Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

ĐỨC MẸ - GIẢI PHÁP CUỐI CÙNG CỦA LOÀI NGƯỜI

Để đối đầu với cuộc khủng hoảng mà Giáo Hội phải kinh qua; với cuộc khủng hoảng về tình trạng suy đồi luân lý, đạo đức, và sau cùng với cuộc khủng hoảng của người phụ nữ, thì vị Hồng Y Tổng Trưởng đã có được một liệu pháp, trong số những liệu pháp khác, "mà qua rất nhiều thế kỷ, liệu pháp đó đã chứng tỏ được một sự hữu hiệu vững chắc và rõ ràng.
" Một liệu pháp mà tai tiếng trông có vẽ xa vời đối với đa phần người Công Giáo thời nay, nhưng với một số ít tín hữu khác, thì liệu pháp đó còn xác đáng hơn bất kỳ điều gì khác. Đó chính là liệu pháp mà Ngài đặt cho một cái tên rất ngắn gọn, chính là: Mẹ Maria (Mary).
Đức Hồng Y Ratzinger khi đó ý thức rất rõ rằng học thuyết về Mẹ Maria vốn tạo ra một dung mạo của Kitô Giáo mà có một số nhóm rất khó mà hiểu rõ và chính xác cho được, dẫu rằng học thuyết đã được chuẩn phê bởi Công Đồng Chung Vaticăn II như là Tín Lý Giáo Điều quan trọng của Giáo Hội.
Ngài nói: "Bằng cách lồng mầu nhiệm về Mẹ Maria vào trong mầu nhiệm của Giáo Hội, Công Đồng Chung Vaticăn II đã đưa ra một quyết định quan trọng, nhằm khơi dậy nên một sự thúc đẩy và nghiên cứu mới về mặt thần học. Sau thời kỳ hậu công đồng, bất chợt có một sự suy giảm về học thuyết này, nếu không muốn nói là gần như bị sụp đổ, dẫu rằng giờ đây đã có những dấu hiệu cho một sức sống mới."
Vào năm 1968, 18 năm sau ngày công bố tín điều Đức Mẹ Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác, thì vị giáo sư Ratzinger đã quan sát được sự kiện mà Ngài nhớ lại chính là: 'Khuynh hướng nền tảng, nhằm hướng dẫn cuộc sống của nhân loại lúc đó chỉ trong vài năm ngắn ngủi thôi, đã phải thay đổi, để khiến ngày hôm nay, chúng ta rất khó mà hiểu rõ được niềm vui hồ hỡi, vốn đã ngự trị khắp mọi nơi trong Giáo Hội Công Giáo."
Kể từ đó trở đi, đã có nhiều sự thay đổi, và ngày hôm nay tín điều đó, vốn đã có lúc khiến cho mọi người hồ hỡi, hướng tâm lên, thì nay, con người lại tìm cách trốn thoát, và chối từ.
Chúng ta nên tự hỏi chính chúng ta là liệu với tín điều đó, chúng ta sẽ không còn phải bị đặt trong những trở ngại không cần thiết để tiến tới việc hợp nhất hóa với những người Kitô Giáo khác chăng? hoặc là liệu chăng sẽ rất khó khi viên đá này không nằm trên mặt đường, viên đá mà chính chúng ta đã đặt tại đó trong suốt thời gian trong quá khứ vừa qua?
Chúng ta cũng nên tự hỏi với chính chúng ta rằng liệu với một tín điều như vậy, thì khuynh hướng sùng kính Kitô Giáo của chúng ta không bị đe dọa chăng? Liệu nó có bị đi lạc hướng chăng, thay vì phải hướng về Thiên Chúa là Cha và hướng về Đấng Trung Gian Duy Nhất là Chúa Giêsu Kitô, Đấng chính là anh em bằng hữu của con người và cũng đồng thời là Đấng đã nên Một với chính Thiên Chúa Cha chăng?
Thế nhưng, trong suốt cuộc phỏng vấn, vị Hồng Y này đã nói với tôi rằng: "Nếu Mẹ Maria có một vị trí thiết yếu quan trọng trong việc làm cân bằng nên Đức Tin, thì ngày hôm nay, điều cấp bách hơn bao giờ hết, cũng giống như trong các kỷ nguyên trước đó của Giáo Hội, chính là tái khám phá lại vị trí đó."
Lời chứng của vị Hồng Y này thể hiện một nhân bản tính rất quan trọng, sau một chặng đường dài tái khám phá của cá nhân, và dần dà sau đó hiểu biết sâu sắc hơn, theo một nghĩa là gần như "hoán cải trọn vẹn" về mầu nhiệm của Mẹ Maria.
Thực ra, chính Ngài đã thổ lộ với tôi rằng: "Khi hãy còn là một thần học gia trẻ tuổi trong thời gian trước và đang khi diễn ra Công Đồng, tôi cũng đã từng có một số dè dặt, như là nhiều người đã từng và hiện vẫn còn mãi cho đến ngày hôm nay, có liên quan đến một số lối diễn tả cổ điển, chẳng hạn như câu nói nổi tiếng De Maria Nunquam Satis tức khi nói đến Mẹ Maria, thì con người không thể nào có thể nói hết cho đủ. Thì điều đó đối với tôi, trông có vẽ thổi phồng hay cường điệu hóa. Thế là sau đó, rất khó cho tôi để có thể hiểu được ý nghĩa thật sự của một lối diễn tả khác nổi tiếng (đang hiện hành trong Giáo Hội kể từ những thế kỷ đầu tiên sau một cuộc tranh luận đáng ghi nhớ của Công Đồng Ephêsô vào năm 431, và đã tuyên bố rằng Mẹ Maria Theotokos, tức Mẹ của Thiên Chúa). Nội cách công bố không thôi, cũng có nghĩa ám chỉ rằng: Đức Nữ Đồng Trinh như là "Người Chế Ngự (conqueror) của tất cả các dị giáo (heresies)." Và giờ đây, ngay trong thời kỳ bối rối này khi mà mỗi một dị giáo khác thường dường như đang gây sức ép về đức tin đích thực, thì tôi mới hiểu ra được rằng lối diễn tả trên không phải là một sự thổi phồng hay cường điệu hóa về lòng sùng kính, nhưng là tất cả những sự thật rất đúng trong thời đại ngày nay, hơn bất kỳ thời đại nào khác."

"Vâng, đúng như thế," Ngài nói tiếp, "chúng ta nên quay trở về với Mẹ Maria nếu như chúng ta muốn tìm hiểu lại sự thật về chính Chúa Giêsu Kitô, sự thật về Giáo Hội, và sự thật về con người, mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đề nghị ra như là một chương trình cho toàn thể đạo Kitô Giáo, khi vào năm 1979, Ngài đã cho khai mở ra Kỳ Họp của Hội Đồng Giám Mục thuộc vùng Mỹ Châu La Tinh tại Puebla. Các Đức Giám Mục đã đáp ứng với lời đề nghị của Đức Cố Thánh Cha bằng cách thêm vào những văn kiện đầu tiên (những văn kiện mà một số vị khi đó chưa đọc hết) bày tỏ chung về ước muốn và sự quan tâm rằng: "Mẹ Maria chắc chắn phải hơn hẳn là một môn giáo dục sư phạm học, để công bố Tin Mừng cho toàn thể nhân loại thời nay." Chính xác là vì lòng sùng kính truyền thống của lục địa đó dành cho Mẹ Maria đã bị sút giảm, và kết quả của sự trống rỗng được lấp đầy bởi những ý thức hệ chính trị học. Thì đó chính là một hiện tượng được ghi nhận tại hầu hết mỗi nơi ở mức độ nào đó, khẳng định cho tầm quan trọng của lòng sùng kính, vốn đã không còn là một sự sùng kính nữa."
Anthony Lê