Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

MẸ MARIA - TRUNG TÂM CÔNG TRÌNH CỦA ĐỨC GIOAN PHAOLÔ II

  CHƯƠNG 1: VỊ GIÁO HOÀNG CỦA ĐỨC MẸ
Đức Gioan-Phaolô II là vị Giáo Hoàng của Đức Mẹ Maria. Chính Đức Mẹ đã chọn ngài cách riêng. Chúng ta đang ở trong thời đại của Đức Mẹ. Marche Robin đã nói như vậy. (Lời trình với Đức Cha Chabert, được Jean-Jacquers Antier trích dẫn trong: Marche Robin: Le Voyage immobils – Hành Trình Bất Động-Perrin, 1991 tr.347. Marche Robin bị bại liệt hơn 50 năm.)

Cả thế giới đều biết, Đức Gioan-Phaolô II không bao giờ phát biểu lời nào, mà không nhắc tới Đức Nữ Trinh Maria, mà không kêu cầu Đức Mẹ Maria. Không một tài liệu nào của triều Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha không kết thúc bằng lời nguyện cùng Đức Mẹ Thiên Chúa. Khi công bố sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, ngài cũng kêu xin Đức Nữ Trinh,. Đấng “nâng đỡ công trình Huấn Giáo”. Khi Đức Thánh Cha cải cách Giáo Triều Rôma, ngài cũng làm việc ấy “dưới sự phù hộ của Đức Maria Nữ Trinh diễm phúc. Khi bàn về vấn đề xã hội, ngài cũng kêu cầu Đức Maria “Đấng đồng hành với loài người trong hành trình Đức Tin. Khi ngài công bố Bộ Giáo Luật Mới, ngài hy vọng nhờ thế “được cùng Đức Mẹ, Mẹ của Giáo Hội, phát huy phần rỗi các linh hồn”. Khi ngài viết thư cho các nghệ sĩ, ngài nói cho họ nghe về “Đấng Đẹp tuyệt vời”. Khi viết cho các triết gia, ngài giới thiệu Đức Maria như “một Bàn trí thức của Đức Tin”, với riêng các cụ già, ngài nhắc đến Đấng mà người ta xin “cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử”, v.v..
Qua những sự kiện ấy, người ta mới hiểu, kỳ vọng trình bày Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Làm sao trình bày hết  tài liệu đồ sộ và dồi dào như thế? Cho dù ta chỉ căn cứ vào giáo huấn minh nhiên của Đức Giáo Hoàng về Đức Nữ Trinh Maria trong Thông Điệp, trong những bài Giáo Huấn, hay trong những Bài Giảng của ngài, việc ấy cũng chỉ trình bày được cách tổng lược các tài liệu về Thánh Mẫu của ngài mà thôi.
Ngài viết: “Ngay từ đầu, Tôi đã ao ước đặt thời kỳ Giáo Hoàng của Tôi dưới lá cờ phù hộ đặc biệt của Đức Mẹ Maria”, năm 2003 Đức Thánh Cha đã tâm sự như thế -“Sứ Điệp cho Ngày Quốc Tế` Truyền Giáo, 19.10.2003”. Có thể nói ngay khi nhập cuộc, ngài đã loan báo màu sắc, bởi vì ngay hôm được mật tuyển, ngày 16.10.1978, khi ngài dùng tiếng Ý, chứ không dùng tiếng La-tinh như thường lệ mà nói với đám đông dân chúng: “Tôi lo sợ việc tuyển  chọn này, nhưng tôi đã chấp nhận việc tuyển chọn ấy trong tinh thần tuân phục Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và Tôi hoàn toàn tín thác vào Đức Mẹ Maria mẹ của Chúa, là Rất Thánh Đức Bà Maria”. Đặt sự tiếp cận giữa lòng sùng kính thiên phú của người Ý đối với Đức Maria, và lòng sùng kính như thế của mình, Đức Giáo Hoàng thu hút quần chúng, hôm ấy đứng chật ních quảng trường thánh Phêrô. Ngài tuyên bố rằng: “Tôi trình diện với hết thảy anh chị em để tuyên xưng Đức Tin chung của chúng ta, lòng trông cậy và tín thác của chúng ta nơi Đức Mẹ Chúa Kitô và nơi Giáo Hội, và cũng là để lại -khởi hành trên con đường lịch sử là con đường Công giáo tông truyền. Đức Giáo Hoàng lại nhắc nhở những lời trước tiên ấy trong Thông Điệp thứ nhất, Redemptor Hominis: “Đấng Cứu Chuộc con người” năm 1979. Trong phần số 2 Ngài viết: “Chính là để dâng lên Chúa Kitô Cứu Thế, mà tôi đã nâng những tâm tư và suy nghĩ lên ngày 16 tháng 10 năm vừa qua, khi đặt cho tôi, sau cuộc mật tuyển theo Giáo Luật. Câu hỏi: “Ngài ưng nhận không?”. Lúc ấy tôi đã thưa trong niềm tin, vâng phục Chúa Kitô, Chúa của tôi, và đặt niềm phó thác nơi Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giêsu Kitô và Mẹ của Giáo Hội, mặc dù có những khó khăn quá lớn lao, “Tôi xin chấp nhận”. Câu thưa này, Tôi muốn được công khai cho tất cả anh chị em biết”. Những từ chính yếu đã được phát biểu: Phó thác, Mẹ, Con đường lịch sử, đó là những khối âm lớn (harmo-niques) trong Thánh Mẫu Học của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.


. Giáo Thuyết Và Lòng Hiếu Thảo
  Đối Với Đức Mẹ Maria
Nói đến “Thánh Mẫu Học”, ta không được nghĩ  rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chỉ là một lý thuyết gia về Đức Mẹ Maria, mà trước tiên ngài đã là người con rất trung thành của Mẹ. Người ta biết lòng sốt sắng  ngài suy gẫm kinh Mân Côi, là kinh ngài ưa thích lời kinh lạ lùng, lạ lùng vì đơn sơ và sâu sắc. (Kinh Truyền Tin, trưa ngày 29 tháng 10 năm 1978) Trong rất nhiều cuộc Tông Du của mình, không bao giờ ngài quên tới kính viếng những thánh điện địa phương dâng kính Đức Trinh Nữ Maria như ở Fatima, Lộ Đức, phố Le Bac, Jasna Gora, Guadelupe v.v. chắc chắn ở Mentorela bên Ý, là đối tượng cuộc Tông Du trước tiên, ngày 29 tháng 10 năm 1978 của Ngài. Đức Giáo Hoàng tiết lộ: “những cuộc tôi hành hương kính viếng các thánh điện dâng kính Đức Mẹ Maria, theo quan điểm riêng, đã là những thời điểm quan trọng nhất trong các cuộc tôi gặp gỡ với các dân của Thiên Chúa”.(Diễn văn của Đức Giáo Hoàng tại Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1982).
Tất cả những sự kiện ấy cho chúng ta thấy người ta không thể nào tách rời Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II, tức là Giáo Lý Thần Học của ngài về Đức Maria ra khỏi lòng hiếu thảo của ngài đối với Đức Maria, mà lòng đạo đức hiếu thảo này đã châm rễ rất sâu trong tiểu sử riêng, được ghi dấu rất rõ nét bởi “sự hiện diện hiền mẫu” của Đức Nữ Trinh Maria. Lòng hiếu thảo và Giáo Thuyết  của Đức Gioan Phaolô II, cả hai đều bắt nguồn trong đất mầu của tuổi thiếu niên trên đất Ba Lan quí yêu của Ngài.
CHƯƠNG 2 : BÉ MỒ CÔI Ở WADOWICE : ĐỨC MARIA LÀM MẸ

Karol Wojtyla sinh ngày 18 tháng 5 năm 1920. Bé mất mẹ, là bà Emilia Kakorrows, ngày 13 tháng 4 năm 1929, lúc cậu chưa tròn 9 tuổi.
Ngài ghi trong sách về ơn gọi linh mục của mình rằng: “ Khi tôi mất mẹ, tôi chưa được rước lễ lần đầu. tôi mới độ 9 tuổi, cho nên tôi không nhớ rõ ràng về những gì mẹ tôi đã chăm dưỡng tôi. Nhưng chắc chắn sự chăm sóc ấy rất quan trọng, đặc biệt là việc giáo dục tôn giáo cho tôi. Sau khi mẹ tôi qua đời, người anh trưởng của tôi Chúa cũng cất về. Tôi còn một mình với cha tôi, một ông già rất hiền lành và sùng đạo.. Gương của cha tôi cách nào đó, đã là chủng viện trước tiên của tôi”. (Jean-Paul II: Ơn Gọi của tôi, Ma Vacation, don et mysrère, Bayard-Cerf-Fleurus-Téqui, 1996, tr. 34).
Karol Wojtyla mất anh là Edmund năm 1932. Người ta biết, theo trong cuốn tiểu sử đồ sộ của George Weigel viết về Đức Giáo Hoàng đã trưng dẫn cuốn sách mang tựa đề: “Đức Gioan Phaolô II chứng nhận niềm hy vọng” (Jean Phaul II, Témoin de l’Espérance” của Jean Claude Lartés, 1999 trang 43). Ông này đã viết rằng cậu Karol Wojtyla có một người chị cả mất khi còn bé, mà chẳng ai biết gì đến cô, cả đến tên nữa. Sau này người ta được biết qua lời Đức Giáo Hoàng kể lại về người chị này trong chúc thư của ngài.
Nhiều người đã viết để giải thích và suy diễn nhiều về trường hợp cái chết sớm của mẹ cậu bé Karol Wojtyla. Có nhiều ký giả còn quyết đoán, dựa vào khoa phân tâm học để giải thích cho rằng lòng sùng mộ Đức Maria của cậu Karol Wojtyla, lòng sùng mộ này có lẽ hệ tại ở việc chuyển đổi tình yêu mến từ người mẹ trần thế đến người mẹ thiêng liêng trên trời mà thôi.
-Nhiều người dã đi tới khẳng định rằng Giáo Huấn của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về phụ nữ và bí tích truyền chức, phản ánh một quan niệm không vững về phụ nữ, có từ sự qua đời của bà Emila”-
Trường hợp của Đức Gioan Phaolô II chẳng lẽ chúng ta không thể so sánh được với trường hợp của thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu tại Lisieux, vị thánh này cũng mồ côi mẹ, và dành cho cha một sự trọng kính rất sâu xa ư? Chắc chắn là nơi Đức Gioan Phaolô II và nơi thánh nữ Têrêsa tại Lisieux, Đức Maria trước hết là “người mẹ”. Đức Maria là mẹ hơn là Nữ Vương. Nói theo kiểu nói thời danh của thánh Têrêsa vậy. Tiếng “mẹ”, có thể vang dội cách đặc biệt mạnh mẽ, khi ta phải đau đớn lúc còn rất trẻ đã mất mẹ trên đời, đã mồ côi mẹ. Chắc chắn là điều bất hạnh và đau khổ nhất trên đời, dù ta không thể giải thích được lý do tại sao.

. Xin Đức Maria Đi Với Chúng Con!
Giữa làng Wadơwice có nhà thờ kính Đức Mẹ. Ở đây cậu Karol Wojtyla đã được rửa tội. Tại ngôi đền thờ  này người ta tôn kính bản sao bức ảnh Đức Nữ Trinh Da Đen (Notre Dame), là ảnh tượng thuộc quốc gia Ba Lan. Cũng có mộr nhà nguyện bên cạnh, dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tước hiệu của Đức Maria gắn với linh đạo Dòng Kín Carmelô. Xa xa trên đồi lại có nhà Dòng các cha dòng Carmelô –(Xin nhắc lại rằng danh xưng đúng là Dòng Rất Thánh Đức Nữ Trinh Núi Carmelô)- Như thế, là Dòng chủ yếu của Đức Mẹ. Ngay từ ban đầu thuộc thế kỷ 13, các cha Dòng phổ biến lòng mộ mến Áo Đức Mẹ Núi Carmelô. Đức Giáo Hoàng nhớ lại: “Tôi cũng nhận áo Đức Mẹ, hình như vào lúc 10 tuổi, và tôi mang áo ấy mãi! Vì thế mà thành hình nơi tôi, trong nhà thờ giáo xứ cũng như trong nhà thờ Dòng Kín lòng sùng kính Đức Mẹ trong thời niên thiếu và tuổi thanh niên của tôi”. (Ma Vocation tr. 41, xem Đức Giáo Hoàng: Hãy Vào Đường Hy Vọng Plon 1994 tr. 401-Thư Lettre pour l’anné mariale Carméli-taire, 25.3. 2001: “Tôi cũng mang trong trái tim tôi, từ đó và lâu năm, Áo Đức Bà Núi Carmelô!)-
Mang Áo Đức Mẹ Carmelô trước là để giúp ta luôn nhớ tới sự phù hộ của Đức Nữ Trinh Maria dọc suốt cả cuộc đờ, sau là để xin Đức Mẹ gìn giữ luôn sống đẹp lòng Chúa. Đức Giáo hoàng cũng thế, ngài mang áo này mãi cho tới giờ phút ngài qua đời. Đó là áo che chắn giúp người Kitô hữu tránh xa kẻ thù là tội lỗi và luôn sống gắn bó với Đức Mẹ bằng lời cầu nguyện và đời sống nội tâm. Đối với những người mang áo ấy, lòng sùng kính Đức Maria  không chỉ  hời hợt ở bên ngoài da thịt, mà còn trở nên rất sâu xa trong đời sống đức tin nữa.
Tại Ba Lan, cách xa Wadowice độ mươi cây số, có một trong nhiều “nơi cao”. Nơi hành hương trong xứ là Kalawaria Zebrzydowska. Thánh điện này có hai đường đi tới: một đường đi tới Chúa Giêsu, được điểm bằng hai mươi bốn nhà nguyện, và một đường đi tới Đức Mẹ có hai mươi mốt nhà nguyện. Nơi hai con đường giao nhau, có nhà nguyện lớn hơn cả, nhà nguyện này dâng kính Đức Mẹ Lên Trời. Tại đây, cứ ngày 15 tháng 8 hằng năm dân chúng từ khắp miền Nam Ba Lan theo truyền thống tuốn về đông đảo làm nên một cuộc hành hương vĩ đại kính viếng Đức Mẹ.
Vẻ sắp đặt địa lý của thánh điện, mang cả một ý nghĩa thần học, mà cậu Karol Wojtyla thời trẻ cũng như về sau khi là vị Tổng Giám Mục Cracovie, đã không bỏ bất cứ cơ hội nào thuận tiện để tới đó suy gẫm và cầu nguyện. Những ý tưởng về “con đường”, “tiến bước”, “hành hương” rất thiết yếu trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Chắc hẳn Ngài đã gặp được ở nơi đây nguồn cảm hứng phong phú. Hai con đường của Đức Maria và con đường của Chúa Giêsu Kitô lại gặp nhau tại Kalwaria. Người ta nghĩ, theo từng bước chân ngài là lòng sùng kính Đức Maria đưa tới Chúa Kitô, lòng sùng kính này chỉ có thể là căn bản vững chắc dẫn tới Chúa Giêsu Kitô mà thôi.
Chính Đức Giáo Hoàng đã kể lại rằng trong những lần ngài kính viếng Kalawaria trước kia, còn ghi đậm nét lòng hiếu thảo yêu mến một cách rất sâu xa đối với Đức Maria. Ngài viết: “Một dạng sùng kính khác đối với Đức Mẹ, tôi thấy đó là những cuộc hành hương thánh thiện truyền thống đi tới Kalawaria Zebrzydowska “Nơi Cao” của vùng này. Nơi đây có đăc điểm không chỉ tập trung vào Đức Maria mà còn là điểm để đi tới Chúa Kitô. Nơi đây tôi được liên kết chặt chẽ với chiều kích Kitô học. Chính đó là điều tôi học được từ những cuộc hành hương tới Kalwaria Zebrzydowska. -(Hãy vào đường hy vọng tr. 308-309:)-
Ngay từ thuở bé, và hơn nữa khi làm linh mục, làm giám mục, tôi hằng được dẫn tới những con đường mòn của Đức Mẹ tại Kalwaria Zebrzydowska. Tôi thường tới đó và một mình thong thả bước đi theo dọc con đường mòn, đọc kinh dâng lên Chúa Kitô và dâng lên Mẹ các vấn đề của Giáo Hội”, (Ma Vacation tr. 44).
Nhân dịp cuối cùng ngài hành hương về Ba Lan thăm quê hương hồi tháng 8 năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đặc biệt muốn tới thánh điện rất yêu quí Kalwaria này.
Thời trai trẻ học trung học, Karol Wojtyla đã là thành viên Hội Con Đức Mẹ, qui tụ các thanh niên, với mục đích chấn hưng lòng sùng kính Đức Mẹ Thiên Chúa. Đã hai lần, Karol Wojtyla được chọn làm Hội Trưởng (1936-1937). Trong đệ nhị thế chiến năm 1941, tại giáo xứ dòng thánh Don Bosco, khu phố Debniki tại Cracovie, người sinh viên trẻ Karol Wojtyla tham gia nhóm bạn trẻ qui tụ chung quanh anh Jan Tyranowski, khi hàng giáo sĩ Dòng đã bị Đức Quốc Xã bắt đi. Anh thanh niên “người thợ may thần nhiệm” này đã thi hành huấn quyền thiêng liêng giúp các bạn trẻ khu phố. Nhân vật lạ lùng này chỉ tự học trong tủ sách anh lưu trữ được những điều về Chúa và Đức Mẹ, thế nhưng anh đã có một đức tin và lòng đạo đức vững vàng, đặc biệt là lòng sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.
Anh lập nhóm “Kinh Mân Côi sống động” anh đưa các “đệ tử” tập đọc về thánh Gioan Thánh Giá và về thánh nữ Têrêsa Avila. Karol Wojtyla trở thành một trong những thành viên sốt sắng đi đầu và thủ lãnh nhóm”Kinh Mân Côi sống động” gồm sáu chục hội viên. Việc đó không có nghĩa là không gặp những nguy hiểm trong những năm chiến tranh. Thời đó, tất cả những sinh hoạt tập thể và những cuộc hội họp đều bị cấm nghiêm ngặt nên những sinh hoạt hay các buổi cầu nguyện và hội họp của nhóm đều phải họp lén lút.
Sau này khi nhắc lại thời khó khăn ấy, Đức Giáo Hoàng đã tâm sự Ngài còn giữ mãi lòng biết ơn sâu xa đối với anh Jan Tyranowski. Qua anh, ngài đã được tăng cường những điều đã nảy mầm tại nhà thờ giáo xứ Wadowice cũng như tại tu viện các cha Dòng Carmelô về linh đạo Carmelô của lòng sùng kính Mẹ và thần học về Đức Maria.

. Một Trái Tim Hiền Mẫu
Trong phần gợi nhớ qua tuổi thơ và tuổi thanh niên của Đức Giáo Hoàng, chúng ta thấy như vậy là đã đặt xong những trục lớn về Thánh Mẫu Học của ngài:
-                    Trung tâm là Chúa Kitô,
-                    Tính năng động của hành trình,
-                    Sắc thái linh đạo Carmelô
-                    Lòng hiền mẫu của Mẹ Maria.
Chắc chắn điều sau cùng này là nét nổi bật trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Hơn các từ khác, ngài ưa thích từ “mẹ” để chỉ về Đức Trinh Nữ Maria:
Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa,
Mẹ Đấng Cứu Chuộc,
Mẹ của Giáo Hội,
Mẹ của loài người.
Mẹ sinh ra niềm hy vọng.
Mẹ của các linh mục,
Mẹ ban bình an,
Mẹ của ơn giao hoà,
Mẹ chỉ bảo đàng lành v.v.
Trong thông điệp Redemptoris Mater, Mẹ Chúa Cứu Chuộc, danh từ “Mẹ” được viết tới 214 lần, danh từ “lòng mẹ” được viết 61 lần, và danh từ “thuộc về mẹ” được viết 37 lần! Cứ luật chung, tĩnh từ này chỉ tính chất các điều liên hệ tới Đức Maria: vai trò hiền mẫu vì sự cầu bầu của Mẹ hiền

. Một Trái tim hiền mẫu,
Việc nâng đỡ từ mẹ hiền, sự trung gian của mẹ hiền, sự hiện diện của Mẹ hiền, v.v. Đây phải làm cho ta hiểu, như ngài đã viết trong Thông điệp đầu tay: “theo chiều hướng nào, Giáo Hội luôn cần đến Mẹ, đặc biệt trong thời đại chúng ta cần đến một người mẹ” –(Redemptoris Hominis 1979, số 22)-.
Lúc dịch sang Anh ngữ cuốn Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, một số những người đòi luật nữ quyền muốn rằng Thiên Chúa không những được gọi là cha, mà cũng gọi là mẹ nữa. Quả thực thì Thiên Chúa vượt ra ngoài dị biệt giới tính. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chính thức mạc khải ngài là cha của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Tuyệt nhiên Thiên Chúa không thể là mẹ của Chúa Giêsu, vì mẹ Chúa Giêsu là Mẹ Maria. Qủa thực, trong Đức Mẹ Maria có một điều gì đó- theo nghĩa nào đó- chứng tỏ một chiều kích hiền mẫu của tình yêu của Thiên Chúa. Trong cuộc triều yết chung ngày 15 tháng 10 năm 1997 Đức Giáo Hoàng đã giải thích: “Khi chọn Đức Maria làm mẹ cả nhân loại, Cha trên trời đã muốn mạc khải chiều kích có thể gọi là hiền mẫu của lòng Thiên Chúa âu yếm thương ta”.

. Một Trái Tim Đại Kết
Việc nhấn mạnh về mẫu tính của Đức Maria cũng có tầm vóc đại kết. Người ta đều biết ông Luther gắn bó tầm quan trọng hàng đầu với Công Đồng Ephesô và từ ngữ Théotokos : Đức Mẹ Chúa Trời. Trong chú giải ca vịnh Magnificat, ông Luther viết rằng ta không thể tóm gọn các điều lạ lùng mà Thiên Chúa đã làm cho Đức Maria Nữ Trinh. Ông giải thích thêm: Vì thế, người ta tóm lược tất cả danh từ Đức Maria vào một từ, khi gọi Ngài là Mẹ Thiên Chúa (Théotokos). Khi nói về Ngài, khi thân thưa với Ngài, không ai có thể nói gì cao trọng hơn được nữa, dù họ có nhiều miệng lưỡi như lá cây, dù họ có nhiều miệng lưỡi như lá cỏ, như sao trên trời và như cát dưới biển. Phải có một tập trung sâu xa mà xem xét danh từ “Mẹ Thiên Chúa: Theotokos” là gì -(Luther: Traité sur le Magnifi-cat- Luận khảo về Ca Vinh Magnifi-cat, 1521., Những nghiên cứu về bút tích của Luther đã góp phần vào việc tạo nên sự chú ý mới của Tin Lành và Anh Giáo, về nhiều chủ đề khác nhau trong giáo lý về Đức Maria. Cho nên Giáo Hội Công Giáo rất vui mừng khi thấy những anh em không Công Giáo tôn vinh Đức Maria. Như vậy đã tỏ bày tính hiền mẫu phổ quát của Đức Mẹ. Điều này có thể giúp chúng ta xích lại gần nhau hơn và xóa bỏ những chia rẽ đã làm dịp tạo nên biết bao đau khổ cho bao nhiêu người qua bao thế hệ” (Đức Gioan Phaolô II: triều yết chung ngày 12 tháng 11 năm 1997).
Về phần Chính Thống giáo, người ta làm nổi bật hết những gì đã bao hàm trong khẳng định tín điều ấy, tại Công Đồng Ephêsô, tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Vì vậy, thế giới Chính Thống giáo giữ im lặng đối với những tín điều mới về Đức Maria. Trong những  chủ đề phải đào sâu để đạt tới một sự đồng tâm nhất trí chân thực trong Đức Tin, mà lòng nhiệt thành đại kết của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được mọi người đều biết. Ngài đã kể: “Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa và là Ảnh thánh của Giáo Hội, Mẹ tinh thần hằng chuyển cầu cho các môn đệ Chúa Kitô và cho cả nhân loại. (Ut unum sint, thông điệp năm 1995, số 7)
Không có  chút hồ nghi nào, việc Đức Nữ Trinh Maria, như người mẹ rất dịu hiền, hằng làm việc cho cuộc giao hoà trong gia đình này của Thiên Chúa. Người ta có thể vững tâm tin tưởng rằng không có trái tim đại kết nào quan trọng và nhiệt tình hơn trái tim đại kết của Đức Maria (triều yết chung ngày 11 tháng 5 năm 1983).

. Hiện Diện Dịu Dàng
Khái niệm về “lòng mẹ” chắc cũng có trong thần học của Đức Gioan Phaolô II, theo một chiều kích triết học. Khái niệm ấy gắn liền với chủ đề “ngôi vị” y như đã được khai triển, chẳng hạn nơi Em-manuel  Mounier, theo luồng “học thuyết nhân vị cộng đồng (Về ảnh hưởng của E. Mounier đối với Karol Wojtyla, xem Rocco Bultiglione: La pensée de Karol Wojtyla, Fayard, 1984).
Như Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh trong Thông Điệp Redemptoris Mater: “Tình Mẹ có đặc tính là qui vào nhân vị. Tình mẹ hằng xác định một quan hệ duy nhất tuyệt đối giữa hai nhân vị: quan hệ mẹ với con và con với mẹ. Cả khi một phụ nữ có đông con, thì mối tương quan riêng biệt với từng người con cũng là đặc điểm tình mẫu tử trong yếu tính làm mẹ. Quả thế, mỗi người con được sinh ra một cách duy nhất tuyệt đối, và việc ấy cũng đủ là giá trị cho mẹ cũng như cho con. Mỗi người con, một cách duy nhất, được bao bọc bằng tình yêu hiền mẫu, trên tình yêu ấy thiết lập cả việc giáo dục, cả việc nuôi dưỡng, cả việc trưởng thành nhân bản. Ta có thể nói được rằng có một suy loại giữa tình mẹ “trong trật tự tự nhiên” làm đặc tính giữa mẹ và con mình”.
Tình mẫu tử của Đức Maria như vậy đã cung cấp cho Đức Gioan Phaolô II không những một đề tài phong phú để suy gẫm, mà nhất thiết còn là một sự chắc chắn thanh thản về một hiện diện riêng của Đức Maria trong định mệnh từng con người và định mệnh hết mọi người. Đức Maria không bao giờ vắng mặt khỏi mọi biến cố trong cuộc đời sinh tồn cụ thể của chúng ta. Đức Mẹ cũng có một quan hệ duy nhất với lịch sử riêng tư của từng người, cũng như với vận mệnh chung của cả nhân loại.
CHƯƠNG 3 : NƯỚC BA LAN, CHIẾN THẮNG NHỜ ĐỨC MARIA

Nếu nước Pháp đã tự hào để có thể được gọi nước Pháp là “vương quốc Đức Maria”(xem: Đức Piô XI, Tông thư Galliam Ecclesiae filiam, ngày 2 tháng 3 năm 19220)- thì Ba Lan cũng không kém phần xứng đáng tự hào với danh xưng ấy. Những biến cố lớn trong lịch sử Ba Lan được ghi dấu sự hiện diện mầu nhiệm và hành động tuyệt vời của Đức Maria, Mẹ chúng ta. Đó là những bằng chứng cụ thể và đó cũng là niểm hãnh diện của dân tộc Ba Lan nữa.

. Jasn-Gora
Vào thời quân Thụy Điển nhiều lần xâm lăng như vũ bão vào Ba Lan (1655) mà trong ký ức dân tộc này đã gọi là “cơn hồng thủy Thụy Điển”, khi coi như mọi sự đã mất tất cả, khi chính đức vua và cả cơ đội đã bỏ chạy tan tác, thì chính các tu sĩ tại Jasna Gora đã vùng lên. Họ quyết chí không đầu hàng, còn đạo quân hùng mạnh Thủy Điển cũng chẳng bao giờ ngưng đánh phá trước sự cầm cự quyết liệt của các tu sĩ Ba Lan qui tụ về trong tu viện cũ kỹ này. Cuộc kháng chiến tinh thần cũng được tổ chức chung quanh tu viện rất mãnh liệt, khiến quân Thụy Điển chẳng bao lâu phải miễn cưỡng tự rút lui. Chiến thắng không thể ngờ ấy chính là nhờ cậy vào cánh tay uy quyền thánh thiêng của Mẹ Maria, mà ảnh thánh Đức Nữ Trinh Da Đen như một dấu chỉ hiện nay vẫn còn uy nghi ngự trên ngai toà ở Jasna Gora.
Theo cách dành cho ảnh thánh này một sức mạnh nào đó, ta có thể thấy ảnh hưởng của Chính Thống Giáo. Năm 966, ông hoàng Miesko I chọn Cộng đồng La Tinh hơn Cộng đồng Chính Thống Giáo phương Đông. Như thế, một cách nào đó vô tình hay hữu ý ông hoàng làm cho Ba Lan nên như nhịp cầu nối giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Do địa lý và là người Slave Công Giáo, người Ba Lan đã luôn luôn sống cởi mở về văn hóa. Giáo Hội Ba Lan một trật tự nhiên hô hấp bằng “hai lá phổi” Đông và Tây, như kiểu nói trong Thông Điệp Redemptoris Mater (số 34). Lòng say mê đại kết của Đức Gioan Phalô II chắc chắn chịu ảnh hưởng do vị trí đặc biệt này của Ba Lan.
Vua Jean Casimir công bố Mẹ Thiên Chúa là “Nữ Vương nước Ba Lan”. Từ thời đó, thánh điện Jasna Gora là nơi tập trung tất cả lịch sử Ba Lan, các biến cố trọng đại của quốc gia này được gắn liền với Jasna Gora.
Trong lần về thăm quê hương lần thứ nhất, Đức Gioan Phaolô II đã nói: “Bằng cách này hay cách khác chúng ta phải lắng nghe ở chốn này. để cảm được trái tim quốc gia Ba Lan đập nhịp nhàng thế nào trong Trái Tim của Đức Mẹ” (Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II  ngày 11 tháng 6 năm, 1979 lần thứ nhất thăm huê hương Ba Lan).
Ngay vào năm sinh Karol Wojtyla, Hồng Quân tràn đầy khắp nước cộng hoà Ba Lan. Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng 8 năm 1920, đã xẩy ra trận đánh ở sông Vistule. Những đơn vị Ba Lan do thống chế Josef Pilsudski đánh tan đạo hùng binh Hồng Quân đang là một đạo quân hùng mạnh ghê gớm,  bỗng trở thành tàn quân vô dụng. Về phía Ba Lan không tới hai trăm binh sĩ bỏ mình vì tổ quốc. Chiến thắng này rõ ràng như một phép lạ có nhiều hệ quả lịch sử không lường được. Bọn Bolchevik tiến sang phía tây đã bị chận đứng ở sông Vistule. Nếu không thì chúng đã tiến tới đâu nữa? Những biến cố đã xẩy ra lúc ấy nhằm vào chính ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, nên tự nhiên chiến thắng được hiểu là do phép lạ nhiệm mầu của Đức Mẹ. Tại Ba Lan, không thể chối Đức Maria là “Đức Nữ Vương Chiến Thắng” của dân tộc này. Đức Mẹ đã chủ trì các cuộc tái sinh đất nước xinh đẹp này, một đất nước luôn luôn bị đe dọa bởi ngoại bang, Ngài là sức mạnh của các cuộc vùng dậy của dân tộc Ba Lan. Henryk Sien-kiewiez người Ba Lan được giải thưởng Nobel về văn chương đã viết: “Đức tin của chúng tôi và lòng tin yêu mà chúng tôi bày tỏ với Đức Mẹ Maria, là cơ sở vững chắc, trên đó chúng tôi có thể tái thiết tất cả những gì còn lại”.(Henryk Sienkiwiez: Le Deluge -Hồng Thủy- 1953)
Ngày 8 tháng 9 năm 1846 trước tượng Đức Nữ Trinh Maria tại Czestochowa Đức Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan đã công bố việc hiến dâng nước Ba Lan cho Khiết Tâm Mẹ Maria. Năm 1966, năm kỷ niệm một ngàn năm nước Ba Lan tiếp nhận ánh sáng đức tin Công Giáo, Đức Hồng Y Giáo Chủ Ba Lan đã công bố việc nhân dân Ba Lan hoàn toàn tin cậy và phó dâng đất nước này cho Mẹ Thiên Chúa. Chính tại Jasna Gora, ngày 3 tháng 5, lễ Đức Maria là Nữ Vương của Ba Lan vị chủ tế cũng đã nhắc lại lời khấn hứa này.
Trong những lần hành hương về Ba Lan, Đức Giáo Hoàng còn nhắc lại cho mọi người đồng hương về những biến cố trọng đại này. Lần thứ nhất Tông du về Ba Lan năm 1979, Đức Giáo Hoàng tuyên bố: “Tại thánh điện Jasna Gora này, quê hương trần thế của tôi là Ba Lan, tôi muốn trước tiên chuẩn nhận các việc hiến dâng và tin cậy đã nhiều lần nhiều cách nhiều dịp đã từng được Đức Hồng Y Giáo chủ và Hàng Giám mục Ba Lan tuyên đọc. Một cách rất đặc biệt, tôi muốn chuẩn nhận và lập lại bản hiến dâng đã đọc tại Jasna Gora ngày 3 tháng 5 năm 1966 vào dịp kỷ niệm một ngàn năm của giáo hội Ba Lan. Qua hành vi ấy, lạy Mẹ Thiên Chúa, các Giám mục Ba Lan dâng mình cho Đức Mẹ, trong việc “yêu thương phục vụ của Mẹ”, đã muốn phục vụ đại cuộc của nền tự do của Giáo Hội và quê hương Ba Lan. (Bài diễn văn tại Jasna Gora ngày 4 tháng 6 năm 1979).
Lần thứ hai Đức Giáo Hoàng về Ba Lan đã xẩy ra giữa những hoàn cảnh đặc biệt thê thảm gây cấn năm 1983. Ở đây, Đức Giáo Hoàng trình bày thánh điện Jasna Gora như một “Cana tại xứ Galilêa” của nước Ba Lan. Ngài kêu xin: “Thưa Mẹ, xin Mẹ hãy nói với Con của Mẹ về những thách đố vô vàn khó khăn trong những ngày này của chúng con”. (Đức Gioan Phaolô II bài giảng tại Jasna Gora ngày 19 tháng 6 năm 1983). Rồi Đức Giáo Hoàng chú giải “tiếng kêu từ Jasna Gora, đây là lời kinh nhiều lần người Ba Lan đã từng nhắc lại: “Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương nước Ba Lan! Con ở ngay bên Mẹ, con nhớ đến Mẹ, con canh thức cùng Mẹ”.
Theo Đức Gioan Phaolô II, những lời này có ý chứng thực “sự hiện diện thiêng liêng của Mẹ Thiên Chúa” qua các thế hệ Ba Lan, và tình yêu của Đức Mẹ hằng bao bọc nước Ba Lan và mọi tầng lớp, mọi thế hệ người Ba Lan.

. Đừng Sợ !
Đức Maria là diễn viên chính của lịch sử nước Ba Lan. Xác tín này đã được in sâu trong lòng người Ba Lan. Cách riêng, Đức Maria lại ban niềm tin cậy khi mọi sự như đã mất, Ngài lại hiện diện và hành động trong lịch sử mọi người, với sự chắm sóc của Mẹ hiền, Đức Mẹ vẫn là người liên kết mọi người chúng ta cùng Chúa Quan Phòng. Vai trò vũ trụ và quan phòng của Mẹ Maria là một nét đậm ý nghĩa của lòng hiếu thảo và thần học về Đức Maria của Đức Gioan Phaolô II. Đức Giáo Hoàng đến làm sống lại những gì mà khái niệm về mẹ nơi lòng con cái Ba Lan đã một phần nào bị phai nhạt, nay cần phải làm sống lại đậm đà đi vào đời sống nội tâm của mọi người. Ngài dấn mạnh: “Đức Mẹ Maria là:
. Người Nữ can trường (Cách Ngôn 31)
. Người Nữ trong sách Khải Huyền (KH.12) tiến vào cuộc chiến vĩ đại chống con rồng hoả ngục,
. Đức Maria là Người Nữ chiến thắng được hình dung bởi Yael (Quan Án, 5) là Judich, là Esther.
. Đức Mẹ không sợ hãi gì, Đức Mẹ như đạo quân sắp hàng vào trận, mang hàng ngàn thuẫn chắn (Diễm Ca 4,4;6,4)
. Đức Mẹ là người nữ mảnh khảnh mà bền vững vô cùng làm cho lòng chúng ta vui mừng vững vàng vì chắc chắn “Con Rồng ấy không mạnh hơn Bà Đẹp tuyệt vời. Chúng ta hãy luôn bám chặt lấy Mẹ” (Lời nguyện của Đức Gioan Phaolô II trong lễ bế mạc Năm Thánh kính Đức Mẹ, ngày 15 tháng 8 năm 1988).
Nhiều lần Đức Giáo Hoàng lập lại và lấy làm như của Ngài lời nói của Đức Hồng Y Hlond: “Chiến thắng sẽ đến qua Đức Maria”. Người ta gặp lại lời này mãi tới di chúc ngài công bố ngày 7 tháng 4 năm 2005. (Di chúc của Đức Gioan Phalô II: tờ ghi ngày 18 tháng 3 năm 2000).
Ta cũng có thể nói rằng Ngài dùng câu ấy làm nên một trong những xác tín mạnh mẽ đời Giáo Hoàng của Ngài. Chính sự chắc chắn ấy làm nên lòng dũng cảm phi thường của Ngài.
Câu nói rất thời danh “Anh em đừng sợ!” ngày 22 tháng 10 năm 1978 cũng là tiếng kêu lên của Mẹ Maria, như Đức Gioan Phaolô II giải thích: “ Jasna Gora đã đi vào lịch sử Tổ Quốc tôi từ thế kỷ 17, như một loại câu “chúng con đừng sợ!” phán ra từ Chúa Kitô qua miệng Thánh Mẫu của Chúa. Ngày 22 tháng 10 năm 1978, khi tôi tiếp nhận di sản Rôma của thừa tác vụ thánh Phêrô, cảm nghiệm ấy về Đức Maria, mà đất nước Ba Lan tôi đã sống, đã ghi sâu trong ký ức tôi. Chúa Kitô đã nói với các Tông Đồ và mấy phụ nữ sau khi Chúa sống lại: “Các con đừng sợ !”. Các bản văn Tin Mừng không nói cho ta rằng Đức Maria không nói rằng Đức Maria đã nhận được lời khuyến khích đó. Rất mạnh tin, Đức Mẹ đã từng không sợ. Chính cảm nghiệm xứ sở tôi đã trải qua, cảm nghiệm ấy truớc nhất đã làm cho tôi hiểu rằng Đức Maria tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô. Tôi cũng đã trực tiếp biết từ Đức Hồng Y Stephan Wysznski rằng vị tiền nhiệm của ngài là Đức Hồng Y August Hland trước khi chết đã nói lên lời tiên tri: “Chiến thắng -khi nào đến- sẽ đến, nhờ Mẹ Maria”.
Suốt thời kỳ thi hành thừa tác vụ mục tử tại Ba Lan, tôi đã chứng kiến sự hoàn thành lời ấy. Khi tôi được tuyển làm Giáo Hoàng, đương đầu với bao khó khăn của Giáo Hội, thì trực giác, xác tín ấy hằng ở với tôi: trong chiều kích cả thế giới cũng vậy, chiến thắng nếu đến, cũng là dành được bởi Đức Maria. Chúa Kitô sẽ khải thắng qua Đức Maria. Chúa muốn Đức Mẹ liên kết với các chiến thắng của Giáo Hội trong thế giới ngày mai. -(Đức Gioan Phaolô II, Entrez dans l’Espérance, tr. 319). Huấn dụ của Ngài tại Jasna Gora ngày 19 tháng 6 năm 1983, Ngài đã cầu nguyện: “Thưa Mẹ, hai năm đã qua, từ buổi trưa mà Mẹ đã cứu mạng sống con. Việc ấy, xẩy ra tại quang trường thánh Phêrô. Ở đấy trong triều yết chung, một viên đạn đã bắn vào con, lẽ ra viên đạn ấy đã lấy mạng sống con… Đức Hồng Y August Hland, ngài vẫn có lòng tôn kính Mẹ lắm, trên giường hấp hối ngài đã nói những lời này: “chiến thắng-khi nào đến-sẽ đến, nhờ Mẹ Maria”- Con đã nhìn thấy bàn tay hiềm mẫu của Mẹ”. Việc chắc chắn sẽ chiến thắng nhờ Đức Maria lại chiếu luồng sáng mới vào những biến cố trọng đại trong nhiệm kỳ giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II.. Fatima: Một Dấu Chỉ của Chúa Quan Phòng.
Việc mưu sát có tổ chức chống Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 13 tháng 5 năm 1981, mà ngài thoát chết cách lạ lùng, là một ví dụ rất cụ thể và chính xác. Đức Giáo Hoàng không ngớt nói rằng chính Đức Nữ Trinh Maria đã cứu ngài. Những lời ngài tuyên bố về biến cố kinh hoàng này rất là nhiều. Đặc biệt, những lời ngài nói tại Fatima, ngài tới đây tạ ơn Đức Nữ Trinh Maria đã can thiệp trực tiếp để cứu chữa ngài. Sự trùng hợp hai ngày –ngày 13 tháng 5 cũng là lễ Đức Mẹ Fatima- được Đức Gioan Phaolô II giải thích ngày này, như một dấu chỉ Chúa Quan Phòng –(Về đề tài này có thể đọc cuốn sách rất gợi ý của ký giả Bồ Đào Nha, Aura Miguel: Le secret de Jean Paul II, Mame Plon 2000)- Đức Thánh Cha nói: “Làm sao tôi có thể quên được biến cố tại quảng trường thánh Phêrô đã xẩy ra vào ngày giờ , mà từ hơn sáu mươi năm nay ta kính nhớ tại Fatima nước Bồ Đào Nha, Đức Mẹ Chúa Kitô hiện ra lần thứ nhất cho ba trẻ em nhà quê nghèo nàn được trông thấy? Bởi vì thật hôm ấy tôi cảm được trong mọi sự đã xẩy ra có sự phù hộ ngoại thường của Mẹ hiền đã tỏ ra hùng mạnh hơn viên đạn ghê sợ và sự chết”.(Triều yết chung ngày thứ Tư 7 tháng 10 năm 1981).
Chính Đức Giáo Hoàng đã đích thân đến Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1982 để tạ ơn Đấng “đã che chở ngài như Mẹ hiền, vào hôm mưu sát ấy, nhờ Đức Mẹ “mà ngài còn sống” và “bàn tay Mẹ đã hướng viên đạn đi chỗ khác”. Vụ mưu sát tại quảng trường thánh Phêrô đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Đức Thánh Cha về sứ điệp từ Fatima. (Về liên hệ Fatima với linh đạo Đức Mẹ núi Carmelô, xem tác giả Joseph de Saint Marie: La Vierge du mont Carmel, Mystère et Prophétie: Elia, Thérèse d’Avila Fatima-Lechielleux 1985, tr. 262-287).
Ba trẻ em tại Fatima được thấy Đức Mẹ núi Carmelô, khi Đức Mẹ hiện ra lần cuối, ngày 13 tháng 10 1917. Nguồn gốc dòng Carmelô là việc hiến dâng Dòng cho Đức Maria trên núi Carmelô. Dòng Carmelô có ơn gọi là tỏ bày sự khải thắng của Đức Maria là Mẹ thông ơn sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa (tr.285). Ở đây ta gặp những chủ đề lớn của Fatima: hiến dâng cho Đức Maria, sự khải thắng của Đức Mẹ, việc cầu bầu của Đức Mẹ v.v. tất cả đều là những chủ đề lớn trong tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II suy nghĩ về Đức Mẹ Maria”-
Đức Giáo Hoàng kể việc khám phá ấy sau vụ tấn công ngài như thế nào, và sứ điệp ấy ngài thấy là có tính thời sự cấp bách như thế nào. Ngài nói về ba trẻ Bồ Đào Nha tại Fatima, những trẻ hôm trước ngày cách mạng tháng Mười đã nghe Đức Nữ Trinh Maria nói: “Nước Nga sẽ trở lại” và “sau cùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ sẽ thắng”.

. Đế Quốc Sô Viết Sụp Đổ
Sứ điệp này hình như nối kết nỗi lo âu và niềm xác tín sâu xa của Đức Giáo Hoàng.
Lo âu: những tàn phá của chủ nghĩa cộng sản.
Niềm xác tín: chiến thắng của Đức Maria.
Từ bấy giờ, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không ngừng dâng cả thế giới và riêng nước Nga cho Trái Tim Đức Mẹ Vô Nhiễm, cùng với sự hiệp thông của hàng Giám mục hoàn vũ như Đức Mẹ Fatima đã yêu cầu.
Việc hiến dâng này đã tổ chức tại Rôma trước tượng Đức Mẹ Fatima được đặc biệt đưa từ Bồ Đào Nha tới vào ngày này, ngày 25 tháng 3 năm 1984.(Về những biến cố và những hoàn cảnh này, xin xem Aura Miguel)-.
Những biến cố ngạc nhiên tiếp theo, việc ông Mikhail Gorbachev lên nắm quyền chức năm 1985, sự tan rã Khối Đông Âu, sự đổ sập chủ nghĩa công sản ở đây, việc phá đổ bức tường Bá Linh ở Đức năm 1989, được Đức Giáo Hoàng đọc như có gắn liền cách mầu nhiệm với việc hiến dâng mà Đức Nữ Trinh Maria ở Fatima đã yêu cầu. Không được nghi ngờ, Đức Gioan Phaolô II đã dành vai trò đặc biệt cho Đức Nữ Trinh Maria trong việc sụp đổ đế quốc Sô Viết.
Chắc chắn ở đây có những  đường sức lạ lùng nhất, độc đáo nhất của tư tưởng về Đức Maria của vị Giáo Hoàng quá cố.
Đối với ngài, không bao giờ Đức Mẹ Maria là một pho tượng để tôn kính. Đức Mẹ Maria là một người hiện diện hành động. Danh từ “hiện diện” đồng hành lại hằng ngày trở lại, khi Đức Giáo Hoàng nói về Đức Mẹ Maria. Đức Mẹ là một sức mạnh thiêng liêng nhập cuộc một cách chính yếu trong cuộc chiến vũ trụ mà sách Khải Huyền đã mô tả.
Lòng sùng mộ của Đức Gioan Phaolô II đối với Đức Nữ Trinh Maria không ở thể tình cảm hay hời hợt. Đức Nữ Trinh Maria là Đức Mẹ của các cuộc chiến thắng. Ngài vẫn bao trùm khắp cõi mênh mông thời gian và không gian bằng sự hiện diện hiền mẫu tác động của Ngài. Vì thế, Đức Giáo Hoàng không e ngại phó thác cho Đức Mẹ cả nhân loại và cả Ngàn Năm Thứ Ba này. Hành vi tín thác mà Đức Giáo Hoàng làm theo chiều hướng này, trước mặt đông đảo các vị Giám Mục đến Rôma, ngày 8 tháng 10 năm 2000 biểu lộ điều ấy cách tuyệt vời. Ngài nói: “Thưa Mẹ, hôm nay chúng con xin phó thác cho Mẹ cả tương lai đang chờ chúng con. Xin Mẹ đồng hành với chúng con trên đường dương thế. Ôi! Bình minh báo ơn cứu độ, chúng con phó thác cho Mẹ hành trình của chúng con trong Ngàn Năm Thứ Ba mới này, để nhờ Mẹ dẫn dắt, hết mọi người tìm được Chúa Kitô, là Ánh Sáng cho thế gian và là Chúa Cứu Chuộc duy nhất”.“Đức Gioan Phaolô II, Acte de Confiance: Kinh phó thác, ngày 8 tháng 10 năm 2000).
Đức Maria không chỉ là một cuốn sách hay, ảnh đẹp để chúng ta ngây ngất chiêm ngắm. Đức Mẹ không chỉ là mẫu gương đẹp của quá khứ phải bắt chước, Đức Mẹ “mở cuộc tiến bước” “xem Lumen Genti-um số 65”. Đức Mẹ tiến bước cùng với chúng ta, Mẹ đồng hành với chúng ta như thuở xưa Hòm Giao Ước của Thiên Chúa, tiến bước với dân Ngài và bảo đảm cho dân được chiến thắng (1 Sam. 4,7). Đối với Đức Giáo Hoàng thì chắc chắn: Chiến thắng sẽ dến, nhờ Mẹ Maria.
CHƯƠNG 4 : KHẢO LUẬN

Lòng  Sùng Kính Chân Thực:
Totus Tuus
. Thánh Louis-Marie Grignion de Monford
Không thế nói về Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II mà không nhắc tới thánh Louis-Marie Grignion de Monfort (1673-1716). Nhiều lần Đức Thánh Cha tiết lộ rằng việc đọc Traité de la Vraie Dévotion: “Khảo Luận Lòng Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh Louis-Marie Grinion de Monford đã lập ra khúc quanh quyết định cho linh đạo về Đức Maria của Ngài. Thật vậy, ta đã thấy ngay từ thời thơ bé, Karol Wojtyla hằng nuôi dưỡng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa. Tuy nhiên, cả một thời kỳ khá dài, cậu vẫn biết một việc phải đặt lại vấn đề cách nghiêm chỉnh cho đời sống tâm linh của mình.
Khi chuẩn bị vào Chủng Viện, cậu đã e ngại việc tôn kính Đức Maria sẽ làm tổn thương tới quyền tối thượng trong việc phụng thờ Chúa Kitô. Việc quá đáng trong một cách sùng kính nào đó đối với Đức Maria lại chẳng có cơ nguy che bóng trên việc thờ phượng Đấng Cứu Chuộc duy nhất của loài người sao? Câu trả lời cho câu hỏi trên như được Chúa quan phòng ban cho, qua tiểu luận của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort. Chính Đức Gioan Phaolô II  kể lại biến cố này: “Đọc cuốn sách “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” đã ghi trong đời tôi một khúc quanh quyết định. Tôi nói “khúc quanh”, chứ thực là đường dài nội tâm trùng hợp với việc tôi kín đáo chuẩn bị tới chức linh mục. Chính lúc ấy tôi say mê đọc cuốn sách khảo luận này, một trong những sách mà tôi đã đọc rồi, tôi còn đọc đi đọc lại biết bao nhiêu lần! Tôi nhớ là tôi đã cẩn thận giữ cuốn sách này đã lâu lắm rồi, đến nỗi rách cả bìa và đã bị vôi dính cả vào mấy trang sách.
Chẳng bao lâu, tôi thấy ngay rằng bên kia hình dáng “xộc xệch” của cuốn sách, lại bàn tới nhiều điều căn bản vô cùng hữu ích. Nhờ đó, tôi thấy rằng lòng sùng kính thời thơ bé và cả thời thiếu niên của tôi đối với Đức Mẹ Chúa Kitô đã nhường chỗ cho một thái độ mới là chính lòng sùng kính từ thẳm sâu đức tin của tôi, như thế là từ nơi tâm điểm thực tại Chúa Ba Ngôi và Kitô học.
Khi mà từ trước tôi vẫn dè dặt vì sợ lòng sùng kính Đức Maria che khuất Chúa Kitô, thay vì nhường bước cho Chúa, nhờ ánh sáng cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” của thánh Grignion de Monfort tôi mới hiểu rằng thực tế không phải như thế. Mối liên hệ của chúng ta với Mẹ Thiên Chúa kết quả thực tế từ liên lạc của ta với mầu nhiệm Chúa Kitô, cho nên không có vấn đề là Đấng này làm ngăn trở ta thấy Đấng kia. Hơn thế ta còn có thể nói rằng bao người cố gắng học biết và yêu mến Chúa Kitô, thì chính Chúa Kitô chỉ rõ Mẹ Ngài cho họ, như Chúa đã làm trên núi Calvariô cho môn đệ Gioan yêu qúi của Ngài.

. Con Hãy Yêu Mến Ngài
Như Cha Đã Yêu Mến Ngài
Đức Giáo Hoàng đã không ngần ngại nói việc đọc sách “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” như một mạc khải thực, giúp ngài một cuộc trở lại. Từ đấy, lòng ngài sùng kính Đức Maria không ở bên lề việc phụng thờ Chúa Giêsu Kitô, càng không thay chỗ việc phụng thờ này. Cả hai thực tế “thờ Chúa, kính Mẹ” được liên kết cách hữu hình rất chặt chẽ. Không những vì bất cứ viêc nào sùng kính Mẹ Thiên Chúa cũng phải qui vào trọng tâm là Chúa Kitô, dẫn ta tới Chúa Giêsu, mà còn vì chính Chúa Kitô sai ta đến với Mẹ Ngài. Việc sùng kính mà Giáo Hội dâng lên Đức Trinh Nữ Maria, không chỉ là hoa quả của sáng kiến tự phát từ phía các người tin, mà còn có nền tảng trên ý muốn của Chúa Kitô. Những lời “Này là Mẹ con” (Goan 19,27). Bày tỏ ý định của Chúa Giêsu khơi dậy nơi các môn đệ của Chúa một thái độ mến yêu và tín thác vào Đức Maria, dẫn đưa họ tới nhận biết Đức Mẹ là Mẹ của họ. Mẹ của tất cả những ai tin vào Chúa Kitô.
Lịch sử lòng đạo đức Kitô giáo dạy ta rằng: Đức Maria là con đường dẫn ta tới Chúa Kitô, và lòng sùng kính hiếu thảo đối với Mẹ Maria không lấy mất đi của lòng thân mật kính yêu với Chúa Giêsu; mà trái lại, còn gia tăng và hướng dẫn lòng sùng kính ấy lên những mức độ rất cao của sự trọn lành-(triều yết chung ngày 7 tháng 5 năm 1997). Đức Giáo Hoàng còn nhấn mạnh: “Việc ta tới thân mật cùng Chúa Giêsu Đấng chịu đóng đanh trên Thập Giá chính là do Đức Nữ Trinh Maria làm Mẹ chúng ta dẫn đàng chỉ lối chúng ta tới với Chúa. Như vậy, Chúa Giêsu bảo ta rằng: “Con hãy yêu mến Ngài như Cha đã yêu mến Ngài thì không có gì còn làm cho chúng ta phải áy náy lo sợ nữa”. (triều yết điều Karol Wojtyla hiểu khi đọc chung ngày 23 tháng 11 năm 1988).
Những cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” đó là: Lòng sùng kính Đức Maria không chỉ là đà vươn lên của trái tim hay một xu hướng tình cảm bồng bột. Lòng sùng kính này đáp ứng cho sự thật khách quan về Mẹ Thiên Chúa. Đức Maria là Evà mới mà Thiên Chúa đặt bên Chúa Kitô là Adam mới. Đức Mẹ có vai trò duy nhất trong việc Chúa cứu độ. Tôn kính Đức Mẹ, được kết nối cách hữu hình với việc tuyên xưng các mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Trong cả bốn năm từ 1940 đến 1944 mà thầy Karol Wojtyla đã lao động trong một nhà máy hóa chất để tránh STO, thầy có dịp suy gẫm về những chân lý sâu xa này. Trong khi thầy lo về các máy lọc nước ở nhà máy Solway, thầy đọc các sách của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort, nhà Thánh Mẫu Học có hạng.
Mong rằng thánh Louis-Marie Grignion de Monfort sẽ có ngày được công bố là tiến sĩ Hội Thánh, vì Ngài thấy được căn nguyên Thánh Mẫu Học nơi mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và nơi chân lý của mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa.

. Lòng Sùng Kính Đích Thực:
  Chuẩn Bị Cho Nước Chúa Kitô
Ở đây cần nhắc đến một điều giáo lý trong cuốn sách nhỏ mà thầy Karol Wojtyla mang theo mình bấy lâu, đã ghi dấu sâu xa  nơi thầy. Cuốn “Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria” (Traité de la vraie dévotion), có lẽ được viết khoảng giữa năm 1710 và năm 1715. Nhưng bản thảo chỉ được tìm thấy năm 1842, và xuất bản lần đầu năm 1843. Bản văn không mang tên đầu sách, nhưng cha Monfort đã cho tác phẩm một phụ đề ý nghĩa “Chuẩn Bị Cho Nước Chúa Kitô”. Ở đây ta thấy định hướng rất rõ ràng: có tính Kitô học trong tư tưởng ngài. Tác giả muốn lập định lòng sùng kính thật đối với Đức Nữ Trinh Maria ở tại điều gì? Tác giả đưa ra mấy nguyên tắc như sau:



*1.  Chúa Giêsu Kitô là Cứu Cánh
        Các Lòng Sùng Kính
Chàng thanh niên Karol Wojtyla có thể gặp ở đây điều gì đó làm tan biến các mối lo sợ? Thánh Grignion de Monfort quả quyết lòng sùng kính Đức Maria không làm lu mờ việc phụng sự Chúa Giêsu. Đàng khác, như chính thánh nhân đã xác định: “Nếu như việc sùng kính Đức Nữ Trinh Maria làm cho ta xa Chúa Giêsu Kitô, thì phải bỏ lòng sùng kính ấy đi ngay và coi đó như là một sự phỉnh lừa của ma quỉ.
Nhưng may mắn thay, đâu có phải như thế! Trái lại, như tôi đã làm cho các bạn thấy và còn làm cho thấy sự thật sau đây: Lòng sùng kính Mẹ Maria chỉ là cần thiết cho ta tìm được Chúa Giêsu Kitô cách trọn hảo, yêu mến Chúa cách dịu dàng và phụng sự Ngài cách trung thành. (TTSKM. số 62) Có lẽ người thanh niên công nhân Karol Wojtyla tại nhà máy hoá chất này đã không phải nhận lời trách cứ của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nói với “quí ông bác học, họ sợ người ta xúc phạm đến Chúa Giêsu Kitô khi họ quá tôn vinh Mẹ của Chúa”.
Nghĩ như thế là vô lý! Con cái đời này có lòng xấu, mà còn sung sướng khi người ta tôn trọng bà mẹ của mình, phương chi Con Thiên Chúa càng hân hạnh biết bao khi người ta tôn vinh Mẹ Vô Nhiễm của Chúa! Thật trọn hảo mối giây liên kết tình yêu giữa hai “nhân vị” này. cả hai đều duy nhất và hoàn toàn không nhiễm lây tội lỗi!
Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort đã kêu lên: “Ôi Chúa Giêsu đáng kính mến! Mẹ chí thánh của Chúa đã kết hợp mật thiết với Chúa đến nỗi người ta có thể phân cách được ánh sáng khỏi mặt trời, sức nóng khỏi lửa. Con xin xác quyết mà nói, người ta không thể phân ly được các Thiên Thần và các Thánh khỏi Chúa, lại càng không thể phân cách Đức Mẹ Maria khỏi Chúa được! Bởi vì Đức Mẹ mến yêu Chúa nồng nàn hơn và tôn vinh Chúa cách hoàn hảo trổi vượt hơn các loài thụ tạo họp chung lại (TTSKM số 63). Trong giây phút cầu nguyện thánh nhân dã lớn tiếng kêu lên rằng” “Ôi Chúa Giêsu rất đáng kính yêu, những người ấy có tinh thần của Chúa không? Họ có làm vui lòng Chúa khi hành động như thế không? Có đẹp lòng Chúa khi không hết sức cố gắng làm vui lòng Chúa không? Lòng sùng kính Đức Mẹ của Chúa có ngăn cản lòng kính mến Chúa không? Đức Mẹ có dành cho mình vinh dự mà người ta dâng cho Mẹ chăng? Đức Mẹ có lập phe riêng chăng? Đức Mẹ có là người xa lạ chẳng có liên hệ gì với Chúa chăng? Muốn làm đẹp lòng Đức Mẹ có làm phật lòng Chúa không? Dâng mình cho Đức Mẹ, yêu mến Đức Mẹ có phải là phân ly hay xa cách lòng mến yêu Chúa chăng? (TTSKM.số 64).


*2. Chúng Ta Thuộc Về Chúa Giêsu
      Và Mẹ Maria, Như Ta là Tôi Tá.
Nguyên tắc này của thánh Louis-Marie Grignion de Monfort là nguồn gốc “kinh làm tôi tá” cho Đức Mẹ Thiên Chúa, được tưyên đọc bởi Hàng Giám Mục Ba Lan năm 1966 và sau này được phê chuẩn bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Đức Giáo Hoàng không phải không biết đến điều dễ lạc nghĩa mà từ ngữ này bao hàm. Ngài giải thích về từ ngữ ấy như sau: “Lời kinh nói về làm tôi và bao hàm một nghịch nghĩa trong những lời ở Tin Mừng, theo đó, phải mất sự sống mình để tìm lại được sự sống mình (Mt. 10,39). Theo nghĩa này, việc làm tôi tá biểu lộ sung mãn tự do, y như sách Tin Mừng nói về tìm lại được sự sống trong sung mãn. (Bài giảng tại Jasna Gora ngày 4 tháng 6 năm 1979).
Theo thánh Louis-Marie Grignion de Monfort có ba thứ làm tôi tá:
1.     làm tôi ta bản tính, là việc các vật thụ tạo đối với Đấng Tạo Hoá.
2.     làm tôi tá bị cưỡng bách, mà các ma quỉ và kẻ bị trầm luôn mắc phải.
3.     làm tôi tá vì ý muốn, mà các người công chính và các thánh tự suy phục.
Danh từ “làm tôi” có thể khiến ta ngạc nhiên. Nói lên chẳng dễ nghe đối với những vành tai hiện thời. Trong bản văn Kinh Thánh mà từ ấy hiện hữu, người ta thay bằng từ “kẻ phục vụ”, ít “chướng tai” hơn với ta. Nhưng không được “lừa dối” mình về sự thay đổi ấy. Từ ngữ doulos theo tiếng Hy lạp, các sách Tin Mừng dùng, có nghĩa đúng hẳn là “esclave- nô lệ, là tôi đòi”. Như thế, Đức Maria xưng mình như tôi tá khiêm hạ “phận hèn tớ nữ” của Chúa (Lc. 1, 48). Còn một từ khác của Hy Lạp để chỉ người phục vụ là Paidion (Lc. 1, 69): “nhà David kẻ phục vụ Ngài”?. Mà một tôi tá -nô lệ- thì hoàn toàn khác với một kẻ phục vụ:
-         Kẻ phục vụ không hiến hết những gì là hiện hữu của mình.
-         Kẻ phục vụ đòi hỏi hợp pháp những bảo chứng cho những việc phục vụ mình đóng góp.
-         Kẻ phục vụ làm theo giờ của mình và rởi chủ khi xong việc phục vụ.
Nhưng ta không thể sống đối với Thiên Chúa như kẻ phục vụ được. Thiên Chúa không mắc nợ ta gì cả. Ta không được làm theo giờ giấc của ta đối với Thiên Chúa rồi sau đó ta sẽ về nhà ta, với khoản tiền lương xứng công trong túi. Đó là điều mà dụ ngôn trong Tin Mửng thánh Luca câu 17 đoạn 7 diễn tả. Sau khi đã cầy đất và coi đoàn vật cả ngày, người tôi tá không về nhà mình, họ còn giúp bàn ăn của chủ, và khi làm việc ấy, họ không làm giờ phụ trội. Họ chỉ làm bổn phận của mình.
Khái niệm “làm tôi” –nô lệ- do tình yêu là thiết yếu để hiểu theo đúng giá trị châm ngôn rất thời danh của Đức Giáo Hoàng là Totus Tuus. Câu này đã là châm ngôn của Đức Karol Wojtyla khi làm Giám mục tại Cracovie. Châm ngôn ấy xuất hiện trên phù hiệu, quốc huy Giáo hoàng. Phù hiệu này hệ tại chữ M viết hoa lớn dưới một Thánh Giá, chắc chắn điều này muốn diễn tả Đức Maria đứng dưới chân Thánh Giá Chúa Kitô. Hai từ Totus Tuus khiến qui chiếu về lời thánh Louis-Marie Grignion de Monfort tận hiến cho Đức Mẹ Thiên Chúa: Totus tuus ego sum et omnia mea tua sunt,. Accipio Te in mea omnia. Praebe mihi Cor tuum, Maria –Con trọn vẹn thuộc về Mẹ, và tất cả những gì của con là của Mẹ. Con đón nhận Mẹ vào tất cả những gì thuộc về con. Xin Mẹ trao Trái Tim Mẹ cho con, lạy Đức Maria- Đức Giáo Hoàng dã nhắc lại nhiều lần thành ngữ Totus Tuus như biểu lộ mối quan hệ tốt nhất với Mẹ Maria.Theo ánh sáng sách Tin Mừng của Thánh Gioan chỉ rõ Mẹ của Chúa ở chân Thánh Giá. Đức Giáo Hoàng đọc lên câu ấy, ngài  không ngừng trở lại đoạn Tin Mừng mà Chúa Giêsu trên Thánh Giá đã nói cùng Gioan: “Này là Mẹ con!” Thật chính Chúa Giêsu đã sáng lập việc sùng kính Đức Maria. Người ta cũng có thể nói được rằng khi xin người môn đệ yêu quí hãy coi Đức Maria như Mẹ của ông, Chúa Giêsu đã lập việc phụng tự Đức Maria. (triều yết chung ngày 11 tháng 5 năm 298). Thánh ký thêm: “ngay từ hôm đó, người môn đệ nhận Đức Maria vào những tài sản riêng của mình (ei ta idia) Gioan 19, 27). Như âm vang lại, Đức Giáo Hoàng công bố: “Lạy Mẹ, tất cả những gì con có là của Mẹ, con hằng nhắc lại Totus tuus, tất cả những gì của con là của Mẹ. Con còn nói gì hơn đuợc! Totu tuus. Và con không nói thêm gì hơn được nữa. (huấn từ tại Jasna Gora ngày 19 tháng 6 năm 1983. Coi lời ngài cầu nguyện tại phố Le Bac ở Paris nhân chuyến Tông du sang Pháp lần thứ nhất ngày 30 tháng 5 năm 1983).

*3. Chúng Ta Cần Một Đấng Trung Gian
       Ngay Cạnh Đấng Trung Gian.
Thánh Louis-Marie Grignion de Monfort nhắc lại lời thánh Bernadô –coi thánh Bernadô, bài giảng ngày lễ Đức Mẹ Lên Trời, số 2, bài Aqueduc, Máng chuyển ơn, số 2. Theo thánh Bernadô, chúng ta cần một vị trung gian bên cạnh Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (Tm. 2,6), mà Đức Maria thánh thiện là Đấng xứng hợp nhất để chu toàn phận sự bác ái này”. (TTSKM. số 85).
Đây là cách sách “Thành Thật Sùng Kính Mẹ Maria” giải thích sự phù hợp phải có trong việc trung gian của Đức Maria: “Thật là trọn hảo nhất vì cùng khiêm tốn nhất, việc ta không tự tiện đến gần Thiên Chúa, mà không cần vị trung gian nào. Căn cơ của ta, như tôi vừa chứng tỏ, đã qúa hư đốn, nếu ta dựa vào công việc riêng ta, tài khéo ta, chuẩn bị của ta mà đến với Chúa và làm đẹp lòng Ngài, thì chắc chắn mọi công trình của ta sẽ nhơ uế, hay ít giá trị trước nhan Thiên Chúa để thỉnh cầu Ngài kết hợp cùng ta và nhận lời ta.
Bởi vì không phải không có lý mà Thiên Chúa đã ban cho ta những Đấng trung gian bên uy linh Chúa: Chúa đã thấy sự bất xứng của ta. bất lực của ta, Ngài xót thương ta, và đã cho ta được tiếp cận với lòng thương xót của Ngài. Ngài đã lo liệu cho ta có những vị trung gian mạnh thế bên sự cao cả Chúa, đến nỗi coi thường những trung gian này mà trực tiếp lại gần sự thánh thiện của Ngài, mà không có ai gửi gắm, chính đó là thiếu tôn kính Đấng Thiên Chúa rất cao cả, rất thánh thiện. Đó là coi  không ra gì một Đức Vua trên các vua, mà với một vua hay một ông hoàng trên trần gian, người ta còn không dám lại gần nếu không được bạn thân giới thiệu hay bầu cử cho mình (TTSKM. số 83).
Công Đồng Vaticanô II , vì nhiều lý do đại kết, đã đặt ra một bên thành ngữ “trung gian” và chủ đề vai trò của Đức Maria. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng  dù là vị rất trung thành thừa kế của Công Đống  và rất tận tâm với công cuộc Đại Kết, ngài cũng mạnh mẽ lập lại thành ngữ này trong Thông Điệp Redemp-toris Mater -Mẹ Đấng Cứu Chuộc- Phần thứ ba của Thông Diệp này còn mang ngay tựa đề “Việc trung gian hiền mẫu”, người ta không ngạc nhiên về việc gợi nhớ sự trung gian của Đức Maria, nếu Ta nhớ rằng Đức Giáo Hoàng kín múc một phần giáo thuyết về Đức Maria nơi nguồn thánh Louis-Marie Grignion de Monford. Vị thánh này cũng được duy nhất trưng dẫn trong toàn bộ bản văn Redemptoris Mater. Trong số 48 của Thông điệp, Đức Gioan Phaolô II viết: “Tôi thích gợi lên, giữa nhiều chứng nhân và bậc thầy cửa linh đạo này, hình ảnh thánh Louis-Marie Grignion de Monford, ngài đề nghị các Kitô hữu dâng mình cho Chúa Kitô, nhờ bàn tay Đức Maria, như phương tiện hiện hữu sống những lời hứa khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội”.
Chủ đề trung gian của Đức Maria ở đây được xác định hơn, bằng tĩnh tử “hiền mẫu”, ấn định tầm vóc đúng như thế. Đây là việc trung gian ơn sủng trong Chúa Kitô, việc trung gian được thông phần như cho các vật thụ tạo, đều theo phần mình một cách khác hẳn nhưng vẫn là tùy thuộc, mà thông phần với sự trung gian của Chúa Kitô. Nhưng đồng thời, việc trung gian của Đức Maria là “đặc biệt và ngoại thường” (Redemptoris Mater số 38). Người ta cũng không còn kể Đức Mẹ vào cùng hàng tước hiệu chung của trung gian bất kỳ vật thụ tạo nào. Tính đặc thù sự trung gian của Đức Mẹ là do chân lý đầy đủ về chức làm Mẹ Thiên Chúa nới Đức Maria. Theo những từ dùng trong Công Đồng Vaticanô II: “Vai trò làm Mẹ của Đức Maria đối với mọi người không làm lu mờ cũng chẳng giảm bớt chút gì sự trung gian của Chúa Kitô: trái lại, vai trò ấy biểu lộ sức mạnh” (Lumen Gentium số 60). Thông điệp về Đức Maria của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, xét cho cùng, được trình bày như bài chú giải dài về chương VIII của Hiến Chế Lumen Gentium. Trong Thánh Mẫu Học cũng vậy, Công Đồng Vaticanô II vẫn là điểm qui chiếu cả triều đại Giáo hoàng ngài.
CHƯƠNG 5 : CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II: TÌNH MẸ THIÊNG LIÊNG

. Giáo Hoàng Của Công Đồng
Cả triều đại Giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II có thể được coi là một cuộc áp dụng Công Đồng Vaticanô II. Thế mà cũng có những tiếng nói đó đây đặt Đức Thánh Cha đối lập với một ”tinh thần Công Đồng” được vọng tưởng và bổ ẩn, cũng vẫn rõ ràng là, trước cái nhìn của Đức Giáo Hoàng, Công Đồng này là một biến cố thiên hữu, chuẩn bị Giáo Hội qua thiên niên kỷ thứ ba. Khi công bố sách “Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo”, chính Đức Giáo Hoàng viết: “Từ ngày Công Đồng Vaticanô II bế mạc, Công Đồng đã không ngừng cảm hứng cho đời sống Giáo Hội. Năm 1985, tôi đã có thể tuyên bố: “Đối với tôi, người được đặc ân tham dự  và cộng tác tích cực vào diễn tiến Công Đồng, - Công Đồng Vaticanô II  đã là, và cách riêng trong những năm triều đại Giáo hoàng của tôi, Công Đồng vẫn là điểm tôi hằng qui chiếu cho tất cả các hành động mục vụ của tôi, trong cố gắng có ý thức diễn giải các chỉ thị của Công đồng., bằng việc cụ thể và trung thành áp dụng Công Đồng cho từng Giáo Hội địa phương cũng như toàn thể Giáo Hội hoàn vũ. Tất cả đời sống Giáo Hội phải luôn luôn trở lại nguồn mạch vô cùng quí báu này. (Tông hiền Fidei Depositium ngày 11 tháng 10, năm 1992, số 1).
Đức Gioan Phaolô II coi là một hồng ân được tham gia các buổi họp Công Đồng từ năm 1962 đến năm 1965. Quả vậy, ngài được vinh thăng làm Giám mục Phụ tá tại  Cracovie do Đức Piô XII năm 1958. Vài tháng sau lễ tấn phong Giám mục, ngày 28 tháng 9 năm 1958, Đức Giáo hoàng Gioan XXIII vừa lên kế vị Đức Piô XII trên toà Phêrô, loan tin mở Công Đồng Vaticanô II. Hôm đó là ngày 25 tháng 1 năm 1059. Trong hai khóa đầu của Công Đồng (mùa Thu năm 1962 và mùa Thu 1963) vị Giám mục trẻ, Phụ tá tại Cracovie, trong kỳ họp khoáng đại, còn ngồi khá xa bàn thờ của Đức Giáo Hoàng, ở mãi gần cửa Vương Cung thánh đường thánh Phêrô. Nhưng khi Đức Tổng Giám mục Baziak từ trần ngày 15 tháng 6 năm 1963, thì Đức Giáo hoàng Phaolô VI vinh thăng Đức Karol Wojtyla làm tổng giám mục Cracovie ngày 30 tháng 12 năm 1963. Do đó, kỳ họp thứ ba, thứ tư của Công Đồng, Đức Karol Wojtyla ở hàng Tổng giám mục, gần Đức Giáo Hoàng hơn nhiều. Vào thời kỳ ấy, nhà cầm quyền Ba Lan, theo lệnh của Liên Xô chỉ thị phải giới hạn việc cấp giấy xuất cảnh. Quyền xuất cảnh hoàn toàn bị lệ thuộc độc đoán vào nhà cầm quyền cộng sản, thế mà ơn Chúa thương ngài được nhà cầm quyền cấp giấy Thông Hành cho đi dự Công Đồng.  Đức Karol Wojtyla coi đó là một đặc ân Thiên Chúa ban để nhờ vậy mới có thể được tới Rôma tham dự Công Đồng (Entrez dans l’Espéren-ce, tr.326). Trong di chúc, ngài tỏ bày tri ân Chúa Thánh Thần vì hồng ân có Công Đồng Vaticanô II, mà ngài cảm thấy mình mang ơn rất nhiều.
Đức Giáo Hoàng bác bỏ mọi chú giải về Công Đồng, cho rằng ở đây không thấy có một biến cố thiêng liêng nào. Chúng ta không được phép quên rằng, chính yếu của Công Đồng là một cử hành phụng vụ. Việc qui tụ các Giám mục toàn thế giới về Rôma không phải là để tạo ra một cuộc họp Dân Biểu, để đề ra những luật pháp về tín điều, mà là cuộc qui tụ về để ca ngợi Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng hằng nhắc tới việc ngài mang nợ với Công Đồng Vaticanô II mà ngài coi Công Đồng như một ơn lành lớn lao cho cả Giáo Hội. Là Nghị Phụ của Công Đồng, ngài đã đóng góp cho Công Đồng rất nhiều.
Quả vậy, Đức Karol Wojtyla phát biểu trong Công Đồng và giới thiệu những bản viết trình bày trong từng phiên họp của bốn kỳ họp Công Đồng. Ngài tích cực làm việc nhất là cho “lược đồ XIII” thời danh. Sau đó lược đồ này đã trở thành Hiến Chế Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng). Đức Giáo Hoàng cảm động và biết ơn nhớ lại ngài đã làm việc cho bản văn này, đã được soạn bằng tiếng Pháp, và việc ngài cộng tác với Đức Hồng Y Garrone và các linh mục nghị phụ tài ba là các nhà thần học danh tiếng  De Lubac và linh mục Congar.

.  Đức Nữ Trinh Maria Của Công Đồng
Vị tri Đức Trinh Nữ Maria trong Công Đồng như thế nào? Nếu Công Đồng này, như người ta nói, là một “lễ Hiến Xuống mới” thì tất nhiên phải có Đức Maria hiện diện một cách đặc biệt như ở trong ngày lễ Ngũ Tuần trước nhất. Đàng khác, Đức Gioan XXIII  đã minh nhiên đặt Công Đồng dưới sự phù hộ của Đức Trinh Nữ Maria, bằng cách thực hiện ngày 4 tháng 10 năm 1962, một tuẩn lễ trước ngày khai mạc Công Đồng, cuộc hành hương kính viếng Đức Mẹ tại Loretta. Ai cũng biết đấng chân phước Gioan XXIII từng có lòng sùng kính Đức Mẹ, và thánh Giuse cách đặc biệt, nên ngài đã ghi danh thánh vào lễ qui Rôma.
Nhưng ta phải nghiêm chỉnh cúi mình trông vào giáo huấn của chính Công Đồng. Quả thế, Vaticanô II đã thực hiện một tổng hợp lớn lao giữa Thánh Mẫu Học và Giáo Hội Học. Giáo Hội sống theo như “khuôn mặt Đức Maria”, theo chiều kích Đức Maria mà Công Đồng đã tổng hợp cách lạ lùng, và khuôn mặt ấy cũng là nền tảng và đặc điểm của Giáo Hội y như “khuôn mặt Tông đồ và Phêrô” mà Công Đồng liên kết cách sâu xa (Đức Gioan Phaolô II diễn từ trong giáo triều ngày 22 tháng 12 năm 1982). Hơn thế, Vaticanô II làm cho thần học về Đức Maria tiến bộ hơn bằng cách làm nổi bật một vài phương diện về vai trò Đức Nữ Trinh Maria. Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh sự đóng góp của Công Đồng. Ngài nói: “Công Đồng Vaticanô II đã làm một bước nhảy vọt lạ lùng về phía trước, và cho cả giáo thuyết về lòng sùng kính Đức Maria. Không thể trích dẫn trọn chương VIII tuyệt vời trong Lumen Gentium et Spes. Đây thật là một chương tuyệt vời. Ngài nói thêm: “Khi tôi dự Công Đồng, tôi đã nhận đầy tràn cảm nghiệm riêng về phần bản chất của chương này. Tôi đã gặp lại ở đấy hết cảm nghiệm từ trước, từ thời niên thiếu. Tất cả điều liên kết cách riêng với Mẹ Thiên Chúa dưới nhiều hình thức luôn được đổi mới”(Entrez dans l’Espérence tr. 319).
Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II  kín múc được cách phong phú từ suối nguồn Công Đồng. Để có ý tưởng về việc này, chúng ta chỉ cần đọc Redemptoris Mater, Thông điệp này được trình bày như một suy gẫm của Công Đồng về Đức Nữ Trinh Maria. Trong Thông điệp đã trưng dẫn Công Đồng hơn một trăm lần, mà riêng chương VIII của Hiến Chế Lumen Gentium đã trưng dẫn tới bảy mươi mốt lần.


*1.  Đức Maria Trong Giáo Hội
       Đức Maria Mẹ Của Giáo Hội,
Chương VIII tuyệt vời này nói về “Đức Nữ Trinh Maria diễm phúc, là Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội”, là đối tượng nhiều tranh luận rất sôi nổi trong Công Đồng. Thật vậy, các Nghị Phụ đã đặt ra vấn đề tìm biết xem có phải dành riêng cho Đức Maria một văn kiện riêng, hay chỉ cần đưa một khai triển về Đức Nữ Trinh Maria vào trong bản văn tổng quát về cả Giáo Hội. Theo các từ chuyên môn, có cần phải thêm một văn kiện De Beata (Maria Virgine) riêng, độc lập với De Ecclesia chăng? Các Nghị Phụ không nhất trí về vấn đề này. Đức Hồng Y Koenig thành Vienne Áo quốc tranh đấu đưa chủ đề De Beata vào De Ecclesia. Đức Hồng Y Santos của Manila Phi Luật Tân trái lại, muốn một bản văn riêng về Đức Nữ Trinh Maria. Về phần mình, Đức Karol Wojtyla cùng toàn thể hàng Giám mục Ba Lan ủng hộ cho giải đáp thứ hai này: Công Đồng phải soạn một bản văn về Đức Mẹ với bản văn về Giáo Hội.
Một cuộc bỏ phiếu phân định hai lập trường. Kết quả rất sát:
= Một ngàn một trăm mười bốn phiếu cho việc đưa chủ đề De Beata vào De Ecclesia.
= Một ngàn không trăm bảy mươi phiếu chống.
Phe “sáp nhập” đã thắng khít khao, nhưng người ta không thể không trân trọng phe thiếu số mạnh mẽ “tách riêng” đã bày tỏ ngược lại. Đức Karol Wojtyla, thuộc phe thiểu số, đề nghị rằng mọi tranh luận về chủ đề Đức Nữ Trinh Maria hãy đặt lên phía trước việc Ngài làm Mẹ trong Giáo Hội, vì phương diện hiền mẫu của Đức Nữ Trinh Maria làm hình ảnh phương diện làm mẹ của Giáo Hội. Ta gặp thấy ở đây một trong những điều nhấn mạnh của vị Giáo Hoàng tương lai thường xuyên nói về việc làm mẹ của Đức Maria.
Trong khoá họp thứ ba của Công Đồng (mùa thu năm 1964), lúc ấy ngài là Tổng Giám mục Craco-vie, Đức Karol Wojtyla đệ trình một tài liệu được viết nhân danh Hội Đồng Giám mục Ba Lan về vị trí Đức Maria trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội. Ngài thêm một ghi chú tự viết tay bênh vực rằng chương nói về Đức Nữ Trinh Maria không được ở cuối văn kiện, mà phải theo ngay sau chương thứ nhất về mầu nhiệm Giáo Hội. Về điểm này ngài cũng không thắng được. Tuy nhiên việc ngài can thiệp vẫn chứng tỏ rằng Đức Nữ Trinh Maria xưa đã nuôi dưỡng chăm sóc Con của Mẹ là Chúa Giêsu thế nào, thì Đức Maria vẫn tiếp tục nuôi nấng và trông coi Nhiệm thể Chúa Giêsu là Giáo Hội như thế. Cho nên rõ ràng là Đức Maria thật đúng là mẹ của Giáo Hội. Lạ thật, tước hiệu Mẹ của Giáo Hội ít có truyền thống đã bị loại ra như là quá xa lạ bởi một ủy ban các nhà thần học. Tuy nhiên có thể nói rằng Công Đồng, dù không minh nhiên dùng tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội”, nhưng cũng dậy phần cốt lõi mà tước hiệu này bao hàm.
Trong buổi triều yết chung ngày 17 tháng 9 năm 1997, Đức Gioan Phao-lô II đã nói rằng: “Công Đồng Vaticanô II, sau khi kính chào Đức Maria là “thành phần siêu đẳng”, “điển hình” và “mẫu mực’ của Giáo Hội, lại tuyên xưng rằng Giáo Hội “yêu mến Đức Mẹ bằng một tình cảm người con thảo hiếu, coi Ngài là mẹ rất thương yêu con cái” (Lumen Gentium số 53). Nếu Công Đồng không rõ ràng giữ lại tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội” thì Giáo Hội cũng vẫn tiến theo chiều hướng ấy theo Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI và nhiều khẳng định khác của Huấn quyền mới đây hơn đều như cậy.
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cũng như Đức Karol Wojtyla rất thích thú với tước hiệu ấy. Cho nên ngày 21 tháng 11 năm 1964, trong diễn văn bế mạc khóa ba của Công Đồng, Đức Phaolô VI công bố, bằng Motu proprio (Tự Sắc, từ sáng kiến riêng), Đức Maria là Mẹ của Giáo Hội. Đối với Đức Giáo Hoàng, đó là một cách dành quyền cho thiểu số mạnh muốn tách chủ đề trên, khi bên thiểu số thấy các hy vọng của mình đã không đạt được như ý mong muốn.
Quả thực, trong đường hướng Đức Piô XII công bố tín điều Đức Mẹ lên trờì cả hồn lẫn xác, vào ngảy lễ Các Thánh -chứ không vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời cho hợp lý- Công Đồng đã muốn tỏ ra rằng Đức Maria là thành phần của Giáo Hội, là thành viên của Dân, những kẻ được tuyển chọn mà Con của Đức Mẹ đã sở hữu với giá máu Chúa Giêsu Kitô đã đổ ra. Ngưởi ta còn dùng kiểu nói “đùa cợt” rằng Công Đồng đã cất lấy việc dứt phép thông công mầu nhiệm đặt Đức Maria ra ngoài và lên trên Giáo Hội! Tuy nhiên Đức Nữ Trinh Maria không chỉ là chị của chúng ta mà còn là Mẹ của chúng ta, Mẹ của Chúa Kitô và Mẹ của chúng ta là thành phần của nhiệm thể Chúa Kitô tức là Giáo Hội.
Trong diễn từ mà quá một nửa nói về Đức Nữ Trinh Maria, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI nói về Chương VIII của Hiến Chế Lumen Gentium như điểm ngân dài trong Hiến Chế về Giáo Hội. Như thế thì mục De Beata được tháp nhập đúng trong mục De Ecclesia, như phần đa số các Nghị Phụ Công Đồng đã mong ước. nhưng như là “đỉnh cao và triều thiên kết lại” chủ đề, theo như điều mà phần thiểu số mạnh muốn tách ra, đã muốn bày tỏ.

* 2. Sự Trung Gian Hiền Mẫu
       Của Đức Maria
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II yêu thích và đã năng dùng tước hiệu “Mẹ của Giáo Hội”. Trên quảng trường thánh Phêrô, ngài đã cho đặt đối diện với cửa sổ của ngài một bức hình Đức Trinh Nữ “Mẹ của Giáo Hội”. Trong Thông điệp Redemp-toris Mater, ngài trích diễn văn của Đức Phaolô VI mà nhắc lại sau vị tiền nhiệm ngài rằng: “việc biết giáo lý chân thực Công giáo về Đức Nữ Trinh Maria diễm phúc, bao giờ cũng nắm vửng được chìa khóa để hiểu đúng mầu nhiệm Chúa Giêsu và Giáo Hội” (Thông diệp Redemptoris Mater, số 47).
Trong một Công Đồng Giáo Hội như Công Đồng Vaticanô II việc nghiên cứu vị thế Đức Maria trong nhiệm cục ơn cứu độ, là quan trọng nhất. Đức Trinh Nữ Maria một trật là hình, là mẫu, và là Mẹ của Giáo Hội (triều yết chung ngày 21 tháng 5 năm 1997). Giáo Hội phải luôn luôn ý thức mình cũng là mẹ, như Đức Maria. Giáo Hội học vai trò làm mẹ khi chiêm ngắm Đức Maria. “Người ta có thể nói rằng Giáo Hội học được từ Đức Maria điều mình làm mẹ là gì: “Giáo Hội nhận biết chiều kích làm mẹ từ ơn gọi đã thiết yếu được gắn vào bản tính bí tích của mình, bằng chiêm ngắm sự thánh thiện nhiệm mầu của Đức Nữ Trinh Maria và bằng cách bắt chước đức ái của Mẹ mà trung thành làm trọn ý của Chúa Cha” (Lumen Gentium số 64 và Redemp-toris Mater số 43).
Cũng như Đức Maria, Giáo Hội là trinh trong và làm mẹ. Ta có thể nói rằng nếu Công Đồng Ephesô năm 431 là Công Đồng đã long trọng khẳng định chức làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Maria thì Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) đã là Công Đồng về chức làm mẹ phổ quát trong trật tự ơn sủng. Đối với Đức Phaolô VI cũng như Đức Gioan Phaolô II, các Ngài đã không hoài nghi rằng chức làm mẹ thiêng liêng của Đức Nữ Trinh Maria là một chân lý Đức tin. Đức Phaolô VI khẳng định điều ấy trong Tông Huấn Signum Magnum 1967: “Trên trời Đức Trinh Nữ Maria tiếp tục hoàn thành vai trò hiền mẫu bằng sự cộng tác vào việc sinh thành và phát triển sự sống Thiên Chúa nơi từng linh hồn con người ta đã được cứu chuộc. Đó là chân lý rất an ủi, do Thiên Chúa đã tự do và rất khôn ngoan an bài. Chân lý ấy là thành phần cấu tạo của mầu nhiệm cứu rỗi loài người, cho nên chân lý này cũng là đối tượng Đức tin cho các Kitô hữu. (Đức Phaolô VI Signum Magnum số 1. Cùng coi kinh Tin Kính của Dân Thiên Chúa: le Credo du Peuple de Dieu thời danh năm 1968).
Trong kinh này, Đức Phaolô VI khẳng định: “Chúng tôi tin rằng Rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời, là Evà mới, là Mẹ của Giáo Hội, trên trời vẫn tiếp tục vai trò làm Mẹ đối với các chi thể của Chúa Kitô, bằng cách cộng tác vào việc sinh thành và phát triển sự sống Thiên Chúa trong linh hồn những người được cứu chuộc.
Đức Gioan Phaolô II hoàn toàn đi đường lối ấy, bằng cách không mệt mỏi suy gẫm về Đức Maria bên chân Thánh Giá. Trên núi Calvariô, thánh Gioan là hình ảnh của Giáo Hội, đón nhận Chúa Giêsu trao phó Đức Maria làm mẹ. Những lời rầt thiết yếu của Chúa Giêsu trên Thập Giá: ”Này là con Bà”, đồng thời là những lời rất gọn gàng khiến ta nghĩ đến một công thức dường như bí tích vậy. Ta có thể nói từ lúc ấy, Đức Maria được đặt, gần như được thánh hiến, làm Mẹ của Giáo Hội, từ trên Thánh Giá”- (Đức Gioan Phaolô II, triều yết ngày 23 tháng 11 năm 1988).
“Này là Mẹ của con”. Như thế bắt đầu thành hình dây liên hệ riêng giữa Đức Maria và Giáo Hội. Quả thế, Giáo Hội sơ khai là hoa quả từ cây Thánh Giá và từ việc phục sinh của con Đức Mẹ. Đức Maria ngay từ ban đầu đã dâng mình không là đặt cho bản thân và công trình của Con Đức Mẹ, cho nên không thể không hướng vào Giáo Hội, ngay từ khởi thủy, ơn làm mẹ mà ngài đã sẵn có.
Sau khi Con của Đức Mẹ về trời, chức làm mẹ của Đức Maria vẫn ở trong Giáo Hội, như một trung gian hiền mẫu, bầu cử cho các con cái mình. Đức Mẹ cộng tác vào hành động cứu rỗi của Con, là Chúa Cứu Thế (Redemptoris Mater, số 40).
Như ta đã thấy, Đức Gioan Phaolô II đã không ngàn ngại dùng từ “sự trung gian” khi nói tới vai trò của Đức Mẹ Maria, một từ mà Công Đồng Vaticanô II chưa dùng. Vấn đề đã được đặt ra cho Công Đồng, vì ba trăm mười ba vị giám mục –con số đông quan trọng- đã yêu cầu Ủy ban chuẩn bị làm sao để giáo lý về việc trung gian phổ quát được Công Đồng định tín. Do đó, một cuộc tranh luận sôi nổi về chủ đề này được thành hình.
Đức Cha Philips, là soạn giả chính văn kiện De Ecclesia, chống lại việc dùng kiểu nói “nữ trung gian” khi nói về Đức Maria. Nhưng cuộc bỏ phiếu của Ủy Ban Giáo Lý phân định việc ấy, đã ủng hộ tước hiệu truyền thống này của Đức Maria, nên từ đó đã có thuận lợi đưa vào văn kiện De Ecclesia.
Việc ấy được làm rất khéo, người ta đưa thuộc từ bị phản kháng vào bản văn, nhưng mà cách nào đó bằng sự chen vào trong việc kể đến nhiều tước hiệu quen dùng. Bản văn cuối cùng của Lumen Gentium kể: “Tình yêu thương hiền mẫu của Đức Maria làm cho Đức Mẹ chú ý tới những anh em của Con Đức Mẹ, những người chưa hoàn thành cuộc lữ hành, hay thấy mình liên lụy trong những hiểm nguy và thử thách, cho tới khi họ đạt tới quê hương phước lộc. Vì thế, Đức Maria diễm phúc được kêu cầu trong Giáo Hội dưới nhiều tước hiệu là trạng sư, đấng phù hộ, đấng cứu giúp, đấng trung gian. Tuy nhiên tất cả những diều ấy phải được hiểu cách nào để không phản nghịch hay thêm thắt vào phẩm chức và hiệu năng của Đấng Trung Gian Duy Nhất là Chúa Kitô (Lumen Gentium) số 62).

* 3. Đức Maria,
       Nữ Tỳ Vâng Ơn Chúa Thánh Thần
Trong những nét đặc sắc của Thánh Mẫu Học trong Công Đồng, ta phải kể đến vị trí thiết yếu dành cho việc trung gian mà trong Thánh Kinh Cựu Ước cũng như Tân Ước đã nói. Đức Maria là Nữ Trinh trong Israel, là thiếu nữ Sion, là phần nhỏ bé sót lại trong những kẻ khó nghèo của Đức Gia-vê. Đức Maria là nữ tỳ hèn mọn của Đức Chúa. Đây không phải là việc trình bày các đặc ân của Đức Thánh Nữ Trinh, mà là chiêm ngắm các nhân đức lạ lùng, đặc biệt nhân đức khiêm nhường và vâng phục của Đức Mẹ.
Chính Đức Mẹ đã chẳng nói về “đức khiêm hạ”, đức tapeinôsis, một thành ngữ mà ta có thể đặt quan hệ với đức khiêm hạ của Con Thiên Chúa trong mầu nhiệm Nhập Thể. Theo bài ca trong thơ Philip, Chúa phán: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” (Phil.2,8).
Đức Nữ Trinh Maria được nâng lên tới vinh quang vì trước hết Đức Nữ Trinh Maria đã là Nữ Tỳ hèn mọn. Công Đồng Vaticanô II suy gẫm hành trình Đức Tin của mình y như đã bộc phát từ những dữ kiện kể trong các sách Tin Mừng. Trong Lumen Gentium số 58 có câu: “Đức Nữ Trinh Maria tiến bước trong hành trình Đức Tin. Thành ngữ “hành trình Đức Tin” đã được Đức Gioan Phaolô II nhắc lại và hoà âm mạnh mẽ trong Thông điệp Redemp-toris Mater.
Thừa kế Công Đồng Vaticanô II, Đức Gioan Phaolô II đã suy gẫm về hành trình Đức Tin, cho mãi tới biến cố trên núi Calvariô, nó tạo nên thành đỉnh cao vời vợi không thể vượt qua. Đức tuân phục của Đức Tin chỉ có thể có trong đức dễ dàng vâng theo Chúa Thánh Thần đã bao bọc “đấng đầy ơn phúc”, bằng bóng quyền năng của Chúa Thánh Thần.
Ngưởi ta thường trách cứ người Công giáo La tinh ít coi trọng Chúa Thánh Thần. Thần học theo Tây phương sẽ phải đau khổ, vi thiếu sót nào đó, sự thiếu sót đã lâu đời, trong khoa học về Chúa Thánh Linh. Người Công giáo đã chẳng coi Đức Nữ Trinh Maria như Đấng thay thế Chúa Thánh Thần sao? Người ta gán cho Đức Nữ Trinh Maria những vai trò mà theo trọn ý nghĩa, là những vai trò của Ngôi Ba Thiên Chúa. Người ta nói về Đức Maria rằng Mẹ là Trạng Sư (Đấng Bầu Cử), Mẹ cho chúng ta được biết Chúa Giêsu, Mẹ ban sự sống v.v. Nhưng chính thực là Chúa Thánh Thần, Đấng Paraclet mới đưa ta vào chân lý trọn vẹn và ban sự sống cho ta!

*4. Thánh Maximilien Kolbe
Công Đồng Vaticanô II đã trình bày mối liên kết thân mật giữa Đức Nữ Trinh Maria và Chúa Thánh Thần. Đức Maria được “đào tạo”(nghĩa bóng) bởi Chúa Thánh Thần (Lumen Gentium số 56), bao bọc bởi Chúa Thánh Thần” (Lumen Gentium số 63), là vì Mẹ Thiên Chúa không đặt một trở ngại cho hành động của Chúa Thánh Thần nơi Đức Mẹ, nên người ta có thể kể là của Đức Mẹ, một cách theo dụng cụ, hết những đỉều chính ra là thuộc về Chúa Thánh Thần là Đấng Thiên Chúa.
Truyền thống của Giáo Hội thường gọi Đức Maria là “Bạn Thanh Sảch của Chúa Thánh Thần” (coi Đức Lêô XIII, Thông Điệp Maximum Illud, 1897, số 19)- Công Đồng Vaticanô II đã tránh từ ngữ rất hàm hồ ấy, vì có nguy cơ làm người ta tưởng rằng Chúa Giêsu là Con của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II không sợ dùng lại từ ngữ ấy theo ý ngài. (coi Redemptoris Mater, số 26).
Thực ra Đức Giáo Hoàng được ghi dấu bởi ảnh hưởng của thánh Maximilien Kolbe mà ngài đã phong thánh ngày 10 tháng 10 năm 1982, và thánh nhân đã đặt lên hàng đầu trong thần học của mình, sự liên kết thân mật của Đức Maria và của Chúa Thánh Thần. Vị đồng hương của Đức Gioan Phaolô II đã xuất hiện như một ngôn sứ thật, về kỷ nguyên Đức Maria –(Bài giảng ngày 8 tháng 12 năm 1982). Tất cả thần học của “chứng nhân tử đạo Auschwitz, và cũng là tất cả việc tông đồ của ngài, đều xoay chung quanh khái niệm về “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”, Đấng được dựng thai mà không mắc tội tổ tông truyền. Thánh nhân đã lập Hội Chiến Sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Nhật Bản hay tại Ba Lan, ở Niepokalanow. Ngài muốn mình là Hiệp Sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm. Thật thế, Đức Maria là Vô Nhiễm Nguyên Tội -Immaculée Conception- như chính Đức Mẹ đã nói về mình tại Lộ Đức. Đức Mẹ không chỉ nói cho Bernadette biết rằng mình là Đấng Vô Nhiễm, mà đích thực ngài là Immaculée Conception.
Chính danh xưng lạ lùng này do Đức Nữ Trinh Maria đặt cho mình, đã chỉ đạo tất cả tư tưởng của cha thánh Kolbe. Cha Maximilien Kolbe giải thich: “Chúa Thánh Thần là Immaculée Conception tự hữu tự tại, Đức Maria là Immaculée Conception được dựng nên. Như thế, Đức Mẹ dường như là sự “nhập thể” của Chúa Thánh Thần, và là Bạn của Chúa Thánh Thần, việc ấy làm nền tảng cho việc trao đổi tên cùng các tước hiệu của hai Đấng. Như thánh Maximilien Kolbe tin: Chúa Cha là Đấng “sinh ra”, Chúa Con là Đấng ‘được sinh ra”, và Chúa Thánh Thần “là hành vi yêu mến”, trong đó Chúa Cha “sinh ra” Chúa Con.
Lời người dịch thêm:
1. Đức Maria hiện ra tại Lộ Đức ở Pháp nói với Bernadetta bằng thổ ngữ. Tiếng Pháp là “Je suis l’Immaculée Conception”, dịch là: “Ta là Mẹ Vô Nhiễm” hoặc “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”
2. Danh từ Conception chỉ ý nghĩa  theo sinh học là có thai, chịu thai, thụ thai.
3. Trong thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi có nói: Chúa Cha biết chính mình thì sinh ra Chúa Con (là Ngôi Hai, Ngôi Lời, Thượng Trí của Chúa Cha). Chúa Cha mến yêu Chúa Con, Chúa Con mến yêu Chúa Cha, thì “nhiệm xuất”Chúa Thánh Thần, “hành vi” hỗ tương ấy là Chúa Ngôi Ba.
4. Thánh Maximilien Kolbe nói tiếng Ba Lan nhưng viết ra tiếng Pháp là:
- Le Père est Celui qui concoit,
- Le Fils est Celui qui est concu
- L’esprit-Saint est l’ Acte même, de Conception, l’acte d’Amour, dans lequel le Père concoit le Fils.
Xin dịch sát từ ngữ:
- Chúa Cha là Đấng sinh ra
- Chúa Con là Đấng được sinh ra
- Chúa Thánh Thần là chính hành vi sinh ra, hành vi yêu mến, trong đó Chúa Cha sinh ra Chúa Con và Chúa Con được sinh ra. Hai Ngôi yêu mến nhau, là Chúa Thánh Thần, “bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra” (xem Kinh Tin Kính).
Đức Nữ Trinh Maria có thể được gọi đúng phép là “Bạn thanh sạch của Chúa Thánh Thần” (xem triều yết chung ngày 2 tháng 5 năm 1990). Danh xưng này rất quen thuộc trong truyền thống các Giáo Phụ và thần học, đã được gợi ý trong Tân Ước. Lời giải thích của cha thánh Maximilien Kolbe được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II  trưng dẫn: “Đó là một suy loại cho thấy sự kết hợp khôn tả, thân mật và tràn đầy giữa Chúa Thánh Thần và Đức Maria. Chúa Thánh Thần lập ra nơi ngự riêng trong Đức Maria vào ngay giây phút Đức Mẹ đi vào hiện hữu! Chúa Thánh Thần chiếm hữu tuyệt đối Đức Maria và thấu nhập Đức Maria, đến nỗi danh xưng Bạn thanh sảch Chúa Thánh Thần mới chỉ diễn tả được một bóng mờ xa nhạt và bất toàn của sự kết hợp này” (Thánh Maximilien Kolbe, được trưng dẫn bởi Đức Gioan Phaolô II –Bài giảng ngày 8 tháng 12 năm 1982, tại đại thánh đường Đức Bà Cả ở Rôma).
CHƯƠNG 6 : THÔNG ĐIỆP REDEMPTORIS MATER, SỰ HIỆN DIỆN CỦA ĐỨC MARIA

. Một Năm Thánh Mẫu (1987-1988)
Ngày 20 tháng Giêng năm 1987, Đức Gioan Phaolô II loan báo sẽ khai mạc một Năm Thánh Mẫu, được tổ chức từ ngày 7 tháng 6 năm 1987 (lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống) đến ngày 15 tháng 8 năm 1988. Tin này làm ngạc nhiên nhiều người. Giới báo chí không được thông báo trước như thường lệ. Trước đó, ngày 20 tháng 7 năm 1982, Đức Giáo Hoàng đã trả lời “không” cho các thỉnh nguyện xin ngài cử hành lễ sinh nhật thứ hai ngàn của Đức Maria. Vậy tại sao lại có một Năm Thánh Mẫu vào niên biểu ấy? Thông Điệp Redemptoris Mater ghi ngày 25 tháng 3 năm 1987, tức ngày lễ Truyền Tin trong Năm Thánh Mẫu, sẽ cho câu trả lời. Một lý do xác định sáng kiến của Đức Giáo Hoàng là việc kề cận Thiên Niên Kỷ của nước Nga (1988): “Trong năm kính Đức Maria sẽ có ngày kỷ niệm ngàn năm lễ rửa tội cho thánh Vladimir, ông hoàng vĩ đại của Kiew (năm 988) ngày khai sinh Kitô giáo trong các lãnh thổ người Rous thời ấy (Rous= Russia) và rồi trong nhiều lãnh thổ khác của Đông Âu. Cho nên Ta muốn, đặc biệt trong Năm Thánh Mẫu này, hiệp lời cầu nguyện, cùng với tất cả những người cử hành Ngàn Năm của việc Rửa Tội này, với cả người Chính Thống giáo và người Công giáo”. (Redemp-toris Mater số 50). Có liên đới nào giữa thiên niên kỷ ấy của người Nga và Năm Thánh Mẫu? Câu trả lời sau đó khá rõ ràng đó là Fatima.
Trong Sứ điệp của Đức Mẹ tại Fatima, có vấn đề nước Nga trở lại. Đức Giáo Hoàng biết rõ những biến cố lay chuyển năm 1987-1988 khối Đông Âu. Trên đường sụp đổ đế quốc Sô-viết. Đức Giáo Hoàng đặt Năm của Đức Maria. Một năm sau, tức năm 1989, người ta không thể tưởng được, bức tường Bá Linh ở Đức quốc cũng sụp đổ!
Sau khi ban hành ba khảo luận về Ba Ngôi trong ba Thông Điệp đầu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dâng Thông Điệp thứ ba cho Đức Maria năm 1987: Thông Điệp Redemptor Hominis 1979 dâng cho Chúa Con, Thông Điệp Dives in Misericordia 1980 dâng cho Chúa Cha, Thông Điệp Dominum et Vivi-ficantem dâng cho Chúa Thánh Thần. Trong luồng sóng dấu lưu ấy của cả ba bản văn, là Thông Điệp Redemptor Mater 1987 khảo luận về “Đức Nữ Trinh Maria diễm phúc trong đời sống Giáo Hội lữ hành”. Qua phụ đề này, Thông Diệp về Đức Maria của Đức Gioan Phaolô II tỏ ra trung thành thừa kế Công Đồng Vaticanô II. Sơ đồ bản văn chứng minh điều ấy. Đó là sơ đồ ba phần
. Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô
. Đức Maria trong Giáo Hội lữ hành
. Việc trung gian hiền mẫu.
Hai phần trước tương ứng với tựa đề Chương VIII trong Hiến Chế Lumen Gentium: “Đức Nữ Trinh Diễm Phúc Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô (I) và mầu nhiệm Giáo Hội (II). Phương diện lịch sử trội hơn phương diện hữu thể học. Suy tư không còn khởi đi từ địa vị của Ngài trong nhiệm cục Thiên Chúa cứu độ. Đây là “Thánh Mẫu Học có tính chức năng” được khai triển trong Thông Điệp cũng như trong Công Đồng Vaticanô II.

. Cuộc Lữ Hành Trong Đức Tin
Lần đầu đọc Redemptoris Mater, ta đã cảm kích bởi sức năng động mạnh, xuyên suốt bản văn của Đức Giáo Hoàng. Đây là vấn đề tiến bước, tăng trưởng, hành hương. Hình như Đức Gioan Phaolô II cảm hứng đặc biệt từ một đoạn trong Lumen Gentium số 58 nói về “lữ hành Đức Tin” của Đức Maria cho tới cây Thánh Giá. Nối tiếp theo Công Đồng, Đức Giáo Hoàng nói đến Kênose,( sự tước bỏ, tự hủy) vì Đức Tin mà Đức Nữ Trinh Maria biết được trên Núi Sọ: “Nhờ Đức Tin như thế, Đức Maria được kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô, trong việc từ bỏ mình. Quả vậy, Đức Giêsu Kitô là Ngôi Thiên Chúa mà không dành cho mình ngang hàng bằng Thiên Chúa. Nhưng chính Ngài đã tự hạ như không, mang thân phận nô lệ và trở nên giống như mọi người chúng ta”. Chính trên Núi Sọ “Chúa hạ mình hơn nữa, vâng phục cho đến chết và chết trần trụi trên Thập Giá!” (Phil. 2, 5-8).
Dưới chân Thánh Giá, Đức Mẹ Maria nhờ Đức Tin, tham dự vào mầu nhiệm lạ lùng làm ta ngỡ ngàng. Mầu nhiệm tước bỏ ấy, chắc chắn đây là “tước bỏ, là tự hủy”(Kênose) nhờ Đức Tin sâu xa nhất trong lịch sử nhân loại. Nhờ Đức Tin, Đức Mẹ thông phần vào cái chết của Con mình, vào cái chết cứu chuộc” (Redemptoris Mater sô 18). Ở đây ta lại gặp một trong những điểm nhấn mạnh của Đức Gioan Phaolô II: việc ngài hằng ngày suy gẫm kinh Stabat Mater: Đức Mẹ Maria đứng bên Thánh Giá. Đồng thời ta hãy nhớ những cuộc Ngài hành hương tới Kalwaria và linh đạo dòng Carmêlô từng có dấu ấn trên thầy Karol Wojtyla.
Thánh Gioan Thánh Giá khai triển chủ đề “Đêm tối Đức Tin”. Có thể Đức Giáo Hoàng đã cảm hứng tư  tưởng này khi nói về việc “tước bỏ trong Đức Tin”.
Trong bài thơ “Pourquoi je T’aime, O Marie!” (Tại sao con yêu Mẹ? lạy Mẹ Maria!). Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu thành Lisieux có trước Công Đồng, đã tỏ bày cuộc lữ thứ của Đức Maria. Thánh nữ viết: “Chính qua con đường chung, kính thưa Mẹ khôn ví, mà Mẹ thích bước đi dẫn chúng con về Thiên Cung”. Cuộc lữ hành này không chỉ là của Mẹ. Đức Maria đi vào cuộc lữ hành vốn là cuộc hành hương của toàn dân Thiên Chúa, của Giáo Hội lữ hành đang tiến bước.
Một nét nổi bật khác của Thông Điệp là mầu sắc chủ ý theo Thánh Kinh. Trung thành với Giáo huấn của Công Đồng, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II muốn Thánh Mẫu Học được dựa trên nền tảng vững chắc của Thánh Kinh. Để xác tín điều này ta chỉ cần so sánh Tông Hiến Munificentissimus Deus (Thiên Chúa Vô Cùng Quảng Đại) của Đức Piô XII với Redemptoris Mater. Từ văn kiện này đến văn kiện kia, người ta đi từ im lặng dầy đặc không mấy trưng dẫn Thánh Kinh, qua việc trực tiếp và chú ý suy gẫm được dưỡng nuôi bằng Thánh Kinh. Trong Thông Điệp của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, không những Tân Ước và Cựu Ước được trưng dẫn dồi dào, mà cả hai còn cung cấp những dòng tư tưởng suy gẫm sâu sắc nữa. Đức tin của Đức Mẹ được sánh ví với Đức tin của Tổ phụ Abraham. Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo (Catéchisme de l’Eglise Catholique, Mame 1998, số 144-149) trình bày cả hai Vị như gương mẫu “sự vâng lời theo Đức Tin” mà thánh Phaolô nói (xem Rm. 1,5). Cả hai vị đều có Đức Tin vào Thiên Chúa, khi mà, nói theo cách của loài người. Các vị phải sống như cưỡng lại những lời Chúa hứa. Tổ phụ Abraham sửa soạn hy tế con lời hứa của cụ. Đức Maria trên Núi Sọ thấy người ta treo Con mình lên cây khổ hình như một thứ để chế diễu khinh dể. Chính Đấng mà Thiên Thần xưa báo tin cho Đức Mẹ biết Đấng ấy là “Con Đấng Tối Cao và Nước Ngài trị sẽ không cùng”!(Lc. 1, 26-38).

. Trung Gian và Hiện Diện
Chắc chắn phần thứ ba của Thông Điệp là mới mẻ, độc đáo nhất, nơi đây sắc thái đặc biệt trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II cho ta cảm thấy nhất. Hai từ tóm tắt được tính đặc thù của tư tưởng này: Trung gian và Hiện diện. Chúng tôi đã nói có những tranh cãi mà khái niệm “trung gian” và từ ngữ “Đấng Trung Gian” đã lôi cuốn vào Công Đồng. Đức Gioan Phalô II thời ấy đã không ngần ngại dùng nhiều lần một từ mà hình như Công Đồng tìm cách tránh. Người ta đếm được hàng mười chín  lần dùng từ “sự trung gian” nói về Đức Maria trong Thông Điệp Redemptoris Mater, trong khi từ ngữ ấy không bao giờ thấy có trong Lumen Gentium. Tuy nhiên, nếu từ đấy không thấy dùng, nhưng thực tại cũng vẫn chắc chắn khẳng định, Đức Gioan Phaolô II viết: “Giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II trình bày chân lý về trung gian của Đức Maria như sự trung gian với nguồn duy nhất, là sự trung gian của chính Chúa Giêsu. Qua thế, chúng ta đọc được rằng: Vai trò phụ thuộc này của Đức Maria, thì Giáo Hội không ngần ngại tuyên xưng, Giáo Hội không ngừng cảm nghiệm được vai trò ấy. Giáo Hội truyền gửi vào lòng các tín hữu  điều ấy, để sự nâng đỡ và cứu giúp của Mẹ giúp họ gắn bó mật thiết hơn với Đấng Trung Gian và Cứu Chuộc là chính Chúa Giêsu” (Lumen Gentium số 62) Vai trò này của Đức Mẹ lập nên chiều kích thực sự của việc Đức Mẹ hiện diện trong mầu nhiệm cứu thế của Chúa Giêsu và của Giáo Hội. (Redemptoris Mater số 38).
Câu sau cùng gồm một từ thiết yếu trong tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II về Đức Maria: từ “hiện diện”. Toàn Thông Điệp muốn là một “hiện diện” tác động và mẫu mực (Redemptoris Mater số 1) của Đức Trinh Nữ Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và trong đởi sống của Giáo Hội. Chắc chắn đây là một trong những khái niệm chủ chốt trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Từ “hiện diện” trở lại đến hai mươi lần trong Thông Điệp. Sự hiện diện của Đức Trinh Nữ Maria là mẫu mực (số 44), thân mật (số 26 và 28), bền bỉ (số 35 và 44), giúp đỡ (số 52) và nhất là “thân thương hiền mẫu (số 24,28 và 52).
Có lẽ phải tự hỏi về xuất xứ và tầm vóc triết học của khái niệm này về  sự “hiện diện”, trong tư duy của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II , nhất là trong luồng hiện-tượng-luận. Hiện diện, (praesen-tia, gốc từ Latinh Praeesse: “ở trước” (adsum, adesse: có ở trước, chi huy). Từ ngữ này có một nghĩa thụ động: ở đó, đáp lại tiếng gọi. Song từ ngữ này cũng mang nghĩa tác động: làm cho mình hiện diện, có mặt nơi việc người ta làm, đi lên phía trước, đón lấy, vượt lên.
Chính theo nghĩa tác động này mà ta phải hiểu sự hiện diện của Đức Maria trong mầu nhiệm Giáo Hội. Sự “trung gian” cũng là một dạng đặc biệt của “hiện diện”. Sự trung gian là sự hiện diện hòa giải, giao hòa. Giả thiết có sự thân cận với những người hay những nhóm cần phải hoà giải, giao hoà. Trong cảnh điển hình là tiệc cưới ở Cana, Đức Nữ Trinh Maria “tự đặt mình vào giữa” (số 21) (trung gian), giữa Con của Đức Mẹ và những người trong cơn thiếu thốn. “Mẹ Chúa Giêsu ở đấy” (Gioan 2,1), Thánh Sử ghi nhận điều ấy. Đức Maria là “trung gian” vì một trật Mẹ vừa là Mẹ Chúa Giêsu, vừa là Mẹ chúng ta trong trật tự ơn sủng. Khi tuyên xưng Chúa Kitô là Trung Gian Duy Nhất, thư gửi cho Timôthêô (1Tm. 2, 5-6) loại trừ mọi trung gian khác song song xuất phát, huống hồ là cạnh tranh với Trung Gian Duy Nhất, nhưng không loại trừ sự trung gian tùy thuộc vào như sự trung gian của Đức Maria (Triều yết chung ngày 1 tháng 10 năm 1997).
Việc trung gian và hiện diện của Đức Nữ Trinh Maria chỉ có thể hiện hữu và thi hành nhiều cách dưới tác động cụ thể của Chúa Thánh Thần. Thông Điệp Redemptoris Mater hằng qui chiếu vào Chúa Thánh Thần. Ở đây, Đức Giáo Hoàng thực hành ý muốn của Công Đồng là “đưa vào Thánh Mẫu Học sức mạnh của Chúa Thánh Linh học”. Chúa Thánh Thần, Đấng “thổi nơi Ngài muốn”, Ngài muốn – vâng, chính Ngài cũng muốn là “Đấng Hiện Diện” theo cả hai nghĩa mà từ ngữ tiếng Pháp này-(nhất là từ latinh như nói ổ trên) – vẫn có. Chúa Thánh Thần là Hồng Ân Thiên Chúa, hằng ban tặng và tác động. Chính Hồng Ân ấy nhờ “Quan Phòng kỳ diệu” như lời trong Công Đồng hằng hướng dẫn dòng thời gian (xem Gaudium et Spes, số 26). Đức Maria, Bạn thanh sạch Chúa Thánh Thần, cũng hiện diện và hành động, trong địa vị và vai rò phụ thuộc của Mẹ, vào lịch sử loài người.
CHƯƠNG 7 : NGÀN NĂM THỨ BA: MẸ CỦA SỰ SỐNG

. Mùa Vọng Mới
Đức Gioan Phaolô II không ngừng nói rằng triều Giáo hoàng của Ngài hằng xoay-theo-trục (hướng định) bởi ngản năm thứ ba. Người ta cũng khó mà hiểu triều giáo hoàng này nếu không minh nhiên qui chiếu vào biến cố Năm Toàn Xá trọng đại. Đức Giáo Hoàng viết: “Triều Giáo hoàng hiện tại, từ văn kiện trước tiên, nói về Năm Toàn Xá trọng đại một cách minh nhiên, và mời chúng ta sống thời kỳ mong đợi như “một Mùa Vọng Mới”. Nhiều lần khác, Ngài lại nói đến chủ đề này, mà mở rộng thêm nữa, trong Thông Điệp Dominum et Vivifi-cantem. Quả thế, việc chuẩn bị đón năm 2000 trở  nên như một trong các chìa khóa chú giải. Redemptor Hominis (1979). Ở số 1 ngài viết: “ Lúc mà, sau vị Tiền nhiệm rất đáng mến của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, Thiên Chúa trong ý định mầu nhiệm của Chúa, trao cho tôi việc phục vụ thế giới ở Toà của thánh Phêrô tại Rôma, thời điểm ấy đã rất gần năm 2000. Cả chúng ta, một cách nào đó, chúng ta ở trong thời gian một Mùa Vọng Mới, trong thời gian mong chờ” (xem thêm Dominum et Vivificantem (1986) số 49).
Trình bày sự kết thúc Thiên Niên Kỷ trước như một “Mùa Vọng Mới”, dĩ nhiên là nói đến việc cần sống với Đức Maria. Đàng khác, kết luận cũng y như thế, nếu người ta nói rằng Giáo Hội gần năm 2000, là như Nhà Tiệc Ly trong chờ mong Chúa Thánh Thần. Ở đây, thời gian ấy được chú ý bởi có sự hiện diện của Đức Maria như vào những ngày mong đợi Lễ Ngũ Tuần (lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống).
Năm 1994 trong Tông Thư Tertio Millennio Adve-niente, Đức Giáo Hoàng trình bày cho toàn thể Giáo Hội một chương trình chuẩn bị sắp tới đón mừng Năm Toàn Xá trọng đại. Cách riêng ba năm 1997, 1998, 1999 phải làm nổi bật bằng việc chiêm ngắm riêng biệt từng Ngôi trong ba Ngôi Thiên Chúa. Khám phá lại một bí tích và một nhân đức đối thần. Nhưng mỗi năm như vậy lại cho ta suy gẫm về một trong những phương diện của vai trò Đức Nữ Trinh Maria. Ta có thể thấy được những cơ cấu việc chuẩn bị Năm Toàn Xá trọng đại, thu trong bảng dưới đây:



Năm      Ngôi Vi       Bí tích    Nhân Đức       Đức  Đức Maria
            Thiên Chúa
 1997     Chúa Con     Rửa tội         Tin              Làm Mẹ Thiên
                                                                                  Chúa
1998Chúa Thánh
       Thần           Thêm Sức     Cậy          Người Nữ trung
                                                                Thànhnghe tiếng
                                                                          Chúa Thấnh Thần
 1999    Chúa Cha       Thống Hối    Mến           Mãu Gương
                                                                               Bác ái

Tất cả công trình rộng lớn chuẩn bị năm 2000 được phó dâng lên sự chuyển cầu của Đức Maria. Chính Đức Maria là Đấng, khi thời gian viên mãn (Gal. 4, 4), được Chúa Thánh Thần bao phủ bằng bóng của Chúa, để cho nơi Đức Mẹ, mà Con Người Mới được  mặc lấy thân xác cho mình nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria. Chính vì thế, có thể gọi Đức Mẹ, một cách riêng biệt, “là Mẹ của thế kỷ chúng ta”(Đức Gioan Phaolô II tại Fatima ngày 13 tháng 5 năm 1991).
Theo kiểu diễn tả rất đẹp của Phụng Vụ trong Giáo Hội, Đức Maria là “Mẹ những khởi đầu”. Mẹ cũng là Ngôi Sao Mai hướng dẫn nhân loại đang mò mẫm trên những nẻo đường tới Chúa Kitô là Mặt Trời và là Ánh Sáng đầy tràn, như đoạn sau đây trong Redemptoris Mater diễn tả: “Nếu những năm đang ngăn cách chúng ta với điểm kềt thúc Ngàn Năm Thứ Ba và sau Chúa Kitô giáng sinh với điểm khởi đầu Ngàn Năm Thứ Ba, có thể đặt gần lại với thời lịch sử xa xưa chờ mong Đấng Cứu Thế, thì có thể trở thành dễ hiểu hoàn toàn việc ta ước mong đặc biệt, trong thời kỳ này, hướng vào Người Nữ, dù trong “đen tối” mà thiên hạ mong chờ Chúa đến ấy, Ngài đã sáng ngời như “Ngôi Sao Mai” đích thực (Stella Matutina). Thực thế, như ngôi sao này, đồng thời với “rạng đông” đi trước báo tin mặt trời mọc, thì Đức Maria, ngay từ giây phút được “thành thai vô nhiễm” trong lòng bà thánh Anna, đã đi trước báo tin Chúa Cứu Thế đến, Chúa là “Mặt Trời Công Chính” hiện lên trong lịch sử nhân loại” (Redemptoris Mater số 3, xem Tertio Millennio Adveniente, số 59). Ngài viết: “Tôi phó thác công việc này của Giáo Hội cho sự chuyển cầu của Đức Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, Mẹ Tình Yêu xinh đẹp, Mẹ sẽ đối với các Kitô hữu đang tiến tới ngàn Năm Thứ Ba, như là Ngôi Sao, mạnh mẽ hướng dẫn họ bước lên gặp Đức Chúa. Nguyện xin Đức Nữ Trinh Maria thành Nazareth rất khiêm hạ, Đấng cách đây hai ngàn năm đã sinh Ngôi Lời Nhập Thể cho toàn thế giới, hướng dẫn nhân loại ngàn năm thứ ba tới Chúa là “Ánh Sáng thật soi cho mọi người” (Ga 1,9). Đức Maria là Ngôi Sao của Ngàn Năm Thứ Ba, như Mẹ đã là Ngôi Sao của đầu kỷ nguyên Kitô giáo, là Rạng Đông đi trước báo tin Chúa Giêsu đã ở “chân trời” của lịch sử. (xem triều yết chung ngày 21 tháng 3 năm 2001).


. Cuộc PhúcÂm Hoá Mới
Lúc cử hành lễ khai mạc Năm của Thánh Mẫu tại Rôma vào áp lễ Hiện Xuống (6 tháng 6 năm 1987) Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh sự cần thiết phải suy gẫm về sự “hiện diện” của Đức Maria suốt thời kỳ chuẩn bị mừng Ngàn Năm Thứ Ba. Đức Giáo hoàng nhấn mạnh bằng những từ trang trọng đặc biệt: “Giám mục Rôma cùng Chư Huynh trong chức Gím mục ước mong cho trong toàn thể Giáo Hội, theo viễn cảnh Ngàn Năm Mới, đào sâu ý thức về sự hiện diện của Đức Mẹ Thiên Chúa, trong mầu nhiệm Chúa Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội, theo giáo huấn  của Công Đồng Vaticanô II. Một lần nữa, Giám mục Rôma mời con cái nam nữ của Giáo Hội suy ngắm về sự hiện diện này, tín thác nơi Đức Mẹ và cậy nhờ Đức Mẹ để vượt thắng các khó khăn, để hăng hái tiến bước theo đường Con Chí Thánh  của Mẹ đã vạch ra, cùng với làn gió mạnh của Chúa Thánh Thần (báo Osservatore Romano, ngày 9 tháng 6 năm 1987, số 23, tr.2)
Về chủ đề Ngàn Năm Mới lại ăn khớp với chủ đề Phúc Âm Hóa mới, mà Đức Gioan Phaolô II  rất quí chuộng. Đức Phaolô VI, trong Tông Huấn Evan-gelii Nuntiandi ngày 8 tháng 12 năm 1975, đã gọi Đức Maria là “Ngôi Sao dẫn đường Phúc Âm hóa”. Tương tự, Đức Gioan Phaolô II nhấn mạnh rằng Đức Maria là Người loan Tin Mừng trước nhất (xem Sứ điệp gửi Hội Nghị Thánh Mẫu Học ở Huelva ngày 8 tháng 9 năm 1999). Chính Đức Mẹ là người trước tiên nhận được từ Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel tin mừng về mầu nhiệm Nhập Thể. Chắc chắn là Đức Mẹ, dù các sách Tin Mừng không kể tới, chúng ta cũng tin rằng Đức Mẹ trước tiên phải là người đã nhận được Tin Mừng về sự Phục Sinh của Chúa Cứu Thế (Triều yết chung ngày thứ Tư 21 tháng 5 năm 1997. Đức Giáo Hoàng nói: “Hình như người thứ nhất được Chúa Giêsu Phục Sinh hiện ra với, là chính Mẹ của Chúa. Sự vắng bóng Đức Mẹ trong nhóm mấy phụ nữ tới mồ Chúa vào lúc rạng đông, có thể định một dấu chỉ cho việc Đức Mẹ đã gặp Chúa Giêsu. Đắc tính duy nhất và riêng biệt của việc Đức Mẹ hiện diện trên núi Sọ và kết hợp hoàn toàn với Con trong khổ nạn, gợi ý cho việc tham dự rất riêng biệt vào mầu nhiệm Phục Sinh”.
Nhưng việc ưu tiên này không chỉ có tính về thời điểm, Đức Mẹ được nghe Tin Mừng trước nhất bởi vì Đức Mẹ được nhận Tin Mừng cách hoàn hảo nhất. Đức Mẹ được hoàn toàn Phúc Âm hóa, không hề ngăn trở Tin Mừng nơi Đức Mẹ, và Đức Mẹ lại cũng kỹ lưỡng nhất chuyển Tin Mừng ra chung quanh Ngài.

. Tin Mừng Sự Sống
Việc Phúc Âm hoá mới trong Ngàn Năm mới này phải đạt được việc xóa bỏ “văn hoá sự chết”. Nó đã gieo rắc bao nguy hiểm trong thời đại chúng ta đang sống. Do đó chúng ta càng phải tích cực thể hiện việc làm sáng ngời “Tin Mừng Sự Sống”. Trong chủ đề mới này, Đức Giáo Hoàng ưa thích nhắc đi nhắc lại tư tưởng: Đức Nữ Trinh Maria chẳng là Mẹ những kẻ sống ư? Mẹ đã chẳng mang trong dạ Mẹ chính Đấng là Sự Sống sao? (Ga14,6). Trong Thông điệp Evangelium Vitlae năm 1995, Đức Giáo Hoàng suy ngắm về mầu nhiệm Thăm Viếng, ca ngợi giá trị của Mẹ ngay từ khi thụ thai. Đức Gioan Phaolô II viết: “Để đón tiếp sự sống nhân danh mọi người và cho ích lợi mọi người, đã có Đức Maria là “Nữ Trinh làm Mẹ”. Như thế, Mẹ có những mối giây liên lạc bản thân, đầy khăng khít với Tin Mừng sự sống. Việc Đức Maria ưng thuận Lời Truyền Tin và việc Ngài làm mẹ đã ở ngay từ nguồn mầu nhiệm sự sống mà Chúa Kitô đã đến ban cho mọi người (Ga.10,10).
Nhờ việc Đức Mẹ đón nhận Ngôi Lời và nhờ việc Đức Mẹ săn sóc lo lắng cho sự sống Ngôi Lời Nhập Thể, thì việc lên án tử dứt khoát và đời đời cho sự sống người ta đã được tha cho. Vì lẽ ấy, Đức Maria như Giáo Hội mà Mẹ là hình ảnh, Đức Maria là Mẹ hết thảy những ai được tái sinh vào sự sống. Đức Mẹ thật là Mẹ sự sống làm cho mọi người được sống, và khi sinh sự sống ra, một cách nào đó Đức Mẹ đã tái sinh hết thảy những ai đi vào sự sống. “Khi chiêm ngắm việc Đức Maria làm Mẹ, Giáo Hội khám phá ra việc làm mẹ của mình và khám phá được cung cách mình được gọi để diễn tả việc ấy. Đồng thời, kinh nghiệm làm mẹ của Giáo Hội mởĐức Maria, như mẫu gương khôn sánh đón nhận sự sống, và lo lắng cho sự sống. (Evangelium Vitae, số 102).
Nhưng Đức Maria còn là mẫu mực cho chúng ta và  là thành lũy che chở chúng ta trong lúc tranh đấu cho sự sống, trong công cuộc bảo vệ sự sống. Đức Giáo Hoàng tiếp tục suy gẫm về bản văn sách Khải Huyền kể việc người nữ giao chiến với con rồng muốn giựt lấy đứa con mà bà cưu mang. Bà che chở con mình cho khỏi con rồng, chắc hẳn đây là hình bóng “văn hoá sự chết” đe dọa loài người, cuối cùng người nữ được cất lên “một nơi Thiên Chúa đã chuẩn bị cho bà”, và con rồng phải bại trận. Như vậy, bên thềm Ngàn Năm Thứ Ba, tuy có rất nhiều bất ổn và gây lo âu về một số phương diện. Nhưng Đức Maria, đối với chúng ta luôn là dấu chỉ Hy Vọng được bảo đảm, là dấu chỉ ủi an. Cuối cùng, chiến thắng qua Đức Maria mà đến, Đức Maria là Đức Mẹ lên Trời, Đức Mẹ các Chiến Thắng.

.  Một Cộng Tác Vô Song
  Vào Cômg Trình Cứu Rỗi
Suốt năm 1997 Đức Giáo Hoàng khai triển, trong các Triều Yết chung vào ngày thứ Tư, tất cả huấn giáo về việc Đức Nữ Trinh Maria tham dự vào biến cố cứu độ. Ngay từ đầu triều Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã bày tỏ rằng, trong lịch sử cứu rỗi, hành động của Thiên Chúa không diễn tiến mà không mời gọi đến sự cộng tác của con  người, Thiên Chúa không áp đặt cứu rỗi. Trái lại, “Chúa Kitô đã muốn rằng việc cứu rỗi, có thể  nói, phát xuất ngay từ nhân loại. Chúa muốn cứu giúp con người không như kẻ xa lạ, mà như một người anh em trong gia đình. Vì thế, Chúa muốn có mẹ và thấy người mẹ ấy trong nhân vị người Mẹ là Đức Maria. Sứ mạng căn bản của người thiếu nữ Nazareth ấy là sứ mạng làm gạch nối giữa Chúa Cứu Thế và loài người chúng ta. (Đức Gioan Phaolô II bài giảng tại Ephesô ngày 30 tháng 11 năm 1979). Nhưng không chỉ ở ngày Truyền Tin  mà còn suốt đời, mà tối cao là ở trên núi Sọ.  Đức Maria mang lại “cho công cuộc cứu rỗi một cộng tác truyệt đối và vô song” (Lumen Genti-um, số 61). Từ ngày Truyền Tin đến ngày núi Sọ, Đức Nữ Trinh Maria mang lại “cho việc cứu rỗi loài người, không những sự cộng tác như dụng cụ trong tay Thiên Chúa, mà còn cả sự tự do của Đức Tin và lòng vâng phục khiêm tốn của Mẹ”(Lumen Gentium số 56).
Đức Giáo Hoàng là nhà chú giải không mệt mỏi về cảnh núi Sọ, nơi Chúa Giêsu ban Đức Maria làm mẹ người môn đệ. Nhưng hoàn cảnh của việc Chúa Giêsu ban ơn này chứng tỏ tầm quan trọng quyết định việc trao ban. Chính vào lúc Chúa hy sinh đến chết thì Chúa Cứu Thế nói: “Thưa Bà, này là con của Bà. Đây là mẹ của con” (Gn.19, 25-27). Thánh ký ghi rằng: sau khi nói những lời này, Chúa Giêsu biết rằng: “mọi sự đã hoàn tất”. Việc trao ban Mẹ là ơn cuối cùng Ngài dành cho nhân loại, như hoa quả việc hy sinh của nhân loại trong công trình cứu chuộc loài người”.(Triều yết chung ngày 11 tháng 5 năm 1983).
“Trên núi Sọ, khi kết hợp cùng hy lễ của Con mình, Đức Mẹ mang vào công trình cứu rỗi sự đóng góp của người mẹ, sự đóng góp mang dạng việc đau đớn sinh con, sinh nhân loại mới” (Triều yết chung ngày 17 thang 9 năm 1997.
Nếu sự cộng tác của Kitô hữu vào ơn cứu độ được thực hiện sau biến cố núi Sọ, bằng việc họ cố gắng trải rộng các hoa quả, bởi cầu nguyện và hy sinh, thì sự chung góp của Đức Maria lại thực hiện trong chính biến cố ấy với tước vị là mẹ. Chính một mình Đức Mẹ được liên kết cách kỳ diệu ấy vào của lễ cứu chuộc, đã lập công cứu rỗi mọi người. Trong liên kết cùng Chúa Kitô và tùng phục Chúa Cha, Đức Mẹ đã cộng tác để xin được ơn cứu độ cho cả nhân loại. Vai trò duy nhất mà Thiên Chúa trao cho Đức Mẹ và Đức Mẹ đã thi hành cả đời sống và nhất là trên núi Sọ, là vai trò “cộng tác vào công trình cứu chuộc” (triều yết chung ngày 9 tháng 4 năm 1997, về vấn đề nan giải là “đồng công cứu chuộc”).
CHƯƠNG 8 : NGHỆ THUẬT CẦU NGUYỆN

. Lại khởi hành từ Chúa Kitô
Trong Tông Thư Novo Millennio Ineunte “Ngàn Năm Mới đang đi tới” năm 2001, Đức Gioan Phaolô II đưa Giáo Hội vào Ngàn Năm thứ ba. Ngài đề nghị cho Giáo Hội một chương trình đặc biệt để nên thánh. Đấy là chương trình “Lại khởi hành từ Chúa Kitô” như tựa đề phần thứ ba của văn kiện quí báu này. Việc qui hướng vào Chúa Kitô là tâm điểm của vị Giáo Hoàng tuổi tác ở đây đã được khẳng định mạnh mẽ cách lạ thường. Những năm cuối triều Giáo hoàng của Ngài, rất nhiều lần Ngài đề cấp tới nhu cầu cấp bách và kêu mời mọi nguời thực hành “bí quyết về sự thánh thiện” là sự cầu nguyện. Cầu nguyện là một bí quyết tuyệt vời để lôi kéo lòng thương xót của Chúa” (Tông thư Novo Millennio số 32).
Các cộng đoàn Kitô hữu phải trở nên “những trường dậy cầu nguyện đích thực” (Tông thư Novo Millennio số 33) để cho từng người và từng người hăng hái tiến về phía trước, trong sự chiêm ngắm chân dung Chúa Kitô. Mà chắc chắn không còn nghi ngờ hay do dự gì nữa vì Mẹ Maria đã là người chiếm ngôi vị thứ nhất trong lãnh vực này và là thầy dậy của trường cầu nguyện này. Có ai bằng Đức Mẹ có thể giúp chúng ta chiêm ngưỡng chân dung Chúa Giêsu con Mẹ? Ký ức kỳ diệu của Đức Maria chính là suối nguồn quan trọng duy nhất để biết được một nguồn mạch thánh thiêng khôn ví là chính Chúa Giêsu.
Người ta được biết, Đức Gioan Phaolô II  rất trung thành giữ kinh Angelus (kinh Truyền Tin). Kinh mà Ngài ca tụng “giá trị và vẻ đẹp mỹ miều”(Triều yết chung ngày 5 tháng 11 năm 1997) là vì kinh ấy đã làm cho ta sống lại biến cố mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể và vì kinh ấy cấu trúc thời gian nhiệm mầu chương trình cứu chuộc. Như thế, kinh này là một kinh rất thích hợp với tâm lý chúng ta. Chúng ta cũng có thể nói về kinh Mân Côi như thế. Kinh này giúp chúng ta suy ngắm những mầu nhiệm Chúa Kitô ở trường Đức Maria dạy. Đó là cảm nghiệm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II từ những năm Ngài còn là thanh niên. Đó cũng là giáo huấn Ngài muốn trao cho Giáo Hội trong Tông Thư Rosarium Virginis Marias năm 2002.
Chắc chắn ở đây Đức Gioan Phalô II đã bộc lộ một trong những bí quyết cầu nguyện của Ngài. Chắc chắn chưa bao giờ có bản văn Tông toà đã nhận lối viết “tâm sự dịu dàng” đến mức ấy. Nhiều lần người ta có cảm tưởng như Đức Giáo Hoàng len mình vào bản văn, gợi lại thời thanh niên hay những năm làm Giáo Hoàng, việc thực hành kinh Mân Côi,” kinh nguyện lạ lùng”, kinh nguyện ưa thích nhất của Ngài.

. Rosarium Virginis Mariae
Thư đề ngày 16 tháng 10 năm 2002. Trước hết là ngày kỷ niệm tuyển chọn Đức Karol Wojtyla lên ngai Giáo Hoàng. Tới nay đã vào năm thứ hai mươi lăm của triều Giáo Hoàng của ngài, ước mong dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ và minh chứng những ơn lộc bao la đã lãnh nhận được qua kinh Mân Côi, trong suốt những năm ở thừa tác vụ thánh Phêrô.
Nhưng ngày 16 tháng 10 cũng là lễ kính thánh nữ Margarita-Maria, người truyền bá từ Paray-le-Moniol lòng sùng kính Trái Tim Thương Xót của Chúa Kitô, mà kinh Mân Côi chẳng là điều gì khác hơn là việc “đưa vào tận thẳm sâu của Trái Tim Chúa Kitô, việc đầy hoan lạc và ánh sáng, đau khổ, và vinh quang” (số 19). Đức Giáo Hoàng còn viết: “Suy gẫm kinh Mân Côi hệ tại sự phó thác những gánh nặng của chúng ta cho Trái Tim thương xót của Chúa Kitô và Trái Tim từ bi của Mẹ Ngải (số 25).
Ngày 16 tháng 9 còn là lễ kính thánh nữ Edwige góa phụ Ba Lan. Đức Giáo Hoàng nhắc tới cuộc hành trình mới vào tháng 8 năm 2002 về quê hương và nhất là “kính viếng thánh điện tại Kalwaria” (số 2). Chúng tôi đã nói vị thế địa dư của ngôi thánh đường này mang cả một ý nghĩa có tính thần học. Và bằng cách nào đó ý tưởng “về con đường” về “hành trình”, về “hành hương” đã là những yếu tố thiết yếu trong Thánh Mẫu Học của Đức Gioan Phaolô II. Chắc chắn ngài gặp ở đây được một trong nhiều nguồn suối thiêng liêng về Thánh Mẫu Học của ngài. Tại Kalwaria người ta chắc rằng lòng sùng kính Đức Maria chỉ là để dẫn tới Chúa Kitô, rằng Đức Mẹ sẽ “qui hướng mọi sự vào Chúa Kitô”. Chính đây là trọng tâm sứ điệp Tông Thư về kinh Mân Côi của ngài.
Thêm vào những hoàn cảnh và lý do rất riêng của Đức Giáo Hoàng, còn có những hoàn cảnh bên ngoài Đức Giáo Hoàng trưng ra, chẳng hạn ở số 3 gần tới kỷ niệm một trăm hai mươi năm, Thông điệp Supremib Apostilatus Officio (Vì chức vụ của chức Tông đồ tối cao) ngày 1 tháng 9 năm 1883 của Đức Lêô XIII, vị Giáo Hoàng của kinh Mân Côi (số 8), qua văn kiện này, Đức Lêô XIII đã mở ra một loạt rất ấn tượng các văn kiện, trong đó có mười một Thông điệp, nhằm mục đích truyền bá lòng sùng kính kinh Mân Côi. Đức Gioan Phaolô II  cũng trình bày Tông Thư Rosarium Virginis Mariae như việc “kết thúc qua Đức Maria” cho Tông Thư Novo Millennio Ineunte. Qua Tông Thư này, Ngài đưa Giáo Hội vào cuộc lữ  hành của Ngàn Năm Thư Ba. Ở đấy, Đức Giáo Hoàng ước nguyện và kêu gọi mọi Kitô giáo đặt ưu tiên hàng đầu là chuyên lo học hỏi, đào sâu nghệ thuật câu nguyện và thực thi việc cầu nguyện. Chính là để đáp ứng việc dấn thân cầu nguyện và chiêm niệm mà việc thực hành được đổi mới về  kinh Mân Côi là rất hợp thời (số 5).

. Một Nguyên Lý Sáng Ngời
Phải kể riêng đến ngày chu niên của Công Đồng Vaticanô II. Mấy ngày trước khi công bố thư của Đức Giáo Hoàng, Giáo Hội đã kỷ niệm 40 năm ngày khai mạc Công Đồng (ngày 11 tháng 10 năm 1962). Mà như chúng tôi đã nói, Công Đồng này có tầm quan trọng đặc biệt về Thánh Mẫu Học. Không những bởi vì các Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII và Phaolô VI đã rất  minh nhiên phó thác những công việc của Công Đồng cho sự cầu bầu của Đức Nữ Trinh Maria, mà nhất là vì, lần thứ nhất, một Công Đồng chung đã trình bày một tổng hợp rộng lớn về Thánh Mậu Học. Chúng ta thấy tổng hợp này ở chương 8 cũng là chương cuối của Hiến Chế Lumen Gentium, mà kinh Mân Côi “một cách nào đó lập lại một lời kinh chú giải (số 2).
Điều mà Công Đồng muốn làm, là đặt lại mầu nhiệm Đức Maria trong mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội, được tự phát tác thành trong suy ngắm các mầu nhiệm kinh Mân Côi. Không những không ngăn cản sự kết hợp trực tiếp các tín hữu vào Chúa Giêsu, mà  hành động của Đức Nữ Trinh Maria còn tán thưởng việc ấy. “Nguyên lý sáng ngời này” của Công Đồng Vaticanô II, Đức Giáo Hoàng đã lấy làm cảm nghiệm sâu xa cho chính mình và đề nghị với các Kitô hữu lần lượt sống cảm nghiệm như thế nữa. (số 15).
Trong những hoàn cảnh đưa tới những lý do cho lá thư của Đức Giáo Hoàng, cũng phải kể tới những nguy hiểm đang rập rình phá đổ sự hoà bình của thế giới. Những hiểm nguy này có vẻ đặc biệt đáng sợ sau những “cảnh kinh hoàng mưu sát ngày 11 tháng 9 năm 2001”.
Làm sao không nghĩ đến “miền đất của Chúa Giêsu mà lòng các kitô hữu đặc biệt yêu mến, cũng đang bị thử thách đến như thế” (số 6)? Kinh Mân Côi như lời van nài, chúng ta khẩn khoản dâng lên cầu xin Thiên Chúa ban hoà bình cho thế giới. Ngoài ra những đe dọa đến gia đình không kém phần ghê gớm, và nhu cầu sự cầu nguyện theo ý này cũng rất khẩn thiết. Việc đọc kinh Mân Côi là một trong những phương thế hữu hiệu để “ngăn chặn những hiệu quả tàn phá do những khủng hoảng kinh hoàng đang diễn ra hiện nay”.
Mục tiêu của lá thư rất rõ ràng là để thúc đẩy các kitô hữu, đặc biệt là cho các gia đình, tái khám phá ra kho tàng rất quí  báu của kinh này, vừa dễ dàng vừa sinh nhiều ơn ích, giúp ta chiêm ngắm Chúa Kitô bằng cái nhìn của Đức Maria, một cách thích nghi với bản tính con người chúng ta. Cho nên phải trình bày kinh Mân Côi như một kinh nói về Chúa Kitô, về Đức Maria, và liên quan mật thiết đến con người chúng ta nữa.


* Kinh Mân Côi Là kinh về Chúa Kitô
Đó là trọng tâm của sứ điệp. Kinh Mân Côi được gắn liền vào việc chiêm ngưỡng dung mạo Chúa Kitô. Hoa quả sẽ là việc hoàn toàn đồng hoá vào mầu nhiệm Chúa Kitô. Suy gẫm các mầu nhiệm có mục đích biết Ngài. Theo kiểu nói của Đức Piô XII, “suy gẫm kinh Mân Côi là bản tóm lược Tin Mừng tuyệt hảo nhất”.
Để kiểu nói này tìm được đầy đủ ý  nghĩa, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã thêm “năm mầu nhiệm Sự  Sáng” vào các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng (số 19). Đấy là mầu nhiệm Chúa chịu phép rửa, Chúa tỏ mình ra tại Cana, Chúa giảng Nước Trời kêu mời hoán cải, Chúa lập bi tích Thánh Thể (số 20).
Những mầu nhiệm thuộc đời sống công khai của Chúa Kitô được thêm vào trong kinh Mân Côi để nói về Chúa Kitô càng đầy đủ rõ ràng hơn nữa cho việc đọc v à suy niệm kinh Mân Côi. Trong những mầu nhiệm này, trừ ra cảnh Cana, Đức Mẹ Maria chỉ hiện diện ở hậu cảnh. Nhưng chính xác, chức năng mà Đức Mẹ hoàn thành tại Cana, đều theo cách nào đó đồng hành cả cuộc đời Chúa Kitô. Lời Đức Mẹ dặn những người giúp việc ở Cana “hãy làm những điều Ngài bảo” tạo thành cơ sở có Đức Maria nơi những mầu nhiệm ánh sáng.
Ta sẽ được suy gẫm năm “mầu nhiệm Sự Sángi” mới, riêng vào ngày thứ Năm (số 38). Thêm những mầu nhiệm Sự Sáng này góp phần làm cho kinh Mân Côi thành bài huấn giáo hoàn toàn đầy đủ và ý nghĩa. Vẫn là “một phương thế cần thiết trong hành trang mục vụ của người khéo loan báo Tin Mừng cứu độ (số 17).

* Kinh Mân Côi Là Kinh Về Đức Maria
Đọc kinh Mân Côi là theo học “trường của Đức Maria”, gương mẫu chiêm niệm tuyệt vời không ai vượt qua. Đó là đăm chiêu nhìn ngắm Chúa Kitô với cặp mắt thờ phượng, lần lượt hỏi ý, nhìn sâu, đau đớn, rạng ngời, nồng nàn của Đức Nữ Trinh nhìn vào mầu nhiệm Con của Mẹ. “Khi đọc kinh Mân Côi, cộng đồng kitô hữu đặt mình đồng điệu với kỷ niệm và cái nhìn của Đức Maria” (số 11). Đức Nữ Trinh là Người “gìn giữ những điều ầy trong lòng Ngài” mà suy ngắm cách không mệt mỏi. Có thầy dạy nào giỏi hơn Đức Maria để làm cho chúng ta biết rõ Con của Đức Mẹ hơn không? Quả thực, Chúa Thánh Thần là thầy ở nội tâm làm cho ta nhớ lại hết những gì Chúa Giêsu đã nói và đã làm. Nhưng về quan điểm con người, không ai hơn Mẹ của Chúa có thể đưa ta vào hiểu biết sâu xa mầu nhiệm Chúa Kitô. Phải vào “đường nẻo Đức Maria” mới gặp sự hiểu biết Chúa Kitô Ngài đang muốn ta vào cuộc (số 24) Bởi vì đây là đồng hóa được mầu nhiệm và cùng Đức Maria mà đồng dạng với Chúa Kitô. Hơn nũa, kinh Mân Côi một trật là suy gẫm và khấn xin, mà chúng ta là những kẻ cầu nguyện, chúng ta muốn trao kinh nguyện của ta vào tay Đức Maria, chắc chắn rằng việc chuyển cầu hiền mẫu của Ngài rất là thế lực với Trái Tim Chúa là Con của Đức Mẹ. (số 16).

* Kinh Mân Côi Là kinh Về Con Người
Kinh Mân Côi mở cho ta thấy mầu nhiệm con người, mầu nhiệm này chỉ được sáng tỏ trong mầu nhiệm Chúa Kitô (số 25). Kinh dùng phương pháp có đặc điểm dựa trên việc lập đi lập lại (số 26). Việc một phương pháp đỡ nâng trong đời sống thiêng liêng không được làm ta ngạc nhiên, vì nó tương ứng với bản tính con người của ta. Vào lúc Tây phương đi tìm trong các tôn giáo khác những kỹ thuật suy gẫm rất thịnh hành, thì tại sao chúng ta không đưa ra phương pháp rất giản dị là đọc kinh Mân Côi, một kinh phát xuất từ điểm tốt nhất trong truyền thống Kitô giáo? Rõ ràng ở đây Đức Giáo Hoàng nghĩ tới sự hấp dẫn trong Phật giáo (như Zen, Yoga = thiền v.v.) đối với dân chúng Tây phương đi tìm đường chiêm niệm linh thiêng. Tràng chuỗi chẳng là phương pháp tuyệt vời của Tây phương, của điều mà Đông phương Kitô giáo gọi là “kinh về Chúa Kitô” được đọc theo nhịp hô hấp sao?. Việc đọc kinh Mân Côi chảy nhịp nhàng theo dòng đời sống con người. Khi gợi đến trí nhớ, trí tưởng tượng, tính cảm xúc, tính thời gian, việc đọc kinh Mân Côi tỏ ra là một sự cầu nguyện thích hợp lạ lùng với bản tính con người.
Kinh Mân Côi thích hợp cách riêng, để gánh lấy đại cuộc hoà bình. Không những kinh này cho ta đi vào mầu nhiệm của Hoàng Tử Hoà Bình (Chúa sự Bình An), và phát sinh nhiều hoa quả bác ái, mà còn nhờ bình lặng tiếp tục chuỗi các kinh Kính Mừng Maria, kinh Mân Côi tác dụng trên người cầu nguyện một hành động xây dựng hoà bình. Hơn nữa, từ bao đời, đó là kinh của gia đình  và cho gia đình (số 41).
Có hẳn thực như người ta thường quá dễ dàng nói rằng lần hạt là một kinh ít thích hợp với sở thích của những người trẻ không? - Chắn chắn là không, vì kinh Mân Côi vừa đơn sơ ngắn gọn, lại vừa giản dị dễ nhớ, như vậy thì làm sao lại không thích hợp với giời trẻ?.

* Những Hướng Dẫn Thực Hành
Làm thế nào để yêu thích lần hạt?
Lá thư không sợ đề cập đến những phương diện rất cụ thể về việc thực hành kinh này. Tràng hạt như dụng cụ để đếm, ta không được lẫn lộn với lá bùa hay bất cứ một vật dụng ảo thuật nào. Tràng hạt là biểu tượng mà nói một cách cụ thể là một giây chuyền liên kết ta với Đức Maria và với Chúa Kitô.
Đọc lên từng mầu nhiệm, phải làm sao dựng lên một cảnh trí, trên đó tập trung chú ý của ta. Ta có thể nâng đỡ trí tưởng tượng bằng đọc vài đoạn Tin Mừng liên quan tới mầu nhiệm được suy gẫm. Ta đừng thiếu việc để dành một chút im lặng vừa đủ, trước khi đọc to tiếng, để mỗi người có thể đi vào sự  chiêm ngắm mầu nhiệm được đề ra.
Kinh Lạy Cha Chúng Con tiếp đến như nền tảng sự suy ngắm mầu nhiệm Chúa Kitô và Đức Maria. Chính ở việc qui chiếu về Chúa Cha- là “Cha chúng ta”- mà việc đọc kinh Mân Côi, dù là đọc riêng, bao giờ cũng mang chiều kích Giáo Hội (số 32).
Việc đọc mười kinh Kinh Mừng Maria, nhờ ngay tính cách lập đi lập lại ấy, làm cho ta tham dự vào sự ưng ý của Thiên Chúa trước kiệt tác việc nhập thể. Danh thánh Giêsu, là bản lề giữa phần thứ nhất và phần thứ hai của kinh Kính Mừng Maria. Có thể được nổi bật cách hữu ích, bằng thêm một câu nho nhỏ gợi lại mầu nhiệm mà ta đang đọc.
Kinh Sáng Danh kết mỗi chục kinh, phải được đặt vào giá trị xứng đáng, chẳng hạn ca hát lên. Qua vậy, kinh ấy lập đỉnh cao có Thiên Chúa Ba Ngôi ngự, cho bài suy ngắm (số 34).
Sau cùng, việc suy gẫm mỗi mầu nhiệm có thể kết thúc bằng lời nguyện, để xin những hoa quả riêng của mầu nhiệm vừa suy ngắm. Như thế, kinh Mân Côi sẽ chứng tỏ ra sự liên hệ với cả cuộc đời người kitô hữu, nhất là trong chiều kích luân lý.
Kinh Mân Côi kết thúc bằng lời cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Để khuyến khích việc mở rộng theo Giáo Hội, Giáo Hội đã làm phong phú kinh Mân Côi bằng cách ban nhiều ân xá tùy ý những người đọc, với những chuẩn bị cần thiết (số 37).
Để được đưa vào suy gẫm năm mầu nhiệm Sự Sáng, Đức Giáo Hoàng gợi ý phân phối các mầu nhiệm đọc trong một tuần như sau:
- các mầu nhiệm Vui, đọc ngày thứ Hai, thứ  Bảy.
- các mầu nhiệm Thương, đọc ngày thứ Ba, thứ Sáu.
- các mầu nhiệm Mừng, đọc ngày thứ Tư, Chúa  Nhật.
- các mầu nhiệm Sự  Sáng, đọc ngày thứ  Năm.
Trong phần kết luận, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: Một kinh nguyện dễ dàng như thế và đồng thời phong phú như thế, phải được khám phá lại bởi cả cộng đồng Kitô hữu. Ngài bảo đảm cho hiệu nghiệm của kinh nguyện này sẽ làm cho thế giới và các gia đình được bình an. Không được để một gia sản quí báu như vậy mất đi, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh: “Các gia đình phải bắt đầu lại trong việc cả gia đình cầu nguyện chung với nhau bằng kinh Mân Côi. Nhờ đọc kinh Mân Côi trong gia đình, người ta mang lại cho mái ấm gia đình của họ bầu không khí ấm áp của gia đình Nazareth. Cả những em bé và thanh niên cũng có thể tìm được sự thích thú trong kinh này, nếu kinh này được trình bày cách nghiêm chỉnh và sáng tạo, chứ không theo cách người thụ động hay thua cuộc.
Đặc biệt nói với các gia đình, Đức Gioan Phaolô II  kết lá thư bằng lời kêu gọi: “Hãy tin tưởng cầm lại tràng hạt trong tay. Ước mong lời kêu gọi của Tôi không phải là lá thư chết”(số 43).
Việc công bố một Năm Mân Côi (tháng 10 năm 2002 đến tháng 10 năm 2003) mở ra một thời kỳ thuận lợi cho từng người có thể đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết này.
CHƯƠNG 9 : NGƯỜI NỮ LIÊN HỆ VỚI THÁNH THỂ

(La Femme Eucharistique)
Chính thực giữa Năm Mân Côi, Đức Gioan Phaolô II công bố Thông điệp cuối cùng của Ngài là Ecclesia de Eucharistia (ngày thứ Năm Tuần Thánh 17-4-2003), trong Thông diệp, cả một chương là chương VI được dâng cho Đức Maria, “Người Nữ liên hệ với Thánh Thể”. Đây là sự kiện một cảm nghiệm: Đức Maria dẫn tới Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có nhận định này trong Thông Điệp quan trọng Redemptoris Mater (1987) nói về Đức Maria: “Thật là chính đáng, lòng đạo đức của dân kitô giáo hằng thấy một mối liên lạc sâu xa giữa lòng sùng kính Đức Nữ Trinh Rất Thánh và việc phụng tự Thánh Thể Chúa, đây là sự kiện mà người ta có thể thấy trong phụng vụ Tây phương cũng như Đong phương, trong truyền thống các gia đình Dòng Tu, trong linh đạo các phong trào hiện đại, cả những phong trào giới trẻ, và trong mục vụ nơi các đền thờ Đức Mẹ: Đức Maria hướng dẫn tín hữu đến cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. (Redemp-toris Mater số 44), tiếp tục trực giác này, Đức Giáo hoàng đã muốn rằng một Năm Thánh Thể -tháng 10 năm 2004 –tháng 10 năm 2005- tiếp theo năm Mân Côi (tháng 10 năm 2003-tháng 10 năm 2004) để Đức Nữ Trinh Maria đưa ta vào mầu nhiệm Thánh Thể. Trong Tông Thư Rosarium Virginis Mariae, Ngài đưa vào kinh Mân Côi truyền thống trước năm mầu nhiệm Sự Sáng, trong đó có ngắm về việc Chúa lập bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, chính trong ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi (ngày 7 tháng 10 năm 2004) Đức Giáo Hoàng trao cho ta Tông Thư cuối cùng của Ngài là Mane Nobiscum Domine (tháng 10 năm 2004, số 9 và 10). Từ những điều ấy, rõ ràng Ngài có ý muốn làm cho các tín hữu hiểu biết và xác tín đến cùng Chúa Giêsu Thánh Thể. Mong ngọn lửa yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể bừng cháy lên trong tâm hồn mọi tín hữu giống như ngọn lửa tình yêu mà Mẹ Maria hằng nuôi dưỡng đối với Con Cực Thánh của Đức Mẹ.

. Niềm Nhớ Của Đức Maria
Ave, Verum Corpus natum de Maria Virgine (Kính lạy Mình Thánh Chúa, sinh bởi Đức Nữ Trinh Maria). Người ta không thể nào khéo tóm lược hơn cách dùng những lời trong phụng vụ này để nói lên quan hệ sâu xa sự kết hợp Đức Maria và Thánh Thể Chúa. Bánh Thánh Thể mà ta tiếp rước trong thánh lễ Missa là thịt vô nhiễm của Con Thiên Chúa cũng là Con Đức Mẹ Maria. “Mầu nhiệm Đức Tin” thật là cao cả! Mà chính thực “trường của Đức Maria là trường dậy Đức tin” (Lc.1,45). Đức Nữ Trinh Maria đã thi hành Đức tin vào Thánh Thể trước cả khi thiết lập bí tích Thánh Thể. Quả vậy, suốt cả cuộc đời mình, Đức Maria là người nữ liên hệ với Thánh Thể. Khi đọc lại sách Tin Mừng, Đức Gioan Phaolô II chỉ cho ta thấy những thái độ của Đức Nữ Trinh đối với Thánh Thể.
Điều ta bắt đầu ngay từ ngày Truyền Tin. Cứ nhìn cho kỹ, ta thấy trình thuật của thánh Luca (Lc.1,26-38) theo rất đúng nét sơ đồ một thánh lễ: lời chào - lắng nghe lời Thiên Chúa – Chúa Thánh Thần ngự đến - Hiệp lễ … Như vậy, có một loại suy sâu sắc giữa từ Fiat (xin vâng, xin hãy được thực hiện) qua đó Đức Maria đáp lại lời của Thiên Sứ và từ Amen (ước gì được như vậy, đúng thế) mà một tín hữu đọc, khi tiếp rước Mình Thánh Chúa Kitô. (Thông điệp Ecclesia de Eucharistia năm 2003-Giáo Hội về Thánh Thể), (số 55).
Điều ấy còn tiếp theo vào ngày Thăm Viếng nhà bà Elizabetrh. Đức Nữ Trinh Maria mang Chúa Giêsu trong dạ tới thăm bà Elizabeth và như thế chính là “nhà tạm trước tiên trong lịch sử”. Trong bài ca Magnificat, Đức Maria bày tỏ nền tảng linh đạo của Đức Mẹ, mà “không có gì giúp ta sống mầu nhiệm Thánh Thể cho bằng linh đạo này. Bí tích Thánh Thể được ban cho ta, để đời sống ta như cuộc đời Đức Maria, trọn vẹn là một bài ca Magnificat” (số 58).
Từ tiếng Fiat trước tiên của Đức Mẹ cho tới việc hoàn tất nơi núi Sọ, Đức Maria là Nữ Trinh hằng dâng hiến và kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Như thế, suốt đời Ngài đưa ta vào tham dự cuộc hy tế và tạ ơn. Đức Mẹ gieo sâu vào trong tâm hồn ta ý nghĩa lòng tri ân và ý nghĩa dâng tiến. Khi Đức Mẹ ẵm Con là Chúa Giêsu vào đền thờ Giêrusalem để dâng cho Đức Cha (Lc.2,22), Đức Mẹ nghe ông già Simêon nói tiên tri rằng “một lưỡi gươm sẽ thâu qua trái tim làm mẹ của Bà” (Lc.2,35). Nỗi bi thảm Con của Đức Mẹ bị đóng vào Thập Giá, như vậy là được báo trước cho Đức Mẹ. Từ đấy hằng giờ hằng phút với tất cả tâm hồn và thể xác Đức Nữ Trinh Maria sống như một thánh lễ tạ ơn, dâng trước lên Chúa Cha trong sự thông hiệp với hy tế con của Mẹ
mà việc hoàn thành sẽ được hiện thực khi tham dự cuộc Tử Nạn của Chúa Kitô trên đỉnh đồi Golgotha.
Tại Cana, Đức Maria liên kết chặt chẽ với “dấu lạ” trước tiên của Chúa Cứu Thế, dấu lạ mà người đọc Tin Mừng theo thánh Gioan không thể bỏ qua sắc thái rất điển hình chỉ về Bí tích Thánh Thể. Khi mà cử hành thánh lễ ta tiếp nhận lời truyền của Chúa, là “hãy làm việc này mà nhờ đến Thầy”, chúng ta cũng đáp ứng lời Đức Maria bảo những người giúp đám cưới: “Hãy làm những gì Người bảo làm”(Gn. 4,5). Hình như Giáo Hội cũng đáp ứng lời Đức Maria khuyên, khi cử hành thánh lễ Missa cách trung thành. Dấu chỉ biến nước lã thành rượu nho, lại chẳng là hình bóng trong suốt về việc “chuyển bản thể” trong bí tích Thánh Thể sao? Đức Maria Mẹ Chúa Giêsu bảo ta: “Các con hãy làm tất cả những gì Ngài bảo làm! Hãy tin tất cả những gì Ngài đã khuyên dậy!” Với sự lo lắng hiền mẫu mà Đức Mẹ chứng tỏ tại tiệc cưới Cana, Đức Mẹ như bảo ta: Các con đừng ngần ngại, hãy tin cậy nơi lời Con của Mẹ dậy. Chúa Giêsu, Đấng đã có khả năng biến nước lã thành rượu nho ngon, thì cũng có quyền năng làm cho bánh miến và rượu nho nên Mình Máu của chính Ngài. (Ecclsia de Eucharistia, số 54).
Đức Maria đã dự vào Tiệc Ly cách nào? Đức Mẹ Maria có hiện diện khi Chúa Giêsu lập hy lễ Thánh Thể không? Các Thánh Sử không nói đến. Quả thực người ta có thể coi như lúc ấy Đức Mẹ có mặt ở nhà Tiệc Ly, vì ngày hôm sau ta thấy Đức Mẹ đã từ Giêrusalem đi theo Con lên núi Golgotha. Bởi vì ta trông thấy Đức Nữ Trinh Maria ngày thứ Sáu ấy hiện diện ở chân Thập Giá trên Núi Sọ cùng với tông đồ Gioan. Do đó, ta có lý do để xác quyết rằng Đức Mẹ có tham dự trong giờ phút Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể, là “tiên dự” cuộc khổ nạn và sự chết của thân thể Chúa Kitô, của thân thể mà Con Thiên Chúa đã nhận lấy từ Đức Nữ Trinh Maria lúc Sứ Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ. (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II)
Thư gửi cho các linh mục ngày Thứ Năm Tuần Thánh 1995. Đức Giáo Hoàng viết: “Như vậy, khi làm việc này mà nhớ đến Chúa, ta cũng vào trong niềm nhớ thiết tha của Đức Mẹ Maria, Ngài vẫn giữa các điều ấy trong lòng” (Lc.2,51). Người ta có thể nói rằng chính niềm nhớ của Giáo Hội “đã kín múc trong niềm nhớ của Đức Maria, mà sống lại, trong cử hành Thánh Lễ, sống lại những biến cố và những lời dậy của Chúa Kitô cũng “được học” từ môi miệng Đức Maria. Trong mức độ rộng lớn, Giáo Hội đã hiện diện trong những kỷ niệm của Đức Maria”. (Đức Gioan Phaolô II, Mémoire et Identité, tr. 177-178).

. Đức Maria và Thánh Thể Chúa:
  Một Nhị Thức Không Cách Ly
“Dưới chân Thập Giá có Mẹ Ngài đứng đó” (Gn. 19, 25). Qua những lời đơn sơ giản dị ấy, sách Tin Mừng của thánh Gioan cho ta biết rằng từ đó không có lễ Missa nào có thể được cử hành mà không có sự hiện diện của Đức Maria. Bởi vì thánh lễ Missa là lễ hy sinh trên Núi Sọ, cho nên Đức Nữ Trinh đứng ở đấy bên các bàn thờ của chúng ta: Stabat mater! -Mẹ đứng ở đấy-. Đức Nữ Trinh Maria được liên kết đầy đủ với hy lễ của Con Đức Mẹ. Đức Mẹ là hình ảnh Giáo Hội dâng mình trong thánh lễ với Chúa Kitô. Thánh lễ Missa là hy lễ của cả Giáo Hội. Trong lễ tạ ơn, Giáo Hội cùng với Đức Maria như đứng bên Thập Giá, được kết hợp với của lễ và việc chuyển cầu của Chúa Kitô.
Như tổ phụ Abraham trên núi Morial dâng Isaac là con duy nhất của mình, Đức Maria sống trong Đức Tin tuân phục, “chẳng còn gì hy vọng cũng cứ hy vọng, dựa vào lời Thiên Chúa hứa” (Rm.4,16-21). Đức Maria sống điều mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gọi là “kénose”, tước bỏ mọi sự vì tin sâu xa nhất trong lịch sử loài người.
Quả thế, Đức Mẹ nhận thấy đúng những điều nghịch lại những điều Thiên sứ Gabriel đã loan báo cho Đức Mẹ Đấng phải là cao cả, rày nên trò cười cho mọi người, Đấng phải ngự ngai toà David rầy bị treo trên Khổ Giá, Đấng phải cai trị vương quốc không bao giờ cùng, rầy chết tất tưởi trên Thập Giá. Tuy nhiên, Đức Maria vẫn tin để hoàn tất các lời Thiên Chúa hứa, mà Thiên Thần kính chuyển. Đức Mẹ tin! Trái ngược với mọi vẻ bên ngoài, Đức Mẹ cứ vững tin, như chúng ta tin Chúa Kitô hiện diện dưới hình bánh và rượu trong bí tích Thánh Thể. Chúng ta tin Chúa hiện diện trong Thánh Thể, tin vào Lời Chúa “Này là Mình Thầy”, Chúa hiện diện đích thực, không nghi ngờ, mặc dầu dưới con mắt trần thế nhìn, chúng ta chỉ thấy bánh vẫn là bánh, rượu vẫn là rượu! Đó chính là mầu nhiệm Đức Tin. Đức tin của chúng ta là thế.
Thánh Kinh còn báo hiệu cho chúng ta biết sự hiện diện của Mẹ Chúa Giêsu ở nhà Tiệc Ly với cả Giáo Hội trong khi chờ đợi Chúa Thánh Thần hiện xuống (xem TĐCV. 1,14). Đấng đã sinh ra Chúa Cứu Thế trong ngày lễ Noel thì cũng có nhiệm vụ sinh ra Giáo Hội trong ngày lễ Ngũ Tuần. Thật vây, ngày Ngũ Tuần cách nào đó, là ngày “chào đời” của Giáo Hội. Bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, Giáo Hội ra khỏi nhà Tiệc Ly để đi “sinh sản”. Đức Mẹ điều khiển việc sinh ra này. Đức Mẹ là Mẹ của Giáo Hội mà Giáo Hội là Thân Mình mầu nhiệm của Chúa Kitô. Cố nhiên không phải vô tình mà cùng một nơi lại là nơi lập bí tích Thánh Thể và là nơi Giáo Hội được sinh ra từ bí tích Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể tạo nên Giáo Hội. Mà “nếu Giáo Hội và bí tích Thánh Thể -cũng lễ Tạ Ơn- lập thành một nhị thức không cách ly, thì cũng phải nói như thế về nhị thức Đức Maria và Thánh Thể (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói trong Thông điệp Ecclesia de Eucharis-tia: Giáo Hội bởi Thánh Thể, số 57).
Sách Tông Đồ Công Vụ làm chứng việc các môn đệ chuyên cần “việc bẻ bánh” (TĐCV. 2, 42). Dù Kinh Thánh không nói nhưng rất có lẽ là Rất Thánh Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa hằng tham dự các thánh lễ trong những ngày đầu của Giáo Hội. Đức Gioan Phaolô II tự hỏi: “Làm sao hình dung được những tâm tình của Đức Maria khi Ngài lắng nghe từ miệng của Phêrô, Gioan, Giacôbê và những Tông Đồ khác những lời trong Tiệc Ly: “Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy đã bị nộp vì các con” (Lc.22,19)? Mình Máu này được dâng làm hy lễ và được “đại diện” dưới những dấu chỉ bí tích, cũng là chính Đấng mà Đức Mẹ Maria đã cưu mang trong lòng!”.
CHƯƠNG 10 : REQUIEM – AN NGHỈ

Những năm cuối đời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được đánh dấu bằng những đau đớn bệnh tật. Ngài xin Đức Nữ Trinh Maria ban cho Ngài được sức mạnh và can đảm hoàn thành thừa tác vụ cho dến cùng.
Lần cuối về Ba Lan trong đền thờ Đức Mẹ tại Kalwaria, Ngài kêu xin: “Lạy Rất Thánh Đức Mẹ, xin cùng Chúa ban cho con sức mạnh thể xác và tinh thần cho tới cùng của sứ mạng mà Chúa Phục Sinh đã chỉ định cho con. Lạy Mẹ, con xin dâng các hoa quả đời con và thừa tác vụ của con. Con phó thác con cho Mẹ. Một lần nữa con tuyên ngôn: Totus tuus, Maria! Totus tuus!” (Lời nguyện ở đền thánh Đức Mẹ tại Kalwaria ngày 19 tháng 8 năm 2002).
Những cuộc hành hương cuối cùng, dù sức khỏe càng ngày càng suy yếu, Ngài vẫn thực hiện rất có  ý nghĩa nơi các Đền Thánh Đức Maria. Trước hết, cuối Năm Mân Côi có cuộc dùng trực thăng, đi viếng vắn vỏi nhưng rất ý nghĩa đền thánh tại Pompei ngày 7 tháng 10 năm 2003. Cố nhiên Pompei của Ý còn gìn giữ những di tích lịch sử vinh quang của một nền văn minh rạng rỡ trước kia, nhưng nay đã điêu tàn theo thời gian. Vào lúc người ta đang tranh luận về cội nguồn Châu Âu có đặc tính Kitô giáo, việc di chuyển của Đức Giáo Hoàng có mang mầu sắc chính trị. Nhưng Pompei còn là thành phố mới được xây lại bởi Chân Phước Bartolo Longo, một giáo dân mà Đức Giáo Hoàng đã tôn phong lên bậc Chân Phước năm 1980, vị Chân Phước này đã là chứng nhân ngạc nhiên về hiệu quả xã hội lạ lùng của kinh Mân Côi.
Rồi đến Lộ Đức ở Pháp hồi tháng 8 năm 2004. nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là bệnh nhân ở giữa các bệnh nhân, đã muốn kêu cầu Đức Mẹ cảm thương các nỗi khốn cùng. Ở đây, Đức Giáo Hoàng đã đọc lời biện hộ cảm động cho “ơn châu báu sự sống”, và nói với các phụ nữ: “các con hãy làm những chiến sĩ bảo vệ Đấng Vô Hình” (Bài giảng tại Lộ Đức ngày 15 tháng 8 năm 2004).
Sau củng Ngài đi Loretta ở Ý tháng 9 năm 2004, nơi còn kính “căn nhà Nazareth” nơi đã ghi dấu mầu nhiệm Nhập Thể! Bánh Thánh Thể mà ta tiếp nhận, là Thịt vô nhiễm của Chúa Con: “Ave, verum Corpus natum de Maria Virgine”. Trong làng Nazareth, Con của Thiên Chúa và của Đức Mẹ Maria đã từng sống cuộc đời khiêm hạ và ẩn dật. Chúa đến cùng ta mỗi thánh lễ dưới khăn che là hình bánh và rượu nơi lễ tạ ơn.
Một trong những văn kiện cuối cùng do tay Ngài ký, là lá thư thành truyền thống Ngài gửi cho các linh mục vào ngày thứ Năm Tuần Thánh: “Ai hơn Đức Maria, có thể làm cho ta nếm được sự êm dịu và cao cả mầu nhiệm Thánh Thể? Không ai có thể bằng Mẹ Maria, Mẹ dạy ta lòng sốt sắng phải có mà cử hành các mầu nhiệm thánh, và ở lại cùng sống với Con của Mẹ ẩn dưới màn che bí tích Thánh Thể.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II  tắt thở ngày thứ Bảy trong tuần Bát Nhật Phục Sinh. Ngày thứ Bảy, ngày truyền thống Giáo Hội dâng kính Đức Nữ Trinh Maria. Ngày 2 tháng 4 năm 2005, thứ Bảy đầu tháng, ngày mà người ta đặc biệt phó thác dâng mình cách riêng cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Đức Gioan Phaolô II qua đời lúc đang có lời nguyện cầu sốt sắng đồng tâm hiệp ý của tín hữu khắp hoàn cầu dâng lên Đức Mẹ thay cho Ngài. Những lời Ngài đã thường xuyên đọc: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử”.
Trong một tờ nhỏ di chúc của Ngài, đề ngày 6 tháng 3 năm 1979, tức là ít lâu sau khi Ngài lên ngôi Giáo Hoàng, Ngài đã phó thác giây phút cuối cùng và định mệnh “như mọi sự còn lại” trong tay Đức Mẹ, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ “niềm hy vọng của con”. Đức Giáo Hoàng thưa với Đức Mẹ như vậy. Tối thứ Bảy ngày 2 tháng 4 năm 2005 ấy, theo phụng vụ ta đã mừng Chúa Nhật thứ II mùa Phục Sinh.
Theo gợi ý của thánh nữ Faustina, người đồng hương, trước đây Đức Giáo Hoàng đã muốn cử hành ngày Chúa Nhật thứ II mùa Phũc Sinh là Chúa Nhật kính dâng lòng thương xót của Thiên Chúa. Mà lòng thương xót ấy, Đức Gioan Phaolô II đã thấy phản ảnh trong suốt tinh tuyền nơi Đức Mẹ Chúa Trời. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, nay là Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, diễn tả Đức tiền nhiệm có lòng sùng kính Đức Maria như sau: “Ngài, lúc còn rất trẻ đã mất mẹ, nên càng yêu mến Đức Mẹ Thiên Chúa. Ngài đã nghe lời Chúa nói khi bị đóng đanh như những lời nói riêng cho Ngài: Đây là Mẹ của con. Và Ngài làm như người môn đệ yêu quí: Ngài đã đón nhận Đức Mẹ vào tận trong hữu thể của Ngài – Totus tuus – Và nhờ bà mẹ này, Ngài đã học cách nên giống Chúa Kitô”. (Bài giảng trong thánh lễ An táng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).
Thứ Sáu ngày 8 tháng 4 năm 2005, một quan tài mộc mạc bằng gỗ trắc, có trang trí chữ M. Chữ M là chữ Maria viết tắt, dưới bóng Thập Giá. Xa xa, đoàn người đông đảo hát ca Magnificat: Chúa đã làm nơi Karol Wojtyla nhiều điều vĩ đại: danh Chúa là Thánh!

Nội Dung
 Chương 1
Vị Giáo Hoàng Của Đức Mẹ
. Giáo Thuyết và Lòng hiếu thảo
đối với Đức Mẹ Maria
Chương 2
Bé Mồ Côi Ở Wadowice:
Nhận Mẹ Maria Làm Mẹ
. Xin Đức Mẹ Đi Với Chúng Con
. Một Trái Tim Hiền Mẫu
. Một Trái Tim Đại Kết
. Hiện Diện Dịu Dàng
Chương 3
Nước Ba Lan
Chiến Thắng Nhờ Mẹ Maria
. Jasna – Gora
. Đừng Sợ
. Fatima: Một Dấu Chỉ 
của Chúa Quan Phòng
. Sự Sụp Đổ Đế Quốc Sô Viết
Chương 4
Khảo Luận
Lòng Sùng Kính Chân Thực:
Totus Tuus
. Thánh Louis-Maria Grignon de Monfort
. Các Con Hãy Yêu Mến Ngài
như Cha Đã Mến Yêu Ngài
. Lòng Sùng Kính Đích Thực:
Chuẩn Bị Cho Nước Chúa Kitô
          * Chúa Giêsu Kitô là cứu cánh 
                của các lòng sùng mộ
          * Chúng ta thuộc về Chúa Giêsu và 
                Mẹ Maria như ta là tôi tá
          * Chúng ta cần một đấng trung gian 
               ngay bên cạnh Đấng Trung Gian
Chương 5
Công Đồng Vaticanô II:
Tình Mẹ Thiêng Liêng
. Giáo Hoàng Của Công Đồng
. Đức Nữ Trinh Maria Của Công Đồng
* Đức Maria trong Giáo Hội:
  Mẹ Maria, Mẹ của Giáo Hội
* Sự trung gian Hiền Mẫu của Đức Maria
* Đức Maria, Nữ Tỳ vâng ơn Chúa
Thánh Thần
                 * Thánh Maximilien Kolbe
Chương 6
Thông Điệp Redemptoris Mater:
Sự Hiện Diện Của Đức Maria
. Một Năm Thánh Mẫu (1987-1988)
. Cuộc Lữ Hành Trong Đức Tin
. Trung Gian và Hiện Diện
Chương 7
Ngàn Năm Thứ Ba: Mẹ Của Sự Sống
. Mùa Vọng Mới
. Cuộc Tân Phúc Âm Hóa
. Tin Mừng Sự Sống
. Một Cộng Tác Vô Song Vào
Công Trình Cứu Rỗi
Chương 8
Nghệ Thuật Cầu Nguyện
. Lại Khởi Hành Từ Chúa Kitô
. Rosarium Virginis Mariae
. Một Nguyên Lý Sáng Ngời
* Kinh Mân Côi là kinh về Chúa Kitô
            * Kinh Mân Côi là kinh về Đức Mẹ
            * Kinh Mân Côi là kinh về con người
            * Những hướng dẫn thực hành
Chương 9
Người Nữ Liên Hệ Với Thánh Thể
. Niềm Nhớ Của Đức Maria
. Đức Maria và Thánh Thể Chúa
Một Nhị Thức Không Cách Ly
Chương 10
Requiem – An Nghỉ

Chuyển ngữ xong ngày lễ Mẹ Truyền Tin
25 tháng 3 Mùa Chay Thánh 2006
Tác giả: Lm. Nguyễn Đức Việt Châu SSS