Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

1- Thế nào là “bị treo chén” và “bị rút năng quyền” của một linh mục ? 2- Người tân tòng có buộc phải “xưng tội” trước khi được rửa tội không ? 3- Có lễ nào chỉ dành riêng cho một người xin hay không , và linh mục có được phép soạn kinh riêng cho giáo dân đọc hay không? ?

Trả lời:

1- Về câu hỏi thứ nhất, xin được giải thích như sau:

 Mọi linh mục giáo phận (diocesan priests)-  hay còn gọi là linh mục triều, sau khi được chịu chức, thường được giám mục của mình trao cho một thư bổ nhiệm (letter of  appointment) hay còn gọi là “bài sai” trong đó có liệt kê những năng quyền ( priestly faculties) được làm như:

Tam Nhật Vượt Qua

Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.

Tại sao có bốn Tin Mừng khác nhau?

Rõ ràng độc giả tin mừng nào cũng thấy chúng khác nhau. Đôi khi các biến cố được xếp đặt khác nhau (Gioan đặt việc thanh tẩy đền thờ vào lúc Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ còn Marcô đặt ở cuối). Đôi lúc chúng khác nhau về chi tiết (chẳng hạn như tên của các tông đồ hoặc các tên trong gia phả của Mt 1 và Lc 3). Đôi lúc có sự khác nhau khi thuật lại (nhiều biến cố trong Gioan không có trong ba tin mừng khác). Tại sao như vậy?

Lễ Đức Mẹ Thánh Thể - 13/5

Bạn có biết, trong số rất nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ trong năm, có một ngày được dành để kính tước hiệu Đức Mẹ Thánh Thể. Càng bất ngờ hơn, ngày đó lại trùng với lễ kính một tước hiệu nổi tiếng khác của Đức Mẹ - ngày 13 tháng 5.

Alleluia có nghĩa là gì?

Đặc trưng của mùa Phục sinh là các lời chúc tụng Alleluia vang lên trong các bài ca. Alleluia có nghĩa là gì ? Tại sao trong mùa Chay, phụng vụ không cho phép hát Alleluia ?

Alleluia là một thành ngữ gốc Do thái, ghép bởi hai từ hallelu (hãy ngợi khen, động từ hillel) và jah (Giavê, Thiên Chúa). Như vậy, alleluia có nghĩa là hãy ngợi khen Thiên Chúa. Nên biết là bản dịch Kinh thánh sang tiếng Hy lạp và tiếng Latinh đã để nguyên văn Do thái chứ không dịch ra nghĩa (aineite ton Kyrion; laudate Dominum) cũng tựa như đối với từ ngữ Amen. Cả hai tiếng Amen và Alleluia đều là công thức phụng vụ. Amen ,khẳng định niềm xác tín, chấp nhận lời Chúa; Alleluia mang tính cách tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa .

Chữ “Amen” có nghĩa là gì?

fr.aleteia.org, Linh mục Henry Vargas Holguín, 

Ý nghĩa chữ Amen thì rất cụ thể, rất đặc biệt mà không một ngôn ngữ có từ tương đương. Amen là tiếng hêbrơ được dùng từ rất xưa. Về mặt ngôn từ học, amen đến từ chữ aman mà người ta dùng để làm mạnh lên hay để xác nhận các lời nói. Ý nghĩa của nó có thể diễn tả là “sự thật là như vậy” hay “được ghi nhận như vậy”.

THẮC MẮC VỀ TƯỚC VỊ "ĐỨC ÔNG"

Đức Ông trong Giáo Hội có từ khi nào? Và Đức Ông có chức năng và quyền hạn gì trong Giáo Hội? Chức Đức Ông có bằng Giám mục không?

 Đức ông (Monsignor) là một tước vị danh dự do Đức Thánh Cha ban theo đề nghị của các giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới.

Kinh Tạ Ơn là gì ?

Kinh Tạ Ơn (trước đây gọi là Kinh nguyện Thánh Thể) là kinh nguyện quan trọng nhất trong thánh lễ. Đó là trung tâm điểm của bí tích Thánh Thể. Không có kinh Tạ Ơn thì không có thánh lễ. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và dâng lời tạ ơn, nghĩa là Người đọc kinh Tạ Ơn (xem Lc 22, 19).

Kinh Tạ Ơn khởi đầu bằng lời mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa :

Ý NGHĨA TUẦN THÁNH

Sau thời gian cử hành Mùa Chay Thánh, trong đó Giáo Hội hướng về Đại lễ Phục Sinh bằng việc chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức Và Thánh Thể, trong đêm Vọng Phục Sinh; đồng thời dọn lòng con cái cho Đại lễ này với các việc đọc Lời Chúa, tham dự phụng vụ, cầu nguyện, ăn chay hãm mình, canh tân trở lại, sống bác ái và làm việc bố thí.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Thánh Giá Chúa Kitô

Để góp phần cùng quý giáo hữu dọn lòng sốt sắng, tăng thêm tinh thần đạo đức tôn vinh Thánh Giá một cách có ý thức trọn vẹn, chúng tôi xin giới thiệu một ít học hỏi về Thánh Giá; về nghi lễ biểu dương Thánh Giá; về lễ Suy Tôn Thánh Giá; về dấu Thánh Giá và mầu nhiệm Thập Giá.

10 Điều Về Bữa Tiệc Ly

Chuyện về Bữa Tiệc Ly luôn thú vị để thảo luận về những chuyện xảy ra trong ngày đó để hiểu thêm về Chúa Giêsu và Kitô giáo.

Ngài không chỉ hy sinh mạng sống vì đại sự mà Ngài còn không cho phép sự thù hận hoành hành. Chúng ta hãy nhìn vào những điều đã xảy ra trong thời gian diễn ra Bữa Tiệc Ly để chúng ta có thể biết rõ hơn về lý do ngày hôm đó vẫn ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Chữ INRI nghĩa là gì?

Các chữ cái thường tìm thấy trên đỉnh thánh giá và được lấy ra từ Kinh Thánh.

Ba Tin mừng đầu tiên của Matthêu, Maccô, Luca thuật lại rằng sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá, những người lính đã đặt lên đầu anh ta lời buộc tội chống lại anh ta: Đây là Jesus, Vua của người Do Thái. (Mt 27:37).

Tin Mừng Gioan mở rộng về phần đặc biệt này trong câu chuyện Khổ Nạn của Chúa Giêsu, giải thích cách các nhà lãnh đạo Do Thái phản đối dấu hiệu này. Philatô là người ra lệnh cho dấu hiệu và đảm bảo rằng nó được viết bằng nhiều ngôn ngữ cho tất cả mọi người đọc.

Bí tích Thánh Thể là gì và quan trọng ra sao?

 Giáo Hội mời gọi mọi tín hữu không những đào sâu kho tàng đức tin trong Kinh Thánh mà còn đặc biệt chú ý đên việc tham dự tích cực việc cử hành các Bí tích, đặc biệt là hai bí tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải...

Bí tích Thánh Thể là gì và quan trọng ra sao?

Mặt nhật

Monstrace (mặt nhật) có gốc La-tinh là monstrare, nghĩa là “trưng ra, bày ra”. Mục đích của mặt nhật là cung kính trưng bày Thánh Thể cho những người hiện diện kính thờ.

Mặt nhật

Các hình thức biểu tỏ ra niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, đã phát triển qua dòng thời gian. Một trong những tiến triển đó là việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ và bên ngoài nhà tạm. Để cho việc cử hành phụng thờ này được thuận tiện, người ta đã dùng tới một vật dụng phụng vụ gọi là “mặt nhật”.

Luân Lý Y Học: Vấn Đề Trợ Sinh Cho Bệnh Nhân Nguy Tử

Hỏi: Xin cha cho biết giáo lý của Giáo Hội về hai vấn đề chết êm dịu (euthanasia) và cung cấp lương thực và nước uống cho bệnh nhân mà y khoa đã bó tay cứu chữa.

Trả lời: Sự sống là quà tặng linh thánh (sacred gift) mà Thiên Chúa ban cho con người và chỉ một mình Ngài có toàn quyền trên sự sống đó mà thôi. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã truyền lệnh cho dân Do Thái xưa và toàn thể nhân loại ngày nay: "ngươi không được giết người" (Xh 20:13; Mt 5:21-22).

Thi hành mệnh lệnh này của Thiên Chúa, Giáo Hội đã nêu rõ những trường hợp phải bảo vệ sự sống của con người bằng mọi giá, nghĩa là không được phép làm bất cứ điều gì có thể nguy hai đến sinh mạng của ai, dù chỉ là một thai nhi chưa ra đời.

Chúa Giêsu Đã Lập Giáo Hội Nào Từ Đầu: Chính Thống? Tin Lành? Anh Giáo? Công Giáo?

 Hỏi:

Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập?  Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền?

Truyền thuyết về nguồn gốc Thánh giá Chúa Giêsu

Không có gì ngạc nhiên khi thấy thanh gỗ mà Chúa Giêsu chịu treo trên đó 2000 năm về trước đã luôn là chủ đề của nhiều huyền thoại và truyền thuyết. Các tín hữu thời trung cổ tin rằng mọi sự đều đã được Chúa an bài rõ ràng, nên cây gỗ để làm ra Thánh giá Chúa cũng không thể là một khúc cây vô danh ngẫu nhiên nào đó, mà phải có nguồn gốc huyền nhiệm đầy ý nghĩa tâm linh.

Một trong những câu chuyện phổ biến về gỗ Thánh giá được tìm thấy vào thế kỷ 12 có tên là ‘Về nguồn gốc Gỗ Thánh giá từ Cây Hiểu Biết’. Một tu sĩ tên là Lambertus đã kể câu chuyện như sau:

Quyền Hành của Giám Mục Địa Phương

Hỏi: Một giám mục địa phương có quyền hành như giáo hoàng Rôma trong mọi việc ngài nói, và ban hành tại địa phương của mình không? (thí dụ: mọi văn thư ngài viết ra và gửi đến các giáo xứ trong địa phận của ngài, thì giáo dân phải tuân theo. Nếu không tuân phục là lỗi đức vâng lời?)

Con Số 40 Trong Kinh Thánh

Chúng ta nghe nhắc đến con số 40 nhiều lần trong Kinh Thánh.

- Trong câu chuyện lụt Đại Hồng Thủy thời ông Noê, trời mưa ròng rã suốt 40 đêm ngày (St 7:4, 12, 17; 8;6).
- Ông Môisê sau khi lập giao ước với Yavê tại núi Sinai, đã ở lại với Ngài tại đó trọn 40 ngày (XH 24:18).
- Tiên tri Êlia khi bị hoàng hậu Jezebel cho quân lính lùng bắt, đã phải trốn vào sa mạc và đi suốt 40 ngày đêm để tới núi Horeb (1 Vua 19:8).

Giuđa kẻ phản bội

Từng là một trong những tông đồ được Chúa tin tưởng nhất, Giuđa trở thành biểu trưng của lòng phản bội và tính hèn nhát. Việc phân tích các chi tiết trong Kinh Thánh và thu thập những sử liệu, tranh vẽ đã cung cấp thêm thông tin về nhân vật này.

 Kể từ thời khắc hôn lên mặt Chúa Giêsu tại vườn Gethsemane, Giuđa Ítcariốt đã xác định số phận của chính mình: bị ô danh đời đời trong lịch sử nhân loại là kẻ phản bội khét tiếng nhất. Với hành động giao nộp Thầy cho nhà cầm quyền Do Thái, Giuđa đã mở đầu cuộc Thương Khó: Chúa Giêsu bị bắt giữ, vụ xét xử, cái chết trên thập tự giá và Phục Sinh.

Có Buộc Dự Lễ Ngày Chúa Nhật Và Kiêng Viêc Xác Không?

Hỏi: Xin cha giải thích rõ luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng và luật kiêng việc xác các ngày này.

Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi cần nói qua về ý nghĩa và mục đích cử hành Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc trong phụng vụ của Giáo Hội.

Như chúng ta biết, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái phải giữ ngày Sabat, thức ngày thứ bảy trong tuần như sau:

Câu chúc kết thúc thánh lễ "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" có ý nghĩa gì?

Đó là những lời cuối cùng mà chủ tế nói trong thánh lễ. Những lời này không chỉ có mục đích để kết thúc thánh lễ bằng cách giải tán giáo dân, nhưng còn có ý nghĩa sai đi. Linh mục muốn nói:

Bổng lễ (tiền xin lễ) để làm gì?

Tất cả mọi thánh lễ được cử hành đều dành cho toàn thế giới, như Chúa Giêsu đã phán: "Mình Thầy bị phó nộp vì các con. Máu Thầy đổ ra để mọi người được tha tội" (Lc 22, 19-20 và Mt 26, 26-28). Vì thế trong thánh lễ, Giáo Hội cầu nguyện cho hết mọi người: hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cũng như cho những người đã qua đời. Tuy nhiên, vị chủ tế vẫn có thể kết hợp các ý nguyện chung này với một ý cầu nguyện riêng của tín hữu.

Có thể cử hành thánh lễ chỗ nào khác ngoài nhà thờ không?

Thánh lễ có thể được cử hành ở ngoài nhà thờ, như ta đã từng thấy tại những nơi khốn khổ (trong trại tù, trong nhà riêng ở những vùng có cấm đạo, v.v...). Thánh lễ có thể được cử hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tại sao phải đến với Mẹ Maria trong khi chúng ta đã có Chúa Giêsu?

Cách đây vài năm, tôi có một cuộc thảo luận với một người bạn theo Tin lành về việc người công giáo dâng mình cho Đức Maria. Tôi giải thích rằng về cơ bản đó chỉ là một cách nói theo nghĩa chúng tôi phó thác bản thân cho Đức Mẹ và đặt mình dưới sự bảo trợ của Mẹ để Mẹ có thể dạy chúng tôi nên thánh như Mẹ.

Để giúp bạn của tôi hiểu rõ điều này, tôi đã dùng một ví dụ về môn bóng rổ. Tôi đã nói rằng nếu bạn muốn trở thành cầu thủ bóng rổ giỏi, thì bạn phải học từ người giỏi nhất. Nếu có thể, bạn nên đến gặp cầu thủ bóng rổ giỏi nhất mọi thời đại, Michael Jordan, anh ấy có thể giúp bạn nhiều hơn bất kỳ ai trên trái đất này.

Một số trường hợp có thể tuyên bố hôn nhân bất thành ...

Trong Tự Sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus” (Chúa Giêsu Thẩm Phán Nhân Từ), khoản 14 §1 quy định như sau:

“Trong số những trường hợp về sự việc và người có thể cho phép tiến hành vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành qua tố tụng ngắn gọn theo các điều 1683-1687, có thể nêu lên chẳng hạn: người thiếu đức tin khiến có thể nảy sinh gian ý hay lầm lẫn chi phối ý chí, thời gian chung sống vợ chồng ngắn ngủi, phá thai có hiệu quả cốt để tránh không sinh con, ngoan cố duy trì một quan hệ ngoài hôn nhân trong thời gian kết hôn hay ngay sau đó, cố tình dấu diếm tình trạng vô sinh hay một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hay đã có con cái từ một quan hệ trước đó hay đã từng bị tù, kết hôn với động lực hoàn toàn xa lạ với đời sống vợ chồng hay kết hôn chủ yếu do người phụ nữ đã lỡ có thai trước, bạo lực thể lý để ép buộc bên kia ưng thuận, thiếu sử dụng trí khôn có giấy chứng nhận của bác sĩ…”

Dự lễ qua đài truyền hình hoặc truyền nhanh có được coi là tham dự thánh lễ thật sự hay không?

 Thánh lễ trên đài truyền hình hoặc truyền thanh là một thánh lễ đích thật, vì được truyền trực tiếp từ một giáo xứ hay một dòng tu. Nhưng đài truyền hình và truyền thanh không truyền hết được tất cả các phần và chi tiết của thánh lễ.

Tại sao ngôn ngữ phụng vụ không thích nghi với ngôn ngữ ngày nay?

Ngôn ngữ phụng vụ phải thích nghi sao cho mọi tín hữu hiểu được, không phải chỉ dành riêng cho một nhóm người riêng biệt nào đó, qua chức vụ hay nhờ học tập nhiều mới thấu hiểu được. Vả lại thánh lễ biểu hiện sự hiệp thông của mọi tín hữu trong Chúa Kitô.

Để cử hành thánh lễ, người ta có thể thay thế bánh miến và rượu nho bằng các thứ khác, chẳng hạn bằng cơm và trà ở Á Châu, hoặc bằng bánh khoai mì và rượu thốt-nốt bên Phi Châu được không ?

 Ngày nay, Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới và Công Đồng Vaticanô II mong muốn mỗi dân tộc diễn tả đức tin theo truyền thống văn hóa riêng của mình. Vậy tại sao không thích nghi bữa tiệc Thánh Thể với bữa ăn truyền thống của mỗi dân tộc ?

Bánh miến (làm bằng bột mì) và rượu nho có vẻ quá gắn bó với nền văn hoá Cận Đông và Tây Phương. Nhưng bạn đừng quên rằng Chúa Giêsu là người Do-thái, chính Người đã dùng bánh miến và rượu nho để lập phép Thánh Thể.

Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật?

Ngày nay, nhiều tín hữu nhiệt thành không thích kiểu nói "buộc đi lễ ngày Chúa nhật". Họ khó chấp nhận việc dâng lễ ngày Chúa nhật như là một bổn phận phải giữ! Thật vậy, người ta thường nói đến Kitô giáo với những bổn phận phải chu toàn.

Những kiểu nói "luật buộc", "bổn phận" đúng ra nên được hiểu như là những dấu hiệu báo động: chúng không chỉ định một lý tưởng phải vươn tới, nhưng chỉ là một nhắc nhở lòng trung thành cần phải giữ và phát triển.

5 điểm quan trọng để sùng kính và yêu mến Đức Mẹ đúng nghĩa hơn

 Kể từ khi Thánh Gioan Tông Đồ rước Mẹ Maria về nhà mình sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn, vô số người Kitô hữu cũng đã noi theo để rước Mẹ về nhà mình. Tuy vậy, lòng sùng kính chân thật với Đức Mẹ Maria không dễ và nhiều khi người ta đã chỉ dừng lại ở sùng kính bề ngoài. Quả thật, nhiều người hăm hở dựng tượng Đức Mẹ, gắn đèn cắm hoa phủ đầy bàn thờ, hay lần chuỗi Mân Côi thỉnh thoảng, nhưng không thật sự đến gần Mẹ để được Mẹ dẫn đến gần Chúa.

ÔI ÔNG CHA XỨ !

Làm cha sở…ôi thật là khổ sở.

Nếu hòa đồng bị than thở : không nghiêm.

Còn cương nghị thì bị chê liền : khó tính.

Khi giảng dài bị cho là : tra tấn.

Giảng ngắn gọn thì than thở : qua loa.

Làm việc xông pha thì bị chê là: bày vẽ.

Đạo ông Cha

Có nhiều giáo dân lên fb khẳng định là con được ơn trở về, con sống đạo tốt là nhờ chỗ đó, cha đó.. Được vậy thì quá là tốt. Nhưng chúng ta phải nhận thức: hành trình đức tin của mình không phải là những cảm xúc nhất thời mà là một con đường dài vác thập giá theo Chúa.

Về giúp họ đạo kia, tôi được giáo dân mời đến nhà ăn tiệc. Giao lưu với bàn bên cạnh, ông trùm khu đứng lên méc: “Mấy thằng này có đạo nè cha mà không chịu đi lễ”. Một ông trong nhóm bị méc bào chữa: “Trước con cũng có đi đó cha!”. Tôi hỏi sao giờ không đi? Ông giải thích là tại cha xứ thế này thế kia nên không muốn đi. Ông trùm nói “cha bắt tụi nó đi lễ lại đi cha!”. Tôi trả lời, “Mấy ông thờ Chúa chứ có thờ cha đâu mà phải cha bắt mới chịu đi!”.

Với chiếc áo chùng, tôi là người quảng cáo cho Chúa

Được cho phép tùy chọn vào đầu những năm 1960, bị các linh mục không còn chuộng, họ chỉ thích mặc thường phục, nhưng các linh mục trẻ ngày càng thích áo chùng. Họ giải thích vì sao.

Để rao giảng Phúc âm

Không còn đặc thù truyền thống, cũng không còn dành riêng cho Cộng đoàn Thánh Máctinô. Các linh mục trẻ ngày càng thích mặc áo chùng. Sau những năm treo trong góc tủ, chiếc áo chùng đã trở lại. Linh mục Laurent Gastineau vừa chịu chức cách đây bốn năm ở giáo phận Séez cho biết: “Tại các buổi thường huấn, năm 2014 chỉ có hai người mặc. Bây giờ có mười người mặc, nghĩa là một nửa người tham dự.”

10 KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA ÔNG CHA

Từ xa xưa từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây đều luôn đề cao nguyên tắc ứng xử giữa con người với nhau. Ở nước ta có một vài nguyên tắc ứng xử và lời cũng là khuyên của ông cha truyền lại cho đến bây giờ vẫn đang rất được đề cao:

LÀM SAO ĐỂ BIỆN PHÂN ƠN GỌI?

  Hầu hết những ai đã từng tìm xem mình có ơn gọi tu trì hay không đều tự hỏi “Làm sao tôi biết được?” Câu hỏi ấy xuất hiện dưới nhiều hình thức. “Ý Chúa trên đời tôi là gì?” “Làm sao tôi tìm được hạnh phúc và sự hoàn thiện cho đời tôi?” “Mục đích tối hậu của hiện hữu của tôi là gì? “Làm thế nào để biết rằng Chúa gọi tôi sống đời tu?”

Ơn Gọi Là Gì ?

Giáo hội đã dành Chúa nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi giáo sĩ. Ơn gọi là gì? Có phải chỉ có các giáo sĩ mới có ơn gọi? Ngoài ơn gọi giáo sĩ, còn ơn gọi nào nữa không?

Khi nói đến “ơn gọi”, trước tiên nên lưu ý về vài từ ngữ tương đương trong tiếng Việt. Khi muốn ra vẻ trịnh trọng thì người ta dùng tiếng “ơn thiên triệu”, khi muốn thân tình thì người ta nói “nghe tiếng Chúa gọi”; còn khi nói đến “ơn gọi” là chúng ta muốn đề cao khía cạnh hồng ân: đó là ơn Chúa ban. Tất cả những từ này tương đương với một danh từ trong tiếng La-tinh “vocatio”, theo nghĩa đen có nghĩa là: “sự kêu gọi, tiếng gọi”. Dĩ nhiên, trong lãnh vực thần học, chủ từ của sự kêu gọi là Thiên Chúa, chứ không phải là bạn bè gọi nhau ơi ới. Nói khác đi, cần phải hiểu là “Chúa gọi”.

Ơn Thiên Triệu là gì?

  "Có nhiều dấu hiệu để nhận biết ơn gọi, kể cả tài năng và mối quan tâm, tình huống và lời hứa, lời mời gọi của ân sủng và sẵn sàng đáp lại”.

Ơn Thiên Triệu là gì?

KHÁC BIỆT LINH MỤC TRIỀU & LINH MỤC DÒNG

  “Triều và Dòng là những từ ngữ khác nhau được dùng để chỉ về hai lối sống khác nhau trong cộng đồng Giáo Hội.

Đa số các linh mục trên thế giới là các linh mục triều (secular priests), phục vụ trong các giáo xứ, ở giữa dân chúng hay “giữa thế gian” (theo tiếng Latin, thế giới là “saeculum”). Các linh mục này còn được gọi là các linh mục giáo phận (diocesan priests). Còn một số linh mục khác, họ là những phần tử của các dòng tu, thuộc những cộng đồng tu trì mà ngày nay gọi là các tu hội đời tận hiến (religious priests). Sự khác biệt chính yếu là các linh mục triều không tuyên giữ ba lời khấn bậc tu trì như các linh mục dòng, mặc dù các linh triều cũng hứa vâng lời Đức Giám Mục và hứa sống trinh khiết độc thân nhưng không khấn giữ đức khó nghèo như các tu sĩ.

Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân khác và giống nhau thế nào?

Hỏi: Xin cha giải thích thêm về vai trò và trách nhiệm của giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo Hội và tại sao tu sĩ không được cử hành các bí tích như giáo sĩ?

VÌ SAO CÓ NHIỀU DÒNG TU?

Thưa cha, hiện nay con thấy có rất nhiều Dòng Tu rồi lại có các tu hội đời, Dòng Ba … Có khi có áo dòng có khi không. Con thật sự bối rối, hoang mang chẳng còn biết làm thế nào phân biệt. Có người đặt câu hỏi với con về các Dòng Tu mà con chẳng biết phải trả lời ra sao nữa. Xin cha giúp con.

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo? – Hãy biết phân biệt cho chính xác

 “Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?” Xin gửi đến quý bạn đọc bài sau đây của Lm PX Ngô Tôn Huấn để nghiên cứu.

Hỏi: Xin Cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào?

Khác biệt giữa Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo

Cả ba Nhánh Kitô Giáo Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo ( Christianity ). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo ( schisms ) hoặc những cải cách ( reformations ) đáng tiếc xảy ra khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion ) do vua Henri VIII ( 1491-1547 ) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh Rôma ( Đức Giáo Hoàng Clement VII ) không chấp nhận cho nhà vua ly dị để lấy vợ khác.

NGƯỜI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM ĐƯỢC GỌI LÀ GIÁO DÂN

TỪ KHI NÀO VÀ AI ĐÃ ĐẶT RA CÁCH GỌI ẤY ?

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) 

Năm Nhâm Thìn (1712) đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương bắt những người theo đạo Công giáo phải cạo trán và khắc vào mặt bốn chữ “học Hoa Lan đạo”. Tại sao gọi đạo Công giáo là đạo Hoa Lan? Hoa Lan tức là Hòa Lan (Hollande/Netherlands). Người Hòa Lan sang buôn bán ở Đàng Ngoài trước hết cả cho nên mới gọi là đạo Hòa Lan. Vả lúc bấy giờ người dân nước ta không phân biệt được những nước nào, hễ thấy người phương Tây đều gọi là người Hòa Lan.

Sự khác biệt giữa linh mục, anh em và đan sĩ

Ba chức danh được dùng một cách khác nhau trong ngôn ngữ hiện nay, nhưng đâu là sự khác biệt?

“Linh mục, anh em và đan sĩ là những từ dễ gây lẫn lộn. Trong ngôn ngữ hiện nay, người ta dùng sao cũng được, như thử ba chức danh này là một. Tuy nhiên có những khác biệt:

Trong Giáo hội công giáo, linh mục là người nhận bí tích chức thánh, nhờ chức thánh, linh mục có thể dâng thánh lễ, thực hiện những việc mà chỉ những ai có chức thánh mới được làm. Linh mục có thể là một tu sĩ triều hay thuộc một gia đình tu sĩ riêng (Dòng Phanxicô, Dòng Tên, Dòng Đa Minh…), và đôi khi họ khấn đức khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời. Trong một vài trường hợp, tu sĩ có thể là một linh mục, nhưng không có gì bắt buộc. Ơn đi tu không nhất thiết phải là ơn chức thánh.

Tại Sao Gọi Là "Lời Khuyên Phúc Âm"?

Khi bàn về đời sống tận hiến, người ta thường nói đến ba lời khuyên phúc âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Tại sao gọi đó là ba lời khuyên Phúc âm? Phúc âm chỉ có ba lời khuyên thôi hay sao?

Vì sao linh mục mặc áo đen

Aleteia | Philip Kosloski

Câu trả lời là giá trị biểu tượng thiêng liêng của màu áo.

Trong những thế kỷ đầu, các linh mục không mang trang phục đặc trưng nào. Họ chỉ mang áo quần thường lệ và chỉ khác biệt khi mặc áo lễ lúc cử hành thánh lễ.

Qua thời gian, những xu hướng thời trang thay đổi, nhưng các linh mục vẫn giữ lối ăn mặc cũ. Trong thế kỷ XII và XIII, các linh mục đã xem áo chùng của Roma là kiểu áo thường lệ của mình, phân biệt các linh mục với giáo dân. Và không lâu sau, Giáo hội đưa ra các quy định yêu cầu các linh mục mang những trang phục đặc trưng.

Phân biệt phép lạ và sự lạ

Hỏi: Thưa Cha, con ở miền Cao Nguyên VN, xin hỏi Cha là làm sao để phân biệt được phép lạ và sự lạ. Có bao nhiêu phép lạ Chúa làm trong phuc Âm? Kính chúc Cha năm mới mạnh khỏe và đầy ơn Thánh Thần Chúa.

NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH

 Chúa nhật IV PS , Ga 10, 1-10

Ta thấy hình ảnh người chăn chiên là một diễn tả quen thuộc của lòng nhân từ, yêu thương. Trong Kinh Thánh các tác giả Cựu Ước đặc biệt là Thánh Vịnh thường hay so sánh mối quan hệ giữa Giavê Thiên Chúa và dân Israel như người chăn và đàn chiên. Israel và đàn chiên Thiên Chúa chăm sóc trong đồng cỏ của Ngài.

Trong Cựu Ước, dân Do Thái thường dành tước hiêu này cho Thiên Chúa. Ngài chính là người mục tử, đã dẫn dắt họ qua sa mạc, qua biển Đỏ để tiến vào miền đất hứa. Ngài đã chăm sóc, dưỡng nuôi họ bằng manna, bằng chim cút, bằng suối nước vọt lên từ tảng đá. Như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, thì Thiên Chúa cũng và đã luôn ở giữa dân Ngài để chia sẻ những buồn vui gian khổ với họ dưới sương sớm và nắng chiều.

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Chiếc "nhẫn cưới" của người nữ tu

 Chiếc nhẫn cưới sẽ được mang trên tay mọi nơi, mọi lúc để nhắc nhở người nữ tu luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô. Nguyện xin Mẹ Maria, gương mẫu của mọi tu sĩ về đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các tu sĩ trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.

Một nữ tu giải thích. vì sao sơ mang lúp?

Nữ tu Theresa Aletheia Noble trước khi mặc áo Dòng

fr.aleteia.org, Nữ tu Theresa Aletheia Noble, 

Xơ Theresa Aletheia Noble từ lâu là người vô thần, sau khi được hoán cải,  xơ đi tu và mang lúp. Xơ giải thích vì sao xơ xem việc mang lúp là dấu chỉ của một tình yêu phong phú, chứ không phải vì bắt buộc theo hình thức và khô cằn.

PHÍA SAU CHIẾC LÚP CỦA NGƯỜI NỮ TU LÀ ĐÔI TAI CHO NGƯỜI CÂM ĐIẾC

Ở đời, ai ai cũng cần đôi tai để lắng nghe người khác nói cũng như cần cái miệng để nói cho người khác nghe. Thế nhưng rồi lại có những mảnh đời không may mắn rơi vào cảnh chả được nói mà cũng chẳng được nghe.

Qua chia sẻ của một người em ở Dòng Chúa Cứu Thế về những cơ sở từ thiện của quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang. Và qua những hình ảnh ghi được, chúng tôi được biết được những nụ cười, những ánh mắt thông cảm và chung chia với những nỗi đau của những người bất hạnh câm điếc. Nhìn hững mảnh đời đó thật đáng thương. Họ muốn nói nhưng không diễn tả thành lời và họ muốn nghe cũng chả thể nào được nghe. Và nơi đó, không còn khoảng cách của kỳ thị, của ghét ghen hay oán hờn thua kém. Tất cả chỉ còn tình thương và với tình thương.

Tại Sao Các Nữ Tu Đội Lúp?

Tại sao các nữ tu đội lúp? Các ni cô Phật giáo cũng bịt đầu như vậy. Cái lúp có ý nghĩa gì không?

Tôi không biết rõ lịch sử của đời tu bên Phật giáo, cho nên không dám so sánh ý nghĩa giữa các nữ tu với các ni-cô. Tuy nhiên, dù không phải là một chuyên viên về y phục chúng ta thấy rằng ở Việt Nam không phải chỉ có các nữ tu hay là các ni cô mới đội khăn che đầu. Có rất nhiều miền tại Việt Nam, các phụ nữ luôn đội khăn trên đầu, nổi tiếng là lối chít khăn mỏ quạ. Tôi xin để cho các nhà khảo cứu nhân văn nghiên cứu nguồn gốc lai lịch của tục lệ đó. Riêng tôi, hồi nhỏ sống ở Đàlạt, tôi thấy rất nhiều phụ nữ đội khăn trùm đầu. Lý do rất dễ hiểu: bởi vì Đàlạt là xứ lạnh cho nên các ông tìm cách che đầu bằng các thứ mũ len, còn các bà thì lấy khăn mà trùm. Nếu các bà đã có tóc dài mà còn phải đội khăn, thì các bà tóc ngắn hay không có tóc lại càng có lý để mà đội khăn hơn nữa. Đến đây, ta thấy có một sự khác biệt lớn giữa các ni cô và các nữ tu: đó là ở dưới cái khăn, một bên đã cạo tóc, còn một bên thì để tóc, ngắn dài tùy trường hợp.

Tại Sao Gọi Là Dòng Hành Khất?

 Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?

Tại Sao Gọi Là Dòng Hành Khất?

Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?

Người tu xuất giữa những miệt thị của đồng đạo

 Ơn gọi hôn nhân hay ơn gọi tu trì chỉ là những phương tiện giúp Kitô hữu đạt đến cùng đích cao quý.

Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người thì không có cái gì gọi là tình cờ, ngẫu nhiên hay không được hoàn hảo, ngay cả việc tu xuất.

Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người thì không có cái gì gọi là tình cờ, ngẫu nhiên hay không được hoàn hảo, ngay cả việc tu xuất.

25/04/2021 - THÁNH MARCÔ THÁNH SỬ ( Thế kỷ I) - Lễ Kính

Thánh Marcô là người môn đệ rất yêu dấu của Thánh Phêrô. Ngài đã viết lại cuộc đời của Chúa Giêsu một cách mạch lạc và rõ ràng theo chương mục dựa theo lời giảng dạy của Thánh Phêrô.

Thánh sử Marcô sống cùng thời với Đức Chúa Giêsu. Mặc dù không ở trong số mười hai tông đồ nhưng Thánh Marcô có quan hệ bà con với Thánh Barnaba tông đồ. Marcô nổi tiếng vì ngài đã viết một trong bốn sách Tin mừng. Đó là lý do Marcô được gọi là Thánh sử, hay còn gọi là tác giả sách Tin mừng. Phúc âm của Thánh Marcô tuy ngắn gọn nhưng cung cấp nhiều chi tiết nhỏ mà chúng ta không thấy có trong các sách Phúc âm khác.

Thánh Kinh bằng hình: Chúa Nhật IV Phục Sinh B. Chúa nhật Chúa Chiên Lành.

Phúc Âm: Ga 10, 11-18

“Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”

Đức Giêsu mạc khải cho người Do Thái biết Ngài là hiện thân của Thiên Chúa, Ngài đến để gánh tội nhân loại, cứu vớt con người và ban cho con người hạnh phúc. Ai muốn đến với Cha Ngài phải ngang qua Ngài. Hơn cả những mong đợi mà các ngôn sứ đã loan báo, Ngài là chủ chăn đích thực và nhân lành, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Ngài cứu độ, hy sinh mạng sống cho mọi người, mọi dân tộc, cả nhân loại chứ không chỉ có dân Do Thái ( Ga 10, 14-16 ). Mình Máu Chúa là bằng chứng hùng hồn nhất nói lên tình thương cao vời, vô bờ vô bến của Chúa đối với nhân loại, đối với con người. Máu của Ngài đổ ra để đem lại ơn tha tội cho muôn người, cho tất cả mọi người.

TẠI SAO CÁC LINH MỤC CẦN PHẢI CHUYỂN XỨ ?

Nhiều người không hiểu cứ nghĩ rằng, 1 Linh mục nào bị chuyển xứ, là do vị Linh mục đó có lỗi rất nặng nên bị Đức Giám mục phạt, thuyên chuyển đi nơi khác. Rồi người ha hả, kẻ khóc hu hu. Điều đó chỉ đúng ở 1 số trường hợp.

Còn chuyển xứ là chuyện rất đỗi bình thường trong đời sống Giáo hội. Giáo hội luôn luôn chuyển mình, tươi trẻ và mới mẻ.

Tìm hiểu tổ chức Giáo xứ Công giáo

(Tham khảo Kinh Thánh, Bộ Giáo Luật 1983 và tài liệu Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

1/- Khái niệm giáo xứ

Theo Bộ Giáo luật hiện hành của Giáo hội Công giáo (ban hành năm 1983), giáo xứ (tiếng Latinh: paroecia) là một cộng đoàn tín hữu giáo dân, mà việc chăm sóc mục vụ được giao phó cho một linh mục, trực thuộc thẩm quyền của Giám mục của một giáo phận. Chỉ có Giám mục giáo phận có quyền thành lập, phân chia, giải tán, hoặc thay đổi địa giới các giáo xứ. Một khi đã được thành lập hợp lệ, giáo xứ đương nhiên được hưởng tính cách pháp nhân theo luật (x. GL đ.515).

Giải thích chữ viết tắt sau tên các Linh Mục – Tu Sĩ dòng tại Việt Nam

Các Linh Mục, Tu Sĩ trong các dòng ở Việt Nam thường viết thêm vào sau tên mình một vài mẫu tự. Ví dụ:

Viện Phụ Phan Bảo Luyện, S.O.C.

Đan Sĩ: Hoàng Thanh Trương, O.S.B.

Đan sĩ Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh, O.C.D.

ƠN THIÊN TRIỆU LÀ GÌ?

Theo cuốn “Catholic Word Book” (Sách Từ Ngữ Công Giáo), trang 44, NXB Knights of Columbus, có định nghĩa về ơn thiên triệu – thường gọi là ơn gọi:

“Đó là ơn gọi theo một cách sống. Nói chung, thuật ngữ này áp dụng cho ơn gọi chung của mọi người Thiên Chúa kêu gọi tới sự thánh thiện và ơn cứu độ. Đặc biệt, đó là nói tới tình trạng sống của mỗi người theo ơn gọi riêng, đó là hôn nhân, tu trì, linh mục, sống độc thân hoặc chấp nhận hoàn thành Ý Chúa. Thuật ngữ này cũng áp dụng cho các nghề nghiệp mà người ta sinh sống. Giáo Hội ủng hộ sự tự do của mỗi người trong việc chọn lựa nghề nghiệp nào đó, và duy trì quyền tự do chấp nhận của các ứng viên lên chức linh mục và khấn dòng. Có nhiều dấu hiệu để nhận biết ơn gọi, kể cả tài năng và mối quan tâm, tình huống và lời hứa, lời mời gọi của ân sủng và sẵn sàng đáp lại”.

Thánh George (Gio-giô) đã đâm con rồng, con cá sấu hay con quỷ?

Chúng ta thường thấy Thánh George được mô tả cầm cây giáo đâm một con rồng trên tranh ảnh, và mặc dù đa số mọi người đều đồng ý về điều đó, kỳ thực là có nhiều sự thật hơn phía sau đó.


Con rồng phương Tây bắt đầu phổ biến từ thời trung cổ, ngày nay thường được xem là biểu tượng của ma quỷ, của sự dữ, cụ thể nhất là trong sách Khải Huyền (phiên bản Kinh Thánh của nhóm Phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là "con Mãng Xà"). Nhiều học giả cho rằng hình tượng con rồng bắt nguồn từ hoá thạch của khủng long mà người xưa tình cờ thấy được hoặc truyền thuyết về các sinh vật giống cá sấu.

 Vì các câu chuyện về rồng phát sinh chủ yếu ở vùng Trung Đông và Bắc Phi (nơi mà cá sấu có thể dài đến 6 mét), có thể những vị Thánh được kể thực sự đã giết một "con rồng" gây hại cho dân làng. Những "con rồng" này thường được mô tả là sống gần nước hoặc lưỡng cư, giúp củng cố sự thật chúng có thể chính là loài cá sấu. Một trong những vị Thánh đó là Thánh George.

 Thánh George và con cá sấu

 Thánh George là một quân nhân La Mã sống vào thế kỷ III, và câu chuyện ngài giết con rồng được mô tả rõ nhất trong quyển "Huyền Thoại Vàng" (Golden Legend).

 "George, một người miền Cappadocia (Cáp-pa-đô-ki-a", giữ quân hàm hộ dân quan. Xảy ra là trong một lần ngài đi đến thành phố Silena, tỉnh Lybia. Gần thành ấy có một cái hồ, trong đó có một con rồng mang bệnh dịch ẩn nấp; nhiều lần con rồng đã khiến dân chúng phải bỏ chạy khi họ vũ trang chống lại nó, nó từng xông lên các bức tường thành và đầu độc tất cả những ai đến gần hơi thở của nó. Để làm dịu sự dữ tợn của con quái thú này, người dân phải cho nó ăn hai con cừu mỗi ngày. Nhưng George, cưỡi ngựa và vũ trang với dấu Thánh Giá, can đảm đối đầu con rồng đang đến gần, cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa, giơ cây giáo đâm con thú một vết thương nặng và đè bẹp nó."

Kết hôn giả đưa người vào Mỹ?

 Ở thành phố con đang sống hiện có một số người đã và đang làm thủ tục kết hôn giả để đưa thân nhân từ VN qua. Có trường hợp một cô bên VN đã có chồng có con, có giấy hôn thú cả đời lẫn đạo. Vậy mà cô ta làm giấy ly dị và được người trong gia đình mướn người Mỹ đen về kết hôn, và bây giờ đã đến định cư tại Mỹ.

Tìm hiểu Hồng Y Đoàn của Giáo hội Công giáo: Hồng Y là ai?

Tiếng Việt dịch là Hồng Y (dịch theo mầu của y phục: Hồng = mầu đỏ, mầu hồng - Y = áo), vì không có danh từ xứng hợp để dịch sát nghĩa của danh từ Latinh: "Cardinalis" (bởi cardo, cardinis, có nghĩa là yếu tố thuộc bản chất, yếu tố then chốt, là nền tảng, là cột trụ...). Danh từ Cardinal (cardinalis) được dùng để gọi các vị Giáo sĩ cấp cao nhất trong Giáo hội công giáo, sau Ðức Giáo Hoàng. Các ngài là thành viên của một Viện, được gọi là Viện Hồng Y. Các ngài là những Cố vấn trực tiếp và Cộng tác đắc lực của Ðức Thánh Cha trong việc quản trị Giáo hội hoàn cầu.

Cứu Rỗi và Cứu Thế khác nhau thế nào?

Có lẽ một từ ngữ được nghe nói nhiều nhất trong văn chương công giáo là: sự cứu rỗi. Đức Kitô cũng được gọi là Chúa Cứu thế, Đấng Cứu chuộc. Thế thì: “cứu rỗi, cứu thế, cứu chuộc” có gì khác nhau hay không?

Cứu Rỗi và Cứu Thế khác nhau thế nào?

Có lẽ một từ ngữ được nghe nói nhiều nhất trong văn chương công giáo là: sự cứu rỗi. Đức Kitô cũng được gọi là Chúa Cứu thế, Đấng Cứu chuộc. Thế thì: “cứu rỗi, cứu thế, cứu chuộc” có gì khác nhau hay không?

Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ?

Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài tháng Năm (tục gọi là tháng hoa) và tháng Mười (tháng Mân côi), tại vài nơi, người ta còn dâng tháng Tám kính Trái tim Mẹ, và tháng Chín để kính bảy sự đau đớn Đức Mẹ. Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức Mẹ; và kế đó là tục găn vào giai đoạn nào trong năm dương lịch.

Ngày 29/04/2021 - THÁNH CATARINA Ở SIEBA ,OP (1347-1380 )

Vào thời đại của Thánh nữ Catarina Siêna, Giáo hội gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Những cuộc đấu tranh xung đột diễn ra trên khắp nước Ý.

Vị thánh danh tiếng này, được sinh vào năm 1347, là nữ thánh bổn mạng của nước Ý, quê hương ngài. Catarina Siêna là cô gái út trong gia đình có hai mươi lăm người con. Song thân của Catarina mong muốn ngài có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, Catarina Siêna chỉ ao ước đi tu. Để chứng tỏ ý định của mình, Thánh nữ đã cắt đi bộ tóc dài xinh đẹp. Catarina Siêna không muốn sắc đẹp của mình hấp dẫn ai! Song thân Catarina rất tức giận và thường xuyên la mắng ngài. Họ cũng trao cho Catarina những công việc nặng nhọc nhất. Nhưng Catarina Siêna quyết tâm không từ bỏ ý muốn. Sau cùng, song thân Catarina đành phải nhượng bộ và thôi ngăn cản ngài.

Tháng hoa Đức Mẹ

Là người Công giáo Việt Nam, nhất là những người đã lớn lên trong một xứ đạo miền Bắc, Trung hoặc Nam, có lẽ họ không lạ gì sinh hoạt tôn giáo trong tháng Năm, tháng Hoa Đức Mẹ.

Khi ngàn hoa xanh, đỏ, trắng, tím, vàng nở rộ trong cánh đồng, thì con cái Mẹ cũng chuẩn bị cho những đội dâng hoa, những cuộc rước kiệu, để tôn vinh Mẹ trên trời. Những điệu ca quen thuộc trìu mến bỗng nổi dậy trong tâm hồn cách thân thương, nhất là bài "Đây Tháng Hoa" của nhạc sĩ Duy Tân với điệu 2/4 nhịp nhàng:

"Đây tháng hoa, chúng con trung thành thật thà. Dâng tiến hoa lòng mến dâng lời cung chúc. Hương sắc bay tỏa ngát nhan Mẹ diễm phúc. Muôn tháng qua lòng mến yêu Mẹ không nhòa.

Lịch sử, ý nghĩa và lòng tôn kính Đức Mẹ trong tháng 5

Có lẽ, không một ai trên Đất Việt là người Công Giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ.

Thật vậy, sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc –Trung –Nam, cứ mỗi dịp tháng Năm về, ấy là lúc muôn con tim dạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu.

Trong số vô vàn cách tỏ bày lòng tôn kính đối với Đức Mẹ nơi con dân Nước Việt, thì lòng đạo đức bình dân như: dâng hoa kính mẹ; rước kiệu Mẹ; lần chuỗi Mân Côi; rồi những bài thánh ca hết sức dễ thương được cất lên để ton vinh Mẹ là Nữ Hoàng Thiên Quốc.

Có Được Cúng Vái, Dâng Đồ Ăn Đồ Uống Cho Người Chết Không?

Hỏi: Người Công giáo có được phép mang đồ ăn, đồ uống như rượu bia và trái cây ra đặt ở mộ thân nhân chôn ngoài nghĩa trang, hay bày đồ ăn trên bàn thờ ông bà, cha mẹ nhân ngày giỗ, tết để các ngài "thưởng thức" trước khi đem xuống cho con cháu ăn không?

Trả Lời: Những người theo Đạo thờ ông bà (Tổ tiên) hay các tôn giáo khác thì tin là vong hồn nhừng người chết có thể về với con cháu sau khi chết. Vì thế, con cháu thường mang theo đồ ăn, đồ uống ra đặt ngoài nghĩa trang nơi an nghỉ của người quá cố. Đặc biệt, đến ngày giỗ, Tết, con cháu thường làm một mâm cỗ với của ngon vật lạ để dâng lên bàn thờ người quá cố cùng với nhang đèn để cúng vái, trước khi hạ cỗ cho con cháu hưởng chung. Đây là tục lệ có từ bao đời nay trong xã hội Việt Nam. Chúng ta tôn trọng, và không dám phê bình niềm tin của người khác.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

THÁNH GIUSE THỢ


Thứ Bảy 01/05/2021

 “Giuse thuộc tầng lớp thợ thuyền; ngài có kinh nghiệm về sự vất vả và khó nghèo, đối với ngài cũng như với Thánh Gia, trong đó ngài là người đứng đầu biết tỉnh thức và yêu mến… Nhờ sống tuyệt đối trung thành trong khi chu toàn bổn phận hằng ngày, ngài đã để lại một gương mẫu cho tất cả những ai phải mưu sinh nhờ công việc chân tay và xứng đáng được gọi là công chính, mẫu gương sống động của sự công chính Kitô giáo đang ngự trị trong đời sống xã hội” (Đức Piô XI, cuối thông điệp “Đấng Cứu Chuộc”).

TẠI SAO NÊN KHUYẾN KHÍCH TRẺ EM TRỞ THÀNH LỄ SINH?

Tác giả: Miriam Esteban Benito

Chuyển ngữ: G. Võ Tá Hoàng

Từ: it.aleteia.org (29.04.2021)

WGPQN (01.05.2021) - Đức tin được thông truyền qua tình bạn, qua việc phục vụ và qua những cử chỉ nhỏ nhất đối với Thiên Chúa. 

Tôi tin chắc rằng điều quan trọng là truyền lại đức tin ngay từ khi các em còn nhỏ. Nếu có ai đó hỏi tôi làm thế nào để thực hiện đây, tôi sẽ nói rằng đức tin được thông truyền, qua nhiều thứ khác nhau, qua tình bạn, qua việc phục vụ và qua những cử chỉ nhỏ nhất đối với Thiên Chúa. Rõ ràng là có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng, nhưng có một vinh dự quý giá trong tầm tay của mọi đứa trẻ được đề cập ở tựa đề: trở thành người phục vụ bàn thờ. 

ĐỨC THÁNH CHA PHANXICO PHÊ CHUẨN 7 LỜI CẦU MỚI CHO KINH CẦU THÁNH GIUSE

 ĐTC Phanxicô phê chuẩn 7 lời cầu mới cho kinh cầu thánh Giuse

Ngày 1/5, lễ thánh Giuse Thợ, được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn, Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích đã thêm 7 lời cầu mới vào kinh cầu thánh Giuse.

Hồng Thủy - Vatican News

Trong thư gửi các Chủ tịch các Hội đồng Giám mục trên thế giới, Đức tổng giám mục Arthur Roche, Tổng Thư ký của Bộ Phụng tự, và cha Corrado Maggioni, Phó Tổng Thư ký, đã giải thích lý do việc thêm các lời cầu mới vào kinh cầu thánh Giuse.

SỨ ĐIỆP GỞI NGƯỜI MUSLIM

Nhân Tháng Ramadan và Đại lễ ‘Id al-Fitr 1442 H. / 2021 A.D.,

Nhân dịp tháng Ramadan – năm nay bắt đầu từ ngày 13 tháng Tư – và nhân dịp Đại lễ ‘Id al-Fitr 1442 H. / 2021 A.D., Hội đồng Toà thánh về Đối thoại Liên tôn đã gửi một Sứ điệp chúc mừng người Muslim trên toàn thế giới, với nhan đề “Kitô hữu và người Muslim: Chứng nhân của hy vọng”.

Sứ điệp mang chữ ký của Đức Hồng y Chủ tịch Miguel Ángel Ayuso Guixot, M.C.C.J., và Đức ông Thư ký Indunil Kodithuwakku Janakaratne Kankanamalage.

Ý NGHĨA BỨC LINH ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP



Linh ảnh (icon) là một dụng cụ Thiên Chúa dùng để nói với con người. Nó tiếp tục con đường Nhập Thể của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã nhập thể làm người, để qua Ngài, Thiên Chúa tiếp tục ngỏ lời với con người. Linh ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp như chúng ta có hiện nay mang những yếu tố của một truyền thống đã có từ trước, đó là truyền thống Đức Trinh Nữ Thương Khó (qua những biểu tượng của đồi Calvary), Đức Trinh Nữ Hodigitria (Mẹ Chỉ Đường Của Chúa Giêsu), và Đức Trinh Nữ Eleusa (Đấng Cảm Thương).

Ý NGHĨA BỨC ẢNH ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP

 Ý nghĩa bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

 Trong các Thánh đường thường có bàn thờ Đức Mẹ Maria với bông hoa nến cháy sáng gần như đêm ngày. Cung cách lòng đạo đức này thể hiện nếp sống đức tin của con người. Vì thế, tùy theo tập tục lòng sùng kính của người giáo dân xứ đạo mà tượng Đức Mẹ nào được đặt dựng ra để tôn kính, như đức Mẹ ban ơn lành, đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức mẹ sầu bi…

CHA XỨ CÓ QUYỀN RA VẠ TUYỆT THÔNG CHO AI KHÔNG?

 Cha xứ có quyền ra vạ tuyệt thông cho ai không?

Hỏi: xin cha giải đáp giúp mấy thắc mắc sau đây :

1. Ở xứ kia bên Việt Nam, Cha xứ cứ hăm ra  vạ tuyệt thông cho ai đi dự tiệc cưới của đôi hôn phối nào  không  kết hôn hợp pháp trong Giáo Hội. Cha  xứ có quyền này không ?

CÁC THIÊN THẦN LUÔN Ở BÊN VÀ THỰC SỰ CÓ THỂ GIÚP ĐỠ CHÚNG TA

 Các thiên thần luôn ở bên và thực sự có thể giúp đỡ chúng ta

Người Công Giáo luôn xác tín rằng các thiên thần hiện hữu và không ngừng bao quanh chúng ta trong sự ân cần. Các ngài bảo vệ và chỉ dẫn chúng ta, cho dẫu chúng ta không cầu xin. Dù có nhận ra hay không, các thiên thần vẫn ở bên cạnh ta.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THIÊN THẦN VÀ TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

 Sự khác biệt giữa Thiên thần và Tổng lãnh thiên thần

WGPSG / Aleteia -- Từ “thiên thần” là một thuật ngữ khá rộng, trong khi từ “tổng lãnh thiên thần” nói về một cấp bậc cụ thể trong các thiên thần, những người được trao phó những nhiệm vụ đặc biệt. 

Các thiên thần là những thụ tạo linh thiêng hấp dẫn, quyến rũ trí tưởng tượng của cả những Kitô hữu lẫn những người ngoài Kitô giáo. Tuy nhiên, nhiều người nhầm lẫn các thuật ngữ về các thiên thần, nhất là hai thuật ngữ phổ biến “thiên thần” và “tổng lãnh thiên thần

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA MỘT PHÓ TẾ CHUYỂN TIẾP VÀ MỘT PHÓ TẾ VĨNH VIỄN LÀ GÌ?

Một phó tế chuyển tiếp thường sẽ trở thành một linh mục, trong khi các phó tế vĩnh viễn thường thì không.

 Có hai cách để hoàn thành chức phó tế trong Giáo hội Công giáo. Một cách là phó tế “chuyển tiếp” và cách kia là phó tế “vĩnh viễn.”

 Đôi khi giám mục sẽ tấn phong cả phó tế chuyển tiếp và phó tế vĩnh viễn vào cùng một buổi lễ, điều này có thể gây khó khăn cho sự phân biệt.

NHÀ THỜ THÁNH GIUSE ĐẦU TIÊN Ở ROMA

Năm Ðặc biệt kính thánh Giuse trùng với thời điểm hoàn tất công trình phục dựng nhà thờ San Giuseppe dei Falegnami (Thánh Giuse của các Thợ Mộc), là nhà thờ đầu tiên của Rome nhận Thánh Cả làm bổn mạng.

 Ðối với các tín hữu thành Rome, việc kết thúc dự án phục hồi nhà thờ Thánh Giuse của các Thợ Mộc, tọa lạc tại công trường La Mã ở thủ đô Ý, vài tuần trước khi Ðức Thánh Cha quyết định lập Năm kính Thánh Giuse là hồng ân của Chúa.

ĐỀN ÔNG THÁNH GIỮA XÓM LÀNG

 CÔNG GIÁO VIỆT NAM 

Giáo hội Công giáo tại Việt Nam vinh hạnh vì có 117 vị tử đạo được tôn phong lên hàng hiển thánh. Trên khắp các bản làng Công giáo, dễ thấy đền đài các thánh nhân hiện diện. Ðó không chỉ là chốn tôn nghiêm để suy tôn, tưởng nhớ..., mà còn là nơi quần tụ của cộng đồng Công giáo địa phương. Từ nơi này, nhóm lên những nghĩa cử tốt lành.

LỜI NGUYỆN TRONG CƠN HẤP HỐI

 Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê - Dòng Tên Việt Nam - 19 đường 5 - Kp.2 - P.Linh Trung - Thủ Đức - Tp.HCM, thần học, triết học, tâm lý, kinh thánh, cầu nguyện, các vấn đề của cuộc sống, linh đạo, nhóm mục vụ, mục vụ...

LỄ ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA

Trong số tất cả các tước hiệu được gán cho Đức Maria, tước hiệu Mẹ Thiên Chúa ”Theotókos” cao cả và vinh quang nhất.

Là Mẹ Thiên Chúa đã là lý do sự hiện hữu của Mẹ và là lý do của tất cả các đặc ân và các ơn thánh mà Thiên Chúa đã ban cho Mẹ. Đối với chúng ta tước hiệu này chứa đựng tất cả Mầu Nhiệm Nhập Thể, là nguồn gốc các lời chúc tụng của Mẹ và niềm vui của chúng ta. Trong Giáo Hội theo lễ nghi Latinh lễ trọng này được cử hành như lễ vọng chiều ngày 31 tháng 12, và ngày mùng 1 tháng Giêng hàng năm. Trong lễ nghi Ambrosiano lễ được cử hành ngày Chúa Nhật cuối cùng của mùa Vọng, tức Chúa Nhật thứ IV. Trong các truyền thống lễ nghi Siriac và Bisantine lễ được cử hành ngày 26 tháng 12, trong khi lễ nghi copte cử hành ngày 16 tháng Giêng.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Tại sao phải thờ Thánh Giá Chúa Kitô?

Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang

Hỏi 8:
 Thưa cha, tại sao lại phải thờ Thánh Giá Chúa giống như thờ Chúa?
Ẩn Danh

Đáp:
 Thiên Chúa đã cấm chúng ta không được tôn thờ các ảnh tượng (xem Xh 20:4f) coi như những vị thần giống Thiên Chúa. Giáo Hội, qua các Công Đồng Nicea II và Trent, căn cứ vào mầu nhiệm Nhập Thể, đã biện minh cho việc tôn kính các ảnh tượng thánh: Khi người ta tôn kính một ảnh tượng, người ta tôn kính vị có hình ảnh đó. Sự tôn kính các ảnh tượng chỉ là một sự cung kính chứ không phải là sự tôn thờ, vì sự tôn thờ chỉ dành cho một mình Thiên Chúa.

Áp dụng vào Thập Giá Chúa Kitô hay Thánh Giá, trong phụng vụ dùng chữ thờ kính Thánh Giá. Theo Thánh Tôma Tiến sĩ, việc tôn thờ này là tương đối. Lý do sự tôn thờ này không nằm trong các đối tượng vật chất nhưng trong ngôi vị của Đức Kitô mà Thánh Giá phản ảnh hay tượng trưng. Dù tương đối, việc thờ phượng này cũng là sự tôn thờ đích thật vì cùng đích cũng là qui về ngôi vị thiên linh của Đức Kitô (xem Sum. Theo. III, 25, 3 & 4).
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Có được thắp nhang cho người quá cố, và niệm Phật?

Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang

Hỏi 7:
Chào Qúy Cha, Qúy Thầy và Qúy Bạn! Kính chúc Qúy Cha, Qúy Thầy, Qúy Bạn luôn tràn đầy Ân Sủng, Bình An và nhiều sức khỏe trong công việc Phục Vụ. Con có thắc mắc nay xin được hướng dẫn giải đáp. Con làm trong Công ty nên thường xuyên đi thăm viếng các Đám Tang của thân nhân các Anh Chị Em cùng làm trong Công ty. Thường các Nhà Hiếu hay để một bàn thờ Phật một bên và ảnh của Người quá cố cùng quan tài một bên. Khi vào thăm viếng họ thường đưa nhang để Lễ Phật trước và thắp nhang vái Người quá cố sau. Con thường thắp nhang vái Người quá cố và bỏ qua bàn thờ Phật. Có một chị cùng cơ quan đã vái bàn thờ Phật và nói đã hỏi một Linh mục nào đó và được phép làm việc đó. Con nghĩ Phật là một Con Người rất đáng kính trọng qua cuộc sống thánh thiện của Người, và việc thắp nhang vái để tỏ lòng tôn kính cũng là một việc bình thường. Vậy xin cho con hỏi việc thắp nhang vái Phật như vậy có được phép hay không để con có thể chia sẻ với các chị em người Công giáo khi tham gia thăm viếng Người quá cố. Con xin hết lòng cám ơn.
CYC-CYC Anna Trang

Đáp:
Chị Anna Trang thân mến,
Cám ơn Chị đã nêu lên vấn nạn rất thực tế trong môi trường đa dạng của người tín hữu ngày nay. Vấn nạn của Chị là người Công Giáo có được phép niệm Phật hay thắp hương bái Phật không?

Coi bói có tội không?

Hỏi 6:
Thưa cha, coi bói bài có tội không? Con thấy mấy cha bảo là coi bói theo chỉ tay là khoa học, nên không có tội.
Phạm thị Tuyết Nhung
 Đáp:
Chị Tuyết Nhung thân mến,

Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, mọi hình thức bói toán đều bị cấm: như nhờ đến ma quỷ, Satan, gọi hồn người chết, hoặc các cách thực hành khác nhằm “vén màn” để biết tương lai. Việc tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, phân tích các điềm trời và các quẻ… đều hàm ý muốn thống trị và vượt trên thời gian, vượt trên lịch sử và vượt trên con người, đồng thời muốn chiếm được sự đồng tình của những quyền lực bí ẩn. Những điều này trái nghịch với sự tôn trọng và cung kính mà chúng ta phải dành cho một mình Thiên Chúa (xem GLCG 2116). Còn việc xem chỉ tay hay tướng mạo, không tin vào một quyền lực bí ẩn ngoài Thiên Chúa, mà chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, quan sát của mình hay của người khác có tính cách hoàn toàn khoa học thì không mắc tội gì.
Giải Đáp và Hướng Dẫn: 
Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Năm người giúp cho tôi tự biết mình

Ronald Rolheiser, 9-29-2014

Dù được lớn lên trong một gia đình và cộng đoàn yêu thương, an toàn, và được giáo dưỡng, nhưng một trong những ký ức lớn nhất thời thơ ấu và niên thiếu của tôi là niềm khắc khoải, có thể nói là bất mãn. Cuộc đời tôi dường như quá nhỏ bé, quá hạn chế, và xa cách với những gì quan trọng trên thế giới. Tôi luôn mãi khát khao được kết nối hơn nữa với đời và sợ rằng những người khác không cùng cảm nhận như vậy và tôi, theo cách này cách khác, đơn độc và không lành mạnh trong nỗi khắc khoải bứt rứt của mình.

Ngay khi học xong cấp trung học, tôi vào Dòng Hiến sĩ, mang theo nỗi khắc khoải của mình, mà thậm chí, khi đã sống trong đời tu trì, tôi lại thấy càng lo lắng và xấu hổ hơn vì đã có nỗi bứt rứt đó. Tuy nhiên trong nửa năm đào tạo đầu tiên ở tập viện, chúng tôi được gặp một hiến sĩ truyền giáo xuất chúng tên là Noah Warnke, người đã được nhận vô số giải thưởng dân sự cũng như giáo hội vì các thành tựu của mình và ai ai cũng tôn trọng cha. Cha bắt đầu bài nói với các tập sinh chúng tôi bằng cách hỏi những câu này:  “Các con có bồn chồn khắc khoải không? Có cảm thấy bị cô lập trong nhà tu này không? Có cảm thấy cô đơn và bị tách biệt khỏi thế giới hay không?” Chúng tôi, ai cũng gật đầu thưa có, và cha nói một lời đánh động thật chính xác: “Tốt, các con nên cảm thấy khắc khoải. Chúa ơi, các con hẳn phải giật mình, tất cả các con đều mang dòng máu đỏ bừng bừng đầy năng lượng, và các con lại rúc vào đây tránh xa mọi sự! Nhưng thế là tốt, lòng khắc khoải đó là một cảm giác tốt, và như thế là các con lành mạnh! Nỗi niềm khắc khoải loại bỏ tính ương ngạnh, và đáng để chúng ta đi cả quãng đường dài vì điều đó!” Đây là lần đầu tiên trong đời tôi, có một người hợp lý hóa cho cảm giác của tôi. Tôi cảm thấy như thể mình vừa mới biết mình vậy: “Mày có giật mình không? Tốt quá, mày lành mạnh!”

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

PHÂN BIỆT PHÉP LẠ VÀ SỰ LẠ

Hỏi 5:
Thưa Cha, con ở miền Cao Nguyên VN, xin hỏi Cha là làm sao để phân biệt được phép lạ và sự lạ. Có bao nhiêu phép lạ Chúa làm trong phuc Âm? Kính chúc Cha năm mới mạnh khỏe và đầy ơn Thánh Thần Chúa. 
Trần Qúy

Đáp:
Anh Trần Quý thân mến,

Người ta dùng từ ngữ sự lạ để nói về những sự việc hay hiện tượng khác thường, khó hay không thể hiểu, nhưng chưa biết rõ nguyên nhân nào gây nên những hiện tượng lạ ấy. Có thể một hiện tượng là sự lạ đối với người này nhưng có thể không lạ đối với người khác. Còn khi dùng tới chữ phép lạ một cách nghiêm chỉnh thì phải hiểu là sự lạ ấy do sự can thiệp đặc biệt khác thường của Thiên Chúa.

Theo truyền thống, phép lạ là một dấu siêu nhiên do Thiên Chúa thực hiện cho vinh danh Chúa và phần rỗi nhân loại. Vì là một dấu nên phải được nhận thức bởi giác quan, thực hiện trong trật tự siêu nhiên, do quyền năng của Thiên Chúa trên luật tự nhiên. Để nhận một việc là phép lạ cần phải được quyền bính Giáo Hội xác nhận.

Trong Phúc Âm Chúa làm rất nhiều phép lạ không ai đếm kể được. Sau đây tôi xin liệt kê một số phép lạ.

ĂN CHAY CỦA ĐẠO CÔNG GIÁO

Hỏi 4:
Thưa Cha, theo con biết, đạo Hồi ăn chay 1 tháng, đạo Phật ăn chay trường, còn đạo Công Giáo chỉ ăn chay có 2 ngày. Mấy thằng bạn làm cùng hãng hỏi con rằng tại sao đạo của mày lại ăn chay sơ sài như vậy, sợ có qúa dễ không? Theo Cha con phải trả lời ra sao? Đa tạ Cha. Con ở Đàlạt.
Lê Thanh Bình

Đáp:
Anh Lê Thanh Bình thân mến,

Thời Chúa Giêsu, cũng đã có những người thắc mắc tại sao các môn đệ của Chúa không ăn chay giống như các môn đệ của Gioan Tiên Hô hay của nhóm Biệt phái. Chúa Giêsu không chủ trương rằng các môn đệ của Ngài không phải ăn chay, nhưng Ngài chữa cho các ông vì chưa đến lúc phải ăn chay (xem Mt 9:14-15). Chúa trao truyền Tin Mừng cho Giáo Hội để Giáo Hội quản lý kho tàng ấy cách thánh thiện.

Đã quan hệ tình dục, có thể đi tu?

Hỏi 3:

Xin cha vui lòng cho con hỏi: Một người thanh niên đã từng quan hệ tình dục với người khác (lỗi giới răn thứ 6 ). Về sau người thanh niên này có ý định đi tu. vậy thưa cha như vậy có được không ? Vì trước mặt Chúa như vậy là không còn trong sạch nữa . Xin chân thành cám ơn cha.
Trần Thụy

Đáp:
Ông Trần Thụy quí mến, cám ơn ông đã nêu lên thắc mắc hữu ích. Chúa không bao giờ cho phép con người phạm tội chống lại những giới răn của Ngài nhưng sau khi con người hối hận trở về với Ngài qua Bí tích Hòa giải thì Ngài tha thứ ngay và tha hết. Về trường hợp người thanh niên Ông nhắc tới trong vấn nạn, có thể không thể được nhận vào vì lý do khác như đã lập gia đình hợp pháp mà hiện còn đang có nghĩa vụ với gia đình, hay vì không thể chấp nhận đời sống độc thân, chứ không phải chỉ vì đã phạm tội (dù tội lỗi giới răn thứ sáu) mà không được đi tu.

Giải Đáp và Hướng Dẫn:
Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Bổn đạo mới, đặt vòng, xưng tội, xin ý kiến.

Hỏi :

Thưa Cha, con là một tân tòng, vì hòan cảnh gia đình, con phải dùng phương pháp nhân tạo để kế họach hóa gia đình (đặt vòng); nếu con không tháo vòng, khi con xưng tội, con có được chịu lễ không? Xin cám ơn Cha . 
Minh Loan
Đáp:

Chị Minh Loan thân mến, như Chị đã biết, việc dùng phương pháp nhân tạo để kế hoạch hóa gia đình là điều “xấu tự bản chất” (GLCG 2370) hay trái luân lý. Nếu cố tình thực hiện việc đó là mắc tội. Nếu đã mắc tội mà muốn rước lễ thì phải xưng tội trước. Nhưng khi xưng tội phải thật lòng thống hối và quyết tâm chừa cải. Khi đã quyết tâm chừa thì phải tìm mọi cách trong khả năng để phục hồi lại tình trạng trước khi vi phạm, nghĩa là phải lấy vòng xoắn ra. Khi xưng tội hãy theo lời chỉ dẫn của Cha giải tội.

Lm. Phi Quang
http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

Lập gia đình rồi ly dị, có được chịu lễ không?

Hỏi 1:

 Con có chị bạn không có đạo, gặp một anh có đạo và chị ta theo đạo. Hai anh chị lập gia đình với nhau theo phép đạo hẳn hoi, chung sống với nhau được 7 năm, được hai đứa con, 6 tuổi và 2 tuổi. Anh chồng đi làm lại quen một cô khác thế rồi về kêu chị vợ ly dị, đồng ý cho chị nuôi hai đứa con, đuổi mẹ con về ở với mẹ vợ. Chị vợ đành chấp nhận, nhưng khi ra tòa án thì anh ta lại giành bắt hết các con. Cãi đi cãi lại tòa trả đơn (!) không xử. Anh đến trường bắt cóc đứa con nhỏ nhưng về đâu có nuôi được ngày nào, toàn gửi người này người nọ…Con xin hỏi: nếu chị vợ muốn giữ đạo, có thể rước lễ được không? Vì anh chị đã ra tòa ly dị? Chân thành cám ơn Cha.
NTNM

Đáp:

Chị NTNM thân mến, tôi có thể tóm lại vấn nạn cách đơn giản là: “Khi người ta ra tòa ly dị có được rước lễ nữa không?”
Theo nguyên tắc chung: tất cả mọi người đã được chịu phép rửa tội, nếu không bị luật ngăn cấm, đều có thể và phải được rước lễ (xem GL số 912). Trong một số trường hợp, Luật của Giáo Hội đã xác định những hạn chế và ngăn cấm việc rước lễ. Ta có thể nêu lên những trường hợp sau:

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

LỄ MẸ MÂN CÔI: XIN VÂNG (ĐỨC TGM GIUSE NGÔ QUANG KIỆT)

Vì vâng lời Chúa Cha, Đức Giêsu đã vui lòng xuống thế làm người. Hôm nay, khi Đức Mẹ nói tiếng “Xin Vâng” với thiên thần, Đức Giêsu cũng nói “Xin Vâng” với Chúa Cha. Với hai tiếng “Xin Vâng”, Đức Mẹ khai thông chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa. Sau hai tiếng “Xin Vâng”, Ngôi Hai xuống thế làm người, tượng thai trong lòng Đức Mẹ.
0

XIN VÂNG

Lễ Đức Mẹ Mân Côi

Lc 1,26-38

 I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA

Bà Elisabét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, gặp một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc nhà Ðavít. Trinh nữ ấy tên là Maria.

Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Ðấng đầy ân sủng, Ðức Chúa ở cùng bà. Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì.

Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Ðấng Tối Cao. Ðức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Ðavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.”

NHỮNG KINH NGUYỆN GIẢI THOÁT

(Của lễ điển Hy-lạp Kirie eleison.)
Kirie eleison. Lạy Thiên Chúa, Chúa chúng con, là vua muôn đời, toàn năng, dũng lực. Chúa là Đấng đã làm nên mọi sự và là Đấng biến đổi mọi sự theo thánh ý Chúa. Chúa là Đấng xưa ở Babylon đã biến đổi những ngọn lửa của "lò lửa nóng hơn gấp bảy lần" thành làn sương mát và đã che chở cứu thoát ba trẻ em thánh thiện. Chúa là lương y, là nhà trị liệu cho linh hồn chúng con. Chúa là Đấng Cứu Chuộc cho những người chạy đến cùng Chúa. Chúng con nài van Chúa hãy cất đi sức mạnh, trục xuất và xua đuổi mọi mưu mô, sự hiện diện và quyền lực của ma quỷ; mọi ảnh hưởng sự dữ, mọi hoạt động xấu xa, hoặc bùa-nhìn (the evil eye) và những hành động ác ôn nhằm chống lại các tôi tớ Chúa... Ở nơi nào có sự tị hiềm và ác tâm, xin Chúa cho chúng con đầy tràn lòng nhân ái, nhẫn nại, chiến thắng, và tình yêu thương. Ôi lạy Chúa, Chúa là Đấng yêu thương nhân loại, chúng con nài xin Chúa hãy giơ bàn tay quyền năng và cánh tay uy dũng cao cả ra để giúp đỡ chúng con. Hãy cứu giúp chúng con, những người đã được dựng nên theo hình ảnh của Chúa; hãy sai thiên thần hoà bình xuống trên chúng con, để che chở hồn xác chúng con. Để ngài xua đuổi và chế ngự mọi quyền lực sự dữ, mọi nọc độc hoặc ác tâm do những con người đầy lòng ghen ghét thối nát trù yểm chúng con. Khi đó, dưới sự chở che của quyền phép Chúa chúng con có thể hát lên trong tâm tình tri ân: "Chúa là Đấng cứu độ con, con còn sợ chi ai? Con sẽ không sợ sự dữ bởi vì Chúa ở với con, lạy Thiên Chúa của con, là sức mạnh của con, là Chúa quyền năng của con, Chúa của hoà bình, là Cha muôn thuở."
Vâng, lạy Chúa là Thiên Chúa của con, hãy thương xót chúng con, những hình ảnh của Chúa và hãy cứu thoát các tôi tớ Chúa... khỏi mọi đe doạ hoặc điều tai hại từ quỷ ma, và bảo vệ chúng bằng cách nâng chúng con lên trên mọi sự dữ. Chúng con cầu xin nhờ lời cầu bầu của Đức rất thánh vinh hiển trọn đời đồng trinh, Mẹ Thiên Chúa, các tổng thần sáng láng và tất cả các thánh của Chúa. Amen.

Đức Maria – Người Nữ Thánh Thể

“Chúa Kitô là tấm bánh được gieo vào cung lòng trinh nữ Maria, được dậy men trong xác thân của Mẹ Maria, được nhào luyện trong sự thương khó, được nung nấu trong lò luyện mồ, được lưu trữ trong Giáo Hội, được phơi bày trên bàn thờ để thành bánh trời cho mọi người hằng ngày.” (Peter Chrysologus). Chính vì thế mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã gọi Mẹ là “Người Nữ Thánh Thể.” Bởi vì, nơi Mẹ chất chứa mầu nhiệm của Đức tin, Mẹ là ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa. Nơi Mẹ chan hòa tình yêu, một tình yêu dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha.
Vì lẽ đó, chúng ta cùng tìm hiểu về Mẹ Maria kính yêu của chúng ta, để yêu mến Mẹ nhiều hơn và cùng Mẹ tôn sùng Chúa Giêsu Thánh Thể.

I. Đức Maria, Người nữ của niềm tin

Đức Maria luôn tin tưởng vào Chúa một cách tuyệt đối. Chính Thánh Augustino chứng nhận “Mẹ đã cưu mang Lời của Thiên Chúa trước khi cưu mang Đấng Cứu Thế”.
Thật vậy, Mẹ đã tin lời sứ thần truyền như là Lời Chúa phán cùng Mẹ, sẽ được thực hiện: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ Thần truyền.” (Lc 1,38)
Nhờ Đức tin mà Mẹ nhận ra rằng Con Mẹ sinh ra sẽ là Đấng Cứu Thế. Với đức tin, Mẹ đã dấn bước theo sát Chúa Kitô trong suốt hành trình sứ vụ, trên con đường núi Sọ và can đảm đứng dưới chân Thập giá.
Do đó, khi nói về đức tin của Mẹ Maria, Thánh Alphongso đồng ý với Cha Suarez khi nói: “Rất thánh Đồng trinh Maria đã có đức tin hơn tất cả mọi người và thiên thần. Mẹ đã nhìn Con mình trong máng cỏ Belem và tin Người là Đấng Tạo hóa của vũ trụ”.

Thắc mắc về tước hiệu Mẹ Thiên Chúa trong các anh em Tin lành

Lịch sử giáo Hội cho thấy tước hiệu Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria vẫn được mọi người chấp nhận. Tới năm 429, Giám mục Nestoriô dấy lên lạc thuyết nói rằng Chúa Giêsu có hai ngôi vị riêng biệt, và Đức Maria chỉ là Mẹ của ngôi vị loài người mà thôi. Năm 431, lạc thuyết này bị công đồng Ephêsô lên án và không còn thấy tái hiện trong Kitô giáo cho tới sau thời kỳ giáo phái Tin Lành ra đời. Sự kiện có những anh em Tin lành không nhìn nhận Đức Maria là Mẹ của Thiên Chúa là một sự xa rời căn bản của Kinh thánh và các Giáo phụ. Bởi vì điều ấy hàm ý rằng Chúa Giêsu chẳng phải là Thiên Chúa hoặc là nơi Ngài có hai ngôi vị riêng biệt.

1-Sự cần thiết nêu lên những lý chứng:

Anh em Tin lành viện lẽ rằng Đức Maria chẳng có thể tạo ra Thiên tính của Chúa Giêsu, vậy Đức Mẹ không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Vì Chúa Giêsu là một ngôi vị duy nhất (Công đồng Ephêsô, x Denziger-Schonmetzer 250). Chúng ta nói một kẻ được sinh ra, mà không nói bản tính được sinh, hay thân xác được sinh. Chẳng hạn, cha mẹ không sinh ra linh hồn chúng ta, vì chúng ta lãnh nhận linh hồn trực tiếp từ Thiên Chúa, cha mẹ chỉ sinh chúng ta phần xác. Thế nhưng người ta không nói “mẹ tôi chỉ sinh ra thân xác tôi”, mà nói “mẹ tôi sinh ra tôi”.

Thánh Anphongsô và Đức Maria – Mẹ Thiên Chúa

Người ta nói rằng câu chuyện về ơn gọi của mỗi người rất khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: sự can thiệp mạnh mẽ và có tính quyết định của Đức Maria. Tuy nhiên, trong số các thánh, có những người sống mối tương quan với Đức Maria – Mẹ Đức Giêsu, một cách hết sức mật thiết, hơn cả tình cảm giữa một người con đối với một người mẹ. Trong số “những vị thánh của Đức Maria”, chắc chắn chúng ta có thể kể đến thánh Anphongsô. Trong tư tưởng luân lý, thần học và đời sống thiêng liêng của ngài, không có sự coi nhẹ vai trò trung tâm của con người Đức Giêsu Kitô. Rõ ràng “Kitô học” chính là trọng tâm tư tưởng của ngài.

Thánh Anphongsô tin rằng bởi vì Thiên Chúa đã ban Đức Giêsu cho chúng ta qua Đức Maria, cho nên con đường chắc chắn nhất đưa chúng ta đến với Đức Giêsu là đi qua Đức Maria. Thực tế, thánh Anphongsô hoàn toàn “thuộc về Đức Maria” bởi vì ngài cũng hoàn toàn thuộc về “Đức Kitô”. Đó là nhận định nền tảng trước tiên để có thể nói về thánh Anphongsô và Đức Maria.

Đức Maria trong Mầu Nhiệm Cứu Độ

Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể
Thánh sử Luca ghi lại: (Lc 1, 26-28) 26 Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét,27 gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giu-se, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Ma-ri-a.28 Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.”

“Vui lên” là lời đầu tiên sứ thần chào Đức Maria. Đây là sứ điệp tình thương, là tin vui cho toàn thể nhân loại qua biến cố thụ thai và sinh hạ của Đấng Cứu Thế. Qua lời sứ thần, Thiên Chúa đã gọi Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa đã chủ động đổ tràn ân phúc trên Đức Maria không phải là một ưu đãi cá nhân, nhưng là để biến Mẹ trở nên như máng thông ơn cho nhiều người. Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Đây là một ơn ban của Thiên Chúa trên Mẹ Maria, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng đổ tràn ân phúc trên toàn thể nhân loại trong Người Con mà Mẹ cưu mang trong lòng.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

TÔN GIÁO

1. TÔN GIÁO CÓ CẦN KHÔNG?

Nguồn Internet
Cây cối có sinh hồn. Súc vật có sinh hồn và giác hồn. Suc vật như chó, mèo, trâu, bò, khỉ,.. dù tiếp cận với văn minh của con người, như tivi, điện thoại, máy vi tính, báo chí…thì chúng vẫn chỉ là chó, mèo, trâu, bò, khỉ, dù 1 triệu năm trươc và 1 triệu năm sau chúng vẫn thế. Cây cối và súc vật, không biêt thế nào là thiện, là ác. Chúng không có tự do lựa chọn. Chúng hành động theo bản năng, do Thiên Chúa đặt để nơi chúng. Chúng không có trach nhiệm về hành vi của chúng, và không được ban thưởng thiên đàng, hay bị đọa phạt hỏa ngục; chúng là một thứ ‘rôbôt’, chết là hêt.