Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

LỄ MẸ MÂN CÔI: XIN VÂNG (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Vì vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu đã vui lòng xuống thế làm người. Hôm nay, khi Đức Mẹ nói tiếng “Xin Vâng” với thiên thần, Đức Giêsu cũng nói “Xin Vâng” với Chúa Cha. Với hai tiếng “Xin Vâng”, Đức Mẹ khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Sau hai tiếng “Xin Vâng”, Ngôi Hai xuống thế làm người, tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
0

XIN VÂNG

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Lc 1,26-38

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

NHỮNG KINH NGUYỆN GIẢI THOÁT

(Của lễ điển Hy-lạp Kirie eleison.)
Kirie eleison. Lạy Thiên Chúa, Chúa chúng con, là vua muôn đời, toàn năng, dũng lực. Chúa là Đấng đã làm nên mọi sự và là Đấng biến đổi mọi sự theo thánh ý Chúa. Chúa là Đấng xưa ở Babylon đã biến đổi những ngọn lửa của "lò lửa nóng hơn gấp bảy lần" thành làn sương mát và đã che chở cứu thoát ba trẻ em thánh thiện. Chúa là lương y, là nhà trị liệu cho linh hồn chúng con. Chúa là Đấng Cứu Chuộc cho những người chạy đến cùng Chúa. Chúng con nài van Chúa hãy cất đi sức mạnh, trục xuất và xua đuổi mọi mưu mô, sự hiện diện và quyền lực của ma quỷ; mọi ảnh hưởng sự dữ, mọi hoạt động xấu xa, hoặc bùa-nhìn (the evil eye) và những hành động ác ôn nhằm chống lại các tôi tớ Chúa... Ở nơi nào có sự tị hiềm và ác tâm, xin Chúa cho chúng con đầy tràn lòng nhân ái, nhẫn nại, chiến thắng, và tình yêu thương. Ôi lạy Chúa, Chúa là Đấng yêu thương nhân loại, chúng con nài xin Chúa hãy giơ bàn tay quyền năng và cánh tay uy dũng cao cả ra để giúp đỡ chúng con. Hãy cứu giúp chúng con, những người đã được dựng nên theo hình ảnh của Chúa; hãy sai thiên thần hoà bình xuống trên chúng con, để che chở hồn xác chúng con. Để ngài xua đuổi và chế ngự mọi quyền lực sự dữ, mọi nọc độc hoặc ác tâm do những con người đầy lòng ghen ghét thối nát trù yểm chúng con. Khi đó, dưới sự chở che của quyền phép Chúa chúng con có thể hát lên trong tâm tình tri ân: "Chúa là Đấng cứu độ con, con còn sợ chi ai? Con sẽ không sợ sự dữ bởi vì Chúa ở với con, lạy Thiên Chúa của con, là sức mạnh của con, là Chúa quyền năng của con, Chúa của hoà bình, là Cha muôn thuở."
Vâng, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy thương xót chúng con, những hình ảnh của Chúa và hãy cứu thoát các tôi tớ Chúa... khỏi mọi đe doạ hoặc điều tai hại từ quỷ ma, và bảo vệ chúng bằng cách nâng chúng con lên trên mọi sự dữ. Chúng con cầu xin nhờ lời cầu bầu của Đức rất thánh vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, các tổng thần sáng láng và tất cả các thánh của Chúa. Amen.

Đức Maria – Người Nữ Thánh Thể

“Chúa Kitô là tấm bánh được gieo vào cung lòng trinh nữ Maria, được dậy men trong xác thân của Mẹ Maria, được nhào luyện trong sự thương khó, được nung nấu trong lò luyện mồ, được lưu trữ trong Giáo Hội, được phơi bày trên bàn thờ để thành bánh trời cho mọi người hằng ngày.” (Peter Chrysologus). Chính vì thế mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể.” Bởi vì, nơi Mẹ chất chứa mầu nhiệm của Đức tin, Mẹ là ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Nơi Mẹ chan hòa tình yêu, một tình yêu dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha.
Vì lẽ đó, chúng ta cùng tìm hiểu về Mẹ Maria kính yêu của chúng ta, để yêu mến Mẹ nhiều hơn và cùng Mẹ tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

I. Đức Maria, Người nữ của niềm tin

Đức Maria luôn tin tưởng vào Chúa một cách tuyệt đối. Chính Thánh Augustino chứng nhận “Mẹ đã cưu mang Lời của Thiên Chúa trước khi cưu mang Đấng Cứu Thế”.
Thật vậy, Mẹ đã tin lời sứ thần truyền như là Lời Chúa phán cùng Mẹ, sẽ được thực hiện: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần truyền.” (Lc 1,38)
Nhờ Đức tin mà Mẹ nhận ra rằng Con Mẹ sinh ra sẽ là Đấng Cứu Thế. Với đức tin, Mẹ đã dấn bước theo sát Chúa Kitô trong suốt hành trình sứ vụ, trên con đường núi Sọ và can đảm đứng dưới chân Thập giá.
Do đó, khi nói về đức tin của Mẹ Maria, Thánh Alphongso đồng ý với Cha Suarez khi nói: “Rất thánh Đồng trinh Maria đã có đức tin hơn tất cả mọi người và thiên thần. Mẹ đã nhìn Con mình trong máng cỏ Belem và tin Người là Đấng Tạo hóa của vũ trụ”.

Thắc mắc về tước hiệu Mẹ Thiên Chúa trong các anh em Tin lành

Lịch sử giáo Hội cho thấy tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria vẫn được mọi người chấp nhận. Tới năm 429, Giám mục Nestoriô dấy lên lạc thuyết nói rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị riêng biệt, và Đức Maria chỉ là Mẹ của ngôi vị loài người mà thôi. Năm 431, lạc thuyết này bị công đồng Ephêsô lên án và không còn thấy tái hiện trong Kitô giáo cho tới sau thời kỳ giáo phái Tin Lành ra đời. Sự kiện có những anh em Tin lành không nhìn nhận Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa là một sự xa rời căn bản của Kinh thánh và các Giáo phụ. Bởi vì điều ấy hàm ý rằng Chúa Giêsu chẳng phải là Thiên Chúa hoặc là nơi Ngài có hai ngôi vị riêng biệt.

1-Sự cần thiết nêu lên những lý chứng:

Anh em Tin lành viện lẽ rằng Đức Maria chẳng có thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vì Chúa Giêsu là một ngôi vị duy nhất (Công đồng Ephêsô, x Denziger-Schonmetzer 250). Chúng ta nói một kẻ được sinh ra, mà không nói bản tính được sinh, hay thân xác được sinh. Chẳng hạn, cha mẹ không sinh ra linh hồn chúng ta, vì chúng ta lãnh nhận linh hồn trực tiếp từ Thiên Chúa, cha mẹ chỉ sinh chúng ta phần xác. Thế nhưng người ta không nói “mẹ tôi chỉ sinh ra thân xác tôi”, mà nói “mẹ tôi sinh ra tôi”.

Thánh Anphongsô và Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa

Người ta nói rằng câu chuyện về ơn gọi của mỗi người rất khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: sự can thiệp mạnh mẽ và có tính quyết định của Đức Maria. Tuy nhiên, trong số các thánh, có những người sống mối tương quan với Đức Maria – Mẹ Đức Giêsu, một cách hết sức mật thiết, hơn cả tình cảm giữa một người con đối với một người mẹ. Trong số “những vị thánh của Đức Maria”, chắc chắn chúng ta có thể kể đến thánh Anphongsô. Trong tư tưởng luân lý, thần học và đời sống thiêng liêng của ngài, không có sự coi nhẹ vai trò trung tâm của con người Đức Giêsu Kitô. Rõ ràng “Kitô học” chính là trọng tâm tư tưởng của ngài.

Thánh Anphongsô tin rằng bởi vì Thiên Chúa đã ban Đức Giêsu cho chúng ta qua Đức Maria, cho nên con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến với Đức Giêsu là đi qua Đức Maria. Thực tế, thánh Anphongsô hoàn toàn “thuộc về Đức Maria” bởi vì ngài cũng hoàn toàn thuộc về “Đức Kitô”. Đó là nhận định nền tảng trước tiên để có thể nói về thánh Anphongsô và Đức Maria.

Đức Maria trong Mầu Nhiệm Cứu Độ

Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể
Thánh sử Luca ghi lại: (Lc 1, 26-28) 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”

“Vui lên” là lời đầu tiên sứ thần chào Đức Maria. Đây là sứ điệp tình thương, là tin vui cho toàn thể nhân loại qua biến cố thụ thai và sinh hạ của Đấng Cứu Thế. Qua lời sứ thần, Thiên Chúa đã gọi Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa đã chủ động đổ tràn ân phúc trên Đức Maria không phải là một ưu đãi cá nhân, nhưng là để biến Mẹ trở nên như máng thông ơn cho nhiều người. Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Đây là một ơn ban của Thiên Chúa trên Mẹ Maria, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng đổ tràn ân phúc trên toàn thể nhân loại trong Người Con mà Mẹ cưu mang trong lòng.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

TÔN GIÁO

1. TÔN GIÁO CÓ CẦN KHÔNG?

Nguồn Internet
Cây cối có sinh hồn. Súc vật có sinh hồn và giác hồn. Suc vật như chó, mèo, trâu, bò, khỉ,.. dù tiếp cận với văn minh của con người, như tivi, điện thoại, máy vi tính, báo chí…thì chúng vẫn chỉ là chó, mèo, trâu, bò, khỉ, dù 1 triệu năm trươc và 1 triệu năm sau chúng vẫn thế. Cây cối và súc vật, không biêt thế nào là thiện, là ác. Chúng không có tự do lựa chọn. Chúng hành động theo bản năng, do Thiên Chúa đặt để nơi chúng. Chúng không có trach nhiệm về hành vi của chúng, và không được ban thưởng thiên đàng, hay bị đọa phạt hỏa ngục; chúng là một thứ ‘rôbôt’, chết là hêt.

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Thượng Hội Đồng Giám Mục: Mục vụ Gia Đình

Thay vì trình bày nội dung suy tư và phát biểu đôi khi mang sắc thái thần học từ các phiên thảo luận của Thượng Hội Đồng Giám mục, bản tóm lược này chỉ cô đọng những phần mang tính dân dã để mọi tầng lớp người đọc có thể nắm được vài nét chính yếu của chủ đề “Những thách thức mục vụ của gia đình trong bối cảnh của Phúc Âm Hóa” với bốn phân đoạn: (1) ĐTC Phanxicô đặc biệt quan tâm tới Thương Hội Đồng; (2) Hướng nhắm của THĐ; (3) Tiếng nói của giáo dân trong THĐ; (4) Phúc Trình Sau Thảo Luận và phản ứng.
Dĩ nhiên không tránh khỏi thiếu sót, phiến diện hoặc bất cập, mong nhận được tôn ý từ mọi tầng lớp độc giả.  

Trường hợp quỉ ám gia tăng vì trò chơi Cầu Cơ, theo các chuyên gia từ Vatican.

Trần Mạnh Trác11/9/2014
Hiệp hội quốc tế của những chuyên gia về quỉ ám (International Association of Exorcists, AIE) báo động rằng các vụ quỉ ám đã đạt đến một mức độ báo động.

"Chúng ta phải dành nhiều nỗ lực hơn vào việc mục vụ khẩn cấp này để giúp đỡ cho những trường hợp bị quỉ ám đang gia tăng một cách phi thường ở khắp mọi nơi," là lời tuyên bố của bác sĩ Valter Cascioli, phát ngôn viên của AIE, sau khi hiệp hội kết thúc phiên họp thuờng niên thứ 12 tại Roma từ ngày 20 đến 25 tháng 10 vừa qua. Phiên họp qui tụ 250 giáo sĩ có năng quyền trừ quỉ và các chuyên gia và bác sĩ tâm bệnh trên khắp thế giới.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

HỎA NGỤC

Nguon Internet
Hỏa Ngục là “nơi tối tăm u ám” (1)
Nơi chỉ có “sự huỷ diệt tiêu vong” (2)
Là “chỗ chết” (3), “cõi hư nát” vô thường (4)
Là “cái chết thứ hai” (4) trong “hồ lửa” (6)
         Hỏa Ngục là “nơi giòi bọ rúc rỉa” (7)
         Tiếng khóc than vì đau khổ muôn đời
         Lửa thế gian là “gió mát” mà thôi
         Lửa Hỏa Ngục không có gì sánh được!
Hỏa Ngục là nơi khiếp sợ, hoảng hốt
Muốn thoát ly nhưng vô vọng mà thôi
Tiếng khóc lóc, tiếng nghiến răng chẳng ngơi (8)
Lửa Hỏa Ngục là “lửa không hề tắt” (9)

Chịu đau khổ vì các linh hồn

Nguoi Internet
Lòng Chúa Thương Xót luôn gắn liền với các linh hồn. Ơn Cứu Độ cũng chỉ vì các linh hồn, trong đó có mỗi chúng ta. Ơn Cứu Độ và Lòng Chúa Thương Xót cũng gắn liền với sự đau khổ.
Trong Nhật Ký của Thánh Faustina, danh từ “đau khổ” xuất hiện hơn 450 lần, chắc chắn Thánh Faustina muốn chia sẻ kinh nghiệm về việc chịu đau khổ của Chị khi còn sinh thời.
Chị chịu đau đớn về thể lý vì chứng bệnh nan y bất trị, và trải nghiệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu trong thân xác Chị. Chị chịu đau khổ về tinh thần khi Chị trải qua “Đêm Tối của Linh Hồn”. Chị chịu đau khổ về tình cảm vì các nữ tu cùng dòng không tin Chị bị bệnh, cho rằng Chị giả bệnh để trốn việc.

GỌI HỒN VÀ HỒN GỌI

Nhiều người tin là có những thầy bùa có thể gọi hồn người chết về nhập vào người sống để nói chuyện.  Có người đến xin hồn cho biết những chuyện kín như ai lấy cắp tiền bạc của mình.  Có kẻ muốn hỏi hồn ý kiến phải quyết định như thế nào trong những việc hệ trọng.  Do đó, mới có chuyện “gọi hồn”.
Người ta chỉ gọi hồn người chết.  Trong Phúc Âm cũng có nói đến chuyện “gọi hồn.”  Chuyện rất lạ.  Người trong Phúc Âm kể không gọi hồn kẻ chết mà là hồn người sống!  Trước khi tìm hiểu chuyện gọi hồn này trong Phúc Âm, ta thử đặt vấn đề: “gọi hồn” hay là “hồn họi”?  Người ta đã nói đến “gọi hồn” rồi, có thể có vấn đề “hồn gọi” không?

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Hoán cải con người

Chúa Giêsu dành 3 năm để đào tạo 12 môn đệ. Và các môn đệ tiếp tục biến đổi thế giới. Dĩ nhiên Ngài cũng có những bài giảng quan trọng trước đám người rất đông như Bài Giảng Trên Núi. Tuy nhiên, các sự kiện này ít phổ biến trong Kinh Thánh, và mức ảnh hưởng các sự kiện đó đối với người ta có vẻ cũng ít hơn so với ảnh hưởng của Chúa Giêsu đối với các môn đệ. Nghĩa là, chúng ta không nghe nói về những người mà Ngài rao giảng, Chúa Giêsu đã ảnh hưởng thế nào đối với linh hồn của họ. Nhưng chúng ta biết chắc điều gì đã xảy ra đối với 12 môn đệ mà Chúa Giêsu trực tiếp đào tạo. Họ tiếp tục xây dựng Giáo hội của hơn 1 tỷ người.
Trong thời đại chúng ta, có sự nhấn mạnh về việc Phúc Âm hóa, dạng phổ biến nhất xảy ra ồ ạt. Các cộng đoàn vẫn tiếp tục được thành lập với ý hướng tốt lành vì Giáo hội hoàn vũ và loan báo Tin Mừng. Các nỗ lực làm cho Giáo hội “tươi tắn” hoặc “phù hợp” với giới trẻ, và ngày càng có nhiều người Công giáo đầy nhiệt huyết.

Thánh Thể

 Ngày 8-10-1910, Thánh GH Piô X (Melchiorre Giuseppe Sarto, 1835-1914, triều đại giáo hoàng: 1903-1914) đã công bố Tông sắc “Quam Singulari Christus Amore” (Tình Đức Kitô Lạ Lùng Biết Bao) nói về vấn đề trẻ em nên được rước lễ ở độ “tuổi khôn” (7 tuổi).

Rước lễ là sống trong Đức Kitô

Bí tích Thánh Thể là bí tích thứ ba trong các bí tích khai tâm. Mặc dù chúng ta phải rước lễ mỗi năm ít nhất một lần (luật buộc, nhiệm vụ mùa Phục Sinh), Giáo hội vẫn muốn chúng ta rước lễ thường xuyên (nếu có thể, nên rước lễ hằng ngày). Gọi là bí tích khai tâm vì, như Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, Bí tích Thánh Thể đem lại cho chúng ta sự sống viên mãn của Đức Kitô.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04/07 – 10/07/2014 Thảm cảnh nội chiến tại Syria

1. Tường trình chuyến viếng thăm tổng giáo phận Campobasso của Đức Thánh Cha Phanxicô

Sáng thứ Bẩy 5 tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô đã viếng thăm mục vụ tại tổng giáo phận Campobasso và ngài dành buồi chiều để thăm giáo phận Isernia thuộc miền Molise, nam Italia.

Tổng Giáo phận Campobasso cách Roma 185 cây số về hướng đông nam và có 124 ngàn tín hữu.

Đức Thánh Cha đã đáp trực thăng đến Campobasso lúc quá 9 giờ sáng và gặp gỡ giới lao động và công nghệ tại Đại thính đường đại học Molise.

TẠI SAO PHẢI THỰC SỰ KHÓ NGHÈO VÀ CÔNG BẰNG ĐỂ RAO GIẢNG CHÚA KITÔ CÁCH HỮU HIỆU CHO NGƯỜI KHÁC?

Đức Thánh Cha Phanxicô quả thực là người đã sống và rao giảng cách thuyết phục tinh thần khó nghèo của Phúc Âm nói chung và của Thánh Phanxicô khó khăn thành Assisi cách riêng.
Đây là môt gương sáng chói cho mọi người trong Giáo Hội noi theo để Giáo Hội của Chuá Kitô không chỉ rao giảng mà thực sự phải sống tinh thần khó nghèo của Chúa “ Đấng vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em để lấy cái nghèo của mình mà cho anh em trở nên giầu có.” ( 2 Cor 8: 9) .

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Đức Thánh Cha Phanxico chứng kiến phép lạ Mình Thánh Chúa Ki-tô

Năm 1996 tại Tổng Giáo Phận Buenos Aires, Argentina, Đức Giáo Hoàng Francis hiện tại là Giám Mục phụ tá cho Đức Hồng Y Quarracino, một phép lạ Thánh Thể tuyệt vời đã diễn ra. Chính ngài đã ra lệnh chụp ảnh và điều tra và kết quả thật đáng kinh ngạc.

Vào lúc 07:00 tối ngày 18 Tháng Tám năm 1996, cha Alejandro Pezet đã cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ Công giáo tai một trung tâm thương mại của Buenos Aires. Khi ngài kết thúc phần trao Mình Thánh Chúa (cho giáo dân), một người phụ nữ đã đến và thưa với ngài rằng cô đã thấy một Mình Thánh bị bỏ trên một chân đèn ở đầu nhà thờ. Khi đến nơi, cha Alejandro thấy Mình Thánh Chuá đã bị dơ bẩn. Nên cha không thể rước Mình Thánh Chuá được, thay vì thế ngài đặt Mình Thánh trong một hộp nước và đặt hộp đó trong nhà tạm của nhà nguyện Blessed Sacrament.

10 CÁCH THỨC CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ TÌNH THƯƠNG

Tiến sĩ Stephen Post, giáo sư môn Đạo Đức Sinh Học ở Mỹ, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tình Yêu Vô Hạn, tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Unlimited Love: Altruism, Compassion, and Service”.
Chúa Giêsu biểu lộ tình thương lớn lao của Người cho con người bằng 10 cách thức khác nhau. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy lòng thương cảm sâu xa của Người đối với đau khổ, việc Người hiện diện và lắng nghe chăm chú người khác, và việc Người giúp đỡ cho mọi người chung quanh. Chúng ta hãy khám phá các cách thức Chúa Giêsu biểu lộ Agape – từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là tình yêu vô điều kiện, tình yêu tự hiến – và chúng ta có thể học hỏi gì nơi Người.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

Ơn gọi của kitô hữu là phản ánh tình yêu thương của Thiên Chúa

Linh Tiến Khải6/15/2014
Ơn gọi của kitô hữu là phản ánh tình yêu thương của Thiên Chúa. Một người yêu thương tha nhân vì chính niềm vui yêu thương, phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và trợ giúp nhau là phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một giáo xứ, trong đó tín hữu yêu nhau và chia sẻ các của cải tinh thần và vật chất cho nhau là một phản ánh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Những câu chuyện cảm động về người cha

Câu chuyện thứ 1: Con có còn dư đồng nào không?
Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi. Từ nhà đếnchỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba...
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:"Có dư đồng nào không con?". Tôi đáp:"Còn dư bốn ngàn ba ạ". Ba nói tiếp:"Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa". Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng...
(ST)

Phụ nữ trong Kinh Thánh

Có nhiều loại hoa, với muôn hương và muôn sắc. Hoa là biểu tượng của vẻ đẹp dịu dàng. Có một loài hoa đặc biệt là “hoa biết nói cười”, là công trình kỳ diệu của Thiên Chúa, đó chính là Phụ Nữ.
Jean de La Bruyère (1645-1696, triết gia và nhà luân lý) đã nhận xét tinh tế: “Khuôn mặt đẹp là cái đẹp nhất của tất cả cảnh sắc và nhịp điệu êm ái nhất là giọng nói của người phụ nữ ta yêu”. Còn danh nhân Eunpide so sánh: “Nơi người phụ nữ quyến rũ lòng người nhất không phải là cái đẹp mà là sự cao quý”.
Sách Talmud của Do Thái có ghi: “Phụ nữ đi ra từ chiếc xương sườn của người nam, chứ không từ bàn chân chàng để làm tấm thảm chùi chân chàng, cũng không từ cái đầu để mà cao hơn chàng, mà từ cạnh sườn chàng để làm người đồng hàng với chàng, ngay bên dưới cánh tay chàng để được che chở, và cạnh trái tim chàng để được yêu thương”.

10 CÁCH THỨC CHÚA GIÊSU BIỂU LỘ TÌNH THƯƠNG

Tiến sĩ Stephen Post, giáo sư môn Đạo Đức Sinh Học ở Mỹ, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tình Yêu Vô Hạn, tác giả cuốn sách nổi tiếng: “Unlimited Love: Altruism, Compassion, and Service”.
Chúa Giêsu biểu lộ tình thương lớn lao của Người cho con người bằng 10 cách thức khác nhau. Các Tin Mừng cho chúng ta thấy lòng thương cảm sâu xa của Người đối với đau khổ, việc Người hiện diện và lắng nghe chăm chú người khác, và việc Người giúp đỡ cho mọi người chung quanh. Chúng ta hãy khám phá các cách thức Chúa Giêsu biểu lộ Agape – từ ngữ Hy Lạp có nghĩa là tình yêu vô điều kiện, tình yêu tự hiến – và chúng ta có thể học hỏi gì nơi Người.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Nguồn gốc “Ngày của bố”

Hôm nay là “Father’s Day” rồi, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lịch sử của ngày lễ đặc biệt này nhé các bạn!
Chúng mình đã quen với ngày lễ của Mẹ, ngày quốc tế phụ nữ (08/03), ngày phụ nữ Việt Nam (20/10),… vậy còn những ngày lễ cho “đấng mày râu” thì sao nhỉ? Những ngày lễ để tôn vinh “phái mạnh” không nhiều bằng “phái đẹp”. Thế nên, “Ngày của Bố” thực sự là dịp để vinh danh những cống hiến của “giới XY” cho sự hoàn thiện của cuộc sống chúng ta.
Tuổi đời non trẻ nhưng “Ngày của Bố” là ngày lễ tôn vinh một nửa dân số thế giới. Đây là dịp để các bà mẹ, con cái thể hiện sự quan tâm, chia sẻ về người chồng, người bố của mình rõ ràng nhất.
“Ngày lễ của Bố” được tổ chức lần đầu tại nước Mỹ vào năm 1972. Kể từ đó tới nay nó gần như đều được diễn ra ở hầu hết các nước vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 06 hàng năm.

Thiên Chúa và vũ trụ

Chính Ngài là ĐỨC CHÚA, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Chính Ngài đã tạo dựng các tầng trời, các tầng trời cao ngất, cùng toàn thể thiên binh; chính Ngài đã tạo dựng trái đất với muôn vật khắp nơi, biển khơi cùng muôn loài trong đó. Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài; và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan (Nkm 9:6).
CÓ AI Ở BÊN NGOÀI VŨ TRỤ?

ĐTC: Ơn kính sợ Thiên Chúa

Linh Tiến Khải6/11/2014
Ơn kính sợ Thiên Chúa nhắc cho chúng ta biết chúng ta nhỏ bé chừng nào trước Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là phó mình trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thư tư hôm qua tại quảng trường Thánh Phêrô.

Kinh Thánh và tình yêu

Ai cũng cần yêu và được yêu, vì chúng ta được tạo dựng bởi tình yêu của Thiên Chúa, và được sinh ra từ tình yêu của cha mẹ. Tình yêu vô cùng cần thiết và quan trọng, dù là tình yêu bé nhỏ.

Tình yêu có ba cấp độ: Tình yêu nhục thể (biểu lộ nơi tình yêu nam nữ trong tương quan vợ chồng), tình yêu lý tưởng (tình bạn, lòng yêu nghệ thuật, lòng ái quốc), và tình yêu siêu thoát (vượt qua mọi thứ để vươn tới tình yêu Thiên Chúa.

Và Kinh Thánh đã nói gì về lòng yêu thương?

Những kẻ buôn người và chế tạo vũ khí sẽ bị Thiên Chúa xét xử

Bùi Hữu Thư 6/11/2014
VATICAN CITY (CNS) -- Đức Thánh Cha Phanxicô lên án những người chịu trách nhiệm trong các vụ buôn người, công nhân nô lệ, và chế tạo vũ khí, ngài nói những kẻ chế tạo vũ khí cho chiến tranh là “những lái buôn của thần chết.”

Đức Thánh Cha nói trong buổi triều kiến chung ngày 11 tháng 6: Có một ngày kia mọi sự chấm dứt và họ phải sẽ phải trả lẽ trước mặt Thiên Chúa.”

ƠN CỨU ĐỘ Chính Là Lúc Này Đây

Ngày xưa còn nhỏ - thời thập niện 50 - Chúng ta thường đọc rang rang:
Chúa Giêsu xuống thế làm người,  chịu nạn chịu chết trên cây Thánh giá để chuộc tội cho cả và thiên hạ - có nghĩa là Chúa  ban ơn Cứu độ cho nhân loại để đời sau được hưởng mặt Chúa vui vẻ trên thiên đàng đời đời chẳng cùng Amen.
Giờ đây, nhân dịp lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta nên dành một chút thời gian để nhìn lại Ơn cứu độ của chính cuộc đời của mình.
một trong những đề tài nghe rất nhàm tai
nhưng nếu nghiên cứu thật kỹ thì lại rất mới lạ và đầy hấp dẫn

Phép lạ tại mộ Thánh FAUSTINA

Trước tuổi 15, Maureen Digan có sức khỏe bình thường. Nhưng rồi Maureen phát triển chậm và bị chứng phù bạch huyết (lymphedema). Bệnh này kháng thuốc và không thuyên giảm. Trong 10 năm kế tiếp, Maureen phải phẫu thuật 59 lần và phải lưu trú dài hạn trong bệnh viện, thời gian ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Thân nhân và bạn bè bảo Maureen nên cầu nguyện và tín thác vào Thiên Chúa. Như g Maureen không hiểu tại sao Thiên Chúa lại bắt mình chịu căn bệnh quái ác như vậy, và Maureen hầu như mất niềm tin.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

Một chỗ trống để điền yêu thương.

Cha tôi thường nói đùa với tôi rằng: – Sau khi cha qua đời nhớ giữ cho cha một chỗ ở bàn nhé!
Và tôi trả lời: – Chỉ những người tốt mới thường chết sớm! Con sẽ đi trước cả cha cho xem! Có khi cha phải giữ chỗ cho con ấy chứ!
Và cuối cùng cha tôi mất. Tôi đã giữ lời hứa qua rất nhiều năm. Mỗi ngày tôi vẫn giữ một ghế trống, chỗ mà cha tôi trước đây thường ngồi bên bàn. Nhiều người lấy làm lạ:

ĐỨC PHAOLÔ VI - VỊ GIÁO HOÀNG HOÀN TẤT CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Trước tiên chúng ta đọc lại những niên biểu đánh dấu đời sống của Đức Phaolô VI.

• 26.09.1897 : bé Giovanni Battista Montini chào đời tại Concesio, một làng nhỏ gần thành phố Brescia, miền bắc nước Ý.

• 1920 thày Giovanni Battista chịu chức linh mục tại Brescia.

• 1921 cha Montini vào học tại trường ngoại giao của Tòa Thánh tại Roma.

• 1924 được bổ nhiệm làm việc tại Quốc Vụ Khanh, cha làm việc tại cơ quan này suốt 30 năm trời.

Giải đáp phụng vụ: Có đúng là phó tế phải quỳ lúc truyền phép?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, trong thánh lễ, có thích đáng như thế nào cho một phó tế (một phó tế vĩnh viễn hoặc một phó tế chuyển tiếp) quỳ xuống trước bàn thờ lúc truyền phép, như các tín hữu trong cộng đoàn quỳ? - C. B., Nouan-le-Fuzelier, Pháp.

10 NGHỊCH LÝ CỦA CUỘC SỐNG - Kent Keith

Nghịch lý thứ nhất: “Người đời thường vô lý, không biết điều và vị kỷ. Nhưng dù sao đi nữa, hãy yêu thương họ.
”Thành thật mà nói, đây là nghịch lý khó sống theo nhất vì tôi cảm thấy mình không phải là một vị thánh. Nhưng ít ra, tôi cũng luôn học cách yêu thương những người xung quanh mình bởi vì tôi tin rằng, tôi không bao giờ có thể thoát khỏi tình yêu thương của họ. Nếu chúng ta không thể yêu thương cả thế giới, ít ra hãy bắt đầu bằng cách thật sự yêu thương những người quý mến mình, tin tưởng mình và ủng hộ mình, bởi vì họ xứng đáng được như thế. Và đó là điều tôi đang làm. Cho nên, dù sao đi nữa, chúng ta hãy tiếp tục yêu thương.

Sự hy sinh của Cha tôi

Nếu có ai hỏi tôi về mối quan hệ của tôi với cha tôi, tôi nói với người đó rằng tôi chỉ là đứa con gái bé bỏng của cha. Ông không nói thương tôi hoặc hãnh diện về tôi, nhưng tôi luôn biết rằng ông tin tôi. Mặc dù ông không là người đàn ông tình cảm, tôi cũng chẳng bao giờ hỏi về tình thương mà cha tôi dành cho tôi. Vai trò đầu tiên của cha tôi là người “chống mũi chịu sào” cho cả gia đình tôi. Ông làm việc tại một nhà máy sản xuất vỏ xe và không ở nhà nhiều. Nhưng điều đó không ảnh hưởng tới tình cảm của tôi. Tôi thần tượng cha tôi, cũng như những đứa con gái khác đối với cha mình. Cha con tôi có mối ràng buộc đặc biệt mà ngay cả mẹ tôi cũng không hiểu, mối quan hệ đó mãi tới nay tôi mới có thể diễn tả.

Tặng Phầm Chúa Thánh Thần

Hãng tin Catholic News Service cho biết : Một trong rất nhiều khoảnh khắc thu hút sự chú ý của báo giới là lúc trao đổi quà lưu niệm giữa ĐTC Phanxicô và tổng thống Obama.

Tổng thống Mỹ tặng ĐTC một hộp đầy hạt giống các loại cây và rau được trồng  khu vườn của Nhà Trắng.

Ngoài ra, tổng thống Mỹ còn chuyển tới ĐTC món quà của tổ chức Thomas Jefferson’s Monticello. Đó là số hạt giống đủ để sản xuất vài tấn sản phẩm. Quà này sẽ được ĐTC giao lại cho bất kỳ tổ chức nhân đạo nào mà ĐTC chọn.

10 điều lạ trong Thập Giới

Cựu Ước là bản văn phức tạp. Thập Giới (Mười Điều Răn) là một phần trong Cựu Ước. Có thể bạn thấy ngạc nhiên vì đã không biết nhiều về một trong các bản văn nổi tiếng nhất thế giới.
1. Có ba bản văn Thập Giới có thể thấy trong chương 20 của sách Xuất Hành, chương 34 của sách Xuất Hành, và chương 5 của sách Đệ Nhị Luật. Các bản này khác nhau dù ít hay nhiều. Các tác giả Kinh Thánh không đồng ý với nhau, đôi khi thấy có nhiều bản khác.

KHOAN DUNG VỚI NGƯỜI VÀ CẢ VỚI CHÍNH MÌNH.

Có người hỏi: vì sao bút chì có tẩy? Chẳng phải câu trả lời đã quá rõ ràng rồi sao: để xóa đi những chữ viết sai, viết chưa đẹp hoặc để xóa hoàn toàn một đoạn văn nào đó!

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi mình: phải chăng trong cuộc sống này, chúng ta cũng cần có một cục tẩy cho riêng mình? Để xóa đi những sai lầm của người khác và của chính bản thân ta! Có lúc chúng ta keo kiệt, không dùng đến cục tẩy đó khiến cho những trang giấy cuộc đời nhem nhuốc những dòng gạch và xóa!

Thực trạng truyền thông Công Giáo “thời broadband”

Kính thưa quý cha,

Năm 1999, cũng tại Adelaide này con đã có dịp trình bày về tương lai của truyền thông Công Giáo trong viễn tượng của Internet. 15 năm đã trôi qua, những bức phá về kỹ thuật và sự bùng nổ các mạng xã hội đã thay đổi sâu sắc các phương tiện truyền thông. Chúng ta đang đối diện với một thực tại vượt quá trí tưởng tượng phong phú nhất của những nhà truyền giảng Tin Mừng đi trước chúng ta.

Hành động thống hối?

Hành động thống hối?
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ5/20/2014
Hành động thống hối?
1. Trong Nghi thức đầu lễ của Sách lễ Rôma, có phần chuẩn bị tâm hồn. Bản dịch Nghi thức thánh lễ xuất bản năm 2005 của Uỷ Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam dịch là “Hành động thống hối”, nguyên bản tiếng Latin là “Actus pænitentialis”, trước nay vẫn không thay đổi, nhưng các bản dịch tiếng Anh trước đây dịch là “Penitential Rite” (1975), nay đổi lại là “Penitential Act”[1] (2002); còn trong tiếng Việt, trước đây dịch là “Nghi thức thống hối”, nay dịch là “Hành động thống hối”. Cách dịch của tiếng Việt có chính xác không? Thuật từ thống hối đã được bàn đến trong bài “Thống hối”[2], nên trong bài này, chúng tôi chỉ bàn về từ actus dịch là hành động chính xác chưa?

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

10 chuyện vui về Đức Gioan XXIII

 1. Trong một chuyến đi thăm bệnh viện, ngài hỏi một đứa trẻ muốn làm gì khi lớn lên. Thằng bé trả lời hoặc làm cảnh sát hoặc làm giáo hoàng. Ngài nói: “Nếu là con, cha muốn làm cảnh sát hơn bởi vì ai cũng có thể làm giáo hoàng được, cứ xem cha đây thì biết!”

 2. "Thường khi tỉnh dậy lúc nửa đêm và bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn thế giới, tôi thầm nhủ rằng cần phải nói cho giáo hoàng biết những chuyện này. Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc tôi mới nhớ ra mình là giáo hoàng”

Điều gì làm Kitô giáo duy nhất?

Chúng ta may mắn có niềm tin Kitô giáo, đặc biệt là Công giáo, nhưng niềm tin đó có trưởng thành theo thời gian hay vẫn “lùn tịt” như cũ? Chúng ta có tìm hiểu lý do mình tin Đức Kitô hay chỉ tin như một thói quen? Cây Đức Tin có được chúng ta vun xới và chăm sóc hằng ngày? Chúng ta cùng tìm hiểu để sớm trưởng thành về Đức Tin Kitô giáo!

Bí quyết hạnh phúc của Đức Kitô

Đức Kitô có một số bí quyết tuyệt vời để sống hạnh phúc mà Ngài đã chia sẻ trong “Bài Giảng Trên Núi”, trong đó bao gồm “Bát Phúc” (Tám Mối Phúc Thật). Chúa Giêsu nói rất rõ đến từng chi tiết về những điều xem chừng rất “ngược đời”, rất “khó lọt tai”, nhưng lại rất hợp lý và thú vị.
1. Về giận ghét. Luật Cựu ước: “Không được giết người. Chớ giết người vô tội và người công chính” (Đn 5:17; Đn 13:53). Nhưng Chúa Giêsu dạy: “Ai giận anh em mình thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng” (Mt 5:22-26; Lc 12:57-59). Như vậy, tội giận ghét người khác cũng giống như tội sát nhân, giết người không cần gươm giáo!

Những vị thánh kế tiếp

Bốn ngày trước, tại sân ga trung tâm Milano miền bắc Ý.
- Bạn đang đi đến thành phố nào thế?
+ À, mình về Roma.
- Roma? Mấy hôm nay các chuyến tàu đi Roma đông nghẹt người. Hình như có một sự kiện gì đó sắp diễn ra ở đó hả bạn?
+ Đúng vậy. Một sự kiện có một không hai trong lịch sử. Còn bạn đang đi về đâu?
- Tôi chuẩn bị lên đón chuyến tàu đi Paris, một thành phố hoa lệ mà tôi đã ao ước đi đến khi còn là một cậu bé tiểu học.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

BỨC TRANH PHỤC SINH ẤN TƯỢNG NHẤT

Từ trước đến nay, sự kiện Phục Sinh đã từng là nguồn cảm hứng cho nhiều danh họa bực thầy như Rembrandt, Rubens, Paolo Verones hay Sebastiano Ricci.

Eugene_Burnand_Les_disciples_Pierre_et_Jean_courant_au_Sepulcre_le_matin_de_la_Resurrection.jpgNhững bức tranh nổi tiếng của họ thường diễn tả cảnh huy hoàng lúc Chúa Sống Lại, sự khải hoàn bên trên ngôi mộ trống, sự sững sờ của đám quân canh, hoặc niềm vui tột độ của bà Madalena.

HẠNH PHÚC VÌ TIN

M. Hoàng Thị Thùy Trang.

Biến cố tử nạn của Đức Giêsu chỉ mới diễn ra trong 3 ngày, các môn đệ còn vẫn chưa hết bàng hoàng, hoảng sợ thì đã nhận được tin báo Ngài sống lại. Như vậy, để tin việc phục sinh ấy chẳng dễ chút nào. Nhất là đối với các môn đệ, những người đã tận mắt chứng kiến cuộc bắt bớ của Ngài từ trong vườn Giệtsimani cho đến cái chết đau thương trên núi Sọ. Nỗi tang tóc, ảm đạm vẫn còn chưa ngớt trong các ông, họ tụ họp với nhau mà phải cửa đóng then cài vì rất đỗi hoảng sợ.

Đức Gioan XXIII: 10 điều để sống ... cho ngày hôm nay

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, OP.
 Đây là “thập điều” của thánh Gioan XXIII dể sống thanh thản bằng cách sống trọn cho ngày hôm nay.

1. Chỉ cho ngày hôm nay tôi sẽ cố gắng sống cho trọn ngày, chứ không muốn giải quyết tất cả mọi vấn đề của cuộc đời một lần cho xong.

Bài Giáo Lý của ĐTC Phanxicô về việc Tìm Chúa Phục Sinh

Phaolô Phạm Xuân Khôi4/23/2014
“Lời cảnh báo này, “Tại sao anh chị em lại tìm người sống giữa những kẻ chết” sẽ giúp chúng ta thắng vượt những không gian buồn thảm của mình và mở ra những chân trời của niềm vui và niềm hy vọng. Niềm hy vọng ấy đẩy các tảng đá ra khỏi các ngôi mộ và khuyến khích chúng ta loan báo Tin Mừng, có khả năng phát sinh ra sự sống mới cho tha nhân.”

Đừng bao giờ mất niềm tin vào Lòng Chúa Thương Xót

Nữ tu LISA MARIE
Vài năm trước, trong khi tĩnh tâm, tôi nhận được cú điện thoại khẩn cấp. Một em gái tuổi thiếu niên đã tự tử tại nhà. Tôi phải hỏi lại hai lần: “Có chắc không?”. Em gái đó hoạt bát, dễ thương, thân thiện, thông minh, được mọi người yêu mến. Tại đám tang, chúng tôi nghe cha mẹ em nói rằng em đã bị trầm cảm nhiều năm và đã vài lần muốn tự tử. Lần này em chết thật, cha mẹ em không hiểu tại sao. Họ đã thử chữa cho em bằng nhiều liệu pháp, và dù em có vẻ muốn sống, nhưng khi không có bạn bè thì bóng tối lại bao trùm em. Tại sao? Điều gì khiến em tự tử?

NHÂN ĐỨC & THÓI XẤU

Nhân đức và thói hư tật xấu luôn mâu thuẫn nhau, luôn đối nghịch nhau, vì chúng trái chiều nên không bao giờ gặp nhau, như hai đường thẳng song song không thể đồng quy.
Có nhiều nhân đức và cũng có nhiều thói hư tật xấu. Tập nhân đức khó lắm, nhưng tật xấu thì khỏi cần tập. Leo lên bao giờ cũng khó hơn tụt xuống!

Bài giảng tiếng việt của linh mục Lê Phan ( người Đức)

https://www.youtube.com/watch?v=iERPDoE0tcU&feature=youtu.be

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Sống niềm vui Phục sinh

Tôi rất thích câu Kinh thánh Ga 20:15: “Khi Chúa Giêsu thấy Maria Mađalêna khóc ở cửa mộ thì Ngài hỏi: Này chị, sao chị khóc?”. Lúc đó Ngài không hỏi một câu văn hoa bóng bẩy. Ngài muốn biết lý do chúng ta lo âu, khóc lóc và phiền muộn khi niềm hy vọng tiềm ẩn trong mọi sự – nếu chúng ta lưu ý.
Phục sinh mang ý nghĩa giải thoát, rầt ý nghĩa đối với một người như tôi, vì tôi luôn cảm thấy buồn sầu và tiêu cực. Mừng lễ Phục sinh là dịp để chúng ta nói: “Vâng, lạy Chúa Giêsu, con tin”. Khi làm vậy, hãy nắm bắt niềm hy vọng có sẵn đó.

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

HÃY ĐỂ TÂM YÊN TĨNH


Hôm ấy đạo sư có việc ở làng quê hẻo lánh và đưa đệ tử đi theo. Cả hai đều cuốc bộ. Dọc đường, đạo sư bảo đệ tử tạm nghỉ chân dưới một tàn cây xanh um, như cái dù lớn che nắng trưa chói chang. Cách đó xa xa là một dòng suối nhỏ chắn ngang. Đạo sư bảo : “ Thầy khát. Nhờ con lấy dùm thầy chút nước. “

Đệ tử mau mắn xách vò, thoăn thoắt bước tới con suối. Đến nơi, anh tần ngần nhìn dòng nước, rồi nhìn sang bên bờ kia. Bắt gặp một đàn bò còn ướt lông, hiểu ra cớ sự,anh quay lại gặp sư phụ, bộc bạch :

Chúa Giêsu cứu độ

Chúa Giêsu là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Ngài là Thiên Chúa Ngôi Hai mặc xác phàm (Ga 1:1,14; Cl 2:9), là Thiên Chúa phục sinh (Lc 24:34; Ga 2:19-21), và là Đấng Cứu Độ (Cv 5:30-32). Ngài đến để chết cho các tội nhân chúng ta (Rm 5:8) và để giải thoát chúng ta khỏi án phạt đời đời, vì Ngài không muốn ai phải hư mất (Ga 17:12).

Bạn có bao giờ phạm tội? Nói dối, trộm cướp, vô lý tức giận người khác, ham muốn, tham lam? Nếu có, bạn đã vi phạm Luật Chúa. Thiên Chúa đã dạy: “Chớ trộm cướp; chớ nói dối; chớ thờ thần nào khác ngoài Ta; chớ giết người,…” (Xh 20:3-17). Ngài đã đưa ra tiêu chuẩn công chính, nếu bạn đã phá một luật nào trong các giới răn của Chúa thì bạn đã thiếu tiêu chuẩn và phải chịu hình phạt của Ngài. Khi bạn chết, bạn sẽ đối diện với Ngài, và Ngày Phán Xét Ngài sẽ xét xử công minh với mọi người. Ngài phải xử vì Ngài công chính.

NƠI TIẾNG CƯỜI KHÔNG TẮT

Có rất nhiều nỗi buồn và không ít nỗi đau trong cuộc sống, nhưng cũng có rất nhiều niềm vui lại ùa về khỏa lấp tất cả. Cuộc sống là vậy, ngày nắng ngày mưa, tiếng cười và nước mắt luôn đan xen, chan hòa lẫn nhau, không thể phân định đâu dài đâu ngắn. Thế nhưng, có một niềm vui bất tận, niềm vui vĩnh cửu duy nhất trong cuộc đời này. Cho dầu thánh giá, đau khổ có tràn lan, nhưng nếu đã đạt được niềm vui phục sinh viên mãn, thì nỗi đau có đau đến bao nhiêu, nỗi nhớ có dài, có sâu rộng đến đâu cũng chỉ là giai đoạn, niềm vui lúc này đã trở thành vô cực rồi.

Cuộc vui hùng tráng đến mấy rồi cũng hết, người ta có cười mãi được đâu. Rồi cũng sẽ phải đến lúc khóc, đâu đó những hạnh phúc vụn vắn lai mau chóng phải qua đi. Mấy ai cười được mãi cho đến hết cuộc đời này, nếu như ấy không phải là tiếng cười từ Thiên Chúa.

"Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại!"

"Thiên Chúa chiến thắng trong thất bại!"
 (ĐTC Phanxicô - Huấn Từ Triều Kiến Chung Thứ Tư 16/4/2014)
  Xin chào buổi sáng Anh Chị Em thân mến!
 Hôm nay, thời điểm giữa Tuần Thánh, phụng vụ cho chúng ta thấy một tình tiết u buồn, đó là trình thuật về việc phản bội của Giuđa, người đã đi đến với các vị lãnh đạo Hội Đồng Do Thái để mặc cả vấn đề trao nộp Thày của mình cho họ. "Các ngài sẽ cho tôi bao nhiêu nếu tôi trao nộp Người cho các ngài?" Vào lúc ấy, Chúa Giêsu đã trở thành một cái giá. Tác động thảm thương này đã mở màn cho Cuộc Khổ Nạn của Chúa Kitô, một cách thế đau thương Người đã hoàn toàn tự nguyện chọn lấy. Chính Người đã minh nhiên tuyên bố rằng: "Tôi bỏ mạng sống mình đi... Không ai lấy nó khỏi Tôi được, mà là Tôi tự ý bỏ nó. Tôi có quyền bỏ nó đi và cũng có quyền lấy nó lại" (Gioan 10:17-18). Thế nên, với việc phản bội này cách thế ấy đã được bắt đầu bởi sự hạ nhục, bởi việc Chúa Giêsu lột bỏ. Nó như thể ở ngoài chợ: cái này giá 30 đồng... Một khi đường lối ô nhục và lột bỏ được thực hiện thì Chúa Giêsu chấp nhận nó cho đến cùng.

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Các linh mục có hạnh phúc không? Nghiên cứu của một tâm lý gia

Đặng Tự Do4/6/2014
Trên toàn thế giới ước tính có khoảng 413.000 linh mục Công Giáo, cho nên câu hỏi thường được đặt ra là đời sống của một linh mục như thế nào và các ngài có hạnh phúc không?

Đức Ông Stephen Rossetti, tác giả cuốn “Why Priests are Happy?” (Tại sao các linh mục hạnh phúc?) cho biết “Mỗi nghiên cứu được thực hiện, và được lặp lại nhiều lần, không chỉ bởi những người trong Giáo Hội nhưng bởi cả những người thế tục đều cho thấy tỷ lệ các linh mục hạnh phúc là rất cao, ít nhất là 90 phần trăm và thực sự là cao hơn giáo dân rất nhiều."

Trong cuốn sách của mình, Đức Ông Stephen Rossetti đã thực hiện nghiên cứu riêng của mình. Ngài là một linh mục trong gần 30 năm qua. Ngài cũng là một nhà tâm lý học có giấy phép hành nghề, và là giáo sư Đại Học, và thậm chí ngài đã từng phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ vào thập niên 1970. Đức Ông Stephen Rossetti khẳng định rằng có sự liên kết mạnh mẽ, trực tiếp giữa tác vụ linh mục và hạnh phúc.

BẢY DI NGÔN TRÊN THÁNH GIÁ (1)

Có hai sứ điệp nổi bật nhất của Chúa Cứu Thế được gởi đến cho loài người.  Sứ điệp đầu tiên là Tám Mối Phúc Thật được Chúa công bố trên một sườn núi.  Sứ điệp cuối cùng là Bảy Di Ngôn trên Thánh Giá.
Tuần Thánh, chiêm ngắm cuộc thương khó của Chúa, dừng lại nơi Bảy Di Ngôn của Đấng Cứu Thế để nhận thấy Calvê là ngọn núi đầy hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta hưởng nếm tình yêu hiến dâng phục vụ.

1.  Khi đến nơi gọi là "Ðồi Sọ", họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái.  Bấy giờ Ðức Giêsu cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm".  Rồi họ bắt thăm mà chia nhau áo của Người.” (Lc 23,33-34)
2.  Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!"  Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng". (Lc 23, 42-43).

Đối thoại Gia đình

Đối thoại là nói chuyện với nhau, đàm đạo với nhau. Phải có ít nhất hai người thì mới gọi là đối thoại, nếu thì chỉ là độc thoại. Đối thoại rất cần thiết trong cộng đồng xã hội, nhờ đối thoại mà người ta khả dĩ hiểu nhau mà giải hòa với nhau. Nhưng nên lưu ý là phải chân thành và cởi mở khi đối thoại, nếu không sẽ biến thành “đối thọi”. Muốn chân thành và cởi mở khi đối thoại thì phải biết từ bỏ mình, biết hạ mình và đề cao người khác, nghĩa là mỗi người phải biết sống khiêm nhường, vì “khiêm nhường là nền tảng mọi nhân đức”.

Để có thể sống khiêm nhường thì phải tập sống hiền từ. Khiêm nhường và hiền từ có liên quan mật thiết, có cái này thì mới có cái kia. Muốn hiền từ và khiêm nhường đúng mức, chúng ta không thể cậy vào sức mình, mà phải noi gương Chúa Giêsu, vì chính Ngài vừa nhắn nhủ vừa xác định: “Hãy học với tôi vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11:29).

TẤT CẢ CẦN LẶNG LẼ

Chiêm ngắm cuộc Thương khó, tôi ngỡ ngàng nhận ra bầu khí ấy mang dáng dấp của một xã hội thu nhỏ đầy phức tạp và ồn ào.  Quần chúng thì cứ chộn rộn, la ó mà thiếu một chút yên ắng để suy xét xem mình đang bàn tán về ai, hay đang to thét về điều gì.  Đám đông mãi là thế: thích tin đồn, vội xầm xì và dễ bị giựt dây.  Họ như những con sóng nhô thật cao, vỗ bờ thật kêu, để rồi vỡ tan xì xèo trống rỗng.

Ít ồn ào điên cuồng như quần chúng, nhưng sự lặng lẽ của các bác Pharisêu lại là chiếc mặt nạ che giấu bao đợt sóng ngầm đầy mưu toan, ác ý bên trong.  Họ chính là những người tạo tin đồn, tìm cách giựt dây quần chúng.  Họ chính là những người bắt và xử án Thầy Giêsu trong đêm. Họ chính là những người mệt mỏi vặn óc, khô hơi thuyết phục Philatô đóng đinh Thầy Giêsu ở hậu trường sân khấu.  Lặng lẽ bề ngoài kia liệu ích gì cho một tâm hồn đầy giông bão ngổn ngang, gai góc và cuồng nộ?

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Làm Sao Có Thể Cứu Vãn Cuộc Khủng Hoảng Nữ Giới

Bà Alice Von Hildebrand, ở New Rochelle, New York, phu nhân của triết gia Dietrich Von Hildebrand và là tác giả cuốn “Đặc Ân được Làm Phụ Nữ”, do Sapientia xuất bản, một tác phẩm cho thấy chính bà cũng là một triết gia, bà lấy bằng tiến sĩ triết ở Đại Học Fordham và hiện là giáo sư hưu trí ở Hunter College thuộc Đại Học Thành Phố Nữu Ước. Trong cuộc phỏng vấn với màn điện toán Zenit, bà đã chia sẻ cảm nhận của mình về phong trào nữ giới trong một thế giới đang bị tục hóa này, và cho biết người phụ nữ cần phải được nhắc nhở là việc họ làm trọn vai trò thân mẫu của họ có một giá trị khôn cùng trước nhan Thiên Chúa, tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy sức mạnh thiêng liêng nơi những gì nữ giới nhận thấy mình yếu kém, cũng như nơi việc lấy Mẹ Maria làm gương mẫu cho nữ tính của mình.
Vấn     Động lực nào đã thúc đẩy bà viết cuốn sách này?
Đáp     Chất độc của trào lưu tục hóa đã thấm nhập sâu rộng vào xã hội của chúng ta. Việc này đã diễn tiến như thế qua những giai đoạn. Nam nhân là nạn nhân đầu tiên của nó: Họ càng ngày càng tin tưởng rằng để tỏ ra ta đây, họ phải thành đạt trên thế giới. Thành đạt đây có nghĩa là tiền tài, quyền lực, danh vọng, tiếng tăm, sáng tạo, phát minh v.v.

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39)
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Nói rõ hơn: Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình. Như thế, Chúa Giêsu có dạy các môn đệ “ghét” bản thân họ đâu. Đúng hơn, phải yêu mình, hơn nữa, yêu mình còn là chuẩn mực để so sánh: yêu người thân cận như yêu chính mình. Phải nhấn mạnh như thế vì xem ra một số Kitô hữu hiểu lầm rằng Chúa dạy phải yêu thương tha nhân và phải ghét chính mình!
Lại thêm một hiểu lầm nữa khi nghĩ rằng, tưởng cái gì khó khăn chứ còn yêu mình thì quá dễ! Thực ra suy nghĩ đó chỉ là cái nhìn ở bề mặt chứ không phản ánh hoàn toàn thực tế. Biết bao lần trong cuộc đời, xuất hiện trong tâm trí ta những tiếc nuối: Giá mà mình có được chiều cao lý tưởng của anh chàng kia! Giá mà mình có được nước da trắng hồng của cô hoa khôi nọ! Giá mà mình được sinh ra trong gia đình danh giá đó! Giá mà mình được nổi tiếng như thế!... Rất nhiều và rất nhiều những thứ “giá mà”. Và hàm ẩn bên trong những “giá mà” đó là gì? Lại chẳng phải là sự phủ nhận chính mình, không chấp nhận con người thật của mình hay sao? Rồi từ đó là đủ thứ mặc cảm tự ti xen lẫn tự tôn, rồi ghen tị, giận dỗi, oán hờn, trách móc, có khi cả cuộc đời không thoát ra được.

ĐEM YÊU THƯƠNG VÀO NƠI OÁN THÙ

Tôi đã định chia sẻ với mọi người thật nhiều về một câu chuyện tôi gặp được ở một làng quê êm ả phía bắc Việt Nam, một làng quê có đời sống xã hội và đời sống đạo đầy nét tinh khôi mà tôi đã được trải nghiệm trong một chuyến đi công việc ngắn ngày. Những người dân quê mộc mạc, những sinh hoạt kinh sách rân ran các khu ngõ ban đêm, những hình ảnh các bạn trẻ và thiếu niên đầy ắp sân Nhà Thờ mỗi tối để học bổn, để tập hát, để đọc kinh, những hình ảnh bà mẹ già oằn lưng trên những luống rau sân nhà nhưng miệng vẫn lẩm bẩm lời kinh Mai Khôi… Anh em ở tại chỗ nói với tôi: “Ở đây không bao giờ mất cắp, chỉ có một lần nhà kia có quả bầu bị cắt mất một nửa, có lẽ do bọn trẻ nó nghịch”.

Ðược Gọi Sống Với Chúa

Người tông đồ là kẻ được Chúa kêu gọi, chứ không tự mình chọn Chúa. Người tông đồ còn là kẻ được gọi sống với Chúa, chứ không phải chỉ biết một cách trừu tượng những giáo huấn của Ngài mà thôi. Cần phải có kinh nghiệm sống cá nhân, thân thiết, giữa Chúa, Ðấng kêu gọi, và người được gọi. Cần phải có một sự chia sẻ hoàn toàn số phận của Chúa. Ðặc điểm này được nhắc đến một cách nổi bật trong bài tường thuật của phúc âm theo thánh Gioan chương 1, câu 35-40 như sau:
Mở đầu bài tường thuật việc Chúa kêu gọi hai môn đệ Gioan và Anrê, phúc âm theo thánh Gioan nhắc đến chi tiết: Chúa Giêsu đi ngang qua đấy. Chi tiết này cũng được các phúc âm theo thánh Marcô, Luca, Matthêu nhắc đến nhiều lần (Mt 4,18.20.22; Mc 1,16; Lc 9,57; Jn 1,39). Chúa Giêsu đi ngang qua nơi cuộc sống của người Chúa muốn gọi theo Ngài. Chúa xuất hiện một cách bất ngờ, không báo trước và cũng không dừng lại lâu. Ngài đi ngang qua và kêu gọi. Chúa đến tìm các đồ đệ, nhưng một cách bất ngờ, không hẹn trước và đi qua mau, không nài nỉ dừng lại lâu. Do đó giây phút Chúa đến kêu gọi phải là giây phút quý giá, ngắn ngủi, cần phải mau mắn quyết định vì dịp may qua rồi không còn trở lại nữa!

Làm việc thiện

... Vào lúc 2 giờ sáng, một thiếu nữ duyên dáng gọn gàng trong chiếc áo len và quần jeans, trượt ống thải đồ từ lầu 4 xuống đất. Nhưng khi vừa đặt chân xuống, cô gái chạm trán với nhân viên cảnh sát đi tuần. Ông nhìn thẳng cô gái và nói:
- Khám phá bất ngờ! Thay vì đi ăn trộm có lẽ cô nên ghi tên vào một gánh xiệc!

Lúng túng vì sợ vị cảnh sát to tiếng đánh thức thân phụ đang ngủ, cô gái vội vàng giải thích hành động ”đi đêm” của mình.

Sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi đất: đất sống với nhau thế nào?
Đất trả lời: chúng tôi làm nền móng cho nhau
Tôi hỏi nước: nước sống với nhau thế nào?
Nước trả lời: chúng tôi hoà lẫn vào nhau
Tôi hỏi gió: gió sống với nhau thế nào?
Gió trả lời: chúng tôi nâng cánh cho nhau
Tôi hỏi mây: mây sống với nhau thế nào?
Mây trả lời: chúng tôi tan biến vào nhau
Tôi hỏi cỏ: cỏ sống với nhau thế nào?
Cỏ trả lời: chúng tôi hoà quyện và réo rắt bên nhau
Tôi hỏi cây: cây sống với nhau thế nào?
Cây trả lời: chúng tôi che chở và leo quấn cho nhau
Tôi hỏi người: người sống với nhau thế nào?

Hôn nhân bất khả tiêu: trả lời luận điểm muốn xét lại vấn đề (5)

Vũ Văn An
 Tính bất khả tiêu của hôn nhân: một tín lý dứt khoát
RG cho rằng lý do chính để tin các cuộc hôn nhân giao ước không thể bị tiêu hủy ngoại trừ sự chết là lời Chúa Giêsu tuyên bố rằng những ai ly dị và tái hôn là phạm tội ngoại tình. Các tác giả nhất lãm nhất trí rằng Chúa Giêsu có chủ trương đó, và sự chính xác lịch sử trong các trình thuật của các ngài đã được khoa chú giải gần đây nhìn nhận (125). Các thực hành của Giáo Hội trong việc tiêu hủy một số cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp (126) và chấp thuận cho tiêu hủy một số cuộc hôn nhân không có tính giao ước (127) là nhất quán với giáo huấn của Chúa Giêsu, và ta sẽ không thể hợp lý khi cho câu “porneia” của Thánh Mátthêu như dẫn khởi một luật trừ thực sự (128). Do đó, chủ trương rằng có thể tiêu hủy một cuộc hôn nhân đã thành hiệu và hoàn hợp bằng bất cứ điều gì ngoại trừ sự chết là ngụ ý cho rằng giáo huấn của Chúa Giêsu không đúng sự thật, rằng lời Thiên Chúa dẫn ta tới sai lầm.

Thấy Mình

Có khi nào chúng ta tìm kiếm và nhận ra sự hiện diện và vắng mặt của Thiên Chúa trên cuộc hành trình dài của nhân loại ?
Con đường ấy thế nào cũng có bóng tối tồn tại. Mầu nhiệm sự dữ luôn bí hiểm: Tại sao lại có bệnh tật, tai họa, và nỗi bất hạnh vô cớ ? Có lúc, người ta tưởng có thể tìm thấy câu trả lời khi lên án những người xấu hoặc thần dữ nào đó. Nhưng chẳng mấy chốc họ sẽ nghiệm ra rằng những lời giải đáp ấy xem ra quá tầm thường.

Yêu và Trọng (Yêu thương và bản lĩnh)

Sáng nay được cô bạn share cho một bài viết – không có link xuất xứ. Đọc xong cứ thấy buồn man mác đâu đó – không phải chuyện mình gặp phải, không phải là người hay bàn luận về số phận của người này người nọ trong blog của mình. Nhưng vẫn cảm nhận  và cảm thấy vẫn còn nhan nhãn những câu chuyện như vậy, mình biết người viết không phóng đại chút nào vì câu chuyện rất phổ biến, phổ biến hầu hết ở các cơ quan công sở, ở mỗi quán nhậu nhà hàng…
YÊU VÀ TRỌNG

Sáng đầu tuần, cô tạp vụ nghỉ ốm, thế là mất suất cà phê sáng. Cố nhịn, rồi không chịu nổi, tôi bỏ việc lượn ra đầu phố ngồi uống cà phê. Cạnh bàn…, mấy chàng đang ngồi gác chân lên ghế tán chuyện:
Chàng già: “Mẹ, đang vui thì mày bỏ về.”
Chàng trẻ: “Vợ em nó ốm nghén nằm bẹp. Em phải về xem nó ăn uống thế nào.”
Chàng già: “Mày đúng là thằng núp váy vợ. Bảo nó mua phở về mà ăn. Mất mẹ nó một chân phỏm, vỡ cả trận.”

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

GIẢI ĐÁP THÊM THẮC MẮC

Xin cha giải đáp những thắc mắc sau đây :
1- Anh chị em Tin Lành thường phê phán  Công Giáo  về những việc mà họ cho là không có nguồn gốc Kinh Thánh như:  Hỏa  ngục, luyện ngục,  sự sống lại của thân xác con người, lễ Misa, Đức Mẹ lên Trời cả hồn xác….xin cha cho biết phải trả lời họ thế nào ?
2- Trước khi cử hành Thánh lễ, có nghi thức sám hối xin Chúa thương tha tội lỗi để xứng đáng dâng và tham dự Thánh lễ. Như vậy , nghi thức này có tha hết mọi tội nặng nhẹ hay không ?
 Trả lời :
1-  Tôi đã có đôi lần nói rõ là các nhánh Tin Lành ( Protestants) nói chung chỉ dựa vào Kinh Thánh ( Sola Scriptura) để giảng đạo và phê bình Giáo Hội Công Giáo về những điều họ cho là không có nguồn gốc Kinh Thánh.
Thí dụ, họ nói không tìm được đâu ra danh xưng “ Công Giáo = Catholicism " trong Kinh Thánh, nên họ không công nhận Giáo Hội Công Giáo có căn bản Kinh Thánh.

Khóa hội học về Tòa Trong

Linh Tiến Khải3/25/2014
Khóa hội học về Tòa Trong
Phỏng vấn Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải của Tòa Thánh
Trong các ngày 24 đến 28-3-2014 Khóa hội học về Tòa Trong được tổ chức tại Roma với sự tham dự của 500 người, gồm các linh mục và đại chủng sinh sắp được thụ phong linh mục. Khóa học do Tòa Ân Giải của Tòa thánh tổ chức nhằm mục đích giúp các tham dự viên đào sâu Bí tích Hòa Giải. Đức Hồng Y Mauro Piacenza, Chánh Tòa Ân Giải đã khai mạc khóa hội học.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y dành cho phóng viên Roberto Piermarini của đài Vaticăng, về khóa học này.

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y Piacenza, Giáo Hội hay nói về sự hoán cải và lòng thương xót, và mời gọi tín hữu trở về với Chúa. Đây là đề tài được ưa thích của việc giảng dậy trong Mùa Chay. Làm thế nào để thực hiện điều đó?

Giải đáp phụng vụ: Trộn tro của nhiều người chết được không?

Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward Mc Namara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Có hợp pháp để hòa trộn tro của một số người chết và đặt các tro này trong một chiếc bình cho một lễ tang không? Giáo Hội có các qui định nào về trường hợp này không? - W. G., Denver, Colorado, Mỹ.

Đáp: Cho đến khi Bộ Giáo luật năm 1983 được công bố, việc hỏa táng là không một sự lựa chọn cho người Công Giáo nói chung.

Việc hỏa táng đã được phổ biến trong thời La Mã cổ đại, nhưng các Kitô hữu, cũng như hầu hết người Do Thái trước họ, tin sự sống lại của người chết và ưa thích việc an táng hơn. Việc thực hành Kitô giáo này cũng được củng cố bởi niềm tin vào sự thánh hóa thân xác như là đền thờ của Thiên Chúa, qua bí tích rửa tội và được nuôi dưỡng bởi phép Thánh Thể.

Nhân quả

Kinh thánh có nhiều chuyện để bàn luân, phân tích và suy tư. Đặc biệt là những chuyện và những dụ ngôn được sử dụng trong Mùa Chay. Càng đọc càng bị thu hút, càng thấy thú vị, càng thấy chí lý. Vui có, buồn có; nhẹ có, mạnh có; êm có, đau có. Cảm xúc biến đổi liên tục. Nhưng phải can đảm mới dám đọc tiếp. Kinh thánh hầu như có đủ mọi chuyện xảy ra trong đời thường. Đúng là Lời Chúa ứng nghiệm!
Chúng ta thường nghe nói “luật nhân quả”. Người ta cũng có ý tương tự khi nhắc tới câu “ác giả, ác báo”. Tuy nhiên, ngày nay người ta ít nhắc tới câu này, có lẽ người ta ít biết hoặc ít quan tâm vì đó là câu Hán-Việt, “khó hiểu” hơn quốc ngữ. Cả hai cách nói đều ám chỉ cái xấu, ám chỉ những người sống độc ác, làm điều xấu, thì rồi sẽ bị quả báo. Hoặc người ta cũng nói: “Trời có mắt”. Tất nhiên cũng có “nhân quả tốt” hoặc “nhân quả xấu”.

Tam Điểm - Hội Kín Thợ Xây Trật Tự Thế Giới Mới

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 Trên thế giới ngày nay, chúng ta đang chứng kiến thấy những hiện tượng hay những trào lưu như toàn cầu hóa, hòa đồng tôn giáo, ly dị phá thai, triệt sinh an tử, triệt sinh trợ tử, hôn nhân đồng tính v.v. Có thể nói, tất cả đều do mưu đồ lịch sử (conspiracy of history) của một tổ chức xuất phát ở Anh quốc từ năm 1717, được gọi là Hội Kín (theo ý nghĩa của chữ Lodge) hay Hội Thợ Nề (Masonry / Masonic / Mason) hoặc Tam Điểm (theo ý nghĩa dưới đây).

Căn cứ vào những gì được biết về tổ chức này, có thể nói Tam Điểm là một Hội Kín Thợ Xây Trật Tự Thế Giới Mới. Hình ảnh tiêu biểu cho tổ chức này có thể được thấy nơi tờ 1 dola Mỹ, đó là hình ảnh vẽ được cho là của tam điểm hay từ tam điểm hoặc theo tam điểm, một hình vẽ về một kim tự tháp ở giữa sa mạc, nhưng lại là một kim tự tháp chưa hoàn thành, và ở trên góc đỉnh của kim tự tháp này có một con mắt.

BIẾT MÌNH ĐỂ HÒA VỚI MÌNH

“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mt 22,39)
“Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Nói rõ hơn: Ngươi phải yêu người thân cận như yêu chính mình. Như thế, Chúa Giêsu có dạy các môn đệ “ghét” bản thân họ đâu. Đúng hơn, phải yêu mình, hơn nữa, yêu mình còn là chuẩn mực để so sánh: yêu người thân cận như yêu chính mình. Phải nhấn mạnh như thế vì xem ra một số Kitô hữu hiểu lầm rằng Chúa dạy phải yêu thương tha nhân và phải ghét chính mình!
Lại thêm một hiểu lầm nữa khi nghĩ rằng, tưởng cái gì khó khăn chứ còn yêu mình thì quá dễ! Thực ra suy nghĩ đó chỉ là cái nhìn ở bề mặt chứ không phản ánh hoàn toàn thực tế. Biết bao lần trong cuộc đời, xuất hiện trong tâm trí ta những tiếc nuối: Giá mà mình có được chiều cao lý tưởng của anh chàng kia! Giá mà mình có được nước da trắng hồng của cô hoa khôi nọ! Giá mà mình được sinh ra trong gia đình danh giá đó! Giá mà mình được nổi tiếng như thế!... Rất nhiều và rất nhiều những thứ “giá mà”. Và hàm ẩn bên trong những “giá mà” đó là gì? Lại chẳng phải là sự phủ nhận chính mình, không chấp nhận con người thật của mình hay sao? Rồi từ đó là đủ thứ mặc cảm tự ti xen lẫn tự tôn, rồi ghen tị, giận dỗi, oán hờn, trách móc, có khi cả cuộc đời không thoát ra được.

ĐEM YÊU THƯƠNG VÀO NƠI OÁN THÙ

Tôi đã định chia sẻ với mọi người thật nhiều về một câu chuyện tôi gặp được ở một làng quê êm ả phía bắc Việt Nam, một làng quê có đời sống xã hội và đời sống đạo đầy nét tinh khôi mà tôi đã được trải nghiệm trong một chuyến đi công việc ngắn ngày. Những người dân quê mộc mạc, những sinh hoạt kinh sách rân ran các khu ngõ ban đêm, những hình ảnh các bạn trẻ và thiếu niên đầy ắp sân Nhà Thờ mỗi tối để học bổn, để tập hát, để đọc kinh, những hình ảnh bà mẹ già oằn lưng trên những luống rau sân nhà nhưng miệng vẫn lẩm bẩm lời kinh Mai Khôi… Anh em ở tại chỗ nói với tôi: “Ở đây không bao giờ mất cắp, chỉ có một lần nhà kia có quả bầu bị cắt mất một nửa, có lẽ do bọn trẻ nó nghịch”.

Hôm ấy, hôm ở Xứ Đạo miền quê ầy, sau bài đọc một trong Thánh Lễ, bài đáp ca có lời của Chúa nói với mọi người: “Chớ đem thần lạ về nhà, thần ngoại bang chớ hề cúng bái”. ( Đáp ca ngày thứ sáu sau Chúa Nhật III Mùa Chay, Thánh Vịnh 80 ).

Ðược Gọi Sống Với Chúa

Người tông đồ là kẻ được Chúa kêu gọi, chứ không tự mình chọn Chúa. Người tông đồ còn là kẻ được gọi sống với Chúa, chứ không phải chỉ biết một cách trừu tượng những giáo huấn của Ngài mà thôi. Cần phải có kinh nghiệm sống cá nhân, thân thiết, giữa Chúa, Ðấng kêu gọi, và người được gọi. Cần phải có một sự chia sẻ hoàn toàn số phận của Chúa. Ðặc điểm này được nhắc đến một cách nổi bật trong bài tường thuật của phúc âm theo thánh Gioan chương 1, câu 35-40 như sau:
Mở đầu bài tường thuật việc Chúa kêu gọi hai môn đệ Gioan và Anrê, phúc âm theo thánh Gioan nhắc đến chi tiết: Chúa Giêsu đi ngang qua đấy. Chi tiết này cũng được các phúc âm theo thánh Marcô, Luca, Matthêu nhắc đến nhiều lần (Mt 4,18.20.22; Mc 1,16; Lc 9,57; Jn 1,39). Chúa Giêsu đi ngang qua nơi cuộc sống của người Chúa muốn gọi theo Ngài. Chúa xuất hiện một cách bất ngờ, không báo trước và cũng không dừng lại lâu. Ngài đi ngang qua và kêu gọi. Chúa đến tìm các đồ đệ, nhưng một cách bất ngờ, không hẹn trước và đi qua mau, không nài nỉ dừng lại lâu. Do đó giây phút Chúa đến kêu gọi phải là giây phút quý giá, ngắn ngủi, cần phải mau mắn quyết định vì dịp may qua rồi không còn trở lại nữa!

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Cám ơn mẹ đã sinh con ra

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
 Sinh ra trong cuộc đời có nhiều điều chúng ta cần phải cám ơn. Cám ơn Thượng Đế đã cho ta làm người. Cám ơn mẹ cha đã đón nhận chúng ta. Cám ơn cuộc đời đã cho ta niềm vui. Nhưng, xem ra chúng ta ít cám ơn về món quà sự sống mà Thượng Đế và mẹ cha đã ban tặng cho chúng ta. Có mấy ai đã một lần cám ơn mẹ cha đã sinh ra chúng ta?

Đáp án Nước Trời

Phàm điều gì hoặc cái gì được biết rõ thì người ta mới mơ ước, khao khát. Thế nhưng không ai biết gì về Nước Trời, vậy mà ai cũng mơ ước cháy lòng. Lạ thật!
Chỉ có ba môn đệ được “nếm thử” hạnh phúc Nước Trời khi Chúa Giêsu cho họ thấy Ngài biến hình, rồi đàm đạo với ông Mô-sê và ông Ê-li-a (Mt 17: 1-8; Mc 9:2-8; Lc 9:28-36), và một vài vị thánh cũng được thị kiến về Thiên Đàng. Còn chúng ta hoàn toàn mù tịt.
Kinh thánh giúp chúng ta nhận biết Nước Trời.

Tạp chí Fortune: Đức Phanxicô là “Lãnh Tụ Vĩ Đại Nhất Thế Giới”

Vũ Văn An3/20/2014
Theo tin Zenit ngày 20 tháng Ba, tạp chí Fortune, một tạp chí kinh doanh hoàn cầu, vừa bầu Đức Phanxicô là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất thế giới trong một thế giới “đói khát lãnh đạo”.

Danh sách 50 người đàn ông và đàn bà mà “một số nổi danh, một số ít ai biết đến” đã được bình chọn vì đã “năng lực hóa các người theo chân mình và làm cho thế giới tốt đẹp hơn”.

Từ ngày được bầu, “Đức Phanxicô đã như lên điện cho Giáo Hội và lôi cuốn rất nhiều người ái mộ không Công Giáo bằng cách cương quyết đưa ra một định hướng mới”.

Cuộc Khổ Nạn nội tâm của Chúa Giêsu

ALEXANDRA REIS
Chúng ta được thánh hóa là nhờ Giá Máu cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa. Nhưng chúng ta thường chỉ “chăm chú” vào Cuộc Khổ Nạn của Chúa về phương diện thể lý chứ không đi sâu vào ý nghĩ và nỗi đau nội tâm mà Chúa Giêsu phải chịu đựng vì chúng ta. Suy tư của tác giả Alexandra Reis hay quá! Xin được giới thiệu với quý vị.
CHÚA GIÊSU TẠI VƯỜN DẦU
Một điểm để suy nghĩ là khi Chúa Giêsu phát hiện các đệ tử ngủ hết trơn. Ngài hỏi ông Phêrô: “Thế ra anh em không thể canh thức nổi với Thầy một giờ sao?” (Mt 26:40).

BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA

Bài giảng Lễ thánh Giuse tại Đan Viện Châu Sơn 19.03.2014.
Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt.

 Từ tạo thiên lập địa Thiên Chúa có chương trình tốt đẹp cho thế giới và đặc biệt cho con người. Thiên Chúa sáng tạo mọi sự và thấy hài lòng vì mọi sự tốt đẹp. Nhưng chẳng bao lâu ma quỉ gieo sự xấu vào thế giới. Con người hư hỏng vì nghe lời ma quỉ chống lại Thiên Chúa. Vì thế lâm vào cảnh khốn cùng. Nhưng Thiên Chúa không từ bỏ ý định yêu thương nên quyết định sai Con Một xuống cứu độ trần gian. Và Thiên Chúa chọn thánh Giuse làm người bảo vệ Đấng Cứu Thế và bảo vệ công trình của Thiên Chúa. Thánh Giuse đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ, đưa công trình cứu chuộc của Thiên Chúa đến thành công.

Ðổi Mới Con Người

Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam

Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Xã hội loài người thời nào cũng cho ta thấy vấn đề xung đột giữa "cũ và mới". Giữa hai thái độ cực đoan của con người thủ cựu và kẻ chạy theo cái mới là một chuỗi những thái độ thiên về thủ cựu hoặc nghinh tân khác nào giải mầu sắc cầu vồng. Có những người đã thấy cái đã có sẵn từ trước là quí, chỉ thấy an toàn trong những gì mình thừa hưởng của đời trước giống như đứa trẻ chỉ thấy an toàn trong vòng tay của mẹ hiền. Họ không muốn thấy thay đổi hoặc sợ thay đổi trong cách sống, cách làm, cách nghĩ; thậm chí cả những đồ dùng đã cũ họ cũng không muốn thay chỉ vì "đã quen với họ rồi". Thái độ thủ cựu này có khi là hiện thân của một cái nhìn bi quan về cuộc sống như ta gặp thấy trong câu châm ngôn Latinh: "Không có gì mới dưới ánh mặt trời", hoặc trong câu chữ Hán: "Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi" (mảnh đất tôi đang ngồi hôm nay, người xưa đã ngồi đó trước tôi rồi). Nhưng ngay trong nền tư tưởng được truyền đạt bằng chữ Hán cũng đã có bộc lộ một thái độ dung hòa: "Ôn cố nhi tri tân" (ôn chuyện xưa để hiểu chuyện nay), (tuy nghe vẫn có vẻ đề cao cái cũ hơn!), coi cái cũ như một kinh nghiệm về cuộc sống của con người, phản ảnh những nét chung của con người, của cuộc sống qua mọi thời đại; tuy hình thức có đổi thay nhưng những năng lực và động lực vẫn giống nhau. Chính những cái giống nhau đó làm cho người ta có thể ôn chuyện xưa để hiểu chuyện nay. Chúa Giêsu cũng dạy phải biết lấy "cả cái mới và cái cũ" mới là người khôn ngoan. Nhưng đâu là nguyên lý, là tiêu chuẩn cuối cùng để con người chọn lựa cái mới và cái cũ trong cuộc sống làm người?

Cũng là một bàn tay

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Nguyễn Sỹ Thùy Ngân

 Phòng mạch của ông trong khu người Việt nầy đã gần 30 năm rồi nên hằng ngày có rất đông thân chủ đến để được chẩn bịnh cho toa. Ông là một trong những bác sĩ nổi tiếng trong cộng đồng về cả tài lẫn đức, nên đi tới đâu ông cũng được người người quí mến.

Hai ông bà có được một cô con gái nên cô rất được cưng chìu. Đã có biết bao gia đình gia thế ngỏ ý muốn làm sui vì cô vừa ngoan hiền lại vừa xinh đẹp. Thấy con gái được nhiều người yêu mến, ông bà cảm thấy rất vui, nhưng cho rằng con vẫn còn ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nên ông bà thường hay cười hiền thay cho tiếng cám ơn.

Một Sự Nghịch Lý

(Lc 14,25-33)
Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Con đường theo Chúa vốn đầy những nghịch lý. Một trong những cái nghịch lý ấy là điều kiện để theo Chúa.
Chúa đưa ra ví dụ người xây tháp, ông vua ra trận. Làm gì thì cũng phải tính xem mình có đủ sức hoàn thành không đã. Nhưng kết luận làm ta chưng hửng và há miệng suy nghĩ: "Cũng giống như thế, ai trong các ngươi không từ bỏ hết mọi của cải thì không thể làm môn đệ ta". Trước đó, Chúa đã nói đến phải từ bỏ những người ruột thịt và chính mạng sống mình.

Từ Ðối Diện đến Hiệp Nhất

Linh Mục Nguyễn Công Ðoan, SJ, Việt Nam
Prepared for internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ba lời cầu xin đầu là ở tư thế đối diện với Chúa, nhìn Chúa để rồi nhìn mọi sự trước mặt Chúa. Ðó là qui luật của phối ảnh (perspective) trong tầm nhìn thị giác và trí tuệ của con người. Ðứa bé có thể thấy mình to lắm khi nó chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, nhưng đứng trước cha mẹ nó thấy mình thật bé nhỏ; có thể thấy chiếc xe bằng nhựa của nó là to, nhưng khi thấy chiếc xe thật thì nó thấy xe của nó là nhỏ. Nhìn cái xe đậu trước nhà, thì thấy xe nhỏ nhà to, nhưng nhìn cái nhà trước dãy núi thì lại thấy cái nhà chẳng thấm gì... Tầm nhìn của trí tuệ cũng chịu qui luật ấy. Kẻ mới biết dăm ba chữ thì hay khoe khoang, làm như mình là nhà thông thái, nhưng nhà bác học thì biết mình dốt nát vô cùng!

NIỀM TIN BỊ THỬ THÁCH

Không thể sống nếu thiếu niềm tin. Nhưng niềm tin chịu thử thách và có thể bị đánh cắp. Cuộc đời buồn như hũ nút nhưng cũng có thể tươi vui.
Ta tin vào điều tốt lành nhưng điều tốt lành luôn bị điều xấu tước đoạt. Hằng ngày, ta tin ở những điều tốt đẹp sẽ đè bẹp cái xấu; nhưng cuối ngày ta lại đắng họng, đau xót khi cái xấu đè bẹp điều tốt. Cái xấu hằng ngày nhan nhản, có muốn sống tốt lại phải xem chừng có sống được không? Ta chẳng còn biết cái tốt có thật sự là tốt, khi cái xấu luôn luôn thắng thế.

Thiên Đàng Ở Đâu?

Trần An Bài
 Cha Gioan Tauler, một vị linh mục đạo đức vẫn luôn cầu xin để được gặp một người chỉ dẫn cho ngài thiên đàng ở đâu. Một ngày kia, có tiếng lương tâm giục ngài ra trước cửa nhà thờ để gặp vị quân sư đó. Nhìn trước nhìn sau, cha chẳng thấy ai, ngoại trừ một người ăn mày, quần áo rách rưới, mặt mũi bẩn thỉu, hôi thối. Cha đến gần chào người hành khất:
- Chào ông, chúc ông may mắn.
Người ăn mày thản nhiên trả lời:

Hạnh Phúc Ở Đâu?

Ngày xưa, có một bầy yêu tinh tập hợp nhau lại để lên kế hoạch làm hại con người. Một con yêu tinh lên tiếng: "Chúng ta nên giấu cái gì quý giá của con người. Nhưng mà cái đó là cái gì?"

Một con yêu tinh khác lên tiếng: "Chúng ta nên giấu hạnh phúc của con người. Không có nó, ngày đêm con người sẽ phải khổ sở. Nhưng vấn đề là chúng ta sẽ giấu hạnh phúc nơi nào mà con người không thể tìm thấy được."

Số 7 kỳ diệu

SỐ 7 THEO TỰ NHIÊN
Số 7 là số tự nhiên đứng ngay sau số 6 và ngay trước số 8. Số 7 là con số may mắn của người Nhật. Bình phương của 7 là 49. Căn bậc hai của 7 là 2,645751311. Số 7 là số nguyên tố đặc biệt, nghĩa là nó chỉ chia hết cho 1 và chính nó. Nó cũng là số nguyên tố Mersenne (*).Theo toán học cơ bản, số 7 là một số lẻ mà nếu lấy 999.999 chia 7 sẽ được 142.187 (chữ số tận cùng lại là 7).
Thể thao cũng “dính líu” số 7. Trong môn bóng ném, mỗi đội hình gồm 7 người, họ cùng thi ném và chuyền bóng về phía khung thành của đối phương để ghi bàn. Từ năm 1917 đến nay, bóng ném có luật phạt đền 7m, tương tự như phạt đền trong bóng đá (túc cầu).

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

ĐIỂM KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG VÀ TIN LÀNH

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

Cả ba Nhánh Kitô Giáo trên đây, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) hoặc những cải cách (reformations) đáng tiếc xảy ra khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo (Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã (Đức Giáo Hoàng Clement VII) không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

KHÔNG ĐƯỢC LÀM NGHỀ TƯỚNG SỐ, CHIÊM TINH, KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN VỚI NGƯỜI NGỒI ĐỒNG NGỒI BÓNG!

... Tôi viết chứng từ này trước tiên như một giải tỏa tâm linh, giúp tôi tìm lại quân bình sau những tháng ngày chìm ngập trong bóng tối thâm-u của âm-phủ và của lầm lạc. Tiếp đến, tôi viết vì biết rõ sẽ được tiếp nhận, được lắng nghe và được hội nhập vào đại gia đình Tín Hữu Công Giáo luôn chuyên chăm cầu nguyện. Tôi viết với đôi hàng nước mắt tuôn chảy đầm đìa. Nếu quí vị có thể nhìn trái tim tôi thì hẳn sẽ trông thấy rõ lòng tôi tràn đầy thống-hối ăn-năn. Tôi ý thức sâu xa về tội lỗi tôi đã phạm. Giờ đây ước nguyện thâm sâu nhất của tôi là tìm cách giúp đỡ tất cả. Tôi kêu gọi mọi người hãy tránh xa thật xa và đừng bao giờ tìm cách đi vào các lãnh vực bí-ẩn mờ-ám của phù-thủy, bói-toán, chiêm-tinh và cầu-cơ.

Thứ Bảy Tuần II MC .Lk 15:1-3, 11-32.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Tình thương tha thứ của Thiên Chúa

Khi chúng ta nghe Chúa Giêsu đòi hỏi phải yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho những người đã xúc phạm đến chúng ta; nhiều người đã lắc đầu và chép miệng than: Khó quá! Làm sao thực hiện nổi? Chắc chắn Thiên Chúa không đòi con người làm những gì quá sức mình. Để giúp con người làm được điều này, Thiên Chúa ban ơn thánh và mời gọi con người nhìn lại mối liên hệ của họ với Thiên Chúa.
Các Bài Đọc hôm nay giúp con người nhận ra tình thương tha thứ của Thiên Chúa lớn hơn tội lỗi của con người đã xúc phạm đến Ngài. Trong Bài Đọc I, Tiên-tri Micah xin Thiên Chúa nối lại mối liên hệ của Ngài với Israel sau Thời Lưu Đày. Điều này chỉ Thiên Chúa mới có thể làm được, vì mọi con dân Israel đã xúc phạm đến Ngài. Để thực hiện điều đó, Thiên Chúa phải chà đạp tội lỗi dưới chân hay quăng chúng xuống đáy biển. Trong Phúc Âm, Thánh-sử Luca viết lại cho chúng ta một câu truyện tuyệt vời về tình thương tha thứ của Thiên Chúa. Ngài sẵn sàng tha thứ vô điều kiện và phục hồi quyền làm con, khi một người ăn năn trở lại.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Vấn đề cầu nguyện

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Cầu nguyện là điều rất cần, vì đó là phương thế giúp chúng ta không bị sa chước cám dỗ (Mc 14:38; Lc 22:40; Lc 22:46). Cầu nguyện còn làm cho chúng ta được “nâng cao”. Nhà vật lý kiêm toán học André-Marie Ampère (1775-1836) nói: “Chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện”. Nhà vật lý kiêm toán học Blaise Pascal (1623-1662) nói: “Con người vĩ đại khi họ cầu nguyện”. Họ là phàm nhân mà còn nói được như vậy đấy!
140314001Các môn đệ không biết cầu nguyện thế nào cho đúng, thế nên họ xin Sư Phụ Giêsu dạy cách cầu nguyện, Ngài bảo “đừng lải nhải” (Mt 6:7), và Ngài dạy cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha (Mt 6:9-13). Nhưng Ngài “láy” thêm câu này: “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6:14-15).
Ai cũng phạm tội nên ai cũng cần được tha thứ. Nhưng chúng ta được tha thứ ít hay nhiều là tùy vào mức độ chúng ta tha thứ cho tha nhân. Đó là “thước đo” chuẩn nhất mà Chúa Giêsu đưa ra.

Lệ kinh

(Hình ảnh lấy từ nguồn Internet)
Có nhiều dạng kinh nguyện, có nhiều cách cầu nguyện. Một trong các cách đó là “lệ kinh”, những lời kinh đẫm đầy nước mắt vì ăn năn, sám hối, đau khổ,… Lệ kinh rất thích hợp với tinh thần của Mùa Chay Thánh.
Trong tâm tình sám hối, Lm Ns Văn Chi (*) đã trải niềm tâm sự qua bài Thánh ca “Giọt Lệ Trong Lời Kinh”. Giai điệu và tiết tấu của bài này không cầu kỳ nhưng vẫn có thể thu hút lòng người, và có điều gì đó khiến cõi lòng chùng xuống, lắng đọng,…
“Giọt Lệ Trong Lời Kinh” được tác giả lồng trong nhịp 4/4. Cả bài là những lời van xin tha thiết, là lời cầu nguyện chân thành, với niềm mong ước được “nên người” như Chúa muốn.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Phép lạ Thánh Thể Lanciano

Thánh Tích Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano
1. Khái quát về phép lạ và một số nghiên cứu khoa học
 Câu chuyện xảy ra tại Lanciano, một thành phố cổ vùng Frentani nước Ý cách nay đã 12 thế kỷ. Nơi đây vẫn hiện đang lưu giữ một chứng từ của một trong những phép lạ liên quan đến Thánh Thể.
Vào thế kỷ thứ 8, một ngày nọ, trong ngôi Nhà Thờ bé nhỏ kính thánh Legonziano ở Lanciano, một đan sĩ dòng thánh Basilio, trong lúc cử hành Thánh Lễ, sau khi đọc lời truyền phép, tự nhiên cha thấy thoáng một chút hoài nghi về sự hiện diện đích thực của Mình và Máu Thánh Đức Giêsu trong hình Bánh và Rượu. Vậy là, trong phút chốc, tấm Bánh trắng trong tay cha đã biến thành một miếng Thịt sống, và Rượu trong Chén Thánh đã trở nên Máu tươi dưới dạng 5 hòn đông đặc lớn nhỏ khác nhau. Mãi cho đến hôm nay, Mình và Máu Thánh Đức Giêsu vẫn được lưu giữ trọn vẹn.
Mình Thánh lúc bình thường trong Nhà Thờ có màu nâu nhạt, khi đem ra ánh sáng mặt trời, thì thấy hồng tươi lên. Còn Máu Thánh vón cục giờ đây đã ngả sang màu đất son pha chút vàng. Cả hai Di Tích Thánh lúc ban đầu được đặt trong một Nhà Tạm bằng ngà tuyệt đẹp. Sau đó một thời gian, Mình Thánh được đặt trong một Chén Thánh quý bằng bạc, còn Máu Thánh thì cất trong một cái liễn lớn bằng pha lê.