Vị Hồng Y này đã liệt kê ra sáu điểm mà Ngài nhìn nhận
ra được tầm quan trọng của Mẹ Maria trong sự cân bằng và làm trọn vẹn hóa của
Đức Tin Công Giáo.
Điểm Một: Khi một ai đó biết
nhận ra vị trí của Mẹ Maria qua tín điều và truyền thống, thì người đó được bén
rễ một cách vững chắc vào Kitô Giáo Học (vì theo Công Đồng Chung Vaticăn II,
việc thành kính suy gẫm về Mẹ qua ánh sáng của Tin Mừng đã khiến cho con người
và Giáo Hội biết cung kính một cách sâu sa hơn về mầu nhiệm vĩ đại của việc Mẹ
Nhập Thể trong Lumen Gentium số 65).
Hơn nữa, vì trực tiếp có liên quan đến đức tin về Chúa
Kitô, nên những tín điều về việc Mẹ Lên Trời Cả Hồn Lẫn Xác, và Mẹ Vô Nhiễm
Nguyên Tội, là nhằm để bảo vệ đức tin nguyên thủy vào Chúa Kitô như là một
Thiên Chúa thật và cũng là một con người thật: hai bản tính trong cùng một Ngôi
Thiên Chúa. Chúng cũng bảo chứng quan điểm cho rằng con người không thể nào
tránh khỏi thuyết mạt thế và bằng việc chỉ ra việc Mẹ Maria đã về trời, thì
chúng ta, những con cái của Mẹ, cũng sẽ theo một định mệnh bất diệt đó đang đợi
chờ chúng ta.
Và những tín điều đó cũng còn giúp bảo vệ đức tin, vốn
đã bị đe dọa vào thời điểm hôm nay, về Thiên Chúa tạo dựng, Đấng tự do can dự
vào việc làm cho Đức Mẹ vẫn còn đồng trinh, vì đó chính là sự thật, một sự
thật, vốn dĩ thế giới ngày nay rất khó mà có thể lĩnh hội được.
Cuối cùng, Mẹ Maria, như Công Đồng đã gọi là:
"hoàn toàn có liên quan một cách sâu sắc vào lịch sử của việc cứu chuộc
nhân loại.. theo cách hiệp nhất trong lòng Mẹ, và điều đó đã làm vang dội /
trội lên (reechoed) về những mầu nhiệm quan trọng nhất của Đức Tin."
(trích Lumen Gentium số 65).
Điểm Hai: "Học thuyết
về Mẹ Maria của Giáo Hội bao gồm mối quan hệ chính xác, cần thiết cho sự hội
nhập giữa Kinh Thánh và truyền thống. Bốn tín điều về Đức Mẹ có nguồn gốc rõ
ràng trong Kinh Thánh. Nhưng chúng cũng giống như là một hạt giống được gieo
trồng, lớn lên và sinh hoa kết trái trong đời sống truyền thống cũng như mang
một ý nghĩa trong Phụng Vụ, trong cách nhìn nhận của người có niềm tin và trong
việc suy niệm về thần học được hướng dẫn bởi Công Đồng."
Điểm Ba: "Trong bản
tính rất riêng của Mẹ, một thiếu nữ Do Thái trở nên Mẹ của Đấng Messiah. Mẹ
Maria cùng hòa quyện nên Dân xưa và Dân mới của Thiên Chúa, Israel và Kitô
Giáo, Do Thái và Giáo Hội, theo một cách sống động và không thể chia cắt được.
Mẹ, muôn đời vẫn là, một mối dây liên kết mà không có Đức Tin (như hiện trạng
ngày nay), sẽ khiến cho con người mất đi sự thăng bằng qua việc hoặc là bỏ rơi
Giao Ước Mới đối với Dân xưa, hay thiêu hủy nó cùng với Dân xưa. Qua Mẹ, chúng
ta có thể sống hiệp nhất trọn vẹn trong Tin Mừng."
Điểm Bốn: "Việc sùng
kính Mẹ một cách đúng đắn sẽ bảo chứng cho Đức Tin để "lý trí" được
hiện diện hài hòa cùng với "con tim," như Pascal đã từng nói như vậy.
Đối với Giáo Hội, con người chẳng phải là lý trí đơn thuần, hay tình cảm đơn
thuần, mà con người chính là sự hội nhập, sự hiệp nhất của hai chiều kích đó.
Tâm trí phản ánh sự sáng suốt, và con tim là để có thể cảm nhận được sự ấm áp
của việc sùng kính Mẹ (nhằm một mặt giúp làm tránh khỏi những phóng đại giả
tạo, và mặt khác là sự hạn hẹp quá đáng trong việc suy tư về phẩm giá trổi vượt
của Mẹ Thiên Chúa, như Công Đồng đã nêu ra), và có như vậy, thì đức tin mới
phản ánh trọn vẹn chiều kích của nhân loại."
Điểm Năm: "Việc dùng các
từ ngữ của Công Đồng Chung Vaticăn II, Đức Mẹ như là "nhân vật,"
"hình ảnh," và "mẩu gương" của Giáo Hội. Ngắm nhìn Giáo Hội
của Mẹ đang được che chở khỏi kiểu mẩu nam tính hóa như đã đề cập trên khi cho
rằng Mẹ như là một khí cụ cho một trương trình hành động chính trị xã hội.
Trong Mẹ Maria, với tư cách là nhân vật và nguyên hình, Giáo Hội một lần nữa
tìm gặp được một khuôn mặt của riêng Mẹ như là một người Mẹ và do đó, không thể
nào bị đồng hóa với tính phức tạp của một phe đảng, một tổ chức hay một nhóm
gây ra áp lực nào đó trong việc phục vụ cho công ích của nhân loại, ngay cả đó
là những lợi ích cao cả nhất. Nếu Mẹ Maria không còn có chổ trong rất nhiều môn
thần học và giáo hội học, thì lý do đã quá rõ: chúng đã làm giảm và coi thường
đức tin như là một sự trừu tượng hóa (abstraction) mà thôi. Và đối với một sự
trừu tượng hóa, thì không cần phải có một người Mẹ."
Điểm Sáu: "Với phận số của Mẹ, vừa là Đức Nữ Đồng Trinh và
là một người Mẹ, Mẹ Maria tiếp túc chiếu rọi ánh sáng đến điều mà Đấng Tạo Hóa
đã tiền định cho tất cả những người phụ nữ thuộc mọi lứa tuổi, cộng với tất cả
chúng ta, hay nói chính xác hơn, trong thời đại của chúng ta, mà chúng ta biết
được chính là tầm quan trọng của nữ tính đã và đang bị đe dọa đi. Qua sự đồng
trinh và trở thành người Mẹ, thì đó chính là một mầu nhiệm dành cho phận số cao
cả của người phụ nữ, mà không thể tách rời ra được. Mẹ Maria đã không nản lòng
tuyên bố Magnificat, nhưng Mẹ cũng đồng thời lặng lẽ và ẩn dật một cách có hiệu
quả. Mẹ chính là Người đã không sợ khi phải đứng dưới chân cây Thập Giá, đã
hiện diện ngay từ lúc Giáo Hội được sinh thời. Nhưng Mẹ cũng còn là Người, mà
các thánh tông đồ nhấn mạnh rất nhiều lần rằng: "lòng Mẹ cứ trầm tư, băng
khoăng, một niềm vui khó tả". Là nhân vật hiện thể cho sự can đảm và vâng
lời Mẹ đã từng là và vẫn còn sẽ là một ví dụ điển hình mà mỗi người nam và nữ
Kitô Giáo có thể và nên hướng tới."
Anthony
Lê