụy và hư hỏng này.
Vì vậy còn có người tiếp bước Đức KiTô là còn có thảm cảnh bách hại xảy ra. Xưa nay Gíao hội có hai hình thức tử đạo diêu biểu.
Thứ nhất là tử đạo do sự bách hại bởi tay của kẻ vô thần và tôn giáo bạn
Thứ hai tử đạo bởi sự cạnh tranh của những người anh em cùng thờ một Chúa:
Thứ ba là tử đạo theo suy tư của tôi.-Tử đạo bời tay những kẻ dắt đường mù quáng và một truyền thống tôn giáo đang ngày càng sa đọa
***
Đầu tiên tôi nói về hình thức tử đạo do sự bách hại bởi tay của kẻ vô thần và tôn giáo bạn
Năm 64 biến cố đốt cháy thành La mã do tay sai của hoàng đế Nêron nhằm tiêu hủy thành rồi đổ lỗi cho người Ki tô hữu đốt.
Với chiêu bài Văn thân tại Việt nam dưới ba thời Nguyễn: Thiệu Trị, Minh Mạng và Tự Đức khoảng 300 ngìn tín hữu chết vì đạo.
Rồi hàng trăm ngìn tín hữu bị đẩy lên vùng Seberria giá lạnh bằng luật 129 của chính quyền Xô viết.
Về giáo hội chính thống trước cách mạng Bonsovic 1917 số tín hữu lên đến 500 ngìn người nhưng đến 1939 chỉ còn khoảng 500 người.
Chạy đua với phong trào Xô viết các nước đông âu cũng ra tay sát hại đạo Chúa. Với chủ trương đánh chủ chăn cho chiên tan tác biết bao nhiêu nhà lãnh đạo tôn giáo bị giết chết ở Tiệp khắc, Hunggary và Rumani.
Nietzsche một triết gia Áo đã làm say mê lới trẻ châu âu không chỉ về chính trị mà còn cả trong lĩnh vực luân lý bằng chủ thuyết siêu nhân. Ông thay thế hình ảnh Thiên Chúa tình yêu trong chân dung người thống trị.
Chính tư tưởng này đã cho ra đời một Hitle với Đức quốc xã khai sông bằng máu người và một Musolili nổ phát súng đầu tiên mở màn cho chiến tranh thế giới thứ hai.
Rồi một Max và Engles Max với chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất quyết định hạnh phúc. Biết bao nhiêu sinh mạng đã trở thành vật thí nghiệm và tế lễ cho lịch sử.
Những người bị bách hại trong hoàn cảnh này Chúa Giêsu luôn ban cho họ một sức mạnh nội tại để họ trãi qua thử thách. Trong bách hại ấy họ không lẽ loi một mình. Chúa luôn ở cùng họ. Họ xứng đáng hưởng phúc gia nghiệp đời đời. Niềm vui thiên đàng chớm nở với họ ngay khi họ còn ở đời này:
Phúc cho ai bị bách hại vì công lý nước Trời là của họ.
***
Giờ tôi nói đến hình thức bách hại xảy từ những con người cùng thờ một Chúa. Người ta gọi đó là những cuộc bách hại tân thời
Vượt qua thời gian đầu đầy gian nan sóng gió của 12 vị môn đệ ngập tràn nước mắt tang tóc Thầy. Giáo hội bắt đầu vững mạnh. Đạo Chúa có mặt nhiều nơi và phát triển đầy đủ tôn tri, phẩm trật.
Mĩa mai thay đây là lúc các môn đệ thật sự của Chúa phải đối diện với một bách hại khác.
Còn đó cảnh thương tâm về hình ảnh những Kitô hữu bị chính đồng đạo mình sát hại. Họ không chết bởi chiến tranh, không bởi kẻ vô thần hay tôn giáo bạn mà họ chết vì những thiên kiên hẹp hòi, những dị nghị ghen tức từ bàn tay của những người anh em có cùng với họ một Chúa, một phép rữa, một niềm tin.
Cuộc thánh chiến giữa người công giáo và tin lành ở Ái Nhĩ Lan vẫn mãi là vết đen in trên nền nhà của Giáo hội.
Rồi lịch sử còn in đậm những cuộc chiến tàn khốc nồng nặc mùi bom đạn và thuốc súng kéo theo hàng loạt trận cười mĩa mai của người đời dành cho những kẻ cùng thờ một Chúa.
Máu chúa chảy thành sông ở trung mỹ từ những cuộc cải tạo giáo hội địa phương. Những Kitô hữu đứng về người nghèo bị chính những Kitô hữu giàu có đóng đinh.
Nhưng trong trường hợp này Chúa Giêsu cũng đã trả lời cho vấn nạn tại sao bất hạnh luôn xảy ra cho những kẻ dấn thân cho Tin mừng khi Người khuyến khích họ rằng chấp nhận bách hại là chấp nhận đồng hành với đau khổ, phiền muộn và bất hạnh mà Người đã trãi qua:
Ta là Giêsu mà ngươi đang bắt bớ.
Với những kẻ tử đạo trong trường hợp này Người đã ban thưởng cho họ:
Đường họ đi là đường nẽo Chúa, đời của họ được Chúa chúc phúc. Họ là tâm điểm nước trời.
Còn thánh Phao lô nói trong thư gởi tín hữu Do thái:
Họ sẽ được sống trong những khu đô thị được xây cất vững chắc có Thiên Chúa vẽ mẫu và kiến thiết.
***
Giờ tôi nói đến hình thức bách hại thứ ba, Những cái chếtxảy ra bởi tay những kẻ dắt đường mù quáng và một truyền thống tôn giáo đang ngày càng sa đọa
Ngay thời tại thế Chúa Giêsu luôn lắng nghe tiếng nhân loại gào thét tìm hạnh phúc. Người cũng tận mắt nhìn thấy những kẻ lang thang khốn cùng để cảm nhận được cơn thoi thóp của họ dưới sức đè của vật chất, đam mê và dục vọng.
Nhưng điều Chúa Giêsu thấy rõ nhất vẫn là đám đông dân chúng nghèo nàn kéo lê đời mình không định hướng như đàn chiên không người chăn dắt. Họ là những chấm đen đang lao xuống vực không người vớt. Những con người rũ tượi bên bờ ruộng đời bởi những kẻ dắt đường mù quáng hay một truyền thống tôn giáo đang ngày càng sa đọa.
Thiên Chúa muốn dùng lời con người để chuyển tải lời Ngài đến với họ. Nhưng lời của Chúa là lời chân lý mà con người là cỏ dại mỏng manh nên để lời Chúa đến với họ quả là quá khó. Chưa kể các nhà rao giảng còn nặng chủ nghĩa cá nhân. Họ góp phần không nhỏ vào khó khăn khi giáo dân muốn sống lời Chúa.
Biết bao con người đã khổ sở vì những kẻ dắt đường:
Sau khi bị bách hại ở thời kỳ đầu đến thời hoàng đế Constatino. Giáo hội lấy lại được uy thế. Giáo triều Rôma cũng được cũng cố. Quyền tối thượng đức giáo hoàng được chấp nhận. Một thời kỳ giáo hội thịnh trị. Thật đau lòng cuộc ly khai giáo hội đầu tiên lại manh nha trên cái nền thịnh trị ấy.
Đó là khi ĐGH Lêô cả lấy quyền tối thượng cầm buộc dưới đất và giữ chìa khóa nước Trời Phêrô trao mà giải quyết vấn đề bản tính Đức Kitô. Việc làm này đã dẫn đến mâu thẫn giữa giáo đô Rôma và hoàng đế Constatino. Cuối cùng giáo hội đông phương ly khai do bất phục tùng quyền tối thượng của ĐGH Lamã. Vết đen đầu tiên làm hoen ố Gíao hội hiệp nhất của Đức Kitô xuất hiện.
Đến thế kỷ 16 thời hoàng kim của triết học Kitô giáo. Nhiều hội đoàn ra đời như Đa minh, Phanxicô. Dòng Tên. .. Sự phồn thịnh ấy đã trở thành mãnh đất màu mỡ cho những lạm dụng sa đọa và hư hỏng trong hàng ngũ tu sĩ và giáo sĩ. Đặc biệt là lãnh đạo giáo hội.
Người ta thay nhau lạm dụng bí tích và quyền thế. Chính thời gian này ĐGH đã ra lệnh xử tử nhà khoa học Galilê. Thế quyền và thần quyền chen lấn nhau. Những kẻ có tiền và thế lực tìm đủ mọi cách cho con cái chen chân vào hàng ngũ lãnh đạo Gíao hội. Lúc này tôi tớ Chúa đã trở thành danh hiệu thời thượng. Họ nắm cả tài sản và vận mệnh của dân chúng.
Việc đào tạo giáo sĩ trở nên lõng lẽo. Chế độ con ông cháu cha xuất hiện trong hội thánh. Giáo sĩ thì dốt nát và thiếu đức độ.
Một lần nữa chiến tranh tôn giáo xảy ra. Tiếng súng đầu tiên bắt đầu từ thầy dòng Martin Lutter. Tiếng súng ấy đã xuyên thẳng và tàn phá tòa nhà kiên cố của Hội thánh. Nó đã để lại trên tấm áo nguyên tuyền của của Chúa Kitô một đường xé trầm trọng mà không một thợ khâu khéo léo nào có khả năng phục hồi. Từ quyết định của người kế vị tông tòa Phêrô năm ấy đã kéo theo biết bao nhiêu sự ra đi của Linh mục và Gíao dân.
Ngày nay cũng vậy khi con người cần ẩn mình và im tiếng cho sự hiện diện của Chúa được mặc khải thì nhiều nơi nhiều Linh mục lại ra sức lôi kéo đám đông để thực hiện mục đích cá nhân. Các Trung tâm hành hương với dày đặt những thùng tiền xin lễ. Chúa, Đức Mẹ và các Thánh đã trở thành phương tiện tốt nhất cho những nhà tổ chức khai thác lợi nhuận.
Phụng vụ tiên vàn là việc của Thiên Chúa càng biến phụng vụ thành việc của mình thì sự hiện diện của Chúa ngày càng mờ đi.
Từ sự xao lãng trong giáo dục đức tin đến những trình bày sai lệch về giáo lý của một số người dẫn đường đã dẫn đến những thiếu xót trầm trọng trong đời sống tôn giáo. Họ chẳng những đã che giấu những gương mặt đích thực của Thiên Chúa mà còn kéo theo cái chết đời đời của những kẻ vốn mù giờ còn bị mù dắt cho sa hố.
Những ai bị bách hại bởi tay những kẻ vô thần thì nước trời là của họ.
Những ai bị bách hại vì thiên kiến hẹp hòi của người anh em nước Trời cũng là của họ. Tất cả những người bị bách hại trong hai trường hợp trên họ chết ở đời này nhưng sống mãi ở đời sau.
Còn những ai bị bách hại bởi tay kẻ dắt đường mù quáng và một truyền thống tôn giáo đang sa đọa nghiêm trọng như hôm nay thì họ sống trong yên ấm đời này nhưng chết vĩnh viễn ở đời sau.
Xét cho cùng bách hại nào nguy hiểm hơn và kẻ tra tay bách hại nào phải trả giá đắt hơn.
***
Lời kết:
Dòng nước ở thượng nguồn Liban chảy qua mạn bắc đổ vào biển hồ Galilê rồi xuôi dòng Giodan hình thành nên một vùng biển người ta gọi là biển chết.
Nó được gọi là biển chết vì nước ở đó quá mặn nên không một sinh vật nào có thể sống nỗi. Nhưng chính vì nó quá mặn mà dù có tên là biển chết nó cũng không giết chết bất cứ một sinh vật nào sống trong lòng nó. Chính lượng muối dày đặc kia đã làm cho tất cả những sinh vật rơi vào trong đó trôi nỗi bồng bềnh.
Chúa Giêsu của chúng ta là biển chết. Trong Người chẳng ai bị chìm xuống mà luôn được Người nâng dậy, đẩy lên. Nên Người kêu gọi chúng ta hãy là muối và khi là muối thì phải thật đủ mặn sao cho chính ta không thành hố sâu nhấn chìm người khác. Muối càng mặn càng có khả năng thanh tẩy xác chết mà.
Điều gì sẽ xảy ra cho bao kẻ đang tập bơi trong những cái vùng biển chết thiếu muối trầm trọng ấy ???.
Tác giả: Maria Phan Thị Kim Thoa