Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

“AI ĐỤNG ĐẾN CHÚNG LÀ ĐỤNG ĐẾN TA” (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 12)

Trong trình thuật của Thánh kinh có đoạn ghi rằng lần kia một người hỏi Chúa Giêsu : 

Thưa Ngài có phải những người được cứu thoát rất ít không ?

 Chúa Giêsu đáp :

  Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào.

Từ sự kiện trên cho ta thấy cánh cửa Thiên đàng vào không dễ chút nào. Nhất là đối với những kẻ đại diện cho dân Chúa tế lễ Thiên Chúa trong đền thờ và giảng dạy lời Chúa ngoài đường phố. Vì Kinh Thánh  cũng  thuật tiếp vừa nghe họ tự xưng rằng chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt Ngài, và đã từng giảng dạy trên các đường phố. Thiên Chúa liền quát:

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

QUÁN TRỌ TIỆN NGHI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 11)

Khác với mọi hành trình thường diễn ra trong đời sống của con người. Theo Chúa là một hành trình khó khăn và vô cùng cam go. Ở đó con người muốn dấn thân phải thật sự can đảm. Vì chọn Chúa là đồng nghĩa với việc phải từ bỏ tất cả. Thách đố hơn khi Chúa còn cảnh báo đó là con đường hẹp khó đi hơn cả con lạc đà chui qua lỗ kim.

Dẫu vậy nhưng sau lời mời gọi ấy vẫn có rất nhiều những dấu chân theo Chúa còn in lại dưới ngòi bút của các Thánh sử. Khi thì là đám đông ồn ào nhốn nháo. Lúc lại là những bước chân lặng lẽ âm thầm.

NHỮNG LỚP GIÁO LÝ CẤP TỐC (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 10)

Là con trai của Amốc – Isaia sinh ra trong một gia đình hoàng gia ở Giêrusalem trước Chúa Giêsu khoảng 8 thế kỷ. Ông được kêu gọi làm ngôn sứ vào năm 18 tuổi cùng lúc với sự kiện vua  Útdigiahu băng hà

 Isaia không chỉ là vị ngôn sứ có những phát ngôn dũng cảm mà còn là người được Thiên Chúa đặt kính viễn vọng vào mắt để nhìn thấy trước những gì sẽ xảy ra trong tương  lai. Khi vương quốc phía bắc Samaria đang sụp đỗ dưới sức tiến công của người Asuaria. Ngoài việc loan báo niềm hy vọng về Đấng Cứu Thế Isaia còn khẳng định « Những ai còn sót ở Sion và Giêrusalem sẽ được gọi là Thánh. Vinh quang của vương quốc tương lai chỉ được mặc khải cho số nhỏ những người thoát khỏi tai biến.”.

ƠN TA ĐỦ CON DÙNG (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 4)

(Chúa hiện ra với tôi lần thứ nhất)

Trong muôn hình vạn trạng của tội ác thì giết người là nghiêm trọng nhất. Có người chết vì tay sát thủ. Có sinh linh mất sự sống từ trong bụng mẹ. Rồi thì những người phải chết vì sự thỏa mãn quyền lực & tham vọng của người khác như các Thánh anh hài. Nhưng nói xấu là cách giết người tàn bạo và dã man nhất. Vì nó bắt nạn nhân chết dần chết mòn trong đau đớn & nhục nhã.

Trong trận cuồng  phong cuả Gíao dân và cha Trung tôi như một con chiên non lạc bầy run rẫỵ giữa cánh rừng  già trong  một chiều mùa đông bão táp. Một con chiên thất thiểu bước những bước chân cô đơn và đau khổ.

CẠM BẪY CỦA VUA DAVID (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 8)

Một buổi chiều khi đi dạo trên tầng thượng của cung điện vua David nhìn thấy một phụ nữ xinh đẹp đang tắm. Ông sai người hỏi và biết đó là Bathsheba - vợ của Uriah- người Hittite. Một trong những tướng lãnh trung thành nhất của ông.

Qúa say mê sắc đẹp của Bathsheba. Vua David sai người đem bà đến để ân ái. Không lâu sau đó Bathsheba có thai

Nghe vậy David lập tức cho triệu tập Uriah từ chiến trường về. Với mục đích hợp thức hóa cái thai trong bụng Bathsheba vua David ban cho Uriah đêm ấy 

ĐỀN THỜ (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 7)

Nhớ lại cái ngày cha Lê Minh Trung chánh xứ Hạnh Thông Tây – Gò vấp thông báo xây nhà thờ phụ. Nghe xong tôi bật cười rồi vội vàng xin lỗi Chúa.

  Nhà thờ sao có chính và phụ?! Vậy có bao nhiêu Chúa?! Chúa nào cao trọng hơn?!

 Bao hoang mang chưa giải toả tôi lại xót xa khi nghe Ngài nói xây nhà thờ phụ chỉ để kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ. ( Thực tế thì nhà thờ đã có gần 150 năm) Nhìn bảng kế hoạch đầu tư tôi biết kinh phí phải trên 10 tỷ. (năm 2010) Hôm nay theo lạm phát thị trường  khoảng 100 tỷ 

TỬ ĐẠO THỜI 4.0 (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 6)

Ngày  . . .. tháng . . . . năm ...

Hôm ấy chiều thứ 6 cuối cùng của  mùa chay. Dân Chúa toàn cầu long trọng đại lễ tưởng niệm ngày Chúa chịu nạn. Dưới chân nhà thờ chánh toà Nha Trang tôi cũng đang hoà mình vào dòng người tìm kiếm lịch sử ấy.

Suốt cả buổi chiều tôi hoang mang cực độ. Dòng người đã lần lượt đi hết 14 chặng đường đồi sọ mà tôi không nghe người ta nói gì đến Chúa Giêsu.

ĐƯỜNG HẦM SILÔÊ MÀ TÔI PHẢI ĐI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 5)

Người ta sẽ trao ban cho người mình yêu thứ gì cao quý nhất. Với Chúa Giêsu thì ngoài nước Thiên đàng Người chỉ còn kho tàng Thánh giá. 

Kho tàng Thánh giá Chúa ban cho tôi

ĐƯỜNG  HẦM SILÔÊ MÀ TÔI PHẢI ĐI

Kinh thánh thuật lại rằng sau khi trét bùn lên mắt anh mù thuở lọt lòng Chúa Giêsu liền bảo anh hãy đến hồ Siloe mà rửa.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

CHỨNG NHÂN VỚI ĐỨC TIN CON NGƯỜI (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 4)

Ai trong chúng ta cũng biết đức tin là nguồn ân sủng thiêng liêng. Nhưng trước những trận cuồng phong của gian nan thách đố đời thường đức tin chỉ như một cánh diều nhỏ mỏng manh trước gió. Mấy ai dám cho rằng  mình đủ sức mạnh và bản lĩnh để giữ sợi dây diều kia sao cho khỏi đứt. Tôi cũng không  ngoại lệ - một phiên bản của dân Israel ngày nào luôn luôn nghi ngờ Giavê. 

Xưa nay đức tin và sự tín nhiệm luôn cùng một cội nguồn. Không ai trong chúng ta không  từng  là một Toma để cần cho mình những dấu chứng  hiển hiện. Máu  các Thánh tử đạo và đời sống chứng nhân của người đi trước với tôi cũng chính là những lỗ đinh mà hàng ngày Chúa cho chúng ta thọc vào để thấy và để tin.

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2021

SỨC MẠNH CỦA CƠM ÁO GẠO TIỀN VỚI ĐỨC TIN (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 3)

Để sở hữu được bộ lông cực đẹp của loài sói Bắc cực người Eskimô  đã  có một cái bẫy chó sói rất độc đáo.

Đầu tiên người thợ săn mài một con dao thật sắc, lưỡi dao mỏng và bén đến độ chỉ cần vuốt nhẹ là cắt da lòi thấu xương. Xong họ nhúng con dao ấy vào trong máu súc vật rồi đem ra ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại.

 Họ làm như thế nhiều lần cho đến khi con dao bọc toàn máu.

Đợi đêm tối họ đem dao ra cắm ngoài cánh đồng tuyết

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN (Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 2)

Chuyện kể về hành trình tìm hạnh phúc của ba lữ khách. Một hôm họ thấy một vị đạo sĩ vừa chạy vừa la thất thanh:

Thần chết! Thần chết! Tôi vừa gặp được thần chết.

Quá tò mò họ yêu cầu vị đạo sĩ dắt dùm đi xem. Vào tới cửa một hang sâu  đạo sĩ chỉ một kho tàng lớn đang được chôn giấu rồi ông lại vừa chạy vừa la thất thanh: Thần chết! Thần chết! 

Ba người còn lại vội gom vàng bỏ vào bao. Thấy đói một người đi mua thức ăn. Thức ăn về tới nơi cũng là lúc ông lìa trần vì hai người kia đã âm mưu hại ông. Giờ của cải được chia đều 1-1. Nhưng hai người còn lại cũng không ngờ rằng trong thức ăn có độc vì người đi mua cũng đã âm mưu giết họ.

LINH MỤC CỦA CHÚA ( Trích hồi ký những dấu chân trên đồng cỏ Giáo Hội-phần 1)

Bước chân đầu tiên của tôi trên cánh đồng cỏ Gíao hội

Cánh cửa tòa án đóng sầm lại như tống khứ một con người bất hạnh ra đường. Thế là hết, mọi thứ đã kết thúc...

Tài sản tôi chia được trong lần ly hôn này là một lời hứa. Hằng năm người chồng tôi sẽ cùng tôi về Nha Trang thăm lại người mẹ già và giữ kín bí mật phiên tòa hôm ấy.

  Tôi quyết định bỏ việc ở Khu chế xuất Tân Thuận ra đi tìm một cuộ sống mới. Hành trang tôi mang theo gồm những đắng cay, tủi nhục và một hồi ức đau thương

TÌNH BẠN

 Trước khi chết tôi muốn nói hết những gì thật nhất. Mong các bạn xem tất cả những gì từ hôm nay tôi nói là như một lời trăn trối tôi xin gởi lại những người đã đi qua đời tôi

TÌNH BẠN

     Chuyện rằng ngày ấy Thỏ và Gấu rất thân nhau. . .

     Một lần trong cùng cuộc hành trình do bất đồng quan điểm Gấu tát vào mặt Thỏ một cái. Thỏ lặng lẽ ngồi xuống ghi lên cát dòng chữ:

      Hôm nay Ngày . . . tháng . . . năm anh Gấu đã tát Thỏ.

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2021

30/5/2021 THÁNH GIÁO HOÀNG GRÊGÔRIÔ VII - Lễ kính

Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô VII là Giáo hoàng thứ 157 của Giáo hội, có vai trò rất lớn đối với lịch sử Giáo hội Công giáo. Đức Grêgôriô VII là nhân vật tiêu biểu của việc cải cách và đã có công phục hưng tinh thần đạo đức của hàng giáo sĩ và tranh đấu cho tự do của Giáo hội.

Tục danh của ngài là Hildebrand, sinh năm 1015 tại Sovana miền Toscane, trong một gia đình trung lưu nước Ý. Từ thời niên thiếu, ngài đã sống trong bầu khí tu viện và nhờ trí thông minh, lòng đạo đức, đã thu lượm nhiều kết quả tốt đẹp.

“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Bài giảng Lễ Chúa Ba Ngôi)

Nhân danh Chúa Ba Ngôi đối với tôi không chỉ là một vinh dự, mà còn là một sứ mạng, đó là làm cho vinh quang Chúa tỏ rạng trong mọi nơi mọi lúc của cuộc sống. Mỗi khi đi đến đâu, tôi làm cho hình ảnh Thiên Chúa rạng rỡ nơi gương mặt và cuộc đời của tôi. Lời nói của tôi là lời của Chúa; việc làm của tôi là việc làm của Chúa.

31/05/2021 - ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ Ê-LI-SA-BET .Lễ kính

Đây là một ngày lễ được thiết lập trễ, trong khoảng thế kỷ 13 hay 14. Ngày lễ này được thiết lập trong toàn Giáo Hội để cầu nguyện cho sự hiệp nhất. Chỉ mới đây, ngày cử hành lễ được ấn định theo sau Lễ Truyền Tin vào tháng Ba và trước lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả vào tháng Sáu.

    Cũng như mọi lễ khác về Ðức Maria, lễ này có liên hệ chặt chẽ với Ðức Giêsu và công trình cứu chuộc của Người. Các nhân vật chính trong cuộc thăm viếng (xem Luca 1:39-45) là Ðức Maria và bà Êlidabét. Tuy nhiên, tiềm ẩn ở đằng sau là Ðức Giêsu và Gioan Tẩy Giả. Ðức Giêsu đã làm Gioan Tẩy Giả nhẩy lên vì vui mừng -- niềm vui cứu độ của Ðấng Thiên Sai. Ngược lại, bà Êlidabét được tràn đầy Chúa Thánh Thần và cất lời ca tụng Ðức Maria -- mà những lời này còn vang vọng qua các thế hệ.

Dùng IPad Để Đọc Tin Mừng Trong Thánh Lễ Được Không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.

Hỏi: Tôi muốn biết liệu tinh thần của "Quy chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma" sẽ cho phép linh mục sử dụng iPad để đọc Tin Mừng được không? Nếu được, sau khi đọc xong, linh mục hôn iPad hay hôn Sách Tin Mừng? - H.A., Lashibi, Ghana

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGÀY LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU

Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu có từ thế kỷ XI, nhưng mãi đến thế kỷ XVI, việc sùng kính này vẫn chỉ là riêng tư, thường gắn liền với lòng sùng kính Năm Dấu Thánh của Chúa Giêsu. Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu đầu tiên được cử hành vào ngày 31-8-1670 tại Rennes, Pháp quốc, nhờ nỗ lực của Thánh Jean Eudes (1602-1680). Từ Rennes, lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lan truyền đi nhiều nơi, nhưng mãi đến khi Thánh nữ Margarette Marie Alacoque thị kiến, lòng sùng kính Thánh Tâm mới lan rộng toàn cầu.

Trong những lần thị kiến, Chúa Giêsu hiện ra với Thánh nữ Margarette Marie Alacoque và mặc khải Thánh Tâm là chủ yếu: Thánh Tâm Chúa Giêsu có ngọn lửa và vòng gai quấn quanh. Lần hiện ra quan trọng xảy ra vào ngày 16-6-1675, trong tuần bát nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa, nguồn gốc lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu ngày nay.

Trong lần thị kiến đó, Chúa Giêsu yêu cầu Thánh nữ Margarette Marie Alacoque xin giáo quyền cử hành lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu vào ngày thứ Sáu sau lễ Mình Máu Thánh Chúa, để đền bù sự vô ơn bạc nghĩa của loài người đối với sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là hiện thân không chỉ là trái tim về thể lý mà còn là tình yêu thương dành cho nhân loại.

Khi bệnh nhân không còn ý thức liệu việc xức dầu có hiệu lực?

Các bí tích hoặc phép lành khi được ban cho người không còn ý thức liệu có hiệu lực không? Có thể xức dầu cho bệnh nhân trong tình trạng hôn mê không?

 H: Các bí tích hay phép lành được ban cho một người không còn ý thức như vậy có giá trị không? Nếu một người đang hôn mê hoặc ở trong trạng ái an thần, linh mục có thể ban bí tích xức dầu cho bệnh nhân này không? Bệnh nhân có được tha mọi tội của mình, như thể đã được xưng tội, nếu gia đình xin điều đó khi biết rằng điều này đáp ứng ước muốn của bệnh nhân?

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2021

Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi

“Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”

I. Giới Thiệu:

“Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần”

“Ðức tin công giáo hệ tại điều này: thờ kính Một Chúa Ba Ngôi và Ba Ngôi Một Chúa mà không lẫn lộn giữa các Ngôi Vị, không chia cắt bản thể: vì Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần khác biệt nhau; nhưng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần có cùng một thiên tính, một vinh quang, một uy quyền vĩnh cửu” (Giáo lý Công Giáo, số 266).

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nền tảng căn bản đức tin Kitô giáo. Tất cả mọi tín lý đều từ đó mà ra, và tất cả rồi sẽ quy tụ về mầu nhiệm căn bản này.

LỄ CHÚA BA NGÔI - SỰ DUY NHẤT CỦA BA NGÔI

 Giáo Hội hân hoan mừng lễ Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi gợi lên cho ta sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa trao ban cho nhau làm nảy sinh sự duy nhất của chủ thể Thiên Chúa tối cao. Ði vào ý nghĩa của các bài đọc để tìm ra sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa.

I. SỰ DUY NHẤT CỦA BA NGÔI THIÊN CHÚA: Ta chỉ có thể hiểu được sự duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa, nếu dựa vào tình yêu mà Ba Ngôi Thiên Chúa truyền đạt cho nhau và dưới ánh sáng của mạc khải, của lòng tin. Xưa nay, các nhà chú giải, các nhà thần học, các giáo lý viên đã bàn cãi sôi nổi về vấn đề Thiên Chúa Ba Ngôi.

Tiểu chủng viện đại chủng viện khác nhau như thế nào?

Kính chào Anh Ba Nếp chúc anh đầy sức khỏe, anh cho em hỏi tiểu chủng viện và đại chủng viện khác nhau ở điểm nào vậy, em thấy tiểu chủng Phát Diệm vẫn còn do nguyên nhân nào mà tiểu chủng viện vẫn tồn tại vậy anh, có phải vào tiểu chủng viện xong học khoảng 4 năm thì lên đại chủng viện không, và em cũng hỏi thêm vì cũng tế nhị lắm, em có coi yotube bầu giáo hoàng, tại sao các đức hồng y phải đặt tay lên sách thánh ý nói lên sách thánh nói lên điều gì vậy, giáo phụ ở trong giáo hội có chức vụ gì trong hội thánh, á thánh nghĩa là gì, ý nghĩa việc xông hương trong thánh lễ là gì, ý nghĩa của ngày lễ lá, chúc anh khỏe mạnh.

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

Người Công Giáo Có Được Phép Chưng Trái Cây Lên Bàn Thờ Người Đã Khuất?

Hỏi: Thưa cha, Người Công giáo có được phép chưng trái cây lên bàn thờ người đã khuất? và có được phép nói: "Người chết thiêng phù hộ cho con cháu làm ăn, học hành tấn tới không?"

 Trả lời: Đi sâu vào văn hóa, phong tục, ba ngày Tết nguyên đán, các cha thừa sai đã để ý tới phong tục Việt Nam, nên đã dạy: Mồng Một thờ lạy Đức Chúa Cha, lần hạt năm chục cầu cho ông bà tổ tiên, Mồng Hai thờ lạy Đức Chúa Con cầu cho các linh hồn ở Luyện ngục, Mồng Ba thờ lạy Đức Chúa Thánh Thần lần hạt năm chục cầu cho được bằng yên. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện nay dạy: Mồng Một Tết cầu cho được bình an, Mồng Hai Tết kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, Mồng Ba Tết thánh hóa công ăn việc.

THỜ NGẪU TƯỢNG LÀ GÌ?

Thờ ngẫu tượng là thần tượng, là sùng bái ai đó hoặc cái gì đó ngoài Thiên Chúa. Có lần Richard Baxter nói: "Hầu như không thể tin được bao nhiêu lần ma quỷ đã lợi dụng khi nó làm cho tội lỗi thành vấn đề tranh cãi: một số thuộc về trí óc, một số thuộc về thứ khác; bạn thuộc ý kiến này, còn tôi thuộc ý kiến kia". Không gì rõ ràng hơn khi chúng ta tranh luận về việc dùng ảnh tượng khi cầu nguyện.

Thánh Gioan cảnh báo hãy xa tránh ngẫu tượng, vì có thể các Kitô hữu không muốn làm vậy: "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy tránh xa các tà thần!" (1 Ga 5:21). Chúng ta nên phân biệt những kiểu thờ ngẫu tượng. Với tôi, tôi hiểu thờ ngẫu tượng là đặt một thụ tạo vào chỗ mà chỉ có Thiên Chúa mới xứng đáng. Điều này xảy ra khi chúng ta dùng hình ảnh trong khi cầu nguyện, nhưng không dính líu tới ảnh tượng. Thờ ngẫu tượng khác hơn thế.

Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không?

Hỏi : Nhân dip mừng xuân, xin cha cho biết người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không?

Trả lời : chắc chắn là không được phép tin, vì trái với Điều răn thứ nhất dạy ta phải tin kính và thờ lậy Một Thiên Chúa là Đấng dựng nên muôn loài muôn vật như Chúa Giêsu đã trả lời cho tên qủy đến cám dỗ Chúa trong hoang địa khi xưa: “ngươi phải bái lậy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Mt 4,10).

Các Tông đồ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần ở địa điểm nào?

Các Tông đồ có thể đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần ở “lầu trên” hoặc trong đền thờ Giêrusalem. 

Sách Công vụ Tông đồ kể rằng các Tông đồ đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần vào Lễ Ngũ Tuần. Tuy nhiên, vị trí chính xác của biến cố quan trọng này không được chỉ ra rõ ràng, và nhiều học giả kinh thánh đã tranh luận về nơi có thể đã xảy ra biến cố đó. 

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2021

NHIỆM VỤ CỦA THIÊN THẦN BẢN MỆNH

Hãy tưởng tượng bạn có một vệ sĩ luôn ở bên cạnh bạn. Vệ sĩ này làm mọi công việc của một vệ sĩ bình thường như bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm, khỏi bị tấn công, luôn giữ cho bạn an toàn. Nhưng vệ sĩ đặc biệt này còn làm hơn như thế: hướng dẫn luân lý, thêm sức mạnh, đưa đến ơn gọi cuối cùng trong cuộc sống này.

Nhưng chúng ta không cần tưởng tượng nữa, bởi vì chúng ta đã có một vệ sĩ như vậy, đó là Thiên Thần Bản Mệnh (TTBM). Sự hiện hữu của các ngài được Kinh Thánh đề cập, cả Công giáo và Tin Lành đều tin có thiên thần.

Thiên Chúa trao ban cho mỗi người một vệ sĩ tâm linh, nhưng chúng ta thường không mấy quan tâm đến thiên thần bản mệnh của mình. Các thiên thần làm gì cho chúng ta? Đây là nhiệm vụ của các ngài:

1. NGĂN CHẶN MA QUỶ

Đôi khi chúng ta coi việc quyết định luân lý là cuộc tranh luận giữa lời tỉ tê dụ dỗ của ác thần và lời khôn ngoan của thiên thần. Có chân lý này: Theo Thánh TS Thomas Aquinô, một trong các vai trò của TTBM là chống lại ma quỷ (Tổng Luận Thần Học, Phần 1, Vấn đề 113, Bài 2-6).

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Có Cần Thiết Phải Thực Hành Đức Tin Trong Giáo Hội Để Được Cứu Rỗi Không?

 Hỏi: Thực tế là có rất nhiều người Công giáo ngày nay không muốn đi xưng tội, không đi lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhiều lý do. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giữ đức tin trong lòng và đọc Kinh Thánh ở nhà là đủ, không cần phải đi nhà thờ nữa ! Như vậy có được không ?

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Tại sao Tháng Năm được coi là Tháng Đức Mẹ?

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Bà. Tại sao vậy? Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài Tháng Năm (tục gọi là Tháng Hoa) và Tháng Mười (Tháng Mân Côi), tại vài nơi, người ta còn dâng Tháng Tám kính Trái Tim Mẹ, và Tháng Chín để kính Bảy Sự Đau Đớn Đức Mẹ.

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, O.P.

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Có Buộc Dự Lễ Ngày Chúa Nhật Và Kiêng Viêc Xác Không?

 Hỏi: Xin cha giải thích rõ luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng và luật kiêng việc xác các ngày này.

Vấn Đề Rửa Tội Tại Gia

Thắc Mắc: “Bố con là con một. Sau khi lập gia đình, bố con có bốn người con, nhưng chỉ có con là con trai. Con lập gia đình cách đây hơn một năm. Tuần vừa qua, vợ con mới sinh được một đứa con trai. Bố con rất mừng khi có cháu nội đích tôn. Vì thế bố con muốn tổ chức một bữa tiệc thật hoành tráng. Đúng ngày đầy tháng của cháu, bố con sẽ mời một linh mục Dòng quen thân với bố con về rửa tội cho cháu tại gia đình và sau đó mở tiệc ăn mừng trọng thể luôn cho tiện. Nhưng khi con trình với cha xứ thì ngài bảo việc Rửa Tội tại gia như thế là không được phép.

Thứ Năm, 13 tháng 5, 2021

Một Việc Mê Tín Dị Đoan Phải Tránh

Hỏi: Có một số người tin rằng: muốn bán được nhà, đất, hay tìm công ăn việc làm, cứ đem chôn ngược tượng Thánh Cả Giuse trước cửa nhà hay ngoài vườn là sẽ được điều mong muốn. Xin cha cho biết ý kiến về việc này.

Trả lời: Tôi thật kinh ngạc khi đọc câu hỏi này. Phải nói ngay rằng: đây là điều xúc phạm nặng nề đến Thánh Cả Giuse, Cha nuôi Chúa Giêsu, Bạn thanh sạch của Đức Trinh Nữ Maria. Chắc chắn Ngài đã vì nhân từ độ lượng, khoan dung nên đã không phạt nhãn tiền kẻ súc phạm đến Ngài như vậy.

4/05/ 2021 - THÁNH MATTHIA ,TÔNG ĐỒ . Lễ kính

Tài liệu duy nhất đáng kể về thánh Mathia là tường thuật của sách Công vụ các tông đồ (Cv 1,15-26). Theo điều kiện mà thánh Phêrô đưa ra để chọn người thế chân cho Giuđa trong nhóm 12. Chúng ta biết thánh Mathia là một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu. Ngài đã theo Chúa Giêsu “Khởi từ lúc Gioan thanh tẩy cho đến ngày Chúa Giêsu về trời” (c. 22)

Khi Chúa Giêsu đã về trời, các tông đồ vâng lệnh Chúa trở về Giêrusalem cầu nguyện chờ đón Chúa Thánh Thần đến. Họ gặp nhau lại khoảng 120 người. Lúc ấy Phêrô lên tiếng nhắc lại sự Giuda phản bội và kết luận:

  - “Phải chọn lấy thêm một người để cùng chúng tôi làm chứng tá cho sự sống lại của Chúa Giêsu”.

Cộng đoàn đã đề cử hai người xem ra xứng đáng nhất, với vinh dự này là Giuse, gọi là Barsabba biệt danh là Giustô và Matthia. Thế rồi họ cầu nguyện và bắt thăm chọn người Chúa muốn. Matthia đã trúng cử và nhập vào nhóm 12.

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

LỄ ĐỨC MẸ FATIMA: “TẤT CẢ THUỘC VỀ MẸ”

Linh mục Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.

Rôma, 11/05/2021

WHĐ (11.5.2021) - Ngay sau biến cố mặt trời nhảy múa hay còn gọi là phép lạ tỏ tường xảy ra tại đồi Cova da Iría, Fatima, Bồ Đào Nha ngày 13 tháng 10 năm 1917, chi tiết về các thị kiến và thông điệp do Đức Trinh Nữ Maria gửi đến cộng đồng nhân loại lần lượt được các đấng bản quyền trong Hội Thánh lượng giá và cho phép phổ biến vì lợi ích thiêng liêng của các linh hồn. Nhờ những thông điệp này, nhân loại có dịp nhận ra sự khẩn thiết của việc hoán cải và cấp bách cải thiện bản thân để cứu thế giới khỏi cảnh kinh hoàng có nguy cơ xảy đến và tìm lại được ơn bình an cho chính mình, cho gia đình, cho đất nước và cho cả thế giới. Đây không chỉ đơn giản là một biến cố 100 năm về trước, mà dường như đó còn là câu chuyện của chúng ta hôm nay.

ĐỨC MẸ FATIMA

Mỗi nơi Mẹ Maria hiện ra đều mang một dấu ấn và để lại ấn tượng kỳ diệu nơi  mỗi người suốt thể kỷ này tới thế kỷ kia.Ngôn ngữ loài người không gì có thể diễn tả hết về người Mẹ. Danh xưng Mẹ vẫn là từ ngữ hợp với tâm tình của con người nhất. Nói đến Mẹ, tự nhiên con người ai cũng cảm thấy như có một cái gì đó dâng đầy con tim,tràn ngập tâm hồn con người. Hôm nay, mừng kính Đức Mẹ Fatima, mãi muôn đời nhân loại sẽ khôngbao giờ quên sứ điệp của Mẹ đã nói với Lucia, Jacinta và  Phanxicô trên đồi Cova da Iria ngày 13 tháng 10 năm 1917.

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Phụ tích (Á Bí tích)

 PHỤ TÍCH là những dấu chỉ do Hội Thánh thiết lập để thông ban các ơn thiêng qua lời bầu cử của Hội Thánh.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ TÍCH

1) Mục đích thiết lập :

- Hội Thánh thiết lập các Phụ tích nhằm thánh hóa một số thừa tác vụ (trao ban thừa tác vụ đọc sách, giúp lễ ...), một số bậc sống (thánh hiến trinh nữ, khấn dòng), những hoàn cảnh đa dạng của cuộc sống (chúc lành cho bệnh nhân, chúc lành cho những người hành hương ...), và cả những vật dụng hữu ích cho con người (làm phép xe, nhà ở, tượng ảnh thánh ...).

Á Bí tích là gì?

Để hiểu được Á Bí tích là gì, trước hết bạn thử xem trong tiếng việt, chữ “á” thường được dùng như thế nào. Chẳng hạn, á hậu: trong lĩnh vực sắc đẹp, chỉ người đẹp nhưng thấp hơn hoa hậu; á thánh (chân phước): trong lĩnh vực tôn giáo, chỉ vị được xét là thánh nhưng thấp hơn thánh vì chưa được Giáo hội tôn phong. Như vậy, có thể hiểu nôm na, Á Bí tích cũng gần giống như Bí tích, nhưng ở mức độ thấp hơn. Để hiểu rõ và chính xác hơn, tôi xin bạn cùng tôi đọc lại một vài chỉ dẫn của Giáo Hội về á Bí tích:

Chúa Thánh Thần Là Ai?

Đề tài này trình bày theo dàn ý sau: (1) Ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần trong mầu nhiệm Ba Ngôi, (2) Thần học về Chúa Thánh Thần, (3) Những đặc tính riêng của Chúa Thánh Thần, (4) Tạm Kết.

I. Ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần

1. Ngôi vị là gì?

Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

Chuyện gì đã xảy ra cho Thập giá thật của Đức Kitô?

Bị thất lạc nhiều lần và rồi được tái khám phá, bị phân ra nhiều phần và phân tán, thánh tích quý báu đã trải qua nhiều hành trình.

Thật khó để dò lại một cách chính xác con đường Thập giá thật của Chúa Giêsu đã đi qua kể từ khi được Thánh Helena khám phá trong chuyến hành hương đến Thánh địa năm 326. Tại thời điểm hành hương, Giáo hội đang phát triển nhanh chóng. Sau một thời gian dài bị bách hại, người Kitô hữu đã có thể tự do thực hành tôn giáo của họ, và có thể tìm kiếm lưu giữ những thánh tích tôn kính của họ. Thánh Helena, cùng với những người trung thành của Đức Kitô, và với con trai của thánh nhân là Hoàng đế La Mã Constantine I, và ở tuổi 80, ra đi để tìm kiếm thánh tích được săn lùng nhiều nhất: Thập giá của Chúa Giêsu.

Linh mục làm phép mà không mang Dây các phép được không? Thừa tác viên ngoại thường chúc lành cho người không Rước lễ được không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Con được nghe nói rằng việc linh mục chúc lành cho người hoặc làm phép một vật, mà ngài không mang Dây các phép, là việc ngài làm với tư cách riêng tư như là một con người, trong khi việc ngài mang Dây các phép và chúc lành hoặc làm phép thì có nhiều quyền lực hơn, vì việc ấy đi kèm với sức mạnh và sự chở che của đoàn sủng được ban cho ngài, với tư cách là vị đại diện của Đức Kitô. Thưa cha, điều này có đúng không? Chúng con có nên xin ngài mang Dây các phép trước khi chúc lành hoặc làm phép không? Khi trẻ em tiến đến linh mục để được chúc lành, với hai bàn tay chấp lên ngực, trong thời gian Hiệp lễ, linh mục đặt bàn tay ngửa lên đầu em, và nói: "Xin Chúa chúc lành cho con”. Liệu bàn tay ngửa của linh mục là thích hợp không? Đó có phải là sự chúc lành không? Hay là ngài không muốn ban phúc lành? - E. S., Mississauga, Ontario, Canada.

Thánh lễ giá bao nhiêu?

Gần đây tôi đọc được một cuộc tranh luận khá gay gắt với những lời lẽ không ổn lắm từ nhiều "facebooker". Ở đây tôi không có tham vọng trả lời như một nhà thần học, cũng không phải là một nhà Giáo luật, chỉ xin dùng kiến thức hạn hẹp của mình chia sẻ với các bạn mà thôi.

Tôi xin mạn phép trích lại đoạn hội thoại ngắn sau mà tôi đã được nghe khi ở gần một cha bạn. Một người giáo dân còn khá trẻ, đầu óc tính toán thời công nghệ thông tin và xã hội tiêu thụ, tới hỏi cha xứ xin lễ.

KHI DÂNG LỄ CẦU CHO AI THÌ LINH MỤC CÓ CẦN RAO TÊN NGƯỜI ĐÓ KHÔNG ?

1. Có người xin lễ cầu cho thân nhân qua đời, nhưng trong lễ không thấy linh mục dâng lễ nói gì đến tên của linh hồn kia, như vậy có được không?

2. Tại sao linh mục đọc tên người xin lễ cho người này mà không rao tên người khác, hay vì người ta bỏ nhiều tiền thì được rao còn ít tiền thì không ?

3. Có nơi người ta nói rõ là nếu dâng cúng bao nhiêu tiền cho việc xây cất nhà thờ thì khi chết, sẽ được cha xứ tiễn đưa ra tận nghĩa trang và dâng 3 thánh lễ để cầu nguyện cho. Như vậy lợi ích thiêng liêng của việc này như thế nào ?

Ý NGHĨA CỦA CHÚA NHẬT LỄ LÁ

Với Lễ Lá, chúng ta bắt đầu tuần lễ quan trọng nhất của Năm Phụng Vụ gọi là Tuần Thánh. Trong Tuần Thánh, chúng ta cử hành cuộc khổ nạn, sự chết và nhất là sự Phục Sinh của Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế. Dầu cho với cái nhìn chính trị, xã hội của con mắt người đời, việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua, là một việc có tính cách gây rối chính trị, vì đế quốc Rôma đang cai trị và Hêrôđê đang làm vua. Nhưng Chúa Giêsu, Người biết rõ việc Người làm. Trước mặt Philatô, Người tuyên bố rõ ràng: “Tôi là Vua nhưng nước tôi không thuộc về thế gian này”.

1- Thế nào là “bị treo chén” và “bị rút năng quyền” của một linh mục ? 2- Người tân tòng có buộc phải “xưng tội” trước khi được rửa tội không ? 3- Có lễ nào chỉ dành riêng cho một người xin hay không , và linh mục có được phép soạn kinh riêng cho giáo dân đọc hay không? ?

Trả lời:

1- Về câu hỏi thứ nhất, xin được giải thích như sau:

 Mọi linh mục giáo phận (diocesan priests)-  hay còn gọi là linh mục triều, sau khi được chịu chức, thường được giám mục của mình trao cho một thư bổ nhiệm (letter of  appointment) hay còn gọi là “bài sai” trong đó có liệt kê những năng quyền ( priestly faculties) được làm như:

Tam Nhật Vượt Qua

Tam Nhật Vượt Qua (Paschal Triduum), cũng gọi là Tam Nhật Thánh (Holy Triduum) hoặc Tam Nhật Phục Sinh (Easter Triduum). Đó là trung tâm điểm của đức tin: Sự Chết và Sự Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô.

Tại sao có bốn Tin Mừng khác nhau?

Rõ ràng độc giả tin mừng nào cũng thấy chúng khác nhau. Đôi khi các biến cố được xếp đặt khác nhau (Gioan đặt việc thanh tẩy đền thờ vào lúc Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ còn Marcô đặt ở cuối). Đôi lúc chúng khác nhau về chi tiết (chẳng hạn như tên của các tông đồ hoặc các tên trong gia phả của Mt 1 và Lc 3). Đôi lúc có sự khác nhau khi thuật lại (nhiều biến cố trong Gioan không có trong ba tin mừng khác). Tại sao như vậy?

Lễ Đức Mẹ Thánh Thể - 13/5

Bạn có biết, trong số rất nhiều ngày lễ kính Đức Mẹ trong năm, có một ngày được dành để kính tước hiệu Đức Mẹ Thánh Thể. Càng bất ngờ hơn, ngày đó lại trùng với lễ kính một tước hiệu nổi tiếng khác của Đức Mẹ - ngày 13 tháng 5.

Alleluia có nghĩa là gì?

Đặc trưng của mùa Phục sinh là các lời chúc tụng Alleluia vang lên trong các bài ca. Alleluia có nghĩa là gì ? Tại sao trong mùa Chay, phụng vụ không cho phép hát Alleluia ?

Alleluia là một thành ngữ gốc Do thái, ghép bởi hai từ hallelu (hãy ngợi khen, động từ hillel) và jah (Giavê, Thiên Chúa). Như vậy, alleluia có nghĩa là hãy ngợi khen Thiên Chúa. Nên biết là bản dịch Kinh thánh sang tiếng Hy lạp và tiếng Latinh đã để nguyên văn Do thái chứ không dịch ra nghĩa (aineite ton Kyrion; laudate Dominum) cũng tựa như đối với từ ngữ Amen. Cả hai tiếng Amen và Alleluia đều là công thức phụng vụ. Amen ,khẳng định niềm xác tín, chấp nhận lời Chúa; Alleluia mang tính cách tôn vinh chúc tụng Thiên Chúa .

Chữ “Amen” có nghĩa là gì?

fr.aleteia.org, Linh mục Henry Vargas Holguín, 

Ý nghĩa chữ Amen thì rất cụ thể, rất đặc biệt mà không một ngôn ngữ có từ tương đương. Amen là tiếng hêbrơ được dùng từ rất xưa. Về mặt ngôn từ học, amen đến từ chữ aman mà người ta dùng để làm mạnh lên hay để xác nhận các lời nói. Ý nghĩa của nó có thể diễn tả là “sự thật là như vậy” hay “được ghi nhận như vậy”.

THẮC MẮC VỀ TƯỚC VỊ "ĐỨC ÔNG"

Đức Ông trong Giáo Hội có từ khi nào? Và Đức Ông có chức năng và quyền hạn gì trong Giáo Hội? Chức Đức Ông có bằng Giám mục không?

 Đức ông (Monsignor) là một tước vị danh dự do Đức Thánh Cha ban theo đề nghị của các giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới.

Kinh Tạ Ơn là gì ?

Kinh Tạ Ơn (trước đây gọi là Kinh nguyện Thánh Thể) là kinh nguyện quan trọng nhất trong thánh lễ. Đó là trung tâm điểm của bí tích Thánh Thể. Không có kinh Tạ Ơn thì không có thánh lễ. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu cầm lấy bánh và dâng lời tạ ơn, nghĩa là Người đọc kinh Tạ Ơn (xem Lc 22, 19).

Kinh Tạ Ơn khởi đầu bằng lời mời cộng đoàn hướng tâm hồn lên để cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa :

Ý NGHĨA TUẦN THÁNH

Sau thời gian cử hành Mùa Chay Thánh, trong đó Giáo Hội hướng về Đại lễ Phục Sinh bằng việc chuẩn bị các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo: Rửa Tội, Thêm Sức Và Thánh Thể, trong đêm Vọng Phục Sinh; đồng thời dọn lòng con cái cho Đại lễ này với các việc đọc Lời Chúa, tham dự phụng vụ, cầu nguyện, ăn chay hãm mình, canh tân trở lại, sống bác ái và làm việc bố thí.

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Thánh Giá Chúa Kitô

Để góp phần cùng quý giáo hữu dọn lòng sốt sắng, tăng thêm tinh thần đạo đức tôn vinh Thánh Giá một cách có ý thức trọn vẹn, chúng tôi xin giới thiệu một ít học hỏi về Thánh Giá; về nghi lễ biểu dương Thánh Giá; về lễ Suy Tôn Thánh Giá; về dấu Thánh Giá và mầu nhiệm Thập Giá.

10 Điều Về Bữa Tiệc Ly

Chuyện về Bữa Tiệc Ly luôn thú vị để thảo luận về những chuyện xảy ra trong ngày đó để hiểu thêm về Chúa Giêsu và Kitô giáo.

Ngài không chỉ hy sinh mạng sống vì đại sự mà Ngài còn không cho phép sự thù hận hoành hành. Chúng ta hãy nhìn vào những điều đã xảy ra trong thời gian diễn ra Bữa Tiệc Ly để chúng ta có thể biết rõ hơn về lý do ngày hôm đó vẫn ảnh hưởng cuộc sống của chúng ta ngày nay.

Chữ INRI nghĩa là gì?

Các chữ cái thường tìm thấy trên đỉnh thánh giá và được lấy ra từ Kinh Thánh.

Ba Tin mừng đầu tiên của Matthêu, Maccô, Luca thuật lại rằng sau khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá, những người lính đã đặt lên đầu anh ta lời buộc tội chống lại anh ta: Đây là Jesus, Vua của người Do Thái. (Mt 27:37).

Tin Mừng Gioan mở rộng về phần đặc biệt này trong câu chuyện Khổ Nạn của Chúa Giêsu, giải thích cách các nhà lãnh đạo Do Thái phản đối dấu hiệu này. Philatô là người ra lệnh cho dấu hiệu và đảm bảo rằng nó được viết bằng nhiều ngôn ngữ cho tất cả mọi người đọc.

Bí tích Thánh Thể là gì và quan trọng ra sao?

 Giáo Hội mời gọi mọi tín hữu không những đào sâu kho tàng đức tin trong Kinh Thánh mà còn đặc biệt chú ý đên việc tham dự tích cực việc cử hành các Bí tích, đặc biệt là hai bí tích rất quan trọng là Thánh Thể và Hòa giải...

Bí tích Thánh Thể là gì và quan trọng ra sao?

Mặt nhật

Monstrace (mặt nhật) có gốc La-tinh là monstrare, nghĩa là “trưng ra, bày ra”. Mục đích của mặt nhật là cung kính trưng bày Thánh Thể cho những người hiện diện kính thờ.

Mặt nhật

Các hình thức biểu tỏ ra niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, đã phát triển qua dòng thời gian. Một trong những tiến triển đó là việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ và bên ngoài nhà tạm. Để cho việc cử hành phụng thờ này được thuận tiện, người ta đã dùng tới một vật dụng phụng vụ gọi là “mặt nhật”.

Luân Lý Y Học: Vấn Đề Trợ Sinh Cho Bệnh Nhân Nguy Tử

Hỏi: Xin cha cho biết giáo lý của Giáo Hội về hai vấn đề chết êm dịu (euthanasia) và cung cấp lương thực và nước uống cho bệnh nhân mà y khoa đã bó tay cứu chữa.

Trả lời: Sự sống là quà tặng linh thánh (sacred gift) mà Thiên Chúa ban cho con người và chỉ một mình Ngài có toàn quyền trên sự sống đó mà thôi. Chính vì thế mà Thiên Chúa đã truyền lệnh cho dân Do Thái xưa và toàn thể nhân loại ngày nay: "ngươi không được giết người" (Xh 20:13; Mt 5:21-22).

Thi hành mệnh lệnh này của Thiên Chúa, Giáo Hội đã nêu rõ những trường hợp phải bảo vệ sự sống của con người bằng mọi giá, nghĩa là không được phép làm bất cứ điều gì có thể nguy hai đến sinh mạng của ai, dù chỉ là một thai nhi chưa ra đời.

Chúa Giêsu Đã Lập Giáo Hội Nào Từ Đầu: Chính Thống? Tin Lành? Anh Giáo? Công Giáo?

 Hỏi:

Tại sao chỉ có Giáo Hội Công Giáo mới dám tự nhận mình là Giáo Hội chân thật đã được Chúa Kitô thiết lập?  Tại sao quả quyết được rằng: Giáo Hội Công Giáo mới được xây dựng trên nền tảng lời tuyên xưng Đức Tin của Thánh Phêrô và của các Tông Đồ, gồm đủ ba đặc tính là thánh thiện, công giáo và tông truyền?

Truyền thuyết về nguồn gốc Thánh giá Chúa Giêsu

Không có gì ngạc nhiên khi thấy thanh gỗ mà Chúa Giêsu chịu treo trên đó 2000 năm về trước đã luôn là chủ đề của nhiều huyền thoại và truyền thuyết. Các tín hữu thời trung cổ tin rằng mọi sự đều đã được Chúa an bài rõ ràng, nên cây gỗ để làm ra Thánh giá Chúa cũng không thể là một khúc cây vô danh ngẫu nhiên nào đó, mà phải có nguồn gốc huyền nhiệm đầy ý nghĩa tâm linh.

Một trong những câu chuyện phổ biến về gỗ Thánh giá được tìm thấy vào thế kỷ 12 có tên là ‘Về nguồn gốc Gỗ Thánh giá từ Cây Hiểu Biết’. Một tu sĩ tên là Lambertus đã kể câu chuyện như sau:

Quyền Hành của Giám Mục Địa Phương

Hỏi: Một giám mục địa phương có quyền hành như giáo hoàng Rôma trong mọi việc ngài nói, và ban hành tại địa phương của mình không? (thí dụ: mọi văn thư ngài viết ra và gửi đến các giáo xứ trong địa phận của ngài, thì giáo dân phải tuân theo. Nếu không tuân phục là lỗi đức vâng lời?)

Con Số 40 Trong Kinh Thánh

Chúng ta nghe nhắc đến con số 40 nhiều lần trong Kinh Thánh.

- Trong câu chuyện lụt Đại Hồng Thủy thời ông Noê, trời mưa ròng rã suốt 40 đêm ngày (St 7:4, 12, 17; 8;6).
- Ông Môisê sau khi lập giao ước với Yavê tại núi Sinai, đã ở lại với Ngài tại đó trọn 40 ngày (XH 24:18).
- Tiên tri Êlia khi bị hoàng hậu Jezebel cho quân lính lùng bắt, đã phải trốn vào sa mạc và đi suốt 40 ngày đêm để tới núi Horeb (1 Vua 19:8).

Giuđa kẻ phản bội

Từng là một trong những tông đồ được Chúa tin tưởng nhất, Giuđa trở thành biểu trưng của lòng phản bội và tính hèn nhát. Việc phân tích các chi tiết trong Kinh Thánh và thu thập những sử liệu, tranh vẽ đã cung cấp thêm thông tin về nhân vật này.

 Kể từ thời khắc hôn lên mặt Chúa Giêsu tại vườn Gethsemane, Giuđa Ítcariốt đã xác định số phận của chính mình: bị ô danh đời đời trong lịch sử nhân loại là kẻ phản bội khét tiếng nhất. Với hành động giao nộp Thầy cho nhà cầm quyền Do Thái, Giuđa đã mở đầu cuộc Thương Khó: Chúa Giêsu bị bắt giữ, vụ xét xử, cái chết trên thập tự giá và Phục Sinh.

Có Buộc Dự Lễ Ngày Chúa Nhật Và Kiêng Viêc Xác Không?

Hỏi: Xin cha giải thích rõ luật buộc xem lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ trọng và luật kiêng việc xác các ngày này.

Trả lời: Trước khi trả lời câu hỏi này, tôi cần nói qua về ý nghĩa và mục đích cử hành Lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc trong phụng vụ của Giáo Hội.

Như chúng ta biết, trong thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái phải giữ ngày Sabat, thức ngày thứ bảy trong tuần như sau:

Câu chúc kết thúc thánh lễ "Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an" có ý nghĩa gì?

Đó là những lời cuối cùng mà chủ tế nói trong thánh lễ. Những lời này không chỉ có mục đích để kết thúc thánh lễ bằng cách giải tán giáo dân, nhưng còn có ý nghĩa sai đi. Linh mục muốn nói:

Bổng lễ (tiền xin lễ) để làm gì?

Tất cả mọi thánh lễ được cử hành đều dành cho toàn thế giới, như Chúa Giêsu đã phán: "Mình Thầy bị phó nộp vì các con. Máu Thầy đổ ra để mọi người được tha tội" (Lc 22, 19-20 và Mt 26, 26-28). Vì thế trong thánh lễ, Giáo Hội cầu nguyện cho hết mọi người: hàng giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cũng như cho những người đã qua đời. Tuy nhiên, vị chủ tế vẫn có thể kết hợp các ý nguyện chung này với một ý cầu nguyện riêng của tín hữu.

Có thể cử hành thánh lễ chỗ nào khác ngoài nhà thờ không?

Thánh lễ có thể được cử hành ở ngoài nhà thờ, như ta đã từng thấy tại những nơi khốn khổ (trong trại tù, trong nhà riêng ở những vùng có cấm đạo, v.v...). Thánh lễ có thể được cử hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tại sao phải đến với Mẹ Maria trong khi chúng ta đã có Chúa Giêsu?

Cách đây vài năm, tôi có một cuộc thảo luận với một người bạn theo Tin lành về việc người công giáo dâng mình cho Đức Maria. Tôi giải thích rằng về cơ bản đó chỉ là một cách nói theo nghĩa chúng tôi phó thác bản thân cho Đức Mẹ và đặt mình dưới sự bảo trợ của Mẹ để Mẹ có thể dạy chúng tôi nên thánh như Mẹ.

Để giúp bạn của tôi hiểu rõ điều này, tôi đã dùng một ví dụ về môn bóng rổ. Tôi đã nói rằng nếu bạn muốn trở thành cầu thủ bóng rổ giỏi, thì bạn phải học từ người giỏi nhất. Nếu có thể, bạn nên đến gặp cầu thủ bóng rổ giỏi nhất mọi thời đại, Michael Jordan, anh ấy có thể giúp bạn nhiều hơn bất kỳ ai trên trái đất này.

Một số trường hợp có thể tuyên bố hôn nhân bất thành ...

Trong Tự Sắc “Mitis Iudex Dominus Iesus” (Chúa Giêsu Thẩm Phán Nhân Từ), khoản 14 §1 quy định như sau:

“Trong số những trường hợp về sự việc và người có thể cho phép tiến hành vụ án tuyên bố hôn nhân bất thành qua tố tụng ngắn gọn theo các điều 1683-1687, có thể nêu lên chẳng hạn: người thiếu đức tin khiến có thể nảy sinh gian ý hay lầm lẫn chi phối ý chí, thời gian chung sống vợ chồng ngắn ngủi, phá thai có hiệu quả cốt để tránh không sinh con, ngoan cố duy trì một quan hệ ngoài hôn nhân trong thời gian kết hôn hay ngay sau đó, cố tình dấu diếm tình trạng vô sinh hay một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng hay đã có con cái từ một quan hệ trước đó hay đã từng bị tù, kết hôn với động lực hoàn toàn xa lạ với đời sống vợ chồng hay kết hôn chủ yếu do người phụ nữ đã lỡ có thai trước, bạo lực thể lý để ép buộc bên kia ưng thuận, thiếu sử dụng trí khôn có giấy chứng nhận của bác sĩ…”

Dự lễ qua đài truyền hình hoặc truyền nhanh có được coi là tham dự thánh lễ thật sự hay không?

 Thánh lễ trên đài truyền hình hoặc truyền thanh là một thánh lễ đích thật, vì được truyền trực tiếp từ một giáo xứ hay một dòng tu. Nhưng đài truyền hình và truyền thanh không truyền hết được tất cả các phần và chi tiết của thánh lễ.

Tại sao ngôn ngữ phụng vụ không thích nghi với ngôn ngữ ngày nay?

Ngôn ngữ phụng vụ phải thích nghi sao cho mọi tín hữu hiểu được, không phải chỉ dành riêng cho một nhóm người riêng biệt nào đó, qua chức vụ hay nhờ học tập nhiều mới thấu hiểu được. Vả lại thánh lễ biểu hiện sự hiệp thông của mọi tín hữu trong Chúa Kitô.

Để cử hành thánh lễ, người ta có thể thay thế bánh miến và rượu nho bằng các thứ khác, chẳng hạn bằng cơm và trà ở Á Châu, hoặc bằng bánh khoai mì và rượu thốt-nốt bên Phi Châu được không ?

 Ngày nay, Kitô giáo được loan truyền khắp thế giới và Công Đồng Vaticanô II mong muốn mỗi dân tộc diễn tả đức tin theo truyền thống văn hóa riêng của mình. Vậy tại sao không thích nghi bữa tiệc Thánh Thể với bữa ăn truyền thống của mỗi dân tộc ?

Bánh miến (làm bằng bột mì) và rượu nho có vẻ quá gắn bó với nền văn hoá Cận Đông và Tây Phương. Nhưng bạn đừng quên rằng Chúa Giêsu là người Do-thái, chính Người đã dùng bánh miến và rượu nho để lập phép Thánh Thể.

Tại sao buộc đi lễ ngày Chúa nhật?

Ngày nay, nhiều tín hữu nhiệt thành không thích kiểu nói "buộc đi lễ ngày Chúa nhật". Họ khó chấp nhận việc dâng lễ ngày Chúa nhật như là một bổn phận phải giữ! Thật vậy, người ta thường nói đến Kitô giáo với những bổn phận phải chu toàn.

Những kiểu nói "luật buộc", "bổn phận" đúng ra nên được hiểu như là những dấu hiệu báo động: chúng không chỉ định một lý tưởng phải vươn tới, nhưng chỉ là một nhắc nhở lòng trung thành cần phải giữ và phát triển.

5 điểm quan trọng để sùng kính và yêu mến Đức Mẹ đúng nghĩa hơn

 Kể từ khi Thánh Gioan Tông Đồ rước Mẹ Maria về nhà mình sau khi Chúa Giêsu chịu tử nạn, vô số người Kitô hữu cũng đã noi theo để rước Mẹ về nhà mình. Tuy vậy, lòng sùng kính chân thật với Đức Mẹ Maria không dễ và nhiều khi người ta đã chỉ dừng lại ở sùng kính bề ngoài. Quả thật, nhiều người hăm hở dựng tượng Đức Mẹ, gắn đèn cắm hoa phủ đầy bàn thờ, hay lần chuỗi Mân Côi thỉnh thoảng, nhưng không thật sự đến gần Mẹ để được Mẹ dẫn đến gần Chúa.

ÔI ÔNG CHA XỨ !

Làm cha sở…ôi thật là khổ sở.

Nếu hòa đồng bị than thở : không nghiêm.

Còn cương nghị thì bị chê liền : khó tính.

Khi giảng dài bị cho là : tra tấn.

Giảng ngắn gọn thì than thở : qua loa.

Làm việc xông pha thì bị chê là: bày vẽ.

Đạo ông Cha

Có nhiều giáo dân lên fb khẳng định là con được ơn trở về, con sống đạo tốt là nhờ chỗ đó, cha đó.. Được vậy thì quá là tốt. Nhưng chúng ta phải nhận thức: hành trình đức tin của mình không phải là những cảm xúc nhất thời mà là một con đường dài vác thập giá theo Chúa.

Về giúp họ đạo kia, tôi được giáo dân mời đến nhà ăn tiệc. Giao lưu với bàn bên cạnh, ông trùm khu đứng lên méc: “Mấy thằng này có đạo nè cha mà không chịu đi lễ”. Một ông trong nhóm bị méc bào chữa: “Trước con cũng có đi đó cha!”. Tôi hỏi sao giờ không đi? Ông giải thích là tại cha xứ thế này thế kia nên không muốn đi. Ông trùm nói “cha bắt tụi nó đi lễ lại đi cha!”. Tôi trả lời, “Mấy ông thờ Chúa chứ có thờ cha đâu mà phải cha bắt mới chịu đi!”.

Với chiếc áo chùng, tôi là người quảng cáo cho Chúa

Được cho phép tùy chọn vào đầu những năm 1960, bị các linh mục không còn chuộng, họ chỉ thích mặc thường phục, nhưng các linh mục trẻ ngày càng thích áo chùng. Họ giải thích vì sao.

Để rao giảng Phúc âm

Không còn đặc thù truyền thống, cũng không còn dành riêng cho Cộng đoàn Thánh Máctinô. Các linh mục trẻ ngày càng thích mặc áo chùng. Sau những năm treo trong góc tủ, chiếc áo chùng đã trở lại. Linh mục Laurent Gastineau vừa chịu chức cách đây bốn năm ở giáo phận Séez cho biết: “Tại các buổi thường huấn, năm 2014 chỉ có hai người mặc. Bây giờ có mười người mặc, nghĩa là một nửa người tham dự.”

10 KỸ NĂNG ỨNG XỬ CỦA ÔNG CHA

Từ xa xưa từ cổ chí kim, từ Đông đến Tây đều luôn đề cao nguyên tắc ứng xử giữa con người với nhau. Ở nước ta có một vài nguyên tắc ứng xử và lời cũng là khuyên của ông cha truyền lại cho đến bây giờ vẫn đang rất được đề cao:

LÀM SAO ĐỂ BIỆN PHÂN ƠN GỌI?

  Hầu hết những ai đã từng tìm xem mình có ơn gọi tu trì hay không đều tự hỏi “Làm sao tôi biết được?” Câu hỏi ấy xuất hiện dưới nhiều hình thức. “Ý Chúa trên đời tôi là gì?” “Làm sao tôi tìm được hạnh phúc và sự hoàn thiện cho đời tôi?” “Mục đích tối hậu của hiện hữu của tôi là gì? “Làm thế nào để biết rằng Chúa gọi tôi sống đời tu?”

Ơn Gọi Là Gì ?

Giáo hội đã dành Chúa nhật IV Phục Sinh để cầu nguyện cho ơn gọi giáo sĩ. Ơn gọi là gì? Có phải chỉ có các giáo sĩ mới có ơn gọi? Ngoài ơn gọi giáo sĩ, còn ơn gọi nào nữa không?

Khi nói đến “ơn gọi”, trước tiên nên lưu ý về vài từ ngữ tương đương trong tiếng Việt. Khi muốn ra vẻ trịnh trọng thì người ta dùng tiếng “ơn thiên triệu”, khi muốn thân tình thì người ta nói “nghe tiếng Chúa gọi”; còn khi nói đến “ơn gọi” là chúng ta muốn đề cao khía cạnh hồng ân: đó là ơn Chúa ban. Tất cả những từ này tương đương với một danh từ trong tiếng La-tinh “vocatio”, theo nghĩa đen có nghĩa là: “sự kêu gọi, tiếng gọi”. Dĩ nhiên, trong lãnh vực thần học, chủ từ của sự kêu gọi là Thiên Chúa, chứ không phải là bạn bè gọi nhau ơi ới. Nói khác đi, cần phải hiểu là “Chúa gọi”.

Ơn Thiên Triệu là gì?

  "Có nhiều dấu hiệu để nhận biết ơn gọi, kể cả tài năng và mối quan tâm, tình huống và lời hứa, lời mời gọi của ân sủng và sẵn sàng đáp lại”.

Ơn Thiên Triệu là gì?

KHÁC BIỆT LINH MỤC TRIỀU & LINH MỤC DÒNG

  “Triều và Dòng là những từ ngữ khác nhau được dùng để chỉ về hai lối sống khác nhau trong cộng đồng Giáo Hội.

Đa số các linh mục trên thế giới là các linh mục triều (secular priests), phục vụ trong các giáo xứ, ở giữa dân chúng hay “giữa thế gian” (theo tiếng Latin, thế giới là “saeculum”). Các linh mục này còn được gọi là các linh mục giáo phận (diocesan priests). Còn một số linh mục khác, họ là những phần tử của các dòng tu, thuộc những cộng đồng tu trì mà ngày nay gọi là các tu hội đời tận hiến (religious priests). Sự khác biệt chính yếu là các linh mục triều không tuyên giữ ba lời khấn bậc tu trì như các linh mục dòng, mặc dù các linh triều cũng hứa vâng lời Đức Giám Mục và hứa sống trinh khiết độc thân nhưng không khấn giữ đức khó nghèo như các tu sĩ.

Giáo Sĩ, Tu Sĩ và Giáo Dân khác và giống nhau thế nào?

Hỏi: Xin cha giải thích thêm về vai trò và trách nhiệm của giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân trong Giáo Hội và tại sao tu sĩ không được cử hành các bí tích như giáo sĩ?

VÌ SAO CÓ NHIỀU DÒNG TU?

Thưa cha, hiện nay con thấy có rất nhiều Dòng Tu rồi lại có các tu hội đời, Dòng Ba … Có khi có áo dòng có khi không. Con thật sự bối rối, hoang mang chẳng còn biết làm thế nào phân biệt. Có người đặt câu hỏi với con về các Dòng Tu mà con chẳng biết phải trả lời ra sao nữa. Xin cha giúp con.

Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo? – Hãy biết phân biệt cho chính xác

 “Đạo Thiên Chúa hay Đạo Công Giáo?” Xin gửi đến quý bạn đọc bài sau đây của Lm PX Ngô Tôn Huấn để nghiên cứu.

Hỏi: Xin Cha giải thích: Đạo Thiên Chúa là gì và khác Đạo Công Giáo như thế nào?

Khác biệt giữa Công giáo, Chính thống giáo và Anh giáo

Cả ba Nhánh Kitô Giáo Công Giáo, Chính Thống và Tin Lành, từ đầu, đều thuộc Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là Kitô Giáo ( Christianity ). Nhưng theo dòng thời gian, đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo ( schisms ) hoặc những cải cách ( reformations ) đáng tiếc xảy ra khiến Kitô Giáo bị phân chia thành 3 Nhánh chính trên đây. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion ) do vua Henri VIII ( 1491-1547 ) của nước Anh chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh Rôma ( Đức Giáo Hoàng Clement VII ) không chấp nhận cho nhà vua ly dị để lấy vợ khác.

NGƯỜI THEO ĐẠO CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM ĐƯỢC GỌI LÀ GIÁO DÂN

TỪ KHI NÀO VÀ AI ĐÃ ĐẶT RA CÁCH GỌI ẤY ?

Theo sách Khâm định Việt sử, thì từ năm Nguyên Hòa nguyên niên đời vua trang Tông nhà Lê (1533) có người Tây tên là I-nê-khu đi đường bể vào giảng đạo Thiên Chúa ở làng Ninh Cường, làng Quần Anh, thuộc huyện Nam Chân (tức Nam Trực) 

Năm Nhâm Thìn (1712) đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh Cương bắt những người theo đạo Công giáo phải cạo trán và khắc vào mặt bốn chữ “học Hoa Lan đạo”. Tại sao gọi đạo Công giáo là đạo Hoa Lan? Hoa Lan tức là Hòa Lan (Hollande/Netherlands). Người Hòa Lan sang buôn bán ở Đàng Ngoài trước hết cả cho nên mới gọi là đạo Hòa Lan. Vả lúc bấy giờ người dân nước ta không phân biệt được những nước nào, hễ thấy người phương Tây đều gọi là người Hòa Lan.

Sự khác biệt giữa linh mục, anh em và đan sĩ

Ba chức danh được dùng một cách khác nhau trong ngôn ngữ hiện nay, nhưng đâu là sự khác biệt?

“Linh mục, anh em và đan sĩ là những từ dễ gây lẫn lộn. Trong ngôn ngữ hiện nay, người ta dùng sao cũng được, như thử ba chức danh này là một. Tuy nhiên có những khác biệt:

Trong Giáo hội công giáo, linh mục là người nhận bí tích chức thánh, nhờ chức thánh, linh mục có thể dâng thánh lễ, thực hiện những việc mà chỉ những ai có chức thánh mới được làm. Linh mục có thể là một tu sĩ triều hay thuộc một gia đình tu sĩ riêng (Dòng Phanxicô, Dòng Tên, Dòng Đa Minh…), và đôi khi họ khấn đức khiết tịnh, khó nghèo và vâng lời. Trong một vài trường hợp, tu sĩ có thể là một linh mục, nhưng không có gì bắt buộc. Ơn đi tu không nhất thiết phải là ơn chức thánh.

Tại Sao Gọi Là "Lời Khuyên Phúc Âm"?

Khi bàn về đời sống tận hiến, người ta thường nói đến ba lời khuyên phúc âm: khiết tịnh, khó nghèo, vâng lời. Tại sao gọi đó là ba lời khuyên Phúc âm? Phúc âm chỉ có ba lời khuyên thôi hay sao?

Vì sao linh mục mặc áo đen

Aleteia | Philip Kosloski

Câu trả lời là giá trị biểu tượng thiêng liêng của màu áo.

Trong những thế kỷ đầu, các linh mục không mang trang phục đặc trưng nào. Họ chỉ mang áo quần thường lệ và chỉ khác biệt khi mặc áo lễ lúc cử hành thánh lễ.

Qua thời gian, những xu hướng thời trang thay đổi, nhưng các linh mục vẫn giữ lối ăn mặc cũ. Trong thế kỷ XII và XIII, các linh mục đã xem áo chùng của Roma là kiểu áo thường lệ của mình, phân biệt các linh mục với giáo dân. Và không lâu sau, Giáo hội đưa ra các quy định yêu cầu các linh mục mang những trang phục đặc trưng.

Phân biệt phép lạ và sự lạ

Hỏi: Thưa Cha, con ở miền Cao Nguyên VN, xin hỏi Cha là làm sao để phân biệt được phép lạ và sự lạ. Có bao nhiêu phép lạ Chúa làm trong phuc Âm? Kính chúc Cha năm mới mạnh khỏe và đầy ơn Thánh Thần Chúa.

NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH

 Chúa nhật IV PS , Ga 10, 1-10

Ta thấy hình ảnh người chăn chiên là một diễn tả quen thuộc của lòng nhân từ, yêu thương. Trong Kinh Thánh các tác giả Cựu Ước đặc biệt là Thánh Vịnh thường hay so sánh mối quan hệ giữa Giavê Thiên Chúa và dân Israel như người chăn và đàn chiên. Israel và đàn chiên Thiên Chúa chăm sóc trong đồng cỏ của Ngài.

Trong Cựu Ước, dân Do Thái thường dành tước hiêu này cho Thiên Chúa. Ngài chính là người mục tử, đã dẫn dắt họ qua sa mạc, qua biển Đỏ để tiến vào miền đất hứa. Ngài đã chăm sóc, dưỡng nuôi họ bằng manna, bằng chim cút, bằng suối nước vọt lên từ tảng đá. Như người mục tử gắn liền số mạng với đoàn chiên, thì Thiên Chúa cũng và đã luôn ở giữa dân Ngài để chia sẻ những buồn vui gian khổ với họ dưới sương sớm và nắng chiều.

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Chiếc "nhẫn cưới" của người nữ tu

 Chiếc nhẫn cưới sẽ được mang trên tay mọi nơi, mọi lúc để nhắc nhở người nữ tu luôn nhớ mình hoàn toàn thuộc về Chúa Kitô. Nguyện xin Mẹ Maria, gương mẫu của mọi tu sĩ về đời sống thanh khiết, khó nghèo, vâng phục, luôn đồng hành với các tu sĩ trên con đường theo Chúa Giêsu cho đến cùng.

Một nữ tu giải thích. vì sao sơ mang lúp?

Nữ tu Theresa Aletheia Noble trước khi mặc áo Dòng

fr.aleteia.org, Nữ tu Theresa Aletheia Noble, 

Xơ Theresa Aletheia Noble từ lâu là người vô thần, sau khi được hoán cải,  xơ đi tu và mang lúp. Xơ giải thích vì sao xơ xem việc mang lúp là dấu chỉ của một tình yêu phong phú, chứ không phải vì bắt buộc theo hình thức và khô cằn.

PHÍA SAU CHIẾC LÚP CỦA NGƯỜI NỮ TU LÀ ĐÔI TAI CHO NGƯỜI CÂM ĐIẾC

Ở đời, ai ai cũng cần đôi tai để lắng nghe người khác nói cũng như cần cái miệng để nói cho người khác nghe. Thế nhưng rồi lại có những mảnh đời không may mắn rơi vào cảnh chả được nói mà cũng chẳng được nghe.

Qua chia sẻ của một người em ở Dòng Chúa Cứu Thế về những cơ sở từ thiện của quý nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang. Và qua những hình ảnh ghi được, chúng tôi được biết được những nụ cười, những ánh mắt thông cảm và chung chia với những nỗi đau của những người bất hạnh câm điếc. Nhìn hững mảnh đời đó thật đáng thương. Họ muốn nói nhưng không diễn tả thành lời và họ muốn nghe cũng chả thể nào được nghe. Và nơi đó, không còn khoảng cách của kỳ thị, của ghét ghen hay oán hờn thua kém. Tất cả chỉ còn tình thương và với tình thương.

Tại Sao Các Nữ Tu Đội Lúp?

Tại sao các nữ tu đội lúp? Các ni cô Phật giáo cũng bịt đầu như vậy. Cái lúp có ý nghĩa gì không?

Tôi không biết rõ lịch sử của đời tu bên Phật giáo, cho nên không dám so sánh ý nghĩa giữa các nữ tu với các ni-cô. Tuy nhiên, dù không phải là một chuyên viên về y phục chúng ta thấy rằng ở Việt Nam không phải chỉ có các nữ tu hay là các ni cô mới đội khăn che đầu. Có rất nhiều miền tại Việt Nam, các phụ nữ luôn đội khăn trên đầu, nổi tiếng là lối chít khăn mỏ quạ. Tôi xin để cho các nhà khảo cứu nhân văn nghiên cứu nguồn gốc lai lịch của tục lệ đó. Riêng tôi, hồi nhỏ sống ở Đàlạt, tôi thấy rất nhiều phụ nữ đội khăn trùm đầu. Lý do rất dễ hiểu: bởi vì Đàlạt là xứ lạnh cho nên các ông tìm cách che đầu bằng các thứ mũ len, còn các bà thì lấy khăn mà trùm. Nếu các bà đã có tóc dài mà còn phải đội khăn, thì các bà tóc ngắn hay không có tóc lại càng có lý để mà đội khăn hơn nữa. Đến đây, ta thấy có một sự khác biệt lớn giữa các ni cô và các nữ tu: đó là ở dưới cái khăn, một bên đã cạo tóc, còn một bên thì để tóc, ngắn dài tùy trường hợp.

Tại Sao Gọi Là Dòng Hành Khất?

 Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?

Tại Sao Gọi Là Dòng Hành Khất?

Khi nói đến Thánh Đaminh, chắc anh chị đã nghe đến việc Thánh Nhân lập một “Dòng Hành Khất”. Vậy“Dòng Hành Khất” là Dòng gì vậy?

Người tu xuất giữa những miệt thị của đồng đạo

 Ơn gọi hôn nhân hay ơn gọi tu trì chỉ là những phương tiện giúp Kitô hữu đạt đến cùng đích cao quý.

Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người thì không có cái gì gọi là tình cờ, ngẫu nhiên hay không được hoàn hảo, ngay cả việc tu xuất.

Thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa trong cuộc đời mỗi người thì không có cái gì gọi là tình cờ, ngẫu nhiên hay không được hoàn hảo, ngay cả việc tu xuất.

25/04/2021 - THÁNH MARCÔ THÁNH SỬ ( Thế kỷ I) - Lễ Kính

Thánh Marcô là người môn đệ rất yêu dấu của Thánh Phêrô. Ngài đã viết lại cuộc đời của Chúa Giêsu một cách mạch lạc và rõ ràng theo chương mục dựa theo lời giảng dạy của Thánh Phêrô.

Thánh sử Marcô sống cùng thời với Đức Chúa Giêsu. Mặc dù không ở trong số mười hai tông đồ nhưng Thánh Marcô có quan hệ bà con với Thánh Barnaba tông đồ. Marcô nổi tiếng vì ngài đã viết một trong bốn sách Tin mừng. Đó là lý do Marcô được gọi là Thánh sử, hay còn gọi là tác giả sách Tin mừng. Phúc âm của Thánh Marcô tuy ngắn gọn nhưng cung cấp nhiều chi tiết nhỏ mà chúng ta không thấy có trong các sách Phúc âm khác.

Thánh Kinh bằng hình: Chúa Nhật IV Phục Sinh B. Chúa nhật Chúa Chiên Lành.

Phúc Âm: Ga 10, 11-18

“Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên”

Đức Giêsu mạc khải cho người Do Thái biết Ngài là hiện thân của Thiên Chúa, Ngài đến để gánh tội nhân loại, cứu vớt con người và ban cho con người hạnh phúc. Ai muốn đến với Cha Ngài phải ngang qua Ngài. Hơn cả những mong đợi mà các ngôn sứ đã loan báo, Ngài là chủ chăn đích thực và nhân lành, sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đàn chiên. Ngài cứu độ, hy sinh mạng sống cho mọi người, mọi dân tộc, cả nhân loại chứ không chỉ có dân Do Thái ( Ga 10, 14-16 ). Mình Máu Chúa là bằng chứng hùng hồn nhất nói lên tình thương cao vời, vô bờ vô bến của Chúa đối với nhân loại, đối với con người. Máu của Ngài đổ ra để đem lại ơn tha tội cho muôn người, cho tất cả mọi người.